Cách khử mùi nước tiểu mèo trên nệm đơn giản, hiệu quả
Mèo có thói quen đi vệ sinh không đúng chỗ sẽ khiến cho không gian nhà bị ô nhiễm và mất vệ sinh, thậm chí là gây hại đến sức khỏe của con người. Hơn nữa, nếu mèo tiểu trên nệm thì sẽ rất khó vệ sinh và rất nặng mùi. Mời các “sen” theo dõi bài viết sau để biết cách khử mùi nước tiểu mèo trên nệm đơn giản và hiệu quả nhất nhé!
1. Vì sao mèo đi tiểu trên nệm
-
Do tình trạng sức khỏe của mèo: Mèo hay đi vệ sinh bậy một phần là do mèo bị bệnh về đường tiết niệu nên sẽ có hành vi tiểu mất kiểm soát.
-
Do có thay đổi từ môi trường: Mèo thường rất nhạy cảm khi môi trường sống của chúng bị thay đổi một cách đột ngột, chẳng hạn như: chuyển nhà, đổi vị trí khu vực vệ sinh, đổi cát,.... Điều này sẽ làm cho các bé bị stress và xuất hiệu hành vi tè bậy khắp nơi.
-
Nơi vệ sinh quá bẩn hoặc quá nhỏ: Mèo là loài ưa sạch sẽ, nếu cát đầy ắp phân và hôi thì mèo sẽ không chịu đi vệ sinh vào đó. Ngoài ra, “bồn lựu đạn” nhỏ hơn so với kích cỡ của “boss” sẽ khiến chúng không thoải mái khi đi vệ sinh. Vì vậy, chúng sẽ tìm những nơi sạch sẽ và rộng rãi để đi vệ sinh như: trên giường, nệm, ghế sofa, sàn nhà...
-
Thói quen đánh dấu lãnh thổ: Mèo cũng có tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu khi đến một nơi mới, điều này thường xuất hiện ở mèo đực. Vì thế mà những “sen” nuôi mèo đực thường sẽ thấy trong nhà có các “dấu tích lãnh thổ” của chúng đấy.
Khay cát quá bẩn cũng là nguyên do khiến mèo đi vệ sinh bậy ra nệm
2. Các bước khử mùi nước tiểu mèo trên nệm đúng cách
Nệm là vật dụng cần thiết cho một giấc ngủ ngon, nếu bị mèo tiểu lên thì sẽ làm nệm bị bẩn và có mùi khó chịu. Vậy làm sao để khử mùi nước tiểu mèo trên nệm hiệu quả? Đọc ngay các bước dọn dẹp và khử mùi nước tiểu mèo đúng cách qua bài viết sau nhé!
2.1 Bước 1: Xử lý ngay khi phát hiện
Ngay khi phát hiện mèo tiểu trên nệm, bạn nên xử lý ngay để ngăn nước tiểu thấm sâu vào nệm. Sử dụng khăn giấy hoặc khăn vải để thấm hút nước tiểu. Trong quá trình thấm nước tiểu, bạn nên ấn mạnh khăn xuống vũng nước để thấm hút hiệu quả hơn và không nên chà quá mạnh làm nước tiểu lan rộng và thấm sâu hơn.
Thấm hút nước tiểu ngay khi phát hiện
2.2 Bước 2: Sử dụng các phương pháp khử mùi
2.2.1 Sử dụng dung dịch khử mùi
Trên thị trường có nhiều loại dung dịch khử mùi chuyên dụng cho thú cưng, bạn có thể tìm mua và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các chất tẩy rửa như enzyme. Trong chất enzyme có khả năng hạn chế mùi hôi và giúp phân huỷ nước tiểu nên sẽ có hiệu quả trong việc khử mùi.
2.2.2 Khử mùi bằng giấm và baking soda
Sau khi thấm hút nước tiểu xong, bạn cần pha một lượng baking soda vừa đủ với nước ấm để tạo thành dung dịch khử mùi. Sau đó, bạn hãy đổ dung dịch này lên vùng cần khử mùi và để cho khu vực đó khô lại. Bước cuối cùng là sử dụng một chút giấm để khử mùi và lau vết ố trên đệm dễ dàng hơn.
2.2.3 Sử dụng cà phê
“Sen” có biết, cà phê là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả trong việc khử mùi hôi. Để sử dụng cà phê khử mùi nước tiểu mèo trên nệm đúng cách, bạn hãy rải bột cà phê lên trên nệm, nơi mà mèo tiểu bậy và để khoảng 1 tiếng. Lúc này, cà phê sẽ thấm hút nước tiểu và loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Bột cà phê có khả năng khử mùi rất hiệu quả
2.2.4 Sử dụng kem đánh răng
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng vật dụng trong nhà để khử mùi, dùng kem đánh răng cũng là một cách làm được đánh giá cao. Sau khi thấm bớt nước tiểu bằng khăn, bạn hãy dùng kem đánh răng bôi đều lên vết mèo tiểu để khoảng 15 phút. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải chà lên vết bẩn để làm mờ và giảm mùi hôi hiệu quả hơn. Cuối cùng là lau sạch phần kem đánh răng còn sót lại trên bề mặt nệm.
2.2.5 Khử mùi hôi bằng cồn
Sử dụng cồn y tế xịt trực tiếp lên vết bẩn và đợi khoảng 20 - 30 phút cho nó khô lại. Sau đó, bạn dùng vải lau bề mặt đệm và lặp lại hành động này cho đến khi vết bẩn và mùi hôi biến mất. Cồn không chỉ giúp khử mùi nước tiểu mèo trên nệm mà còn có thể diệt khuẩn. Tuy nhiên, mùi của cồn sẽ khá khó chịu nên bạn có thể dùng thêm nước hoa để mùi được dễ chịu hơn nhé!
2.2.6 Chanh có công dụng loại bỏ mùi hôi
Trong chanh có axit giúp khử mùi vô cùng hiệu quả. Bạn có thể pha loãng nước cốt chanh với nước và xịt lên vùng có nước tiểu và lau sạch.
2.3 Bước 3: Phơi nệm và hút bụi nệm
Sau khi xử lý vết bẩn và khử mùi xong, bạn cần đem nệm phơi dưới anh nắng để nệm được khô hoàn toàn và bay mùi. Cuối cùng là sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn và các tạp chất còn lại trên nệm.
>>> Xem thêm: Cách cho mèo đi vệ sinh vào cát
3. Làm gì để ngăn mèo đi tiểu trên nệm?
Nếu để “boss” liên tục đi tiểu trên nệm thì sẽ rất phiền phức đúng không nào, bởi chúng có mùi rất khó chịu và rất bẩn. Vậy làm cách nào để ngăn mèo đi tiểu trên nệm? Đọc thêm các biện pháp dưới đây để có cách xử lý hiệu quả nhất!
-
Không cho mèo vào phòng ngủ hoặc ngủ trên nệm: Đây là cách làm tối ưu nhất để ngăn mèo tiểu bậy trên nệm của bạn. “Sen” cần chuẩn bị cho “boss” một ổ ngủ riêng và đóng của phòng mỗi khi ra vào.
-
Dọn dẹp nơi vệ sinh của mèo: Như bạn đã biết thì mèo rất ưa sạch sẽ. Vậy nên việc dọn dẹp khay cát thường xuyên sẽ cải thiện được hành vi tiểu bậy của chúng. Ngoài ra, các “sen” có thể tham khảo về sản phẩm máy dọn phân mèo của Petkit tiện nghi và thông minh. Đây là dòng máy vệ sinh tự động dọn dẹp và xịt khử mùi, diệt khuẩn hiệu quả đến 99,9%, giúp cho nơi vệ sinh của mèo luôn sạch sẽ. Sản phẩm này rất phù hợp với nhà nuôi nhiều “boss” hoặc chủ nhân bận rộn và thường vắng nhà.
-
Khám sức khỏe cho mèo: Đôi khi mèo tiểu bậy là do có vấn đề về sức khỏe, bệnh về đường tiết niệu. Vì vậy, bạn nên đưa mèo đến cơ sở thú y để thăm khám các bệnh ẩn và chữa trị sớm.
Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 | |
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Cát mèo phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter |
Trên đây là các cách khử mùi nước tiểu mèo trên nệm hiệu quả mà PETKIT by HeLiCorp đã chia sẻ cho các “sen”. Giữ vệ sinh sạch sẽ là điều cần thiết trong quá trình nuôi dạy mèo cưng. Việc này không chỉ cải thiện môi trường sống, mà còn đảm bảo sức khỏe cho pet yêu và cả gia đình bạn.
>>> Xem thêm: Cát mèo dùng trong bao lâu và bao lâu thay 1 lần?
>>> Xem thêm: Mèo ăn cát vệ sinh có sao không?
>> Xem thêm: Mèo uống nước nhiều có sao không?