Dấu hiệu mèo bị búi lông mà nhiều SEN không biết
Mèo bị búi lông sẽ khiến “boss" khó chịu và gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách. Vậy đâu là dấu hiệu mèo bị búi lông, cách xử lý thế nào cho đúng, PETKIT Việt Nam by HeLiCorp sẽ giúp bạn hiểu rõ qua bài viết bên dưới.
1. Bệnh búi lông mèo là gì?
Mèo bị tắc búi lông hay bệnh búi lông ở mèo (còn được gọi là Hairball), là tình trạng những cục lông vón cục trong hệ tiêu hóa của mèo. Những cục lông này được hình thành do mèo thường xuyên kiếm lông của mình, trong đó lưỡi mèo có các gai nhỏ giúp loại bỏ lông rụng và bụi bẩn trên cơ thể. Lông này sau đó được nuốt vào bụng mèo và dần dần tích tụ lại, tạo thành búi lông.
Bệnh búi lông ở mèo hay còn được gọi là Hairball
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh búi lông ở mèo bao gồm:
-
Lông dài: Mèo có lông dài như Persian, Maine Coon,... có nguy cơ cao mắc bệnh búi lông hơn do lượng lông rụng nhiều hơn.
-
Thay lông: Mùa thay lông là thời điểm mèo rụng nhiều lông nhất, do đó cũng là giai đoạn dễ hình thành búi lông.
-
Chải chuốt ít: Mèo ít được chải chuốt sẽ có nhiều lông rụng trên cơ thể, dẫn đến việc nuốt nhiều lông hơn và dễ hình thành búi lông.
-
Thiếu nước: Nước giúp làm mềm và đẩy búi lông ra khỏi cơ thể mèo. Mèo uống ít nước sẽ dễ bị táo bón, khiến búi lông khó di chuyển và tích tụ trong ruột.
-
Một số yếu tố khác: Căng thẳng, buồn chán, thay đổi môi trường sống,... cũng có thể khiến mèo chải chuốt nhiều hơn, dẫn đến tăng nguy cơ hình thành búi lông.
2. Dấu hiệu mèo bị búi lông
2.1 Dấu hiệu mèo bị búi lông ở giai đoạn đầu
Dấu hiệu mèo bị búi lông ở giai đoạn đầu phổ biến là mèo thường vươn dài cổ và cong người lại khi cố gắng nôn ra búi lông. Đây là tư thế giúp mèo mở rộng đường tiêu hóa và đẩy búi lông ra ngoài dễ dàng hơn. Khi mèo cố gắng nôn, cơ thể chúng sẽ phập phồng theo từng nhịp thở. Sự co thắt của dạ dày tạo ra tiếng kêu “ọc ọc” trong bụng mèo khi cố gắng đẩy búi lông ra ngoài.
Mèo thường có dấu hiệu vươn dài cổ và cong người lại ở giai đoạn đầu
Mèo còn há miệng rộng và thè lưỡi ra ngoài khi cố gắng nôn. Mèo có thể nôn khan nhiều lần nhưng không nôn ra được gì, đây là dấu hiệu cho thấy búi lông đang mắc kẹt trong cổ họng hoặc dạ dày. Đôi khi, mèo có thể tạo ra những âm thanh lạ như tiếng rên rỉ, khịt khịt hoặc ho khan khi cố gắng nôn ra búi lông.
2.2 Dấu hiệu mèo bị búi lông ở giai đoạn nguy hiểm
2.2.1 Ho khan kéo dài
Mèo ho khan liên tục, có thể kèm theo tiếng khò khè. Đây là dấu hiệu mèo bị búi lông ở giai đoạn nguy hiểm. Biểu hiện ho khan do búi lông kích thích đường hô hấp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc thở của mèo.
2.2.2 Cào cấu liên tục
Mèo có dấu hiệu cào cấu vùng bụng, ngực hoặc cổ họng một cách mạnh và liên tục. Đây là hành vi mèo cố gắng loại bỏ búi lông đang mắc kẹt trong cổ họng hoặc dạ dày.
Mèo liên tục cào cấu vào vùng cổ do búi lông đang bị kẹt trong cơ thể
2.2.3 Lười ăn, chán ăn, bỏ ăn
Mèo đột ngột bỏ ăn hoặc ăn rất ít, do cảm giác khó chịu và đau đớn trong bụng. Nguyên nhân là do búi lông to có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, khiến mèo cảm thấy no giả và không muốn ăn.
2.2.4 Mệt mỏi, lờ đờ
Mèo có vẻ mệt mỏi, thiếu sức sống, nằm li bì một chỗ và không muốn hoạt động. Búi lông trong cơ thể khiến mèo mất nước và năng lượng, dẫn đến tình trạng uể oải, lờ đờ.
2.2.5 Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón
Mèo có thể có biểu hiện đau bụng, quằn quại hoặc kêu rên. Búi lông to có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón ở mèo.
Búi lông to có thể gây đau bụng ở mèo
2.2.6 Nôn mửa ra các búi lông
Cuối cùng, mèo nôn mửa liên tục nhưng không nôn ra được búi lông hoặc nôn ra những búi lông rất to chín là dấu hiệu mèo bị búi lông nguy hiểm. Đây chính là biểu hiện cho thấy búi lông đã cứng và khó loại bỏ, có thể gây nguy hiểm cho mèo.
3. Làm gì khi phát hiện dấu hiệu búi lông mèo?
Khi phát hiện những dấu hiệu mèo bị búi lông như nôn mửa, ho khan, bỏ ăn, uể oải, bạn cần hành động kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho mèo cưng của mình. Dưới đây là một số việc bạn nên nhanh chóng thực hiện:
3.1 Quan sát và theo dõi tình trạng của mèo
Ghi chép lại các triệu chứng của mèo, bao gồm thời gian xuất hiện, mức độ nghiêm trọng và các biểu hiện khác. Đồng thời, theo dõi thói quen ăn uống, đi vệ sinh và hoạt động của mèo.
3.2 Thăm khám bác sĩ thú y
Đưa mèo đến bác sĩ thú y để được thăm khám và chẩn đoán là điều cần thiết, đặc biệt khi mèo có các dấu hiệu nghiêm trọng như nôn mửa nhiều, bỏ ăn kéo dài hoặc có biểu hiện đau đớn.
Đưa mèo đến cơ sở thú y để thăm khám khi mèo có biểu hiện từ ban đầu
Bác sĩ thú y sẽ dựa trên các triệu chứng, khám lâm sàng và có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, siêu âm để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh búi lông.
Tùy thuộc vào tình trạng của mèo, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc thuốc hỗ trợ tiêu hóa để giúp mèo loại bỏ búi lông ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Trong trường hợp nặng, mèo có thể cần phải được điều trị bằng biện pháp y tế như gây mê và nội soi để lấy búi lông ra khỏi dạ dày hoặc ruột.
4. Phương pháp phòng ngừa bệnh búi lông cho mèo tại nhà
4.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các sen nên lựa chọn thức ăn cho mèo có hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ hình thành búi lông. Bổ sung chất xơ như bí đỏ, cà rốt, súp lơ,... vào thức ăn của mèo hoặc sử dụng các loại gel dinh dưỡng cho mèo.
Máy ăn có camera PETKIT YumShare Dual-Hopper (Gemini) - 2 ngăn |
Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của mèo để hỗ trợ tiêu hóa
4.2 Cung cấp đủ nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giúp búi lông dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Do vây, bạn phải đảm bảo mèo luôn có nước sạch để uống. Sen có thể tham khảo các dòng máy lọc nước chó mèo từ nhà PETKIT với công nghệ hiện đại, đảm bảo nguồn nước sạch cho mèo.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo không uống nước và cách giải quyết?
Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây |
4.3 Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Trên thị trường hiện nay có bán thuốc trị búi lông dạng viên, gel giúp búi lông dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mèo.
Cỏ tươi giúp kích thích hệ tiêu hóa ở mèo
Cung cấp cỏ bạc hà mèo hoặc cỏ mèo tươi để kích thích tiêu hóa và giúp mèo nôn ra lông khi có những dấu hiệu mèo bị búi lông ban đầu. Ngoài ra, sen nên thêm một ít dầu ô liu vào thức ăn của mèo giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu búi lông hiệu quả.
4.4 Chăm sóc lông mèo chu đáo
Lựa chọn các dòng sữa tắm chuyên dụng phù hợp với loại lông mèo, giúp giảm rụng lông và hạn chế búi lông. Đồng thời, chải chuốt lông mèo thường xuyên giúp loại bỏ lông rụng, giảm nguy cơ hình thành búi lông. Tần suất chải lông cho mèo ít nhất 2 lần mỗi tuần và nhiều hơn vào mùa rụng lông.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng búi lông ở mèo, bạn nên kết hợp các sản phẩm chăm sóc lông như lồng sấy lông chó mèo, tông đơ cắt lông chó mèo, lược chải lông chó mèo,... chuyên dụng. PETKIT là thương hiệu cung cấp các sản phẩm chăm sóc thú cưng uy tín với đa dạng các lựa chọn, phù hợp cho mèo mọi lứa tuổi.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro | |
Máy chải, hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5in1 | |
Lược chải lông chó mèo PETKIT Pro |
Hiểu rõ dấu hiệu mèo bị búi lông và cách xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mèo cưng. Bằng cách chăm sóc lông mèo đúng cách và sử dụng các sản phẩm vệ sinh chăm sóc lông, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng búi lông hiệu quả. Đừng quên theo dõi PETKIT by HeLiCorp để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc thú cưng nhé!
>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông từng mảng: có nguy hiểm không, xử lý thế nào?
>>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo như thế nào?
>>> Xem thêm: Top những điều cấm kỵ khi nuôi chó mà mọi SEN nên biết