Nguyên nhân mèo bị ngứa mắt và cách chữa trị tại nhà
Mèo bị ngứa mắt là vấn đề khiến các chủ nhân mèo lo lắng và đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này xuất phát từ rất nhiều tác nhân như nhiễm trùng, dị ứng,... Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp chữa trị sẽ giúp bạn phòng ngừa và đảm bảo sự thoải mái cho bé. Cùng Petkit khám phá chi tiết thông tin về tình trạng này trong bài viết sau!
1. Vì sao mèo bị ngứa mắt?
Mèo bị ngứa mắt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngứa mắt ở mèo mà bạn cần lưu ý:
-
Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mèo bị ngứa mắt. Điều này có thể xuất phát từ các yếu tố như bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, thức ăn. Mèo sẽ có biểu hiện dụi mắt liên tục.
-
Khô mắt: Mắt mèo bị khô khi không tiết đủ nước để cân bằng độ ẩm cần thiết. Tình trạng này có thể do sự thay đổi thời tiết, môi trường hay tuyến lệ hoạt động không hiệu quả. Từ đó khiến mèo bị khô mắt và cảm thấy ngứa mắt.
-
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng mắt thường do nấm, virus, vi khuẩn gây ra và bao gồm các tình trạng như viêm mí mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc. Mèo sẽ bị ngứa, sưng đỏ, chảy nước mắt, chảy mủ khi bị nhiễm trùng mắt.
-
Mắt tổn thương: Các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, vật thể nhỏ có thể bay vào mắt của bé mèo và khiến mắt bé bị tổn thương, đau và ngứa rát. Mắt mèo bị tổn thương cần đem tới bác sĩ thú ý ngay lập tức để tránh viêm nhiễm và ảnh hưởng đến thị lực của bé.
Mèo bị ngứa mắt do bị dị ứng hoặc tổn thương
2. Triệu chứng khi mèo bị ngứa mắt
Ngứa mắt ở mèo là vấn đề thường gặp và gây lo lắng cho các chủ nhân. Mèo bị ngứa mắt sẽ có nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu giúp bạn có phương pháp chữa trị kịp thời và chăm sóc bé tốt nhất:
-
Gãi, dụi mắt: Đây là triệu chứng mà bạn dễ nhận thấy nhất. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh bé mèo thường xuyên dùng chân để dụi, gãy vào mắt, hoặc dụi mắt vào các đồ dùng trong nhà. Hành động này chứng tỏ mèo đang cảm thấy khó chịu và cọ xát vào mọi đồ vật để giảm cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên nếu lặp lại nhiều lần, điều này có thể khiến mắt của bé bị tổn thương nặng nề hơn.
-
Mắt đỏ: Khi mèo bị dị ứng, nhiễm trùng hoặc bị viêm thì phần mắt của mèo, đặc biệt là vùng kết mạc sẽ bị sưng đỏ lên.
-
Chảy nước mắt: Chảy nước mắt là dấu hiệu phổ biến khi mèo ngứa mắt. Bé sẽ bị chảy nước mắt liên tục hoặc theo từng đợt. Điều này khiến vùng lông xung quanh mắt bị ướt, bết dính lại và khiến mèo không thoải mái.
-
Mắt đổ ghèn: Mèo bị đổ ghèn mắt là triệu chứng cho thấy mắt bé đang bị viêm nhiễm nặng. Ghèn mắt mèo thường có màu trắng, xanh hoặc vàng và thường bám dính phần viền và lông xung quanh mắt khiến mèo cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
-
Mắt sưng: Mèo bị sưng mắt là dấu hiệu sẽ nhận biết. Bé có thể bị sưng một hoặc cả hai bên mắt kèm theo các hiện tượng khác như đổ ghèn, viêm đỏ, chảy nước mắt. Khi thấy dấu hiệu này, bạn cần mang bé tới phòng khám để kiểm tra nhé.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị tắc búi lông
Mắt mèo bị sưng đau nếu dụi, gãi liên tục
3. Điều trị mèo bị ngứa mắt như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa mắt ở mèo mà chúng ta sẽ có phương pháp xử lý riêng biệt. Sau đây là các cách điều trị mèo bị ngứa mắt theo từng nguyên nhân cụ thể:
-
Dị ứng: Trước tiên, bạn cần xác định nguyên nhân mèo bị dị ứng: do bụi bẩn, thức ăn hay phấn hoa. Từ đó, bạn có thể giữ bé trong vùng an toàn, sạch sẽ và tránh xa các tác nhân gây dị ứng này. Đồng thời, bạn có thể kê cho mèo một số loại thuốc chống viêm, thuốc kháng Histamin theo chỉ định của bác sĩ.
-
Khô mắt: Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng chứa các thành phần như vitamin B6, Hydrochloride để bổ sung độ ẩm và làm dịu mắt cho mèo.
-
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng mắt mèo là do vi khuẩn, virus, nấm gây ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của mèo. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, phải vệ sinh mắt mèo thường xuyên, dùng khăn ẩm để lau sạch ghèn, mủ, nước mắt mèo để tránh tình trạng nhiễm trùng tái phát.
-
Mắt tổn thương: Mắt mèo có thể bị tổn thương khi bị vật thể lạ, bụi bẩn bay vào mắt. Việc đầu tiên cần làm là dùng khăn lau để loại bỏ vật lạ ra khỏi mắt mèo. Nếu cố gắng mà vẫn không thể làm được hoặc mắt mèo bị đỏ, xước, tổn thương nặng thì bạn nên đưa bé tới phòng khám thú y ngay lập tức. Bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả cho mèo.
Đưa bé mèo tới phòng khám thú y để tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp
4. Phòng ngừa ngứa mắt cho mèo thế nào?
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và giúp bé mèo khám phá mọi thứ trong cuộc sống. Vì vậy, cần phòng ngừa tình trạng mắt mèo ngứa để bé luôn khỏe mạnh và thoải mái nhất.
-
Giữ môi trường sống sạch sẽ: Vệ sinh nhà cửa và không gian sống của mèo thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn. Điều này giúp duy trì môi trường sống luôn sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho mèo.
-
Dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mèo như protein, chất béo, chất xơ, omega 3. Đặc biệt là các loại vitamin như vitamin E, vitamin A, vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cho mắt mèo.
-
Vệ sinh mắt mèo thường xuyên: Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho mèo. Dùng khăn ẩm lau quanh vùng xung quanh mắt để loại bỏ bụi bẩn, nước mắt, ghèn mắt. Điều này giúp mắt mèo luôn sạch sẽ và tránh tình trạng nhiễm trùng.
Máy ăn tự động có camera PETKIT YumShare Dual-Hopper (Gemini) - 2 ngăn |
Dùng khăn lau để vệ sinh mắt cho mèo thường xuyên
-
Khám định kỳ: Bạn cần đem mèo tới bác sĩ thú y để khám sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe đôi mắt. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các vấn đề về mắt để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa là “hành trang vững chắc” để ngăn chặn tình trạng ngứa mắt ở mèo. Hãy áp dụng các phương pháp mà Petkit Store chia sẻ ở trên để giúp đôi mắt Boss yêu luôn khỏe mạnh và tinh anh nhất nhé!
>>> Xem thêm: Cách sơ cứu mèo mắc nghẹn ở cổ và phòng ngừa chuẩn
>>> Xem thêm: Mèo uống nước nhiều có sao không?
>>> Xem thêm: Tắm cho mèo bằng xà phòng Lifebuoy được không