Nguyên nhân mèo bị tắc búi lông cùng những dấu hiệu và cách điều trị
Mèo là loài động vật ưa sạch sẽ và dành phần lớn thời gian để tự chải chuốt cho bộ lông của mình. Tuy nhiên, nếu thói quen này diễn ra thường xuyên, vô tình khiến chúng nuốt rất nhiều lông vào ruột, dẫn đến tình trạng mèo bị tắc búi lông. Vậy tình trạng tắc búi lông ở mèo là như thế nào? Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu chi tiết hơn thông qua nội dung dưới đây.
1. Tình trạng mèo bị tắc búi lông là gì?
Mèo bị tắc búi lông hay còn gọi là “Cat Hairball, Trichobezoars” trong ngôn ngữ của y học. Hiện tượng này xảy ra sau khi mèo tự liếm và nuốt lông của chúng. Số lông này sẽ đi xuống và tích tụ lại bên trong đường ruột. Sau đó sẽ tạo thành một khối búi lông, gây cản trở cho hệ tiêu hóa của mèo.
Với số lông mà mèo nuốt phải, ít thì chúng có thể được đào thải thông qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu lượng lông này tích tụ quá nhiều và hệ tiêu hóa của mèo không thể xử lý hết, lâu dần sẽ tạo thành một khối búi lông lớn. Từ đó gây ra tắc nghẽn ruột, ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.
Mèo liếm láp và dễ nuốt lông của chúng
2. Tại sao mèo bị tắc búi lông?
Lưỡi của mèo được cấu tạo với nhiều mấu gai nhỏ. Khi mèo chải chuốt và liếm lông, các sợi lông rụng sẽ bám chặt trong lưỡi và được mèo nuốt vào bụng. Những sợi lông mèo chủ yếu được tạo thành từ keratin - một protein dạng sợi rất bền và không bị phân giải bởi enzyme tiêu hóa bên trong dạ dày của mèo. Vì vậy mới dẫn đến tình trạng lông bị tích tụ làm cho mèo bị tắc búi lông. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác dẫn tình trạng mèo bị tắc búi lông, có thể kể đến như:
2.1 Mèo rụng nhiều lông
Có thể là mèo đến mùa rụng lông, bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị căng thẳng về tâm lý. Những yếu tố đó khiến mèo bị rụng lông nhiều hơn bình thường. Vì vậy, khả năng lượng lông mà mèo nuốt phải trong quá trình chải chuốt cũng nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông từng mảng: có nguy hiểm không, xử lý thế nào
2.2 Mèo chải chuốt quá mức
Tập tính ưa sạch sẽ ở mèo vốn là một điểm tốt. Tuy nhiên, việc mèo dành quá nhiều thời gian để tự liếm láp bộ lông của mình thì nguy cơ mèo bị tắc búi lông càng cao. Đặc biệt là những giống mèo lông dài và dày như mèo Ba Tư hay mèo Angora,...
Mèo lông dài có tỉ lệ rụng lông và mắc phải tình trạng tắc búi lông nhiều hơn
2.3 Mèo bị bệnh
Khi mèo mắc một số bệnh lý về da như dị ứng, ký sinh trùng ở da hoặc mèo bị stress, việc tự liếm láp, chải chuốt bộ lông của mình có thể làm tâm trạng của chúng ổn định trở lại. Vậy nên, mèo hay mắc phải các triệu chứng đó dẫn đến việc chúng liếm và nuốt phải nhiều lông hơn nữa.
>> Xem thêm: Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm
2.4 Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ
Chất xơ là một loại chất dinh dưỡng tăng cường, hỗ trợ giúp hệ tiêu hóa của mèo hoạt động tốt. Nhờ đó, khả năng đào thải lông qua đường tiêu hóa trở nên dễ dàng. Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến mèo dễ bị táo bón, tạo điều kiện cho búi lông hình thành nhiều hơn.
Vậy nên, cần lưu ý các vấn đề về sức khỏe khi nuôi mèo. Tiêu biểu như chế độ ăn uống, môi trường sống và những bệnh lý về da, nấm mà mèo dễ dàng mắc phải. Bởi đó cũng chính là những yếu tố tác động khiến mèo bị tắc búi lông.
Máy cho ăn tự động PETKIT Fresh Element Solo |
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh búi lông ở mèo
Mèo bị tắc búi lông có thể là một tình trạng thường gặp. Tuy nhiên tùy vào mức độ bị tắc nhẹ hoặc nặng mà có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Một số dấu hiệu đặc trưng nhận biết khi mèo bị tắc búi lông như:
3.1 Mèo ho khan, nôn mửa
Đây là một dấu hiệu điển hình khi búi lông bị tắc. Bởi búi lông cọ xát vào thành ruột của mèo làm chúng khó chịu và kích thích mèo nôn ra. Khi mèo nôn, chúng thường có biểu hiện vươn dài cổ, cơ thể phập phồng, sau đó há miệng, lè lưỡi và nôn khan nhiều lần. Sau khi búi lông được nôn ra, mèo sẽ trở về trạng thái khỏe mạnh như thường ngày.
Mèo nôn mửa búi lông bị tắc ra bên ngoài
3.2 Lười ăn, chán ăn, bỏ ăn
Búi lông tích tụ quá lâu có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Từ đó mà mèo sẽ cảm thấy khó tiêu, đầy bụng và chán ăn. Tình trạng này kéo dài cho đến khi búi lông được loại bỏ ra bên ngoài.
3.3 Mệt mỏi, lờ đờ
Mèo bị tắc búi lông thì thường trông mệt mỏi, kém hoạt bát. Lúc này, cơ thể mèo khó hấp thụ nước hay các chất dinh dưỡng. Nếu kéo dài, mèo sẽ bị mất nước, cơ thể yếu đuối và trông mệt mỏi hẳn.
3.4 Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón
Búi lông tích tụ cũng có thể khiến mèo bị rối loạn tiêu hóa, làm cho mèo thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón. Do đó, mèo thường nằm cuộn tròn và kêu rên.
>>> Xem thêm: Mèo bị táo bón và những điều Sen cần phải biết
3.5 Hay cào cấu
Hành động cào cấu cũng là biểu hiện cho thấy mèo đang cố gắng giải tỏa sự khó chịu khi búi lông cọ xát bên trong phần bụng. Hoặc một số dấu hiệu đặc trưng khác như mèo há miệng và cào nhiều vào bên trong, bụng của mèo bị sưng hoặc trở nên nhạy cảm,...
Thông thường thì mèo sẽ tự nôn ra búi lông, lúc này mèo khá an toàn. Tuy nhiên, khi búi lông này đã đi ra khỏi dạ dày và tiến vào bên trong đường ruột của mèo, khả năng gây nguy hiểm đến mèo là rất cao. Vậy nên, khi những hiện tượng này xuất hiện và kéo dài, bạn nên chú ý để có thể phát hiện và xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.
4. Cách xử lý mèo bị tắc búi lông
Bạn nghĩ mèo bị tắc búi lông là một vấn đề thường gặp ở mèo và không gây quá nhiều nguy hiểm? Trên thực tế, nếu mèo chỉ nôn vài tháng một lần thì có thể sẽ không gây nguy hiểm. Nhưng nếu mèo của bạn nôn búi lông thường xuyên và có các triệu chứng nghiêm trọng, lúc này bạn nên đưa mèo của mình đến gặp bác sĩ thú y để xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, việc mèo liếm láp và tự nuốt lông vốn đã là sở thích của chúng, khó ngăn chặn hoàn toàn hành động này. Người nuôi mèo chỉ có thể thực hiện một số biện pháp để làm giảm thiểu lượng lông rụng mà mèo có thể nuốt vào cơ thể:
4.1 Chải lông cho mèo thường xuyên
Chải lông cho mèo thường xuyên cũng là cách giúp mèo loại bỏ bớt lớp lông rụng. Việc này nhằm giúp loại bỏ tối đa số lượng lông đã rụng còn nằm lại trên cơ thể của mèo. Có thể sử dụng một số loại dụng cụ bàn chải chuyên dụng dành cho chó mèo, nổi bật như lược chải lông cho chó mèo PETKIT Pro. Dụng cụ này được thiết kế với răng lược uốn cong, dễ dàng chải lông mà không gây tổn thương cho thú cưng.
Lược chải lông chó mèo PETKIT Pro |
4.2 Cắt tỉa lông mèo thường xuyên
Việc cắt tỉa lông mèo sẽ biến hóa bộ lông mèo trở nên sạch sẽ, mượt mà hơn. Lông rụng cũng sẽ được loại bỏ đi nhiều hơn. Bạn cũng không cần lo lắng về việc thường xuyên cho mèo đi cắt tỉa tại các cơ sở spa gây tốn kém nữa.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm máy chải hút lông chó mè PETKIT AirClipper 5-in-1 Pet Grooming Kit đến từ nhà PETKIT, được thiết kế với 5 chức năng thông minh, cắt, hút, tỉa và chải lông. Máy giúp bạn tiết kiệm thời gian cắt tỉa và dọn dẹp mà thú cưng của bạn vẫn có bộ lông xinh xắn, mượt mà.
>> Xem thêm: Tông đơ cắt lông chó mèo loại nào tốt nhất hiện nay?
Máy chải, hút lông chó mèo PETKIT 5in1 |
4.3 Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn
Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của mèo hoạt động khỏe mạnh. Đồng thời, dễ dàng đẩy đi số lượng lộng rụng ra bên ngoài. Một chế độ ăn hợp lý với nhiều chất xơ cũng sẽ giúp cho mèo có bộ lông suôn mượt và ít rụng.
Ngoài ra, có thể cho mèo uống nhiều nước kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa giúp làm tan đi búi lông của mèo.
Mèo bị tắc búi lông là một vấn đề thường gặp, đặc biệt đối với giống mèo lông dài hoặc những con mèo có thói quen liếm lông thường xuyên. Tùy vào tình trạng mà mỗi bé mèo mắc phải đều có những biểu hiện khác nhau. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp người nuôi mèo có biện pháp xử lý kịp thời, sớm bảo vệ sức khỏe cho “boss".
>>> Xem thêm: Mắt mèo bị đổ ghèn do đâu? Làm sao để xử lý?
>>> Xem thêm: Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo mà Sen cần lưu ý
>>> Xem thêm: Top những điều cấm kỵ khi nuôi chó mà mọi SEN nên biết