PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Mèo bị dại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh từ sớm

Thứ Hai, 16/09/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Mèo bị dại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh từ sớm

Mèo bị dại không chỉ là mối đe dọa lớn đối với thú cưng mà còn tiềm ẩn rủi ro cho cả gia đình. Đặc biệt, việc nhiều người băn khoăn liệu mèo cắn có bị dại không trong quá trình chăm sóc cũng làm tăng mối lo ngại trong cộng đồng “con sen”. Với khả năng lây lan nhanh chóng và nguy cơ gây tử vong cao, việc phát hiện sớm những dấu hiệu và trang bị các biện pháp phòng ngừa kịp thời là vô cùng quan trọng. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu cách bảo vệ mèo yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này tại bài viết sau.

1. Bệnh dại ở mèo là gì?

Dại là một bệnh nhiễm trùng virus do virus dại (rabies virus) gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của mèo. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất vì khả năng lây lan nhanh chóng từ động vật sang người thông qua vết cắn, vết cào, hoặc tiếp xúc với nước bọt của mèo bị nhiễm dại.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng di chuyển qua các dây thần kinh và tấn công não bộ, dẫn đến các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng như mất kiểm soát hành vi, hoảng loạn, hoặc tê liệt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mèo bị bệnh dại gần như sẽ dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh dại và biết cách phòng ngừa là cực kỳ quan trọng để bảo vệ cho mèo và cả gia đình.

mèo bị dạiMèo bị dại do rabies virus gây ra

2. Dấu hiệu mèo bị dại là như thế nào?

Dấu hiệu mèo bị dại thường phát triển qua 3 giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn, các dấu hiệu càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, làm sao để phát hiện được mèo bị dại như thế nào ngay từ những dấu hiệu ban đầu là điều rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời, vì khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối thì gần như không thể cứu chữa.

2.1 Giai đoạn đầu (Tiền triệu)

Trong giai đoạn này, mèo thường có những thay đổi nhỏ về hành vi mà chủ nuôi khó có thể nhận ra ngay lập tức. Chúng có thể trở nên sợ hãi, lo lắng, bồn chồn một cách không rõ nguyên nhân. Mèo mất cảm giác thèm ăn, tiêu chảy hoặc nôn mửa nhẹ, cố gắng liếm láp các vết thương, chảy nước dãi bất thường và mất kiểm soát. Những hành vi này có thể kéo dài từ 2 - 3 ngày.

Để phát hiện một số bất thường này sớm hơn, bạn có thể sử dụng máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT ULTRA có khả năng tự động theo dõi lượng phân mèo và báo cáo các chỉ số về tình trạng tiêu hóa hằng ngày.

Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI

máy dọn phân mèo Petkit purobot ultra

Camera AI trên Purbot Ultra phân tích tình trạng phân của mèo

Khi kết hợp với cát phát hiện máu PETKIT Occult Blood Test Mixed Cat Litter, hệ thống sẽ ngay lập tức nhận diện một số dấu hiệu bất thường như máu ẩn trong phân, cho thấy tình trạng viêm nhiễm hoặc rối loạn sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả những biểu hiện bất thường của bệnh dại trong giai đoạn đầu.

Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter

cát phát hiện máu petkit

Màu sắc của cát phát hiện máu Petkit khi phát hiện bệnh

2.2 Giai đoạn kích động (Cuồng loạn)

Đây là lúc các dấu hiệu của bệnh trở nên rõ ràng nhất. Mèo bắt đầu trở nên hung dữ, tấn công các vật xung quanh hoặc thậm chí cả chủ nhân. Chúng liên tục chạy nhảy, cào cắn mọi thứ vô lý, kêu la hoặc gầm gừ nhiều hơn, thậm chí còn biểu hiện đau đớn khi bị kích thích nhẹ nhàng. 

Ngoài ra, mèo cũng thay đổi giọng kêu và thở hổn hển. Đây là giai đoạn nguy hiểm, vì nước bọt của mèo mang virus dại và có thể dễ dàng lây truyền qua vết cào hoặc cắn.

2.3 Giai đoạn liệt (Tận cùng)

Lúc này, bệnh dại đã tấn công mạnh mẽ vào hệ thần kinh của mèo, gây ra tình trạng tê liệt. Các chi của mèo sẽ bắt đầu yếu dần đi, không điều khiển được cơ thể và mất dần khả năng di chuyển. Một dấu hiệu đặc trưng khác là mèo không thể nuốt thức ăn hay nước uống, dẫn đến việc chảy nước dãi nhiều hơn. Cùng với đó, mèo có thể bị khó thở và dần suy kiệt cho đến khi mất mạng.

mèo bị dạiMèo kêu gào và dễ đau đớn khi bị dại 

3. Nguyên nhân mèo bị dại

Bệnh dại ở mèo chủ yếu lây lan qua sự tiếp xúc với dịch cơ thể của động vật mắc bệnh. Mèo có thể bị nhiễm dại từ nhiều nguồn khác nhau như:

  • Tiếp xúc với vết cắn: Nếu mèo bị cắn bởi một động vật mắc bệnh dại, virus có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. 

  • Tiếp xúc với vết cào: Mèo bị nhiễm bệnh từ vết cào của động vật bị dại, đặc biệt khi cào chảy máu hoặc dịch cơ thể dính vào vết thương.

  • Tiếp xúc với động vật hoang dã: Những chú mèo hoang sống ngoài trời hoặc có thói quen lang thang thường có nguy cơ tiếp xúc cao với động vật hoang dã như dơi, sóc, hoặc chuột mang mầm bệnh của virus dại.

  • Thiếu tiêm phòng: Mèo chưa được tiêm phòng, tiêm không đúng lịch, hoặc tiêm không đủ số liều theo khuyến cáo của bác sĩ thú y thường dễ bị nhiễm bệnh dại.

  • Đặc điểm sinh học của mèo: Mèo có sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh lý nền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại cao hơn thông thường.

  • Sự phát triển của virus trong môi trường: Virus dại có thể tồn tại trong môi trường trong khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là trong điều kiện bị ô nhiễm, ẩm ướt và lạnh.

mèo bị dạiTiếp xúc với động vật hoang dã khiến mèo dễ bị dại

4. Mèo bị dại có chữa được không?

Đáng tiếc rằng khi mèo đã có những biểu hiện của bệnh dại, thì khả năng chữa trị gần như bằng không. Bệnh dại ở mèo tiến triển rất nhanh và sẽ dẫn đến tử vong chỉ sau vài ngày đến vài tuần từ khi các triệu chứng trở nên rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu mèo được tiêm phòng đầy đủ và phát hiện kịp thời, bạn vẫn có thể ngăn chặn hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này.

>> Xem thêm: Mèo cào có bị dại không? Có cần tiêm phòng không?

5. Cách phòng tránh bệnh dại ở mèo

Như đã nêu ở trên, phòng tránh bệnh dại ở mèo chính là biện pháp duy nhất để bảo vệ sức khoẻ của thú cưng cũng như cả gia đình. Bạn có thể tham khảo một số cách phòng tránh sau đây để ngăn ngừa bệnh dại hiệu quả hơn:

  • Tiêm phòng định kỳ: Đây là biện pháp phòng ngừa chính và hiệu quả nhất. Bạn nên cho bé tiêm vaccine dại lần đầu khi chúng khoảng 12 tuần tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Hãy chắc chắn rằng loại vaccine này được sản xuất chính hãng và được thực tiêm bởi bác sĩ thú y có uy tín.

  • Giám sát mèo: Giữ mèo trong khu vực an toàn và hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã có nguy cơ mang mầm bệnh. 

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa bé mèo đến bác sĩ thú y thường xuyên để được kiểm tra xem mèo có bị dại không, đồng thời đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời. 

  • Theo dõi các động vật khác: Nếu bạn có nuôi thêm các động vật khác hoặc có tác động trực tiếp với mèo, hãy chắc chắn rằng chúng cũng được tiêm phòng và kiểm tra sức khoẻ đầy đủ để tránh nguy cơ lây nhiễm.

  • Nhận diện và điều trị kịp thời: Khi mèo bị cắn hoặc bị trầy xước, hãy làm sạch và khử trùng vết thương ngay lập tức. Nếu nghi ngờ rằng mèo đã tiếp xúc với động vật bị dại, hãy đưa bé tới bác sĩ thú y ngay lập tức để thực hiện các biện pháp bảo vệ khẩn cấp.

mèo bị dạiTiêm phòng dại định kỳ cho mèo

6. Câu hỏi thường gặp về mèo bị dại

6.1 Mèo cào có bị dại không?

Mèo cào có bị dại không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thông thường, mèo cào không phải là con đường lây truyền bệnh dại chủ yếu. Tuy nhiên, nếu móng vuốt của mèo có dính nước dãi nhiễm virus từ động vật dại và vết cào gây chảy máu thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Để an toàn, bạn nên sát trùng vết cào và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

6.2 Mèo không bị dại cắn có sao không?

Mèo không bị dại cắn có sao không còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Nếu mèo không có dấu hiệu bị dại và đã được tiêm phòng đầy đủ thì vết cắn từ mèo thường không gây nguy hiểm về mặt bệnh lý. 

Tuy nhiên, nếu vết thương khi bị cắn không được xử lý đúng cách, có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng và tạo điều kiện cho virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. 

6.3 Mèo bị dại bao lâu thì chết?

Mèo bị dại bao lâu thì chết phụ thuộc vào tình trạng cơ thể mèo mức độ nhiễm bệnh. Thời gian từ khi mèo nhiễm virus, ủ bệnh, cho đến khi phát bệnh và tử vong thường kéo dài từ 3-5 ngày, thậm chí lâu hơn từ vài tuần đến vài tháng.

mèo bị dạiMèo suy yếu sức khoẻ dần khi bị dại

Hãy coi trọng việc chăm sóc sức khỏe cho mèo như một phần thiết yếu hàng ngày khi bạn đã quyết định chung sống với các bé. Đừng để những rủi ro tiềm ẩn khi mèo bị dại ảnh hưởng đến niềm vui và sự an tâm cho cả gia đình. Theo dõi PETKIT by HeLiCorp để trang bị thêm nhiều kiến thức để bảo vệ mèo yêu của mình một cách tốt nhất nhé.

>> Xem thêm: Mèo bị lòi dom là bệnh gì, chữa trị ra sao

>> Xem thêm: Mèo bị đau mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa đúng nhất 

>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa FIP

Từ khóa: mèo bị dại
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ