Mắt mèo bị đổ ghèn do đâu? Làm sao để xử lý?
Mèo bị đổ ghèn là do đâu và cách chữa trị như thế nào là câu hỏi được nhiều “sen” quan tâm, bởi đây là triệu chứng thường xuyên xuất hiện ở pet. Cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng này và cách xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân mèo bị đổ ghèn?
Mèo bị đổ ghèn do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể liên quan đến các bệnh lý về mắt hoặc do chấn thương. Các “sen” hãy cùng xem qua những nguyên nhân phổ biến qua bài viết sau.
1.1 Nhiễm trùng mắt
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mắt mèo bị đổ ghèn là nhiễm trùng. Điều này do các loại vi khuẩn, virus, hoặc nấm tấn công mắt mèo gây viêm kết mạc. Bạn có thể nhìn thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như: mắt đỏ và sưng, chảy nước mắt, đổ ghèn vàng, xanh hoặc nâu.
1.2 Chấn thương ở mắt
Mèo có thể bị chấn thương mắt do va chạm, bị cào trúng, có vật bay vào mắt,… Những vết thương này có thể khiến mèo chảy nước mắt liên tục dẫn đến viêm nhiễm, chảy máu và làm mắt mèo bị đổ ghèn.
Mắt mèo bị đổ ghèn do nhiều nguyên nhân tác động
1.3 Có dị vật trong mắt
Mắt mèo là bộ phận nhảy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, khi mèo chơi đùa hoặc sinh hoạt trong môi trường hằng ngày thì sẽ không tránh khỏi việc có vật lạ bay vào mắt như: vụn cát, côn trùng, phấn hoa,... Khi mắt bị tác động, cơ thể mèo sẽ tiết ra dịch nhầy bảo vệ mắt, điều này cũng là nguyên nhân mắt mèo bị đổ ghèn.
1.4 Khô mắt
Đôi mắt khô là dấu hiệu của việc thiếu nước mắt, khiến cho mèo bị khó chịu. Vì vậy, cơ thể mèo sẽ tự động sản sinh ra chất nhầy cho mắt, giúp mặt có độ ẩm và làm sạch mắt. Đây cũng là một trong số nguyên do gây đổ ghèn ở mắt.
1.5 Tắc ống dẫn lệ
Tắc ống dẫn lệ là tình trạng nước mắt không thể chảy ra ngoài, gây ứ đọng và dẫn đến tình trạng mắt đổ ghèn. Đây là vấn đề thường gặp ở giống mèo Ba Tư bởi chúng có cấu trúc gương mặt phẳng và sở hữu nhãn cầu lớn bên trong hốc mắt nhỏ.
1.6 Mèo bị đục thuỷ tinh thể
Đây là một triệu chứng về mắt rất nguy hiểm ở mèo. Nguyên nhân do tăng áp trong mắt, gây tổn thương đến dây thần kinh trong mắt mèo. Mèo mắc bệnh này thì mắt trở nên mờ đục, viêm nhiễm, chảy ghèn liên tục, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến mù lòa.
1.7 Bệnh lý mắt
Một số bệnh lý ở mắt như: loét giác mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, bệnh dại hoặc bệnh gan cũng có thể gây ra tình trạng mèo bị đổ ghèn. Những bệnh lý này thường nghiêm trọng và cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Mèo bị dại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh từ sớm
Các bệnh lý về mắt cũng khiến cho mắt mèo bị tổn thương và đổ ghèn
2. Các triệu chứng thường gặp khác khi mèo bị đổ ghèn
Dưới đây là một số triệu chứng thường xuất hiện kèm theo khi mắt mèo bị đổ ghèn:
-
Đau mắt: Đau mắt là dấu hiệu cho thấy mắt mèo bị viêm nhiễm hoặc có chấn thương. Bạn có thể thấy mèo thường rên rỉ, đau đớn và có hành động dụi mắt hoặc tránh tiếp xúc ánh sáng.
-
Đỏ mắt: Nếu bạn thấy “boss” bị đỏ mắt và đổ ghèn thì có thể chúng đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về mắt.
-
Sưng mắt: Mèo sẽ cảm thấy khó chịu, chảy nước mắt hoặc đổ ghèn. Lúc này, triệu chứng viêm nhiễm đã trở nặng hơn.
-
Chảy nước mắt: Nước mắt của mèo chảy ra có màu vàng hoặc xanh lục. Lượng nước mắt chảy liên tục, có thể nhiều hoặc ít.
-
Gãi mắt thường xuyên: Nguyên nhân là do mắt mèo bị ngứa ngáy hoặc đau đớn. Tuy nhiên, việc này có thể làm mắt của “boss” bị tổn thương nặng hơn.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị ngứa mắt và cách chữa trị tại nhà
Các “sen” cần nhận biết các triệu chứng thường gặp khi mèo bị đổ ghèn
3. Xử lý mắt mèo đổ ghèn ra sao?
Mèo bị đổ ghèn xảy ra thường xuyên và nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến thị lực của mèo, thậm chí là mù loà. Vậy cách xử lý mắt mèo đổ ghèn như thế nào? Mời các bạn đọc tiếp tục theo dõi.
3.1 Lấy ghèn mắt
Khi phát hiện mắt mèo bị đổ ghèn, “sen” nên dùng khăn mềm hoặc bông gòn ẩm để lau sạch ghèn. Điều này giúp giữ cho mắt mèo sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
3.2 Vệ sinh vùng mắt của mèo bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là phương pháp làm sạch hiệu quả và an toàn. Sau khi lấy hết ghèn trong mắt, bạn thấm một ít nước muối ra khăn hoặc vải sạch để rửa mắt cho “boss” cưng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chung khăn để lau cả 2 mắt, thay vào đó nên làm sạch từng mắt để không đảm bảo không bị lây nhiễm.
Dùng vải sạch để lau mắt ghèn mắt cho mèo
3.3 Dùng thuốc nhỏ mắt
Hiện nay trên thị trường đã có các loại thuốc nhỏ mắt dành cho thú cưng, giúp giảm các triệu chứng đau, sưng, đỏ hiệu quả. Các “sen” có thể tìm mua tại cơ sở thú y để chữa trị và phòng tránh các bệnh về mắt ở mèo.
3.4 Đến khám tại cơ sở thú y
Nhiều “sen” sẽ thắc mắc: Mèo đổ ghèn thì khi nào thì nên đưa đến bác sĩ thú y? Câu trả lời là, nếu mắt mèo tiếp tục đổ ghèn sau khi đã vệ sinh hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng như mắt sưng, đỏ, mèo gãi mắt liên tục, chảy nước mắt và đau đớn, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh lý của “boss” cưng. Đồng thời, cần chăm sóc bé mèo chu đáo để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Mèo bị đổ ghèn là dấu hiệu cho thấy mắt mèo đang gặp vấn đề cần lưu ý. Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh và biện pháp xử lý sẽ giúp các “sen” bảo vệ mắt cho “boss” cưng được khỏe mạnh hơn. Hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở mắt mèo và kịp thời đưa mèo đến bác sĩ thú y khi cần thiết nhé!
>>> Xem thêm: Mèo bị ung thư: Nguyên nhân, phân loại và cách chữa mới nhất
>>> Xem thêm: Mèo cào móng để làm gì? Có cần phải ngăn chặn?
>>> Xem thêm: Mèo bị lòi dom là bệnh gì, chữa trị ra sao