PETKIT Việt Nam by HeLiCorp - PETKIT Việt Nam by HeLiCorp - PETKIT by HeLiCorp là nhà phân phối ủy quyền chính thức của PETKIT Thượng Hải tại Việt Nam. Nhập khẩu và phân phối trực tiếp - KHÔNG qua trung gian - Xuất VAT đầy đủ.

PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp

PETKITSTORE.VN

PETKIT VIỆT NAM BY HELICORP - PHÂN PHỐI SẢN PHẨM PETKIT CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM

Petkit Việt Nam By Helicorp là trang THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHÍNH THỨC của PETKIT.COM tại Việt Nam

PETKIT VIỆT NAM by Helircorp là đơn vị NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI sản phẩm PETKIT chính hãng 100% - KHÔNG qua trung gian

PETKIT là thương hiệu hàng đầu thế giới về sản phẩm công nghệ dành cho thú cưng có mặt tại hơn 35 quốc gia với hơn 5 triệu người dùng
Xem thêm

Máy dọn phân mèo

Máy cho thú cưng ăn

Máy lọc nước

Chăm sóc lông

ĐỐI TÁC CỦA PETKIT by HELICORP

Top 5 dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh?

Top 5 dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh?

“Sen” có bao giờ thắc mắc làm thế nào để nhận biết mèo của mình đang cần đi vệ sinh? Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen của mèo mà còn tránh việc mèo đi bậy, giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ và thoải mái. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh để giúp chăm sóc mèo cưng một cách tốt nhất! 1. Mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày? Bạn có bao giờ tự hỏi mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày là bình thường? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống, độ tuổi, sức khỏe và cả lối sống của “boss”. Mèo trưởng thành: Trung bình, một chú mèo trưởng thành thường đi tiểu từ 2-4 lần mỗi ngày và đi nặng từ 1-2 lần. Mèo con: Mèo con có hệ tiêu hóa và bàng quang nhỏ hơn nên sẽ đi vệ sinh thường xuyên hơn, khoảng 3-5 lần mỗi ngày. Các bé cũng có thể đi nặng sau mỗi lần ăn. Điều này hoàn toàn bình thường khi hệ tiêu hóa của các “boss nhí” còn đang phát triển. Mèo già: Mèo già thường đi vệ sinh ít thường xuyên hơn do tốc độ trao đổi chất giảm hoặc các vấn đề sức khỏe như táo bón hoặc bệnh thận. Nếu mèo già của bạn có dấu hiệu đi tiểu ít hoặc khó khăn, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Tuy nhiên, nếu mèo của bạn đi vệ sinh quá ít hoặc quá nhiều so với con số này, có thể chúng đang gặp vấn đề sức khỏe. Ví dụ, việc đi tiểu quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh thận, tiểu đường, trong khi đi tiểu ít hoặc không đi có thể liên quan đến tình trạng tắc nghẽn đường tiểu. Ngoài ra, việc theo dõi thói quen đi vệ sinh của mèo cũng giúp bạn đánh giá chế độ ăn uống của chúng. Nếu mèo ăn thức ăn ướt, lượng nước trong cơ thể sẽ cao hơn, dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Ngược lại, nếu ăn thức ăn khô, tần suất có thể giảm. Bạn thấy đấy, hiểu được mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày không chỉ giúp bạn chăm sóc mèo tốt hơn mà còn giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, đừng quên quan sát và điều chỉnh chế độ ăn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ thú y khi cần thiết nhé! Mèo đi vệ sinh ít hay nhiều còn phụ thuộc vào chế độ ăn, sức khỏe và độ tuổi 2. Những dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh? Hiểu được các dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh không chỉ giúp bạn hỗ trợ “boss” kịp thời mà còn giúp giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ. Dưới đây là những dấu hiệu mèo buồn đi vệ sinh phổ biến mà “sen” có thể quan sát: 2.1 Đào bới hoặc cào sàn Nếu mèo bắt đầu cào sàn nhà hoặc chỗ nào đó hăng say như đang tìm kho báu, rất có thể đó là dấu hiệu mèo buồn đi vệ sinh. Vì lấp chất thải là bản năng tự nhiên của loài mèo nhằm giấu mùi khỏi kẻ thù. Nhưng nếu mèo cào ở thảm hay góc sofa, thì bạn nên nhanh tay chỉ chúng đến hộp cát nhé, không thì "hậu quả" khó lường! 2.2 Đánh hơi và tìm kiếm góc kín Khi mèo liên tục đánh hơi sàn hoặc tìm kiếm góc khuất như: góc tủ, gầm giường, khe cửa,... thì hãy để ý nhé! Đây là những dấu hiệu mèo sắp đi vệ sinh. Hành vi này thường xuất hiện ở mèo con chưa quen đi vệ sinh đúng chỗ, vì chúng đang tìm nơi cảm thấy an toàn và kín đáo. 2.3 Thay đổi tư thế hoặc ngồi xổm Nếu mèo đột ngột dừng chơi, đứng yên, hoặc ngồi xổm ở một góc, rất có thể chúng đang chuẩn bị "giải quyết nỗi buồn". Đây là một trong những dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh mà “sen” nên chú ý nếu không muốn dọn dẹp “chiến trường”. Tư thế ngồi xổm là tư thế dễ nhận biết khi mèo muốn đi vệ sinh 2.4 Kêu meo meo bất thường Một khoảnh khắc mà hầu như mọi chú mèo đều phải "lên tiếng" – đó là khi chúng không thể tìm được chỗ phù hợp để "giải quyết nỗi buồn". Nếu bạn nhận thấy mèo cưng vừa kêu meo meo hoặc phát ra âm thanh bất thường, vừa đi vòng quanh nhà với vẻ bồn chồn, thì hãy nhanh chóng hướng chúng đến khay vệ sinh trước khi quá muộn. 2.5 Liếm vùng hậu môn Đừng ngạc nhiên nếu thấy mèo dành nhiều thời gian liếm vùng hậu môn. Đây cũng là một cách nhận...

13/01/2025

Nguyên nhân mèo mới về nhà kêu nhiều?

Nguyên nhân mèo mới về nhà kêu nhiều?

Nhiều “sen” sau khi rước “boss” mới về nhà thường thắc mắc vì sao mèo mới về nhà kêu nhiều đến vậy. Thực tế, đây là cách mèo phản ứng khi bước vào một môi trường lạ lẫm. Chúng có thể cảm thấy lo lắng, bối rối hoặc chỉ đang tìm cách giao tiếp với bạn. Vậy làm sao để hiểu mèo hơn và giúp chúng nhanh chóng quen thuộc với tổ ấm mới? Cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá câu trả lời nhé! 1. Nên nuôi mèo trưởng thành hay mèo con? Bạn đang phân vân giữa việc chọn nuôi mèo trưởng thành hay mèo con? Đây là quyết định không chỉ dựa trên sở thích mà còn phụ thuộc vào lối sống, thời gian và khả năng chăm sóc của các “sen”. Hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của cả hai để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé! 1.1 Nuôi mèo con: Niềm vui từ sự hồn nhiên Mèo con thường rất đáng yêu và hiếu động. Việc chăm sóc các “thiên thần” từ nhỏ giúp bạn dễ dàng tạo dựng mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên, mèo con cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn hơn. Bạn phải huấn luyện các bé từ đầu, như việc ăn uống, đi vệ sinh đến thích nghi với môi trường sống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với những "rắc rối nhỏ" như mèo con nghịch ngợm, làm hỏng đồ đạc hay mèo mới về nhà kêu nhiều vì lạ chỗ. Nếu bạn sẵn sàng dành thời gian chăm sóc, “boss” nhí sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. “Boss” nhí luôn được nhiều “sen” phát cuồng bởi sự đáng yêu và nhỏ nhắn 1.2 Nuôi mèo trưởng thành: Sự ổn định và dễ chăm sóc Mèo trưởng thành thường đã qua giai đoạn nghịch ngợm và dễ thích nghi hơn với môi trường mới. Chúng thường độc lập và ít cần sự chăm sóc liên tục như mèo con. Đặc biệt, nếu “sen” là một người có lối sống bận rộn thì nuôi một chú mèo trưởng thành bầu bạn có thể là lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, mèo trưởng thành đôi khi cần thời gian để quen với chủ mới và môi trường sống, đặc biệt là các bé mèo bị bỏ rơi, chuyển đến môi trường mới hay được nhận nuôi. Chúng cũng có thể kêu nhiều trong thời gian đầu khi cảm thấy chưa an toàn. Nhưng với sự kiên nhẫn và yêu thương, bạn có thể giúp chúng nhanh chóng ổn định. Vậy các “sen” nên lựa chọn như thế nào? Nếu bạn thích sự năng động, đáng yêu và sẵn sàng dành thời gian chăm sóc, mèo con sẽ là bạn đồng hành tuyệt vời. Nhưng nếu bạn cần một người bạn đồng hành điềm đạm, ít đòi hỏi và ổn định, mèo trưởng thành sẽ phù hợp hơn. Nhưng dù là mèo trưởng thành hay mèo con thì các chủ nhân mới cũng nên chuẩn bị cho chúng một môi trường sống an toàn và thoải mái.  2. Vì sao mèo mới về nhà kêu nhiều? Vì sao mèo mới về nhà kêu nhiều là điều mà các “sen” mới nuôi mèo thắc mắc nhất. Đừng vội lo lắng! Hành vi này là cách mèo phản ứng với môi trường lạ lẫm. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng khám phá những nguyên nhân phổ biến và cách giúp “boss” cưng cảm thấy thoải mái hơn nhé! 2.1 Mèo cảm thấy bất an hoặc sợ hãi Mèo là loài vật nhạy cảm với môi trường sống. Khi chuyển đến một nơi mới, chúng dễ cảm thấy bất an, luôn cảnh giác vì mọi thứ đều xa lạ – từ âm thanh, mùi hương cho đến con người xung quanh. Vì vậy, nếu mèo mới về nhà kêu nhiều có thể là cách chúng bày tỏ sự lo lắng và tìm kiếm cảm giác an toàn. Mèo về nhà mới kêu nhiều do chúng cảm thấy sợ hãi môi trường mới 2.2 Đòi hỏi nhu cầu cơ bản Mèo kêu nhiều đôi khi chỉ vì chúng đang đói, khát, hoặc muốn được chơi đùa. Hãy kiểm tra xem bé có đầy đủ thức ăn, nước uống và chỗ nằm thoải mái không. Đặc biệt, một số “boss” khi chưa quen với khay vệ sinh cũng có thể kêu để “phàn nàn”. 2.3 Cảm giác cô đơn hoặc nhớ nơi cũ Nếu mèo mới về nhà kêu nhiều có thể do bé muốn bày tỏ sự nhung nhớ nơi ở cũ hoặc chủ cũ. Điều này đặc biệt đúng với mèo trưởng thành vốn quen với môi trường cũ. Điều này cần một khoảng thời gian để bé thích nghi với môi trường mới, thế nhưng trong một vài trường hợp, “boss” sẽ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm và bỏ...

11/01/2025

Góc giải đáp: Mèo mới về nhà có nên tắm?

Góc giải đáp: Mèo mới về nhà có nên tắm?

Khi đón 1 bé mèo về nhà mới, nhiều Sen thường thắc mắc liệu có nên tắm ngay cho bé không. Thực tế cũng cho thấy, chăm sóc mèo mới cần đòi hỏi sự quan tâm đúng cách để bé cảm thấy an toàn và sớm hòa nhập. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thời điểm phù hợp để tắm cho mèo, cách chăm sóc khi bé mới về nhà, và tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi mèo mới về nhà có nên tắm không nhé.  1. Bao lâu thì tắm cho mèo 1 lần? Việc tắm cho mèo cần được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm để đảm bảo sức khỏe cũng như mang lại sự thoải mái cho bé. Nếu bạn đang thắc mắc bao lâu tắm cho mèo 1 lần thì dưới đây là các yếu tố mà bạn có thể tham khảo để quyết định tần suất tắm cho bé. 1.1. Tuỳ thuộc vào độ tuổi và sức khoẻ của mèo Mèo con dưới 6 tháng tuổi: Không nên tắm thường xuyên, vì mèo con vẫn còn yếu, khả năng giữ nhiệt kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chỉ nên tắm khi thật sự cần cần thiết, ví dụ như khi bé bị bẩn quá nhiều. Mèo trưởng thành: Có thể tắm định kỳ 1-2 lần/tuần, tùy thuộc vào mức độ hoạt động và môi trường sống. 1.2. Loại lông và giống mèo Mèo lông dài: Mèo Ba Tư, mèo Ragdoll cần được tắm định kỳ nhiều hơn, khoảng 4-6 tuần/lần để tránh cho lông không bị bết và giữ vệ sinh tốt hơn. Mèo lông ngắn: Mèo Anh lông ngắn, mèo Xiêm có thể tắm thưa hơn, khoảng 6-8 tuần/lần, vì chúng ít bẩn và có thể tự làm sạch tốt. Mèo lông ngắn có tần suất tắm ít hơn các giống mèo lông dài 1.3. Môi trường sống và thói quen của Boss Nếu mèo sống trong nhà hoàn toàn, ít tiếp xúc với bụi bẩn, việc tắm rửa có thể giãn cách lâu hơn. Với mèo thường xuyên ra ngoài chơi hoặc tiếp xúc với đất, cát, việc tắm rửa nên được thực hiện định kỳ khoảng 3-4 tuần/lần. 1.4. Một số lưu ý khi tắm cho mèo Có 1 số trường hợp mèo cần được tắm ngay lập tức như: Khi lông bị dính hoá chất độc hại hoặc dầu mỡ. Khi mèo bị bẩn nặng và không thể tự làm sạch. Khi mèo có dấu hiệu bị bọ chét, ve hoặc các vấn đề về da, việc tắm rửa kết hợp với sử dụng sản phẩm đặc trị có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có 1 số lưu ý quan trọng khi tắm cho mèo mà bạn không nên bỏ qua: Sử dụng sữa tắm chuyên dụng dành cho mèo, tránh dùng sản phẩm của người hay các hoá chất tẩy rửa như nước rửa chén, bột giặt,... vì điều này sẽ gây kích ứng nghiêm trọng cho làn da nhạy cảm của mèo. Luôn đảm bảo nước ấm vừa đủ, tránh làm mèo bị lạnh hoặc sợ hãi. Sau khi tắm, lau khô ngay lập tức bằng khăn mềm và máy sấy ở chế độ nhẹ để giữ ấm cho bé. >> Xem thêm: Tắm cho mèo bằng xà phòng Lifebuoy được không? Sấy thật khô cho mèo sau khi tắm để tránh cảm lạnh 2. Mèo mới về nhà có nên tắm không? Mèo mới về nhà có nên tắm không là điều mà nhiều “sen” băn khoăn. Theo khuyến cáo thì sẽ là KHÔNG NÊN bạn nhé. Dưới đây là 1 số nguyên nhân lý giải cho vấn đề này:  Tâm lý chưa ổn định: Mèo mới về nhà thường cảm thấy sợ hãi và căng thẳng do thay đổi môi trường. Tắm ngay có thể khiến bé hoảng loạn hơn, khiến mèo có ấn tượng xấu về bạn và tổ ấm mới. Sức khoẻ dễ bị ảnh hưởng: Chuyển nhà là 1 trải nghiệm căng thẳng, khiến hệ miễn dịch của mèo tạm thời yếu đi. Việc tắm ngay có thể khiến mèo bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt nếu không được sấy khô và giữ ấm kịp thời. Mèo có thể tự làm sạch hiệu quả: Bản năng tự nhiên giúp mèo có khả năng tự làm sạch cơ thể bằng cách liếm lông. Việc tắm ngay là không cần thiết trừ khi mèo quá bẩn hoặc lông bị dính hoá chất độc hại. Bạn nên đợi ít nhất 1-2 tuần sau khi mèo về nhà mới, khi mà bé đã quen với môi trường và cảm thấy an toàn hơn rồi mới nên tắm rửa cho “boss” nhé. Hãy ưu tiên tạo cảm giác thoải mái cho bé trước rồi sau đó mới tính đến việc tắm rửa. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mèo cần được làm sạch nhưng không muốn tắm thì...

10/01/2025

Khi mèo mới về nhà có nên nhốt không?

Khi mèo mới về nhà có nên nhốt không?

Khi bạn đón một chú mèo mới về nhà, điều đầu tiên có thể khiến bạn băn khoăn là: “Mèo mới về nhà có nên nhốt không?” Câu trả lời là đầu tiên, bạn nên nhốt mèo trong một không gian đặc biệt. Điều này không chỉ giúp mèo thích nghi nhanh chóng với ngôi nhà mới, mà còn đảm bảo an toàn cho chú trong giai đoạn đầu. 1. Nên nuôi mèo con hay mèo trưởng thành? Quyết định giữa mèo con và mèo trưởng thành phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và kinh nghiệm của bạn. Dưới đây là phân tích chi tiết hơn để bạn dễ lựa chọn: Mèo con: Đây là lựa chọn lý tưởng nếu bạn có nhiều thời gian và thích thú với việc nuôi dạy từ đầu. Mèo con thường: Năng động và vui nhộn: Chúng mang lại niềm vui mỗi ngày với tính cách hiếu động và tò mò. Dễ huấn luyện: Đây là giai đoạn tốt để rèn luyện thói quen như sử dụng khay vệ sinh hoặc không cào đồ đạc. Đòi hỏi sự chăm sóc nhiều: Từ việc cho ăn đúng giờ đến quan tâm sức khỏe, bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho chúng. Mèo trưởng thành: Đây là lựa chọn phù hợp nếu bạn có lịch trình bận rộn. Mèo trưởng thành thường: Độc lập hơn: Chúng đã quen với nếp sống ổn định và ít cần sự giám sát liên tục. Ít phá phách: Tính cách đã ổn định, bạn không phải lo lắng về việc chúng nghịch phá đồ đạc. Thích nghi nhanh: Nhiều mèo trưởng thành dễ dàng gắn bó ngay và thể hiện sự thân thiện nếu được chăm sóc chu đáo. Mèo trưởng thành thường thích nghi với môi trường sống mới nhanh hơn mèo con  Hãy cân nhắc kỹ về thời gian, công sức, và môi trường sống của bạn để chọn người bạn đồng hành phù hợp nhất! Dù là mèo con hay trưởng thành, chúng đều xứng đáng nhận được tình yêu và sự chăm sóc tốt nhất. 2. Mèo mới về nhà có nên nhốt không? Câu trả lời là có, đặc biệt trong những ngày đầu tiên khi mèo vừa được đưa về nhà. Việc nhốt mèo không chỉ giúp chúng làm quen với môi trường mới mà còn đảm bảo an toàn cho cả mèo và chủ nuôi. Tuy nhiên, cách nhốt như thế nào để mang lại hiệu quả và không gây căng thẳng cho mèo cũng là điều mà người nuôi cần chú ý. Hãy cùng PETKIT phân tích chi tiết hai khía cạnh này nhé. 2.1 Vì sao nên nhốt mèo mới về nhà? 2.1.1 Giúp mèo dần làm quen với môi trường mới Mèo là loài động vật nhạy cảm với sự thay đổi, đặc biệt khi chúng chuyển từ môi trường cũ (nơi sinh ra hoặc nhà chủ cũ) sang một nơi hoàn toàn xa lạ. Việc để mèo tiếp xúc ngay với toàn bộ ngôi nhà có thể khiến chúng cảm thấy choáng ngợp và lo lắng. Khi được nhốt trong một không gian nhỏ, yên tĩnh, mèo sẽ dễ dàng làm quen với các yếu tố như: Mùi hương: Mèo sẽ dần nhận diện và cảm thấy quen thuộc với mùi của bạn, các thành viên trong gia đình, cũng như mùi của ngôi nhà. Âm thanh: Những âm thanh mới như tiếng nói chuyện, tiếng đồ dùng trong bếp, hoặc tiếng TV có thể làm mèo sợ hãi. Không gian riêng sẽ giúp chúng làm quen từ từ. Không gian: Một khu vực nhỏ sẽ tạo cảm giác an toàn hơn cho mèo so với cả ngôi nhà rộng lớn mà chúng chưa từng biết đến. >> Xem thêm: Mèo sợ mùi gì? Top 9 mùi mà mèo ghét nhất! 2.1.2 Đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ đi lạc Mèo mới về nhà thường chưa quen với môi trường mới và dễ hoảng sợ. Trong những tình huống như vậy, mèo có thể tìm cách trốn thoát hoặc đi lạc, đặc biệt nếu bạn vô tình để cửa sổ hoặc cửa chính mở. Điều này còn nguy hiểm hơn với những chú mèo đang trong giai đoạn động dục, bởi chúng có bản năng tìm kiếm bạn tình rất mạnh mẽ. Ngoài ra, nhốt mèo trong những ngày đầu cũng giúp bạn dễ dàng quan sát sức khỏe của chúng. Bạn có thể kiểm tra xem mèo có biểu hiện gì bất thường như bỏ ăn, nôn mửa hay tiêu chảy không, từ đó kịp thời xử lý. 2.2 Nên nhốt mèo như thế nào cho hiệu quả? Việc nhốt mèo không có nghĩa là “giam cầm”, mà là tạo ra một không gian an toàn và thoải mái để chúng dễ dàng thích nghi. Trước tiên, hãy chọn một không gian nhỏ, yên tĩnh như phòng tắm, phòng nhỏ hoặc chuồng lớn – nơi mèo có thể nghỉ ngơi mà...

10/01/2025

Mèo mới về nhà nên làm gì để các bé nhanh hòa nhập?

Mèo mới về nhà nên làm gì để các bé nhanh hòa nhập?

Việc nhận nuôi một bé mèo sẽ mang đến cho bạn và người thân những niềm vui tinh thần, tuy nhiên, hãy nhớ rằng mèo dễ căng thẳng và sợ hãi khi thay đổi môi trường sống đột ngột. Vậy, khi đón mèo mới về nhà nên làm gì để bé nhanh chóng thích nghi? Hãy cùng PETKIT By Helicorp tìm hiểu một số các thông tin cần thiết về việc chuẩn bị và cách chăm sóc mèo mới về nhà chuẩn chỉnh nhất trong bài viết dưới đây nhé! 1. Khi nuôi mèo cần chuẩn bị gì? Việc đón nhận một chú mèo mới vào nhà giống như chào đón một đứa trẻ. Để mọi thứ diễn ra thuận lợi và không gặp căng thẳng, tốt nhất bạn nên chuẩn bị một danh sách mua sắm đầy đủ từ trước vài ngày. Dưới đây là những vật dụng cần thiết mà “sen” nên chuẩn bị: 1.1 Chuồng nuôi thú cưng Khi bắt đầu nuôi mèo, bạn cần chuẩn bị cho chúng một không gian sống sạch sẽ, khô ráo, để chúng có thể thoải mái ngủ và nghỉ ngơi. Hãy chú ý lót giường cho mèo bằng khăn hoặc vải mềm, ấm áp để tạo sự dễ chịu. 1.2 Khay đi vệ sinh Cát vệ sinh là một vật dụng không thể thiếu trong danh sách chuẩn bị cho mèo. Bạn nên chọn loại khay và cát vệ sinh phù hợp để mèo con của bạn cảm thấy thoải mái. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về loại cát vệ sinh nào là tốt nhất, vì vậy bạn có thể cần thử một vài loại khác nhau trước khi tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với thói quen và sở thích của mèo con. Nếu muốn tiện lợi cho bạn lẫn mèo hơn trong việc vệ sinh, bạn có thể tham khảo máy dọn phân mèo PETKIT. Với tính năng dọn phân tự động, tích hợp tính năng cho mèo con, dòng máy này sẽ giúp bạn tạo không gian vệ sinh thoáng mát, sạch sẽ nhất cho các “boss” nhí. Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Sử dụng máy dọn phân PETKIT để dễ dàng theo dõi sức khoẻ của mèo 1.3 Thức ăn dinh dưỡng cho mèo Bạn cũng cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ thức ăn và đồ ăn vặt cho mèo ngay trước khi đón bé về nhà. Hãy chọn loại thức ăn đặc biệt cho mèo con, vì chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt so với mèo trưởng thành.  Nếu bạn không chắc chắn loại thức ăn nào là tốt nhất, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của mèo con. Máy ăn PETKIT Fresh Element Solo 1.4 Đồ chơi giải trí cho mèo Đồ chơi là yếu tố quan trọng giúp khuyến khích mèo con tích cực hoạt động, đồng thời hỗ trợ sự phát triển và kích thích tinh thần của chúng. Mèo con có thể yêu thích nhiều loại đồ chơi, nhưng bạn nên chọn những món đồ chơi nhỏ gọn thay vì những đồ chơi quá lớn hoặc phức tạp. Mặc dù mèo con có thể không sử dụng cột cào ngay lập tức, nhưng đây là một vật dụng thiết yếu để hỗ trợ sự phát triển và sức khỏe của chúng. Cột cào giúp mèo duy trì cơ thể khỏe mạnh, vì chúng có bản năng tự nhiên thích cào để làm mạnh cơ bắp và giữ móng vuốt sắc bén. Sử dụng đồ chơi để xoa dịu căng thẳng cho mèo 1.4 Tiêm phòng cho mèo Hãy kiểm tra và cho mèo mới về nhà mới tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cần thiết theo tư vấn của bác sĩ. Việc tiêm phòng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho mèo mà còn giúp ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm có thể lây lan sang con người. >> Xem thêm: Cẩm nang cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết 2. Mèo mới về nhà nên làm gì để hòa nhập môi trường mới? Nhiều “sen” khi lần đầu nhận nuôi mèo thường đặt câu hỏi rằng “mèo mới về nhà có nên nhốt không?” Bởi mèo khi được đưa đến một môi trường lạ thường có những trải nghiệm căng thẳng và lo lắng, khiến cho bé muốn “bỏ trốn” khỏi nhà. Để mèo nhanh chóng thích nghi, sự kiên nhẫn của chủ nhân trong giai đoạn đầu này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp mèo con cảm thấy an toàn và cảm giác như ở nhà. Tốt nhất bạn nên: 2.1 Chuẩn bị phòng riêng cho mèo con của bạn Mèo khi lo lắng, căng thẳng có thể làm...

09/01/2025

Mèo uống nước máy được không? Có ảnh hưởng gì không?

Mèo uống nước máy được không? Có ảnh hưởng gì không?

Bạn có bao giờ tự hỏi: Mèo uống nước máy được không? Nguồn nước máy là lựa chọn phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, nhưng liệu nó có thực sự an toàn và phù hợp với mèo cưng? Đằng sau sự tiện lợi này có thể ẩn chứa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, như các chất hóa học hay vi khuẩn trong nước. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu về lợi ích và rủi ro khi cho mèo uống nước máy, từ đó đưa ra lựa chọn tốt nhất để chăm sóc cho “boss” yêu! 1. Mèo uống bao nhiêu ml nước 1 ngày? Việc cung cấp đủ nước cho mèo là yếu tố quan trọng giúp chúng duy trì sức khỏe, đặc biệt là chức năng thận và hệ tiêu hóa. Vậy mỗi ngày mèo uống bao nhiêu nước là đủ? Theo nghiên cứu, nước chiếm 80% cơ thể mèo và có vai trò trao đổi chất, cải thiện sức khỏe và nhiều lợi ích khác. Thông thường, lượng nước cần thiết phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trọng lượng, độ tuổi, chế độ ăn và mức độ hoạt động của “boss”. Trung bình, một bé mèo cần uống khoảng 50-60ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, mèo của bạn nặng 4kg, chúng sẽ cần từ 160-240ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không chỉ đến từ nước uống trực tiếp mà còn bao gồm cả lượng nước có trong thức ăn. Nếu mèo ăn thức ăn ướt (chứa khoảng 70-80% nước), nhu cầu uống nước sẽ giảm đi đáng kể. Ngược lại, mèo ăn thức ăn khô (chỉ chứa khoảng 10% nước) cần được bổ sung nhiều nước hơn. Ngoài ra, những “hoàng thượng” năng động, hoạt động nhiều hoặc sống trong môi trường nóng bức cũng cần uống nước nhiều hơn để tránh mất nước. Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Mèo uống bao nhiêu nước là đủ?” không chỉ phụ thuộc vào con số cụ thể mà còn vào cách bạn quan sát và điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng bé mèo. Nguồn nước là yếu tố quan trọng đối với cơ thể, do đó, các “sen” nhớ cung cấp đầy đủ nước cho bé cưng nhé! Một ngày mèo nên uống bao nhiêu nước là đủ? 50-60ml nước là đáp án, tính cả nước trong thức ăn 2. Mèo uống nước máy được không? Mèo uống nước máy được không luôn là câu thắc mắc của nhiều “sen”. Nước máy thường đã qua xử lý để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn, tuy nhiên, trong quá trình này, một số hóa chất như clo và kim loại nặng (như chì, đồng) có thể vẫn tồn tại. Những chất này thường không gây hại cho con người khi ở mức an toàn, nhưng hệ tiêu hóa của mèo lại nhạy cảm hơn nhiều. Nếu mèo uống nước máy trong thời gian dài, nguy cơ tích tụ các chất độc hại trong cơ thể có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của thận và gan. Tuy nhiên, không phải lúc nào nước máy cũng nguy hiểm. Nếu bạn sống ở khu vực có hệ thống xử lý nước chất lượng tốt và kiểm tra định kỳ, nước máy có thể được coi là an toàn cho mèo, miễn là không có mùi clo quá mạnh.  Vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Mèo uống nước máy được không?" là có, nhưng với điều kiện nước máy đảm bảo an toàn và chất lượng, có hệ thống lọc đạt chuẩn. Để bảo vệ sức khỏe của mèo cưng, bạn nên lưu ý đến nguồn nước và theo dõi thói quen uống nước của chúng để có những điều chỉnh kịp thời.  Mèo có thể uống nước máy nếu nguồn nước được lọc sạch Một câu hỏi khác mà nhiều “sen” nuôi mèo thắc mắc là: Mèo uống nước lã có sao không? Nước lã, hay còn gọi là nước chưa qua xử lý, thường có nhiều tạp chất và vi khuẩn có thể gây hại cho “boss” cưng. Mèo uống nước lã có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy hoặc thậm chí nhiễm trùng đường ruột nếu nước không sạch. Thay vào đó, hãy cung cấp cho mèo nước đã được lọc sạch hoặc đun sôi để nguội. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mèo và hạn chế nguy cơ mắc bệnh từ nước không an toàn. 3. Cách kích thích cho mèo uống nước nhiều hơn Mèo vốn không có thói quen uống nhiều nước, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như sỏi thận hoặc mất nước, suy nhược cơ thể. Vì vậy, “sen” cần đảm bảo nguồn...

08/01/2025

Vì sao mèo mới về nhà không chịu ăn?

Vì sao mèo mới về nhà không chịu ăn?

Mèo mới về nhà không chịu ăn là tình trạng phổ biến khiến nhiều “sen” bối rối và lo lắng. Điều này có thể xuất phát từ sự căng thẳng, thay đổi môi trường, hoặc các vấn đề về sức khỏe. Vậy phải làm thế nào để giúp bé mèo sớm quen thuộc với nhà mới và ăn uống bình thường? Cùng PETKIT tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện những giải pháp khắc phục hiệu quả trong bài viết này nhé. 1. Mèo mới về nhà Sen nên làm gì? Khi mèo mới về nhà, việc giúp bé cảm thấy an toàn và thoải mái là điều vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn bé cần thời gian để kích thích với môi trường mới. Vậy mèo mới về nhà nên làm gì? Dưới đây là những việc bạn cần làm để hỗ trợ mèo 1 cách tốt nhất. Chuẩn bị không gian riêng cho mèo: Chọn 1 góc nhà yên tĩnh, ít người qua lại để mèo có thể nghỉ ngơi và làm quen dần. Bạn có thể đặt 1 chiếc nệm êm hoặc hộp giấy lót khăn ấm cho mèo. Cung cấp thức ăn và nước uống: Đặt bát ăn và nước uống gần nơi mèo nghỉ ngơi để bé dễ dàng tiếp cận. Sử dụng thức ăn quen thuộc mà mèo đã ăn trước đó như pate, hạt khô hoặc thức ăn mềm. Để đảm bảo nước uống luôn sạch sẽ, bạn có thể sắm cho bé máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) có bơm không dây. Máy có dung tích 1.8L cung cấp nước sạch suốt 6 - 8 ngày. Công nghệ lọc 3 lớp và tia UV đảm bảo nước tinh khiết, an toàn. Đặc biệt sử dụng bơm không dây sẽ giúp hạn chế rò rỉ điện. Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây Không ép buộc mèo: Khi mèo mới về nhà, bé có thể sợ hãi và trốn vào trong góc. Hãy kiên nhẫn và không cố gắng ép mèo ra ngoài. Thay vào đó, để mèo tự khám phá không gian khi bé cảm thấy an toàn. Tương tác nhẹ nhàng: Nói chuyện với mèo bằng giọng nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp bé cảm nhận được sự thân thiện từ bạn. Để bé thư giãn, bạn có thể dùng các món đồ chơi phát ra tiếng động để thu hút sự chú ý của bé. Theo dõi sức khoẻ ban đầu: Quan sát hành vi và biểu hiện của mèo trong những ngày đầu. Nếu mèo có dấu hiệu ủ rũ, không ăn uống hoặc bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khoẻ. Cách ly với các vật nuôi khác: Nếu bạn nuôi nhiều thú cưng trong nhà, tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với các pet khác. Nên để bé quan sát và làm quen dần dần, điều này giúp mèo cảm thấy không bị đe dọa và trở nên căng thẳng. Tạm thời cách ly bé mèo khi mới về nhà 2. Nguyên nhân mèo mới về nhà không chịu ăn? Mèo mới về nhà thường gặp nhiều căng thẳng, dẫn đến tình trạng bỏ ăn. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “boss” chán ăn có thể là: Căng thẳng từ môi trường mới: Khi chuyển đến 1 nơi lạ, mèo có thể cảm thấy bất an do thay đổi môi trường, âm thanh, mùi hương, hoặc thậm chí là sự hiện diện của con người và vật nuôi khác. Điều này khiến mèo lo lắng và không muốn ăn. Thay đổi loại thức ăn: Nếu mèo quen với 1 loại thức ăn cụ thể ở nơi cũ, sự thay đổi đột ngột sang loại thức ăn mới có thể làm chúng cảm thấy không quen thuộc và từ chối ăn. Sức khoẻ không ổn định: Mèo có thể bị ốm, nhiễm trùng, hoặc gặp các vấn đề về tiêu hoá, khiến chúng cảm thấy khó chịu và mất cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, mèo mới nhận về từ trại cứu hộ hoặc nơi nuôi nhốt có nguy cơ cao mắc bệnh. Sợ hãi hoặc áp lực: Sự hiện diện của vật nuôi khác hoặc tiếng ồn lớn trong nhà có thể làm mèo sợ hãi, dẫn đến việc trốn tránh và không chịu ăn. Vấn đề hành vi: 1 số bé mèo mới về có tính cách nhút nhát hặc từng trải qua sang chấn, làm chúng khó thích nghi với sự thay đổi. Điều này thường thấy ở mèo hoang hoặc mèo bị bỏ rơi. Đồ dùng ăn uống không phù hợp: Mèo có thể từ chối ăn nếu bát đựng thức ăn không sạch, có mùi lạ, hoặc không đúng kích cỡ. Thậm chí, vị trí đặt bát ăn ở nơi quá ồn ào hoặc thiếu sự riêng tư cũng khiến mèo không...

08/01/2025

Có nên cho mèo uống nước đường không? Lý do tại sao?

Có nên cho mèo uống nước đường không? Lý do tại sao?

Việc nạp nước đường vào cơ thể được biết đến như phương pháp giúp cung cấp năng lượng tạm thời giúp cơ thể tỉnh táo. Song đối với loài mèo, liệu đường có mang lại hiệu quả cải thiện sức khoẻ như ở con người? Và khi mèo có những dấu hiệu thiếu nước thì có nên cho mèo uống nước đường để bổ sung năng lượng? Hãy cùng PETKIT By Helicorp tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất ngay trong bài viết sau đây các sen nhé! 1. Có nên cho mèo uống nước đường không? Hầu hết những người nuôi thú cưng đều mong muốn làm mọi thứ có thể để giúp mèo phục hồi nhanh chóng khi chúng mệt mỏi. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều "sen" thường đặt ra là liệu nước đường có thể mang lại bất kỳ lợi ích nào trong giai đoạn hồi phục sức khoẻ này hay không? Vậy mèo có uống được nước đường không? Câu trả lời là không nên cho mèo uống nước đường. Mặc dù đường không gây độc hại cho mèo, tuy nhiên, việc bổ sung đường vào chế độ ăn của chúng là hoàn toàn không cần thiết và có thể gây hại cho sức khỏe của chúng. Có nên cho mèo uống nước đường không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN Hàm lượng đường trong nước đường có thể vượt quá khả năng chịu đựng của mèo bị bệnh. Hệ tiêu hóa của mèo cực kỳ nhạy cảm, nếu tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến cơ thể chúng xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy và thậm chí nôn mửa. Hơn nữa, nước đường có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, từ đó làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là đối với mèo mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường. 2. Đường có hại hay lợi đối với mèo? Mặc dù nước đường có vị ngọt hấp dẫn, nhưng khi liên quan đến mèo bị bệnh, nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn rủi ro sau: 2.1 Lợi ích của nước đường Khi mèo không ăn uống đầy đủ, một lượng nhỏ đường trong nước có thể làm chúng cảm thấy hấp dẫn hơn, kích thích uống nước và ngăn ngừa mất nước. Điều này cũng đặc biệt hữu ích khi mèo cảm thấy yếu hoặc lờ đờ, vì đường có thể cung cấp một nguồn năng lượng tức thời, giúp chúng hồi phục nhanh chóng hơn trong tình trạng sức khỏe kém. 2.2 Nguy cơ tiềm ẩn của nước đường Song, cho mèo ăn đường không phải là một quyết định sáng suốt, vì nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Khác với chó và con người, mèo không có nhu cầu tiêu thụ carbohydrate trong chế độ ăn của mình. Cho mèo ăn đường mỗi ngày có thể khiến chúng có nguy cơ mắc phải: 2.2.1 Vấn đề tiêu hoá Việc nạp quá nhiều đường trong bữa ăn hay nước uống có thể gây quá tải cho hệ thống tiêu hoá của mèo, nhất là dạ dày, ruột non và tuyến tụy. Bởi cơ thể mèo không tiết ra những enzym cần thiết để tiêu hóa carbohydrate hiệu quả. Mèo ăn quá nhiều đường có thể bị đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khó tiêu tương tự. Nạp quá nhiều đường có thể gây ra các vấn đề tiêu hoá nghiêm trọng ở mèo 2.2.2 Béo phì Mèo không cần carbohydrate để duy trì năng lượng và sự linh hoạt, vì nguồn năng lượng chính của chúng chủ yếu đến từ protein động vật. Khi các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa thành năng lượng, chúng sẽ tạo ra lượng calo dư thừa, dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng và kéo theo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 2.2.3 Bệnh tiểu đường Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mèo có hoạt động glucokinase (GCK) thấp hơn trong gan và tuyến tụy, khiến chúng thiếu khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Enzyme này hoạt động như một "cảm biến glucose", và khi thiếu nó, mèo gặp khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết. Chế độ ăn chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II, đặc biệt ở những giống mèo Xiêm, mèo Miến Điện,... 3. Những cách bù nước cho mèo Việc bù nước là một phần quan trọng đối với những bé mèo sức khoẻ kém. Duy trì mức chất lỏng thích hợp giúp hỗ trợ các chức năng quan trọng của cơ thể và thúc đẩy quá trình chữa lành. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ thú y khuyến cáo không nên dùng nước đường để...

06/01/2025

Cho mèo con uống nước gạo được không? Vì sao?

Cho mèo con uống nước gạo được không? Vì sao?

Cho mèo con uống nước gạo được không? Đây là thắc mắc của không ít người nuôi mèo lần đầu. Dù nước gạo được xem là dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng với con người, nhưng liệu nó có phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của mèo con? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết và cung cấp những lời khuyên chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho “boss” nhí nhà bạn. 1. Có thể cho mèo con uống nước gạo được không? Với câu hỏi cho mèo con uống nước gạo được không thì câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng chỉ trong 1 số trường hợp đặc biệt và cần sử dụng đúng cách. Nước gạo đôi khi được xem như 1 giải pháp tạm thời khi mèo con gặp vấn đề về tiêu hoá, chẳng hạn như tiêu chảy, vì tinh bột trong nước gạo có thể giúp làm dịu dạ dày. Ngoài ra, trong tình huống khẩn cấp khi không có sẵn sữa chuyên dụng cho mèo con, hoặc mèo không được uống sữa mẹ thì nước gạo có thể được sử dụng để cung cấp nước và 1 lượng nhỏ năng lượng. Tuy nhiên, cần pha loãng nước gạo để tránh gây đầy bụng hoặc ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của mèo con. Dù vậy, nước gạo không thể thay thế chế độ ăn uống cân bằng, vì nó thiếu các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Việc cho mèo con uống nước gạo thường xuyên có thể khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm lớn và dễ mắc bệnh. Vì vậy, chỉ nên sử dụng nước gạo trong trường hợp cấp thiết và tạm thời, sau đó cần chuyển sang các thực phẩm phù hợp hơn như sữa chuyên dụng dành riêng cho mèo con. Cho mèo con uống nước gạo được không? Câu trả lời là có thể trong 1 số trường hợp đặc biệt 2. Mèo con ăn cơm có được không? Cơm là loại thực phẩm quen thuộc đối với con người, đặc biệt là với các “boss” có “sen” là người Việt Nam thì chắc chắn ít nhiều cũng sẽ được cho ăn cơm. Đối với mèo trưởng thành, bạn vẫn có thể kết hợp cơm vào bữa ăn cho boss nhưng không nên cho ăn với tỷ lệ quá cao, cần trộn chung với thịt cá xay và không nêm gia vị. Còn đối với mèo con đang trong giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi, thì đây là thời kỳ bé đang phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn nhận thức. Trong giai đoạn này, chúng cần được cung cấp 1 chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối để hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Và đặc biệt, với thắc mắc mèo con ăn cơm được không thì câu trả lời sẽ là KHÔNG NÊN. Cơm có thành phần chính là tinh bột, không phải là nguồn dinh dưỡng phù hợp cho mèo con. Hệ tiêu hoá của bé chỉ phù hợp để xử lý protein từ động vật chứ không phải tinh bột. Nếu cho mèo con ăn cơm, đặc biệt là quá nhiều thì bé sẽ dễ gặp phải: Đầy bụng và khó tiêu: Do hệ tiêu hóa non nớt không đủ enzym để phân giải tinh bột hiệu quả. Thiếu dinh dưỡng: Cơm không cung cấp đủ protein, chất béo và các vi chất cần thiết cho sự phát triển của mèo con.  Nguy cơ béo phì: Nếu ăn quá nhiều cơm hoặc thức ăn chứa tinh bột, mèo sẽ dễ tích mỡ, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Không nên cho mèo con ăn cơm trong giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi 3. Thức ăn dành cho mèo con 1 tháng tuổi Mèo con ở giai đoạn 1 tháng tuổi đang trong quá trình cai sữa mẹ và dần chuyển sang chế độ ăn uống khác. Hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, nên rất dễ bị rối loạn nếu ăn phải thực phẩm không phù hợp. Việc lựa chọn thức ăn đúng không chỉ giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt mà còn góp phần phát triển các cơ quan, hệ thống miễn dịch và bộ lông. Sau đây sẽ là thức ăn cho mèo con 1 tháng tuổi mà bạn có thể tham khảo. 3.1 Sữa thay thế cho mèo con Trong giai đoạn 1 tháng tuổi, mèo con vẫn cần nhiều dinh dưỡng từ sữa mẹ để phát triển, nhưng khi không còn mẹ, sữa thay thế chuyên dụng sẽ là lựa chọn tốt nhất: Sữa chuyên dụng cho mèo con: Được sản xuất đặc biệt để cung cấp đầy đủ canxi, vitamin và dưỡng chất thiết yếu mà mèo con cần trong quá trình...

04/01/2025

Những cách nhận biết mèo đói bụng hay chưa?

Những cách nhận biết mèo đói bụng hay chưa?

“Sen” có bao giờ thắc mắc liệu bé mèo nhà mình có đang đói bụng hay chỉ đang "giả vờ" để đòi ăn thêm không? Mỗi “hoàng thượng” đều có cách riêng để thể hiện nhu cầu của mình, từ những tiếng kêu nũng nịu, ánh mắt "hút hồn" cho đến những hành động rõ ràng như cào cửa hoặc quanh quẩn bên chén thức ăn. Hiểu được cách nhận biết mèo đói không chỉ giúp bạn chăm sóc tốt hơn mà còn tạo mối gắn kết đặc biệt với mèo cưng. Cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá ngay trong bài viết này nhé! 1. Mèo ăn bao nhiêu bữa một ngày? Việc xác định số bữa ăn phù hợp cho mèo không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác mà còn vào sức khỏe và thói quen của bé. Một số “sen” nuôi mèo thường thắc mắc liệu nên cho “boss” ăn bao nhiêu bữa một ngày để đảm bảo chúng không đói nhưng cũng không ăn quá nhiều. Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết nhất cho sen: 1.1 Mèo con (dưới 6 tháng tuổi) Mèo con đang trong giai đoạn phát triển nhanh nên cần nhiều năng lượng. Do đó, bạn nên chia nhỏ thức ăn thành 4-5 bữa/ngày để đảm bảo chúng có đủ dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Quan sát hành vi của các bé là một cách nhận biết mèo đói hiệu quả, chẳng hạn như kêu nhiều hơn bình thường hoặc tìm kiếm thức ăn. 1.2 Mèo trưởng thành (6 tháng - 7 tuổi) Boss trưởng thành thường ăn 2-3 bữa/ngày. Đây là giai đoạn mèo đã ổn định về nhu cầu dinh dưỡng, vì vậy việc duy trì lịch ăn cố định giúp chúng khỏe mạnh và tránh béo phì. Hãy chú ý các dấu hiệu như quay quanh chén ăn hoặc "nũng nịu" để nhận biết khi nào chúng đói. 1.3 Mèo lớn tuổi (trên 7 tuổi) Mèo già có nhu cầu ăn ít hơn nhưng cần các bữa nhỏ, dễ tiêu hóa. Tốt nhất là chia thành 2-3 bữa với thức ăn mềm hoặc ẩm. Nếu mèo già có biểu hiện kêu nhiều, khó chịu hoặc nhìn chằm chằm vào bạn, đó cũng là một cách nhận biết mèo đói mà bạn nên chú ý. Hơn nữa, trong quá trình cho mèo ăn, “sen” nên lưu ý những điều sau để đảm bảo bữa ăn tốt nhất cho bé nhé! Đừng để mèo quá đói hoặc ăn quá nhiều: Việc này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của các bé, cụ thể như: rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, béo phì,...  Lịch ăn phù hợp: Luôn cho “boss” ăn vào giờ cố định mỗi ngày để hình thành thói quen tốt. Đáp ứng nhu cầu riêng: Mỗi bé mèo là một cá thể khác biệt. Vì vậy, hãy quan sát thói quen ăn uống của từng bé để điều chỉnh lượng thức ăn và số bữa phù hợp nhất. Việc hiểu rõ số bữa ăn phù hợp là một trong những bước quan trọng để chăm sóc mèo khỏe mạnh. Đồng thời, biết cách nhận biết mèo đói sẽ giúp bạn đáp ứng đúng nhu cầu của chúng và tạo sự gắn bó đặc biệt hơn với người bạn nhỏ này! Không nên cho mèo ăn quá nhiều, nên có lịch ăn phù hợp cho bé 2. Cách nhận biết mèo đói bụng hay không Tất nhiên, các “boss” không thể nói trực tiếp với “sen” khi đói, nhưng bé có cách riêng để thể hiện điều đó. Hiểu được các dấu hiệu này không chỉ giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mèo mà còn tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với thú cưng. Dưới đây là những cách nhận biết mèo đói bụng hay không: 2.1 Tiếng kêu đặc biệt Mèo thường phát ra tiếng kêu meo meo to, kéo dài hoặc liên tục khi bé đói nhằm thu hút sự chú ý của “sen”. Nếu bạn để ý, tiếng kêu này thường khác biệt so với khi chúng muốn chơi đùa. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu cách nhận biết mèo con đói, bạn sẽ thấy mèo con thường kêu lớn hơn để đòi bú hoặc ăn. Khi đói mèo thường “làm nũng” khiến “sen” chú ý  2.2 Quay quanh chén ăn Một dấu hiệu rõ ràng là mèo thường ngồi gần, cào nhẹ hoặc thậm chí liếm chén thức ăn khi bụng đói. Đây là cách chúng “nhắc nhở” bạn rằng đã đến giờ lấp đầy chiếc bụng rỗng này rồi đấy! 2.3 Đi theo bạn Khi “boss” đói, chúng sẽ bám sát bạn mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là khi bạn vào bếp. Chúng có thể dùng ánh mắt "cầu xin" hoặc cọ vào chân để thu hút sự chú ý. Đối với mèo con, hành động này cũng là một trong những cách nhận biết mèo con đói phổ biến. 2.4 Lục...

03/01/2025

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ