Các bệnh về da ở mèo mà Sen cần biết
Mèo là loài vật nuôi đáng yêu được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các bé mèo rất hay dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về da. Do đó, việc nắm bắt kiến thức về các bệnh da liễu thường gặp ở mèo là vô cùng quan trọng, giúp bé mèo luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trong bài viết này, bạn hãy cùng PETKIT tìm hiểu về các bệnh về da ở mèo mà "Sen" cần biết nhé.
1. Vì sao mèo dễ bị bệnh ngoài da?
Có nhiều nguyên nhân gây các bệnh về da ở mèo, bao gồm:
-
Đặc điểm cơ thể của mèo: Da mèo mỏng và nhạy cảm hơn nhiều so với chó và các loại động vật khác nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Ngoài ra, mèo có nhiều tuyến bã nhờn trên da và điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
-
Hành vi và thói quen: Mèo thường xuyên liếm láp lông để vệ sinh, vô tình đưa vi khuẩn, nấm mốc từ môi trường lên da. Một số bé mèo thích leo trèo, nghịch ngợm, dễ khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
-
Yếu tố môi trường: So với mèo trong nhà, mèo được nuôi ở ngoài trời có nhiều khả năng bị nhiễm ký sinh trùng bên ngoài như bọ chét hơn, đồng thời có nguy cơ bị thương và áp xe cao hơn khi đánh nhau với mèo hoặc động vật khác.
-
Căng thẳng, stress cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mèo, khiến da dễ bị tổn thương.
-
Chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết có thể khiến da mèo khô, dễ bong tróc, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc tấn công. Chế độ ăn uống không phù hợp hoặc dị ứng thức ăn cũng có thể dẫn đến các bệnh về da ở mèo.
2. Các bệnh về da ở mèo phổ biến
2.1 Bệnh nấm mèo
Bệnh nấm là một trong các bệnh về da ở mèo phổ biến nhất, do nấm Microsporum canis gây ra. Bệnh có thể lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nhiễm bệnh hoặc qua các vật dụng chung như bàn chải, quần áo, chăn màn. Mèo mọi lứa tuổi và mọi giống mèo đều có khả năng mắc bệnh nhưng thường gặp nhất với mèo dưới 6 tháng tuổi và mèo lông dài.
Triệu chứng:
-
Vùng da bị rụng lông, hình thành các mảng tròn, hoặc bình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh.
-
Mèo ngứa ngáy dữ dội, gãi nhiều dẫn đến da bị trầy xước, chảy máu.
-
Nấm có thể lan rộng sang các bộ phận khác trên cơ thể như tai, mắt, mõm.
-
Trong trường hợp mèo bị nhiễm nấm nặng và lan rộng toàn thân, bạn có thể thấy mèo bị rụng lông từng mảng lớn, da dày lên, viêm da. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và gây tử vong.
Bệnh nấm ở mèo nguy hiểm vì không chỉ lây lan toàn thân mèo mà còn có thể lây sang những con mèo khác. Do đó, bạn cần thường xuyên chú ý đến thú cưng của mình để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm? Những lưu ý khi mèo bị bệnh nấm
2.2 Bệnh rụng lông
Mèo rụng lông là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, diễn ra theo chu kỳ rụng và mọc lại. Tùy thuộc vào giống mèo, mùa trong năm và chế độ dinh dưỡng, mức độ rụng lông ở mỗi con mèo sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mèo rụng lông bất thường, vượt quá mức bình thường, kèm theo các biểu hiện:
-
Xuất hiện các mảng hói
-
Mèo ngứa ngáy, gãi nhiều
-
Da ửng đỏ, sưng tấy
-
Mèo có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn
-
Thay đổi hành vi
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn của “hoàng thượng” nhà bạn. Do đó, việc quan sát, theo dõi và đưa mèo đến bác sĩ thú y kịp thời khi có dấu hiệu bất thường là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe mèo.
>>Xem thêm: Hít phải lông mèo có sao không? Cách giảm tác hại của lông mèo
2.3 Bệnh viêm da dị ứng
Bệnh viêm da dị ứng ở mèo là tình trạng da bị kích ứng do phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân dị nguyên trong môi trường, bao gồm: phấn hoa, bụi nhà hoặc các hóa chất có trong sản phẩm vệ sinh nhà cửa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng.
Dị ứng có thể gây rụng lông hoặc tổn thương da ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mèo, bao gồm cả vùng bụng. Có nhiều phương pháp điều trị để làm dịu ngứa da khi mèo bị viêm da do dị ứng. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất vẫn là tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
2.4 Bệnh viêm da do ký sinh trùng
Bệnh này thường do các loại ký sinh trùng hút máu thường sống trên da mèo gây ra như bọ chét, ve tai, rận mèo gây ra. Đặc điểm chung của những "kẻ thù" này là chúng sở hữu nhiều chân, di chuyển linh hoạt, khiến mèo vô cùng ngứa ngáy và cào cấu liên tục. Hành động này vô tình tạo nên những vết trầy xước, mở rộng diện tích da bị tổn thương, khiến tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn.
Hơn thế nữa, điều kiện thời tiết thuận lợi cùng môi trường sống phù hợp chính là cơ hội để các ký sinh trùng này sinh sôi nảy nở và lây lan nhanh chóng. Để duy trì sự sống, chúng sẽ bám chặt vào da mèo, hút máu liên tục, khiến lông mèo trở nên yếu ớt, gãy rụng, mất đi vẻ đẹp vốn có. Nguy hiểm hơn, khi tình trạng viêm da kéo dài và chuyển biến thành mãn tính, những tổn thương trên da mèo sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến lở loét, viêm nhiễm nặng nề, đồng thời phát ra mùi hôi tanh khó chịu.
2.5 Bệnh ghẻ
Mèo bị ghẻ do ký sinh trùng rận ghẻ gây ra. Bệnh này khiến mèo bị ngứa ngáy dữ dội, khiến chúng liên tục gãi và cào, dẫn đến da bị mẩn đỏ, trầy xước và đóng vảy. Điều đáng lo ngại là rận ghẻ có khả năng lây lan rất nhanh chóng giữa các con mèo thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các vật dụng chung như bát ăn, đồ chơi, chăn màn.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn chặn sự lây lan trong cả đàn mèo và bảo vệ sức khỏe cho người nuôi. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, chăm sóc cẩn thận và theo dõi thường xuyên sẽ giúp bạn bảo vệ "boss" của mình khỏi căn bệnh phiền toái này.
2.6 Bệnh giun đũa
Giun đũa là một loại ký sinh trùng khác ảnh hưởng đến mèo, đặc biệt là những con dưới 1 tuổi. Bệnh này có thể gây ra các vết thương tròn trên đầu, chân trước và tai của mèo cũng như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Da xung quanh các tổn thương này thường bị hói và bong tróc.
Giun đũa rất dễ lây lan và có thể truyền nhiễm sang các vật nuôi khác trong nhà cũng như cho con người. Do đó, khi mèo có biểu hiện của bệnh giun đũa, hãy điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời, hãy nhờ bác sĩ thú y tư vấn để vệ sinh sạch môi trường sống, loại bỏ ấu trùng giun đũa, đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình. Việc chăm sóc kịp thời và đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của cả mèo và mọi người trong nhà.
2.7 Ung thư da
Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV có hại, có thể làm tăng nguy cơ mèo bị ung thư da. Mèo trắng, mèo có đôi tai hoặc mũi màu trắng và mèo bị hói là những đối tượng dễ bị cháy nắng nhất do thiếu sắc tố bảo vệ ở các vùng này. Đôi tai thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng mí mắt và mũi cũng có thể bị tổn thương.
Những dấu hiệu ban đầu của cháy nắng thường là mẩn đỏ nhẹ và rụng lông dọc theo rìa tai. Theo thời gian, các vùng bị cháy nắng sẽ mở rộng, làm da trở nên dày và ngứa, khiến mèo hay lắc đầu và gãi tai, dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng. Viêm da sẽ dần trở nên tồi tệ hơn vào mỗi mùa hè, có thể phát triển thành các vết loét dai dẳng và ung thư biểu mô tế bào vảy.
Mèo thường thích tắm nắng vào mùa hè, nhưng ánh nắng có thể gây hại cho da của chúng. Da mèo nhạy cảm và không chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, bạn cần quan sát mèo và không để chúng ở ngoài nắng quá lâu để bảo vệ sức khỏe da của chúng.
3. Dấu hiệu báo hiệu mèo bị bệnh về da?
Mèo cưng của bạn có thể dễ dàng biểu hiện các vấn đề về da, nhưng đôi khi cũng khó để nhận biết rõ ràng. Nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, có thể khiến da mèo phản ứng tương tự nhau, và thậm chí nhiều vấn đề về da có thể xuất hiện cùng lúc. Do đó, việc đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y là vô cùng quan trọng khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da của chúng.
Một số dấu hiệu da mèo có vấn đề:
-
Ngứa ngáy: Mèo gãi liên tục, thậm chí cắn, liếm đến mức da trầy xước, chảy máu. Ngứa ngáy cũng có thể khiến mèo lắc đầu liên tục nếu tai bị kích ứng.
-
Chải chuốt quá mức: Mèo dành nhiều thời gian hơn bình thường để liếm láp, chải chuốt bản thân.
-
Rụng lông: Xuất hiện những mảng da hói, rụng lông bất thường.
-
Da khô hoặc gàu: Da mèo sần sùi, bong tróc vảy, có thể kèm theo ngứa ngáy.
-
Lông xỉn màu, thiếu sức sống: Lông mèo trở nên xỉn màu, khô ráp, mất đi vẻ bóng mượt vốn có.
-
Vết thương, loét trên da: Vết thương hở, chảy dịch, có thể kèm theo mủ hoặc máu.
-
Da ửng đỏ: Da mèo xuất hiện những mảng đỏ, sưng tấy.
-
Cục u, sưng tấy: Xuất hiện những cục u, sưng bất thường trên da.
-
Đốm hoặc vảy: Da mèo xuất hiện các đốm lạ, vảy sần sùi.
-
Rỉ nước: Da tiết ra dịch nhờn, dịch mủ hoặc máu.
-
Da nóng khi chạm vào: Da mèo nóng bất thường khi sờ vào.
4. Chăm sóc mèo bị bệnh về da như thế nào?
Các bệnh về da ở mèo thường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để giảm ngứa và hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng khi chăm sóc mèo cưng của bạn:
4.1 Tắm rửa thường xuyên
Đầu tiên, bạn hãy sử dụng dầu gội dành riêng cho mèo bị bệnh da liễu theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Tắm cho mèo 1-2 lần mỗi tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu mèo của bạn có vùng da bị nhiễm trùng hoặc bã nhờn nhiều, bạn có thể tăng tần suất tắm cho mèo.
Sau khi tắm, bạn hãy lau khô người mèo cẩn thận và giữ ấm cho mèo. Ngoài ra, bạn có thể sử thêm một số sản phẩm chăm sóc lông cho mèo của PETKIT như lồng sấy lông, dụng cụ cắt tỉa lông…để có thể chăm sóc tốt nhất cho các “boss” của mình nhé.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro |
4.2 Kiểm soát ngứa
Sử dụng vòng cổ chống liếm hoặc thuốc xịt chống ngứa theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Các thuốc này sẽ giúp mèo kiểm soát tình trạng bị ngứa, giảm sưng viêm và làm lành các vùng da bị tổn thương.
4.3 Định kỳ thăm khám bác sĩ thú y
Khi bắt đầu điều trị, bạn hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ từ 2-8 tuần một lần. Việc thăm khám sẽ giúp đánh giá hiệu quả của liệu pháp và điều chỉnh kế hoạch điều trị khi cần thiết.
4.4 Theo dõi hiệu quả và tái khám
Khi các triệu chứng viêm da được kiểm soát, bạn hãy đến tái khám định kỳ 3-12 tháng một lần để bác sĩ có thể theo dõi sự tiến triển và đảm bảo không có dấu hiệu tái phát của bệnh viêm da.
4.5 Chế độ ăn uống dinh dưỡng, cân đối
Cung cấp cho mèo một chế độ ăn cân đối, giàu dinh dưỡng như các thức ăn chứa axit béo omega-3 và omega-6 để cải thiện sức khỏe da và lông. Ngoài ra, nhớ đảm bảo mèo cưng uống đủ nước mỗi ngày. Bạn nên sử dụng thêm máy lọc nước cho chó mèo để kích thích uống đủ nước và cung cấp lượng nước sạch, tinh khiết, sạch khuẩn cho “boss".
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Solo 2 - Bơm không dây |
Bài viết này đã tổng hợp các bệnh về da ở mèo thường gặp, cùng những dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn chăm sóc khi mèo mắc bệnh. Hy vọng những thông tin hữu ích của PETKIT by Helicorp sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho mèo cưng của mình, để "hoàng thượng" luôn vui vẻ, khỏe mạnh và xinh đẹp nhé!
>> Xem thêm: Nên nuôi mèo mấy tháng tuổi? Cách chọn mèo con khỏe mạnh
>> Xem thêm: Mèo bị sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều tr