PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Mèo cắn có bị dại không? Cách xử lý khi mèo cắn

Thứ Ba, 17/09/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Mèo cắn có bị dại không? Cách xử lý khi mèo cắn

Trong quá trình vui đùa cùng mèo cưng, một số bé cảm thấy hưng phấn, quá khích nên xuất hiện những hành động tương đối “thô bạo” như cắn hay cào các “sen”. Do đó, không ít các “sen” có thắc mắc rằng liệu mèo cắn có bị dại không? Khi bị mèo cắn cần xử lý ra sao? Hãy để PETKIT Việt Nam By Helicorp giải đáp thắc mắc này của các bạn ngay trong bài viết này!

1. Bệnh dại là bệnh gì?

Bệnh dại (tên gọi tiếng Anh: Rabies) là một căn bệnh gây ra bởi một loại virus họ Rhabdoviridae. Bệnh có nguy cơ tử vong cao khi lây truyền từ nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh sang con người (thường lây qua đường vết cắn, vết xước hoặc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc). 

mèo cắn có bị dại không

Virus họ Rhabdoviridae là nguyên nhân gây ra bệnh dại ở con người

Khi virus xâm nhập vào cơ thể con người sẽ tấn công trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng bệnh nghiêm trọng như: đau đầu, co giật,... thậm chí và tử vong 100% nếu không được điều trị kịp thời.

Theo thống kê của WHO, bệnh dại đã xuất hiện ở hơn 150 quốc gia và tập trung chủ yếu là ở khu vực châu Á và châu Phi. Hơn 90% các trường hợp mắc bệnh dại xuất phát từ nguyên nhân bị chó bị nhiễm virus dại cắn hoặc cào trúng. 

Ngoài chó, bệnh còn xuất hiện ở một số loại vật nuôi như: mèo, chuột, ngựa, thỏ,... và các động vật hoang dã khác. Các loài động vật bị mắc bệnh dại do hít phải không khí, bụi bẩn chứa virus, ăn thức ăn sống của loài vật bị nhiễm bệnh,...

2. Mèo cắn có bị dại không?

Có thể thấy, hầu hết các trường hợp bị bệnh dại đều do bị chó cắn hoặc cào. Tuy nhiên, “mèo cắn có bị dại không?”, “bị mèo dại cắn có sao không?” cũng là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người khi biết mèo cũng có khả năng mắc bệnh dại như các bạn chó.

mèo cắn có bị dại không

Mèo cắn có bị dại không?

Dù khả năng mắc bệnh dại từ vết mèo cào, cắn là rất thấp (chỉ khoảng 5% ca nhiễm), nhưng trên thực tế, một chú mèo bị mắc virus bệnh dại vẫn có thể lây truyền virus cho chủ nhân của chúng thông qua các con đường lây bệnh như của chó. 

Theo các chuyên gia y tế, vết cắn và vết cào của mèo trưởng thành lẫn cả mèo con dù có mắc virus dại hay không vẫn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Nếu vết cắn, vết cào có tiếp xúc với máu, có thể gây ra nhiễm trùng và hình thành nguy cơ mắc bệnh dại và các bệnh lý khác như uốn ván, nấm da,...

3. Mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?

Trong trường hợp bạn vô tình bị mèo cắn chảy máu, điều đầu tiên đó chính là cần xử lý vết thương kịp thời và đúng cách. Bạn cần thực hiện các bước sau để vệ sinh sạch sẽ vết thương:

  • Bước 1: Sử dụng xà phòng rửa vết thương để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy.

  • Bước 2: Dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vết thương.

mèo cắn có bị dại không

Làm sạch vết thương bị mèo cắn bằng dung dịch sát khuẩn

  • Bước 3: Sử dụng băng gạc sạch băng nhẹ lên vết thương để tránh bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với không khí.

  • Bước 4: Theo dõi tình trạng vết thương và thực hiện thay băng hằng ngày hoặc khi bị ướt/ bẩn.

  • Bước 5: Đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra vết thương và được lên phác đồ điều trị bệnh nếu cần thiết.

Vậy trong trường hợp nào mèo cắn cần đi tiêm phòng? Việc quyết định có cần tiêm phòng hay không sẽ phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các yếu tố quan trọng để xác định có phải đi tiêm phòng không:

3.1 Lịch sử tiêm phòng

Nếu mèo được tiêm phòng bệnh dại đầy đủ, nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mèo là cực kỳ thấp. Trường hợp mèo vẫn chưa được tiêm phòng, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu bạn tiêm vắc xin phòng dại để đảm bảo an toàn sức khỏe

3.2 Tình trạng sức khỏe của mèo

Nếu mèo có sự thay đổi trong hành vi thường ngày như khó giao tiếp, trở nên hung dữ, khó nuốt,... hoặc các triệu chứng cảnh báo bệnh dại khác, bạn cần phải đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.

3.3 Mức độ vết thương

Nếu vết cắn của mèo gây chảy máu nhiều hoặc tạo ra vết thương sâu, bạn nên nhanh chóng tìm đến sự chăm sóc y tế để phòng tránh những biến chứng về sau. Ngay cả khi mèo cưng đã được tiêm phòng vắc xin dại đầy đủ, bạn cũng cần phải đến bác sĩ để được kiểm tra tình trạng vết thương. Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán xem bạn có cần tiêm phòng bệnh dại hay không.

>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo bị dại gồm những gì? Cách nhận biết nhanh nhất!

mèo cắn có bị dại không

Kiểm tra mức độ vết thương mèo cắn là một trong những  yếu tố quan trọng để xác định có phải đi tiêm phòng bệnh do mèo cắn

4. Thắc mắc về mèo cắn

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề mèo cắn mà PETKIT Việt Nam By Helicorp đã tổng hợp và sẽ giải đáp cụ thể để giúp bạn hiểu rõ hơn:

4.1 Mèo không bị dại cắn có sao không?

Trả lời: CÓ, mèo không bị dại cắn không đồng nghĩa với việc sức khỏe của bạn luôn được đảm bảo an toàn. Ngoài bệnh dại, vết cắn do mèo gây ra còn có thể gây ra nguy cơ như nhiễm trùng, bệnh sốt, viêm khớp, viêm nội tạng, và nhiễm ký sinh trùng.

Do đó, khi bị mèo không mắc virus dại cắn bạn vẫn nên thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh, sát khuẩn và tiêm phòng bệnh nếu cần thiết.

4.2 Bị chó, mèo cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Trả lời: Không chỉ cần theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân, bạn còn cần theo dõi tình trạng của thú cưng cắn để đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh. Thời gian theo dõi vết cắn do chó mèo gây ra được khuyến nghị là khoảng từ 10 - 14 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu thú cưng vẫn khoẻ mạnh thì nguy cơ lây nhiễm dại sẽ giảm đáng kể.

Trong một số trường hợp đặc biệt như vị trí cắn hoặc thú cưng xuất hiện các biểu hiện bất thường, thời gian theo dõi bệnh có thể kéo dài lâu hơn, khoảng 40 - 50 ngày tùy theo tình huống.

4.3 Bị mèo cắn có cần kiêng gì không?

Trả lời: KHÔNG CÓ chế độ ăn kiêng đặc biệt khi bị mèo cắn. Tuy nhiên, để vết thương mau chóng lành, tránh xuất hiện tình trạng sưng đau, hình thành mủ ở vết cắn, bạn nên:

  • Uống nước đầy đủ để điều hoà độc tố trong cơ thể, thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng: Cung cấp cho bản thân chế độ ăn giàu protein và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, giúp đẩy nhanh quá trình lành của vết thương

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các thức ăn cay nóng

Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng vệ vệ sinh vết thương sạch sẽ và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Vậy là PETKIT Việt Nam By Helicorp đã giải đáp vấn đề “mèo cắn có bị dại không?” cũng như cung cấp đến bạn cách xử lý mèo cắn hiệu quả. Để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân xung quanh, việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho thú cưng là điều cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với động vật lạ để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các nguy cơ tiềm ẩn.

>> Xem thêm: Mèo bị dại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh từ sớm

>> Xem thêm: Mèo bị đau mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa đúng nhất

>> Xem thêm: Mèo bị viêm phổi có tự khỏi được không?

Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ