Tất cả tin tức

Top 5 dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh?

13/01/2025

Top 5 dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh?

“Sen” có bao giờ thắc mắc làm thế nào để nhận biết mèo của mình đang cần đi vệ sinh? Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen của mèo mà còn tránh việc mèo đi bậy, giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ và thoải mái. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh để giúp chăm sóc mèo cưng một cách tốt nhất! 1. Mèo đi vệ sinh mấy lần...

Vì sao mèo mới về nhà không chịu ăn?

Vì sao mèo mới về nhà không chịu ăn?

Mèo mới về nhà không chịu ăn là tình trạng phổ biến khiến nhiều “sen” bối rối và lo lắng. Điều này có thể xuất phát từ sự căng thẳng, thay đổi môi trường, hoặc các vấn đề về sức khỏe. Vậy phải làm thế nào để giúp bé mèo sớm quen thuộc với nhà mới và ăn uống bình thường? Cùng PETKIT tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện những giải pháp khắc phục hiệu quả trong bài viết này nhé. 1. Mèo mới về nhà Sen nên làm gì? Khi mèo mới về nhà, việc giúp bé cảm thấy an toàn và thoải mái là điều vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn bé cần thời gian để kích thích với môi trường mới. Vậy mèo mới về nhà nên làm gì? Dưới đây là những việc bạn cần làm để hỗ trợ mèo 1 cách tốt nhất. Chuẩn bị không gian riêng cho mèo: Chọn 1 góc nhà yên tĩnh, ít người qua lại để mèo có thể nghỉ ngơi và làm quen dần. Bạn có thể đặt 1 chiếc nệm êm hoặc hộp giấy lót khăn ấm cho mèo. Cung cấp thức ăn và nước uống: Đặt bát ăn và nước uống gần nơi mèo nghỉ ngơi để bé dễ dàng tiếp cận. Sử dụng thức ăn quen thuộc mà mèo đã ăn trước đó như pate, hạt khô hoặc thức ăn mềm. Để đảm bảo nước uống luôn sạch sẽ, bạn có thể sắm cho bé máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) có bơm không dây. Máy có dung tích 1.8L cung cấp nước sạch suốt 6 - 8 ngày. Công nghệ lọc 3 lớp và tia UV đảm bảo nước tinh khiết, an toàn. Đặc biệt sử dụng bơm không dây sẽ giúp hạn chế rò rỉ điện. Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây Không ép buộc mèo: Khi mèo mới về nhà, bé có thể sợ hãi và trốn vào trong góc. Hãy kiên nhẫn và không cố gắng ép mèo ra ngoài. Thay vào đó, để mèo tự khám phá không gian khi bé cảm thấy an toàn. Tương tác nhẹ nhàng: Nói chuyện với mèo bằng giọng nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp bé cảm nhận được sự thân thiện từ bạn. Để bé thư giãn, bạn có thể dùng các món đồ chơi phát ra tiếng động để thu hút sự chú ý của bé. Theo dõi sức khoẻ ban đầu: Quan sát hành vi và biểu hiện của mèo trong những ngày đầu. Nếu mèo có dấu hiệu ủ rũ, không ăn uống hoặc bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khoẻ. Cách ly với các vật nuôi khác: Nếu bạn nuôi nhiều thú cưng trong nhà, tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với các pet khác. Nên để bé quan sát và làm quen dần dần, điều này giúp mèo cảm thấy không bị đe dọa và trở nên căng thẳng. Tạm thời cách ly bé mèo khi mới về nhà 2. Nguyên nhân mèo mới về nhà không chịu ăn? Mèo mới về nhà thường gặp nhiều căng thẳng, dẫn đến tình trạng bỏ ăn. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “boss” chán ăn có thể là: Căng thẳng từ môi trường mới: Khi chuyển đến 1 nơi lạ, mèo có thể cảm thấy bất an do thay đổi môi trường, âm thanh, mùi hương, hoặc thậm chí là sự hiện diện của con người và vật nuôi khác. Điều này khiến mèo lo lắng và không muốn ăn. Thay đổi loại thức ăn: Nếu mèo quen với 1 loại thức ăn cụ thể ở nơi cũ, sự thay đổi đột ngột sang loại thức ăn mới có thể làm chúng cảm thấy không quen thuộc và từ chối ăn. Sức khoẻ không ổn định: Mèo có thể bị ốm, nhiễm trùng, hoặc gặp các vấn đề về tiêu hoá, khiến chúng cảm thấy khó chịu và mất cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, mèo mới nhận về từ trại cứu hộ hoặc nơi nuôi nhốt có nguy cơ cao mắc bệnh. Sợ hãi hoặc áp lực: Sự hiện diện của vật nuôi khác hoặc tiếng ồn lớn trong nhà có thể làm mèo sợ hãi, dẫn đến việc trốn tránh và không chịu ăn. Vấn đề hành vi: 1 số bé mèo mới về có tính cách nhút nhát hặc từng trải qua sang chấn, làm chúng khó thích nghi với sự thay đổi. Điều này thường thấy ở mèo hoang hoặc mèo bị bỏ rơi. Đồ dùng ăn uống không phù hợp: Mèo có thể từ chối ăn nếu bát đựng thức ăn không sạch, có mùi lạ, hoặc không đúng kích cỡ. Thậm chí, vị trí đặt bát ăn ở nơi quá ồn ào hoặc thiếu sự riêng tư cũng khiến mèo không...

08/01/2025

Có nên cho mèo uống nước đường không? Lý do tại sao?

Có nên cho mèo uống nước đường không? Lý do tại sao?

Việc nạp nước đường vào cơ thể được biết đến như phương pháp giúp cung cấp năng lượng tạm thời giúp cơ thể tỉnh táo. Song đối với loài mèo, liệu đường có mang lại hiệu quả cải thiện sức khoẻ như ở con người? Và khi mèo có những dấu hiệu thiếu nước thì có nên cho mèo uống nước đường để bổ sung năng lượng? Hãy cùng PETKIT By Helicorp tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất ngay trong bài viết sau đây các sen nhé! 1. Có nên cho mèo uống nước đường không? Hầu hết những người nuôi thú cưng đều mong muốn làm mọi thứ có thể để giúp mèo phục hồi nhanh chóng khi chúng mệt mỏi. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều "sen" thường đặt ra là liệu nước đường có thể mang lại bất kỳ lợi ích nào trong giai đoạn hồi phục sức khoẻ này hay không? Vậy mèo có uống được nước đường không? Câu trả lời là không nên cho mèo uống nước đường. Mặc dù đường không gây độc hại cho mèo, tuy nhiên, việc bổ sung đường vào chế độ ăn của chúng là hoàn toàn không cần thiết và có thể gây hại cho sức khỏe của chúng. Có nên cho mèo uống nước đường không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN Hàm lượng đường trong nước đường có thể vượt quá khả năng chịu đựng của mèo bị bệnh. Hệ tiêu hóa của mèo cực kỳ nhạy cảm, nếu tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến cơ thể chúng xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy và thậm chí nôn mửa. Hơn nữa, nước đường có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, từ đó làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là đối với mèo mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường. 2. Đường có hại hay lợi đối với mèo? Mặc dù nước đường có vị ngọt hấp dẫn, nhưng khi liên quan đến mèo bị bệnh, nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn rủi ro sau: 2.1 Lợi ích của nước đường Khi mèo không ăn uống đầy đủ, một lượng nhỏ đường trong nước có thể làm chúng cảm thấy hấp dẫn hơn, kích thích uống nước và ngăn ngừa mất nước. Điều này cũng đặc biệt hữu ích khi mèo cảm thấy yếu hoặc lờ đờ, vì đường có thể cung cấp một nguồn năng lượng tức thời, giúp chúng hồi phục nhanh chóng hơn trong tình trạng sức khỏe kém. 2.2 Nguy cơ tiềm ẩn của nước đường Song, cho mèo ăn đường không phải là một quyết định sáng suốt, vì nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Khác với chó và con người, mèo không có nhu cầu tiêu thụ carbohydrate trong chế độ ăn của mình. Cho mèo ăn đường mỗi ngày có thể khiến chúng có nguy cơ mắc phải: 2.2.1 Vấn đề tiêu hoá Việc nạp quá nhiều đường trong bữa ăn hay nước uống có thể gây quá tải cho hệ thống tiêu hoá của mèo, nhất là dạ dày, ruột non và tuyến tụy. Bởi cơ thể mèo không tiết ra những enzym cần thiết để tiêu hóa carbohydrate hiệu quả. Mèo ăn quá nhiều đường có thể bị đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khó tiêu tương tự. Nạp quá nhiều đường có thể gây ra các vấn đề tiêu hoá nghiêm trọng ở mèo 2.2.2 Béo phì Mèo không cần carbohydrate để duy trì năng lượng và sự linh hoạt, vì nguồn năng lượng chính của chúng chủ yếu đến từ protein động vật. Khi các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa thành năng lượng, chúng sẽ tạo ra lượng calo dư thừa, dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng và kéo theo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 2.2.3 Bệnh tiểu đường Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mèo có hoạt động glucokinase (GCK) thấp hơn trong gan và tuyến tụy, khiến chúng thiếu khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Enzyme này hoạt động như một "cảm biến glucose", và khi thiếu nó, mèo gặp khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết. Chế độ ăn chứa nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II, đặc biệt ở những giống mèo Xiêm, mèo Miến Điện,... 3. Những cách bù nước cho mèo Việc bù nước là một phần quan trọng đối với những bé mèo sức khoẻ kém. Duy trì mức chất lỏng thích hợp giúp hỗ trợ các chức năng quan trọng của cơ thể và thúc đẩy quá trình chữa lành. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ thú y khuyến cáo không nên dùng nước đường để...

06/01/2025

Cho mèo con uống nước gạo được không? Vì sao?

Cho mèo con uống nước gạo được không? Vì sao?

Cho mèo con uống nước gạo được không? Đây là thắc mắc của không ít người nuôi mèo lần đầu. Dù nước gạo được xem là dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng với con người, nhưng liệu nó có phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của mèo con? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết và cung cấp những lời khuyên chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho “boss” nhí nhà bạn. 1. Có thể cho mèo con uống nước gạo được không? Với câu hỏi cho mèo con uống nước gạo được không thì câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng chỉ trong 1 số trường hợp đặc biệt và cần sử dụng đúng cách. Nước gạo đôi khi được xem như 1 giải pháp tạm thời khi mèo con gặp vấn đề về tiêu hoá, chẳng hạn như tiêu chảy, vì tinh bột trong nước gạo có thể giúp làm dịu dạ dày. Ngoài ra, trong tình huống khẩn cấp khi không có sẵn sữa chuyên dụng cho mèo con, hoặc mèo không được uống sữa mẹ thì nước gạo có thể được sử dụng để cung cấp nước và 1 lượng nhỏ năng lượng. Tuy nhiên, cần pha loãng nước gạo để tránh gây đầy bụng hoặc ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của mèo con. Dù vậy, nước gạo không thể thay thế chế độ ăn uống cân bằng, vì nó thiếu các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Việc cho mèo con uống nước gạo thường xuyên có thể khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm lớn và dễ mắc bệnh. Vì vậy, chỉ nên sử dụng nước gạo trong trường hợp cấp thiết và tạm thời, sau đó cần chuyển sang các thực phẩm phù hợp hơn như sữa chuyên dụng dành riêng cho mèo con. Cho mèo con uống nước gạo được không? Câu trả lời là có thể trong 1 số trường hợp đặc biệt 2. Mèo con ăn cơm có được không? Cơm là loại thực phẩm quen thuộc đối với con người, đặc biệt là với các “boss” có “sen” là người Việt Nam thì chắc chắn ít nhiều cũng sẽ được cho ăn cơm. Đối với mèo trưởng thành, bạn vẫn có thể kết hợp cơm vào bữa ăn cho boss nhưng không nên cho ăn với tỷ lệ quá cao, cần trộn chung với thịt cá xay và không nêm gia vị. Còn đối với mèo con đang trong giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi, thì đây là thời kỳ bé đang phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn nhận thức. Trong giai đoạn này, chúng cần được cung cấp 1 chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối để hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Và đặc biệt, với thắc mắc mèo con ăn cơm được không thì câu trả lời sẽ là KHÔNG NÊN. Cơm có thành phần chính là tinh bột, không phải là nguồn dinh dưỡng phù hợp cho mèo con. Hệ tiêu hoá của bé chỉ phù hợp để xử lý protein từ động vật chứ không phải tinh bột. Nếu cho mèo con ăn cơm, đặc biệt là quá nhiều thì bé sẽ dễ gặp phải: Đầy bụng và khó tiêu: Do hệ tiêu hóa non nớt không đủ enzym để phân giải tinh bột hiệu quả. Thiếu dinh dưỡng: Cơm không cung cấp đủ protein, chất béo và các vi chất cần thiết cho sự phát triển của mèo con.  Nguy cơ béo phì: Nếu ăn quá nhiều cơm hoặc thức ăn chứa tinh bột, mèo sẽ dễ tích mỡ, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Không nên cho mèo con ăn cơm trong giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi 3. Thức ăn dành cho mèo con 1 tháng tuổi Mèo con ở giai đoạn 1 tháng tuổi đang trong quá trình cai sữa mẹ và dần chuyển sang chế độ ăn uống khác. Hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, nên rất dễ bị rối loạn nếu ăn phải thực phẩm không phù hợp. Việc lựa chọn thức ăn đúng không chỉ giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt mà còn góp phần phát triển các cơ quan, hệ thống miễn dịch và bộ lông. Sau đây sẽ là thức ăn cho mèo con 1 tháng tuổi mà bạn có thể tham khảo. 3.1 Sữa thay thế cho mèo con Trong giai đoạn 1 tháng tuổi, mèo con vẫn cần nhiều dinh dưỡng từ sữa mẹ để phát triển, nhưng khi không còn mẹ, sữa thay thế chuyên dụng sẽ là lựa chọn tốt nhất: Sữa chuyên dụng cho mèo con: Được sản xuất đặc biệt để cung cấp đầy đủ canxi, vitamin và dưỡng chất thiết yếu mà mèo con cần trong quá trình...

04/01/2025

Những cách nhận biết mèo đói bụng hay chưa?

Những cách nhận biết mèo đói bụng hay chưa?

“Sen” có bao giờ thắc mắc liệu bé mèo nhà mình có đang đói bụng hay chỉ đang "giả vờ" để đòi ăn thêm không? Mỗi “hoàng thượng” đều có cách riêng để thể hiện nhu cầu của mình, từ những tiếng kêu nũng nịu, ánh mắt "hút hồn" cho đến những hành động rõ ràng như cào cửa hoặc quanh quẩn bên chén thức ăn. Hiểu được cách nhận biết mèo đói không chỉ giúp bạn chăm sóc tốt hơn mà còn tạo mối gắn kết đặc biệt với mèo cưng. Cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá ngay trong bài viết này nhé! 1. Mèo ăn bao nhiêu bữa một ngày? Việc xác định số bữa ăn phù hợp cho mèo không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác mà còn vào sức khỏe và thói quen của bé. Một số “sen” nuôi mèo thường thắc mắc liệu nên cho “boss” ăn bao nhiêu bữa một ngày để đảm bảo chúng không đói nhưng cũng không ăn quá nhiều. Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết nhất cho sen: 1.1 Mèo con (dưới 6 tháng tuổi) Mèo con đang trong giai đoạn phát triển nhanh nên cần nhiều năng lượng. Do đó, bạn nên chia nhỏ thức ăn thành 4-5 bữa/ngày để đảm bảo chúng có đủ dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Quan sát hành vi của các bé là một cách nhận biết mèo đói hiệu quả, chẳng hạn như kêu nhiều hơn bình thường hoặc tìm kiếm thức ăn. 1.2 Mèo trưởng thành (6 tháng - 7 tuổi) Boss trưởng thành thường ăn 2-3 bữa/ngày. Đây là giai đoạn mèo đã ổn định về nhu cầu dinh dưỡng, vì vậy việc duy trì lịch ăn cố định giúp chúng khỏe mạnh và tránh béo phì. Hãy chú ý các dấu hiệu như quay quanh chén ăn hoặc "nũng nịu" để nhận biết khi nào chúng đói. 1.3 Mèo lớn tuổi (trên 7 tuổi) Mèo già có nhu cầu ăn ít hơn nhưng cần các bữa nhỏ, dễ tiêu hóa. Tốt nhất là chia thành 2-3 bữa với thức ăn mềm hoặc ẩm. Nếu mèo già có biểu hiện kêu nhiều, khó chịu hoặc nhìn chằm chằm vào bạn, đó cũng là một cách nhận biết mèo đói mà bạn nên chú ý. Hơn nữa, trong quá trình cho mèo ăn, “sen” nên lưu ý những điều sau để đảm bảo bữa ăn tốt nhất cho bé nhé! Đừng để mèo quá đói hoặc ăn quá nhiều: Việc này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của các bé, cụ thể như: rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, béo phì,...  Lịch ăn phù hợp: Luôn cho “boss” ăn vào giờ cố định mỗi ngày để hình thành thói quen tốt. Đáp ứng nhu cầu riêng: Mỗi bé mèo là một cá thể khác biệt. Vì vậy, hãy quan sát thói quen ăn uống của từng bé để điều chỉnh lượng thức ăn và số bữa phù hợp nhất. Việc hiểu rõ số bữa ăn phù hợp là một trong những bước quan trọng để chăm sóc mèo khỏe mạnh. Đồng thời, biết cách nhận biết mèo đói sẽ giúp bạn đáp ứng đúng nhu cầu của chúng và tạo sự gắn bó đặc biệt hơn với người bạn nhỏ này! Không nên cho mèo ăn quá nhiều, nên có lịch ăn phù hợp cho bé 2. Cách nhận biết mèo đói bụng hay không Tất nhiên, các “boss” không thể nói trực tiếp với “sen” khi đói, nhưng bé có cách riêng để thể hiện điều đó. Hiểu được các dấu hiệu này không chỉ giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mèo mà còn tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với thú cưng. Dưới đây là những cách nhận biết mèo đói bụng hay không: 2.1 Tiếng kêu đặc biệt Mèo thường phát ra tiếng kêu meo meo to, kéo dài hoặc liên tục khi bé đói nhằm thu hút sự chú ý của “sen”. Nếu bạn để ý, tiếng kêu này thường khác biệt so với khi chúng muốn chơi đùa. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu cách nhận biết mèo con đói, bạn sẽ thấy mèo con thường kêu lớn hơn để đòi bú hoặc ăn. Khi đói mèo thường “làm nũng” khiến “sen” chú ý  2.2 Quay quanh chén ăn Một dấu hiệu rõ ràng là mèo thường ngồi gần, cào nhẹ hoặc thậm chí liếm chén thức ăn khi bụng đói. Đây là cách chúng “nhắc nhở” bạn rằng đã đến giờ lấp đầy chiếc bụng rỗng này rồi đấy! 2.3 Đi theo bạn Khi “boss” đói, chúng sẽ bám sát bạn mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là khi bạn vào bếp. Chúng có thể dùng ánh mắt "cầu xin" hoặc cọ vào chân để thu hút sự chú ý. Đối với mèo con, hành động này cũng là một trong những cách nhận biết mèo con đói phổ biến. 2.4 Lục...

03/01/2025

Cách nhận biết mèo con đực hay cái cực nhanh

Cách nhận biết mèo con đực hay cái cực nhanh

Chắc hẳn nhiều “con sen” đang gặp khó khăn trong việc phân biệt mèo con đực hay cái, đặc biệt là với những chú mèo con mới sinh. Để xác định giới tính mèo con, bạn có thể tham khảo một số cách nhận biết mèo con đực hay cái được chia sẻ bởi PETKIT By Helicorp ngay tại bài viết dưới đây! 1. Mèo đẻ 1 năm bao nhiêu lứa? Mèo có khả năng mang thai khi bước vào độ tuổi khoảng 4 tháng. Một bé mèo sẽ trải qua thời gian thai kỳ từ 64-71 ngày, nhưng trung bình là khoảng 65 ngày (9 tuần). Như vậy theo lý thuyết, mèo mẹ có thể sinh đến năm lứa mỗi năm. Tuy nhiên, điều này khá hiếm gặp và thường thì mèo chỉ sinh từ một đến ba lứa mỗi năm. 1.1 Số lượng mèo con trong mỗi lứa Số lượng mèo con trong mỗi lứa có thể thay đổi, song, mèo mẹ thường sẽ đẻ từ ba đến sáu con trong một lần sinh. Theo nghiên cứu, số lượng mèo con mà mèo mẹ có thể mang trong thai kỳ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Giống mèo: Một số giống mèo như mèo Xiêm và mèo phương Đông thường sinh nhiều mèo con hơn so với các giống khác. Tuổi tác: Mèo mẹ mang thai khi còn nhỏ thường chỉ sinh ít mèo con hơn so với mèo trưởng thành. Sức khỏe: Một con mèo khỏe mạnh thường có thể sinh nhiều mèo con hơn. Ngược lại, những con mèo bị bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng có thể chỉ đẻ ít con. Các bệnh như virus bạch cầu ở mèo hoặc virus gây suy giảm miễn dịch (FIV) cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ, dẫn đến số lượng mèo con ít hơn. Mèo mẹ có sức khoẻ kém thường đẻ ít con hơn 1.2 Cách nhận biết số lượng mèo con trong thai kỳ Không dễ để biết chính xác một con mèo mang thai đang mang bao nhiêu mèo con. Thường thì các bác sĩ thú y sẽ áp dụng một số phương pháp kiểm tra và xét nghiệm cơ bản, tuy nhiên việc xác định chính xác số lượng mèo con không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Dưới đây là một số cách nhận biết mèo mẹ mang thai bao nhiêu mèo con: Siêu âm: Phương pháp này cho phép bác sĩ thú y quan sát được bụng mèo để xác định hình dạng và số lượng mèo con. Tuy nhiên, đôi khi việc nhìn rõ các mèo con có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi chúng còn rất nhỏ. Chụp X-quang: Đây là một phương pháp khá hiệu quả nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mèo mẹ và mèo con, vì nó khiến cả mèo mẹ lẫn thai nhi tiếp xúc trực tiếp với bức xạ. Sờ nắn: Thao tác sờ nắn vùng bụng mèo mẹ sẽ giúp bác sĩ thú y dễ dàng ước tính sơ bộ số lượng mèo con. Mặc dù đây không phải là phương pháp chính xác, nhưng nó có thể giúp đưa ra một ước lượng dựa trên sự chuyển động và độ căng của bụng mèo. Dùng tay sờ bụng mèo để kiểm tra số lượng mèo con 2. Cách nhận biết mèo con đực hay cái Đâu là cách để nhận biết mèo đực hay cái tại nhà mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ? Việc nhận biết giới tính của mèo con sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn nắm được các dấu hiệu đặc điểm nhất định trên cơ thể mèo. Dưới đây là một số cách nhận biết mèo con đực hay cái mà bạn có thể tham khảo: 2.1 Nhận dạng bộ phận sinh dục Cách dễ nhất để xác định giới tính của mèo con là thông qua bộ phận sinh dục của chúng. Khi bạn nâng đuôi mèo con lên, bạn sẽ thấy hậu môn và ngay bên dưới đó là bộ phận sinh dục. Mèo con cái: Bạn sẽ thấy một khe hở dọc, đó chính là âm hộ của mèo. Mèo con đực: Bạn sẽ thấy một lỗ tròn, đó chính là bao quy đầu của mèo đực. Ngay phía trên lỗ này, bạn có thể nhìn thấy hai cục u nhỏ, sau này sẽ phát triển thành tinh hoàn. Kiểm tra bộ phận sinh dục - Cách nhận biết mèo con đực hay cái chính xác nhất Một mẹo dành cho các “con sen” nuôi mèo là  bạn có thể dễ dàng nhận biết được giới tính của mèo con là đực hay cái khi chúng mới sinh. Một số hormone từ mèo mẹ có thể truyền cho mèo con trước khi sinh, khiến cho tinh hoàn ở mèo đực trở nên dễ nhìn thấy trong vài ngày đầu sau khi sinh....

02/01/2025

Mèo có thể nhịn đói bao lâu? Và tác hại của việc nhịn đói

Mèo có thể nhịn đói bao lâu? Và tác hại của việc nhịn đói

Là một “sen” chính hiệu, bạn luôn mong muốn “hoàng thượng” nhà mình khỏe mạnh và hạnh phúc. Vậy, bạn đã bao giờ tự hỏi mèo có thể nhịn đói bao lâu chưa? Đây là một câu hỏi thú vị mà không phải người nuôi mèo nào cũng biết câu trả lời chính xác. Trong bài viết này, PETKIT sẽ cùng bạn khám phá đáp án đằng sau câu hỏi này, cách nhận biết mèo đói cũng như các tác hại nghiêm trọng khi mèo lâu ngày không được ăn uống! 1. Cách nhận biết mèo đói bụng? Mèo là một loài động vật khá độc lập và có những hành vi đặc biệt khi đói, tuy vậy, việc nhận biết mèo đói có thể hơi khó khăn với những người lần đầu nuôi mèo. Dưới đây là một vài dấu hiệu rõ ràng mà bạn có thể phát hiện ra: Liên tục kêu meo meo: Mèo thường kêu meo meo khi chúng cảm thấy cơ thể đang đói. Đây là cách chúng giao tiếp nhằm mục tiêu thu hút sự chú ý của “sen” và yêu cầu được cho ăn. Hành vi săn mồi: Khi mèo đói, chúng thường trở nên hiếu động hơn và có xu hướng săn đuổi các thú nương khác trong nhà. Chạy quanh khu vực thức ăn: Một số dấu hiệu rõ ràng nữa là khi mèo bắt đầu chạy quanh khu vực thức ăn hoặc liếm bát ăn liên tục của mình. Mèo sẽ có xu hướng tìm kiếm và khám phá các khu vực trong nhà mà chúng biết có thức ăn như bếp hay nơi để đồ ăn của bé. Lục lọi trong tủ bếp hoặc thùng rác: Nếu mèo bắt đầu tìm kiếm thức ăn ở những nơi không phải là khu vực ăn chính, điều này có thể là dấu hiệu của việc mèo đang đói. Thay đổi thói quen và hành vi: Mèo có thể trở nên bồn chồn, dễ cáu gắt hoặc thậm chí mất đi sự vui vẻ khi chúng không được cung cấp đủ thức ăn. Mèo kêu la liên tục khi bị đói 2. Mèo có thể nhịn đói bao lâu? Vậy, mèo có thể nhịn đói trong bao lâu? Thực tế, thời gian mà một con mèo có thể nhịn đói phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi của “boss”, tình trạng sức khỏe, cũng như mức độ hoạt động.  Một số nghiên cứu cho thấy rằng, một con mèo trưởng thành có thể nhịn đói trong khoảng từ 24 đến 48 giờ mà không gặp nguy hiểm và tối đa là 1 đến 2 tuần nếu cơ thể chúng đủ năng lượng tích trữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên cho mèo nhịn ăn trong khoảng thời gian quá lâu như vậy.  Đặc biệt, mèo con nhịn đói được bao lâu lại là một câu chuyện khác. Mèo con có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và cần nhiều dinh dưỡng trong thời kỳ đầu để phát triển. Nếu để mèo con nhịn đói quá lâu, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm hạ đường huyết, suy dinh dưỡng và thậm chí là tử vong. Mèo có thể nhịn đói bao lâu? Mèo có thể nhịn đói tối đa lên đến 1 - 2 tuần 3. Mèo nhịn đói có thể gây ra những tác hại gì? Mèo nhịn đói lâu dài không chỉ khiến chúng cảm thấy mệt mỏi, mà còn có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của chúng. Một số bệnh lý phổ biến mà mèo có thể đối diện khi nhịn đói dài ngày bao gồm: Giảm cân và suy dinh dưỡng: Khi mèo không được cung cấp đủ dưỡng chất từ thức ăn, chúng sẽ bắt đầu sử dụng chất béo và cơ bắp của cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng. Điều này có thể dẫn đến giảm cân, thiết hụt dinh dưỡng và suy yếu sức khỏe tổng thể. Hạ đường huyết: Mèo dễ bị hạ đường huyết khi không ăn đầy đủ trong một thời gian dài, việc này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và có thể gây ra ngất xỉu. Vấn đề về gan: Mèo nhịn đói quá lâu có thể làm xuất hiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Đây là một tình huống nghiêm trọng khi cơ thể chuyển hóa mỡ thành nguồn năng lượng chính. Nếu không được điều trị kịp thời, mỡ gan sẽ dẫn đến suy gan và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Rối loạn tiêu hóa: Khi không được ăn uống đều đặn, mèo sẽ mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và gây ra các vấn đề như rối loạn tiêu hóa. Do đó, nếu bạn đang nuôi mèo, đừng để bé nhịn đói quá lâu vì điều này sẽ gián tiếp gây ra các hệ lụy...

01/01/2025

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ