Mèo bị viêm da: Nguyên nhân do đâu và nên chữa thế nào?
Mèo bị viêm da là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở thú cưng. Bệnh lý này thường gây ra nhiều phiền toái, đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể giúp bé mèo của mình vượt qua tình trạng này. Đừng bỏ lỡ “bí kíp” duy trì làn da khỏe mạnh cho mèo cưng cùng PETKIT by HeLiCorp tại bài viết dưới đây nhé.
1. Viêm da ở mèo là gì?
Mèo bị viêm da là tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng da, thường do các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh gây ra. Da mèo có thể trở nên đỏ rát, sưng tấy, ngứa ngáy, và thậm chí bị lở loét hoặc rụng lông.
Tình trạng viêm da ở mèo cũng gây nên nhiều ảnh hưởng khác nhau, tuỳ thuộc vào loại viêm da và mức độ nghiệm trọng của bệnh:
-
Mèo bị viêm da dị ứng: Mèo thường bị ngứa ngáy, khiến chúng phải liếm, gãi và cắn vào vùng da bị tổn thương để giảm khó chịu. Nếu không được kiểm soát, phần da tổn thương sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Mèo bị viêm da rụng lông: Điều này khiến lông mèo bị rụng thành từng mảng, lông có thể mọc lại sau khi hết viêm da nhưng sẽ không đẹp và đều như trước, thậm chí còn bị bong tróc, tiết dầu.
-
Mèo bị viêm da có mủ: Bạn sẽ thấy những vết loét hoặc mụn mủ, kèm theo mùi hôi khó chịu do tích tụ vi khuẩn. Khi những nốt mụn này vỡ ra, dịch mủ sẽ chảy ra ngoài và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
-
Mèo thay đổi hành vi: Viêm da khiến mèo không thoải mái và đau đớn, từ đó ảnh hưởng tới tâm trạng của chúng, làm chúng trở nên ít hoạt bát, ít chăm sóc bản thân, căng thẳng hoặc khó chịu.
Mèo bị viêm da thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy
2. Nguyên nhân khiến mèo bị viêm da
Tình trạng mèo bị viêm da có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh lý này:
-
Nhiễm ký sinh trùng: Bọ chét, ve, rận hoặc các loại côn trùng ký sinh khác thường là nguyên nhân hàng đầu gây viêm da ở mèo. Chúng cắn vào da mèo, dây kích ứng và viêm nhiễm, thậm chí có thể dẫn đến viêm da dị ứng nghiêm trọng.
-
Nhiễm nấm: Khi sống trong môi trường ẩm ướt, mèo rất dễ bị viêm da do nhiễm một số loại nấm men như nấm Sporothrix schenckii, nấm Microsporum canis, nấm Ecpet,...
-
Bị dị ứng: Mèo có thể bị dị ứng với các thành phần trong thức ăn, hoá chất trong các sản phẩm chăm sóc da lông, dính phấn hoa, bụi bặm,... Viêm da ở mèo do nguyên nhân này thường xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, ngứa và rụng lông.
-
Bị nhiễm trùng: Vi khuẩn, nấm, vi rút có thể xâm nhập vào da mèo qua các vết thương nhỏ hoặc do cào gãi, dẫn đến viêm nhiễm. Nếu bị nổi mủ, đây là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng nhiễm trùng nặng.
-
Yếu tố môi trường: Môi trường sống ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh, có nhiều hoá chất xung quanh cũng có thể là nguyên nhân khiến mèo bị viêm da.
-
Các vấn đề nội tiết: Một số vấn đề về tuyến giáp hoặc tiểu đường có thể khiến mèo dễ bị viêm da hơn.
>> Xem thêm: Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm
Mèo bị viêm da khiến lông rụng nhiều hơn
3. Dấu hiệu mèo bị viêm da là gì?
Nhận biết sớm các dấu hiệu mèo bị viêm da sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý kịp thời. Bạn hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường một số dấu hiệu phổ biến sau đây:
-
Ngứa ngáy: Mèo thường xuyên gãi hoặc cào xước da, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất.
-
Da sưng đỏ và tấy: Vùng da trở nên sưng và đỏ tấy, có thể cảm thấy nóng khi chạm vào.
-
Rụng lông: Mèo rụng lông nhiều hơn bình thường và rụng theo từng mảng, đặc biệt là ở khu vực bị ảnh hưởng.
-
Xuất hiện mủ hoặc vảy: Bạn sẽ thấy vùng da bị viêm có mủ trắng hoặc vàng, cùng với vảy cứng và mùi hôi khó chịu.
-
Da khô và bong tróc: Da trở nên khô ráp và bong ra từng mảng.
-
Bị u hạch ái toan: Đây là một loại phản ứng xảy ra khi cơ thể mèo có những vết loét lan rộng, hoặc xuất hiện tổn thương ở mũi và môi.
-
Miễn cưỡng chải chuốt: Mèo cảm thấy ngứa và không thoải mái khi tự liếm lông, bé sẽ càng khó chịu khi bị tác động chải chuốt từ bên ngoài.
>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông từng mảng: có nguy hiểm không, xử lý thế nào?
Tránh để mèo tác động nhiều khiến vết thương nặng hơn
4. Viêm da ở mèo có chữa khỏi không?
Tin vui cho bạn là CÓ, mèo bị viêm da hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, tình trạng này có thể chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Bạn có thể thực hiện một số cách điều trị chung cho bệnh viêm da ở mèo như:
-
Sử dụng thuốc điều trị: Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng mèo bị viêm da, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh kèm theo một số đơn thuốc phòng chống như antihistamines hoặc corticosteroids làm giảm ngứa sưng; fipronil hoặc ivermectin chống ký sinh trùng; miconazole nitrate, griseofulvin hoặc itraconazole chống nhiễm nấm; amoxicillin hoặc cephalexin chống vi khuẩn.
Lưu ý: việc sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn cho mèo.
-
Tắm rửa bằng sản phẩm đặc trị: Thường xuyên tắm rửa và sử dụng các dòng dầu gội, sữa tắm chuyên dụng cho mèo bị viêm da như Vemedim Shampoo, micona, xịt nấm thảo dược,...giúp làm giảm các triệu chứng và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
-
Kiểm soát các vấn đề nền: Nếu mèo bị các bệnh nền như dạ dày, tiểu đường, tuyến giáp, dị ứng thức ăn,... cần xử lý những vấn đề này để tăng khả năng hồi phục cho bé.
-
Chăm sóc vết thương: Nếu viêm da gây ra vết thương hở, bạn cần theo dõi thường xuyên để bé mèo không cắn, liếm, cào khiến vết thương nghiêm trọng hơn. Hãy vệ sinh, băng bó hoặc đeo loa chống liếm để tránh nhiễm trùng.
-
Cân đối chế độ dinh dưỡng: Cân nhắc thêm axit béo omega-3 và omega-6 vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé để bổ sung dưỡng chất phục hồi và nuôi lông bóng khoẻ.
-
Thăm khám bác sĩ: Nếu sau khi áp dụng các phương pháp xử lý mèo bị viêm da nhưng tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ, hãy đưa bé tới bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi và thiết kế phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khoẻ cụ thể của mèo.
Tăng tần suất tắm khi mèo bị viêm da
5. Cách phòng tránh viêm da ở mèo
Ngoài điều trị bệnh lý, phòng tránh viêm da cũng là một vấn đề cần được đề cao. Phòng bệnh đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ tổng thể của bé mèo, cũng như giảm thiểu chi phí điều trị nếu chẳng may bệnh trở nặng. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo một số cách phòng chống sau đây:
-
Chải lông thường xuyên: Chải lông không chỉ giúp loại bỏ lông rụng, bụi bẩn và các tế bào chết trên da mò, mà còn kích thích tuần hoàn máu, làm da và lông trở nên chắc khoẻ hơn. Nên sử dụng dụng cụ chải lông chuyên dụng như máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5in1, tích hợp 5 chức năng tiện lợi trên cùng một thân máy là hút lông, cắt lông, tỉa lông, chải lông và cạo lông. Mẫu máy này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình chải chuốt cho thú cưng, đồng thời hạn chế tình trạng lông mèo rụng khắp nhà.
Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER |
-
Sấy lông đúng cách: Sau khi tắm, hãy đảm bảo lông mèo được sấy khô hoàn toàn để tránh ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển. Sẽ dễ dàng thực hiện hơn khi bạn sử dụng lồng sấy lông chó mèo. Điển hình là lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro với luồng gió nhẹ ấm nhẹ cùng công nghệ sấy ION âm 360, lông của bé mèo sẽ được sấy khô toàn diện, trở nên bồng bềnh và không bị xoăn. Độ ồn máy chỉ dưới 42 dB, bé mèo sẽ không cảm thấy sợ hãi như tiếng động cơ của máy sấy thông thường.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro |
-
Duy trì môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên giặt giũ, làm sạch chỗ ở, thảm và các đồ dùng khác của mèo để ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và ký sinh trùng.
-
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Chọn lựa các sản phẩm uy tín, phù hợp với cơ địa của mèo. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích, chất hoá học, phụ liệu, và tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa mèo đi khám định kỳ tại các cơ sở thú y để kiểm tra sức khoẻ tổng thể, cũng như kịp thời phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến da.
Mèo bị viêm da là một vấn đề dai dẳng và dễ tái phát, đừng để điều này làm cản trở niềm vui và sự thoải mái trong cuộc sống của “boss” cưng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của PETKIT by HeLiCorp sẽ giúp bạn trang bị được cho mình những kiến thức hữu dụng trong việc chăm sóc sức khỏe thú cưng. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của PETKIT by HeLiCorp để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
>> Xem thêm: Mèo bị ghẻ do đâu, có chữa được không?
>> Xem thêm: 6 dấu hiệu mèo bị tiêu chảy mà sen cần biết
>> Xem thêm: Mèo bị dại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh từ sớm