Các bệnh về mắt ở mèo: Nguyên nhân và mẹo phòng ngừa đúng
Giống như con người, mèo cũng có thể gặp phải nhiều vấn đề về mắt ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe tổng thể. Các vấn đề này có thể bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và nhiều tình trạng khác. Để bảo vệ đôi mắt của mèo và ngăn ngừa tình trạng mất thị lực, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, PETKIT By Helicorp xin chia sẻ đến các "sen" các bệnh về mắt ở mèo và cách chăm sóc hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe mắt cho mèo cưng của bạn.
1. Mắt mèo có đặc điểm gì?
Liệu mèo có đang mình mọi vật giống như cách chúng ta nhìn? Tại sao mèo có thể tìm và săn côn trùng và nhện trong điều kiện ánh sáng mờ? Để giải đáp được các vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết đặc điểm của mắt mèo!
1.1 Giai đoạn phát triển mắt ở mèo
Mắt của mèo trải qua nhiều giai đoạn phát triển thú vị, cụ thể:
-
Ngay khi mới sinh, mèo con mù hoàn toàn và mí mắt luôn trong trạng thái đóng kín.
-
Khoảng 8 ngày tuổi, mắt mèo bắt đầu hé mở, và đến 10-14 ngày tuổi, mí mắt sẽ mở hoàn toàn.
-
Lúc 3 tuần tuổi, lưu lượng máu đến mắt tăng lên, giúp cải thiện khả năng quang học.
-
Khi được 4 tuần tuổi, khả năng nhận thức chiều sâu của mèo bắt đầu phát triển.
-
Đến 6 tuần tuổi, mèo con đã sử dụng thị lực để tìm thức ăn và tránh chướng ngại vật.
-
Màu mắt của mèo con thay đổi từ 3-6 tuần tuổi, cùng với đó khả năng thị giác của mèo sẽ phát triển đầy đủ khi đạt đến độ tuổi 8 tuần.
Mèo sơ sinh bị mù và mí mắt đóng kín hoàn toàn
1.2 Đặc điểm mắt mèo
Mắt mèo hoạt động tương tự như mắt của con người và bao gồm nhiều bộ phận quan trọng, như củng mạc, kết mạc, giác mạc, mống mắt, đồng tử và thủy tinh thể. Những bộ phận này kết hợp thu thập ánh sáng và hình ảnh từ môi trường xung quanh, sau đó gửi tín hiệu đến não và mã hoá thông tin để mèo có thể nhìn thấy.
Nhãn cầu của mèo nằm trong một hốc xương gọi là hốc mắt, nơi không chỉ chứa mắt mà còn có các dây thần kinh, cơ, mạch máu và ống dẫn nước mắt. Các thành phần này hoạt động cùng nhau để bảo vệ mắt, duy trì chức năng thị giác và giúp mèo điều chỉnh tầm nhìn trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.
Mỗi mắt mèo đều có một mí mắt thứ ba (hay còn gọi là màng nháy mắt), đóng vai trò như một lớp bảo vệ đặc biệt. Nó giúp giữ cho mắt luôn ẩm, đồng thời loại bỏ các bụi bẩn và mảnh vụn rơi vào mắt. Bên cạnh đó, mèo cũng sở hữu tuyến lệ, tạo ra một lượng nước mắt tự nhiên giúp duy trì độ ẩm cho mắt, bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại và giữ cho mắt luôn khỏe mạnh.
Để thích nghi với môi trường sống tự nhiên, mắt mèo có nhiều đặc điểm nổi bật, giúp chúng nhìn rõ hơn trong mọi thời điểm:
-
Mắt mèo có số lượng tế bào que nhiều gấp 6-8 lần so với con người. Điều này giúp mèo nhìn tốt hơn trong điều kiện ánh sáng kém nhất là vào ban đêm.
-
Đồng tử của mèo có hình dạng thẳng đứng, điều này giúp chúng kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt, bảo vệ võng mạc khỏi nguồn ánh sáng mạnh.
Đồng tử của mèo có hình dạng thẳng đứng, giúp kiểm soát ánh sáng đi vào mắt
-
Giác mạc của mèo lớn hơn so với con người, giúp mắt chúng có thể tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn.
-
Lớp màng tapetum lucidum mắt mèo giúp tăng độ nhạy cảm cho mắt trong điều kiện thiếu sáng
2. Các bệnh về mắt ở mèo thường gặp nhất
Mặc dù sở hữu những đặc điểm vượt trội và khả năng quan sát tốt trong bóng đêm, mắt mèo vẫn có thể bị tổn thương bởi các tác nhân từ môi trường như: nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc do bệnh lý nền…. Những tác nhân ngày có thể khiến mèo bị đau đớn lâu dài hoặc mất thị lực nên không có sự can thiệp y tế kịp thời.
Dưới đây là các bệnh về mắt ở mèo thường gặp mà bạn cần lưu ý để nhanh chóng phát hiện và điều trị cho bé:
2.1 Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Viêm kết mạc là tình trạng màng lót phía trước nhãn cầu và bề mặt bên trong mí mắt bị sưng viêm. Mèo bị viêm kết mạc thường mắt sưng, tơ máu đỏ và chảy nước mắt, bé sẽ cảm thấy khó chịu nhẹ và có thói quen nheo mắt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm kết mạc ở mèo là nhiễm vi rút herpes (Feline herpes virus - FHV). Các nguyên nhân khác có thể bao gồm nhiễm trùng vi khuẩn, dị vật trong mắt, và các yếu tố kích ứng khác.
Viêm kết mạc do vi rút không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, việc điều trị thích hợp sẽ giúp cải thiện hoặc giảm nhẹ các triệu chứng. Do có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm kết mạc, bác sĩ thú y có thể kê đơn kết hợp các liệu pháp kháng sinh hoặc kháng vi rút để điều trị hiệu quả và giúp mèo nhanh chóng hồi phục.
Mèo bị viêm kết mạc do nhiễm vi rút herpes
2.2 Viêm bờ mi
Viêm bờ mi ở mèo (tên tiếng Anh: Blepharitis) là bệnh lý do Entropion gây ra. Lúc này, mí mắt gập vào trong và cọ vào mắt, gây kích ứng và viêm. Một số mèo, đặc biệt là những giống có khuôn mặt phẳng và nếp gấp da rõ rệt như mèo Ba Tư hoặc mèo Himalaya, dễ mắc phải tình trạng này.
Ngoài entropion, các nguyên nhân phổ biến khác cần được bác sĩ thú y chẩn đoán có thể bao gồm: nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh, phản ứng dị ứng, khối u ở mắt,….
Để điều trị viêm bờ mi ở mèo, có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, từ chườm ấm và nhỏ mắt để làm dịu các triệu chứng, đến thuốc ức chế miễn dịch giúp giảm viêm. Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được thực hiện để khắc phục tình trạng mí mắt gập.
2.3 Bệnh đục thủy tinh thể ở mèo
Nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể ở mèo là viêm nội nhãn mãn tính. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện khi mèo lớn tuổi. Ngoài ra, bệnh cũng có tính di truyền, đặc biệt phổ biến ở một số giống mèo, chẳng hạn như mèo Ba Tư và mèo Himalaya.
Bệnh có thể nhận diện qua các triệu chứng: mắt mờ đục, xuất hiện lớp màng trắng xám dần phủ lên thấu kính mắt, làm giảm khả năng quan sát.
Bệnh đục thủy tinh thể khiến mắt mèo xuất hiện lớp màng trắng
2.4 Bệnh tăng nhãn áp
Một trong các bệnh về mắt mèo khá nguy hiểm mà bạn cần chú ý đó chính là bệnh tăng nhãn áp. Mặc dù bệnh thường gặp ở chó hơn, nhưng mèo cũng có thể mắc phải tình trạng này.
Bệnh xảy ra khi chất lỏng tích tụ quá mức trong mắt, tạo ra áp lực nguy hiểm lên cấu trúc mắt. Mắt bị ảnh hưởng sẽ có màu đục và đỏ, và có thể trông lồi ra do áp lực quá lớn. Thông thường, bệnh tăng nhãn áp là hệ quả thứ phát sau khi mắc viêm nội nhãn mãn tính. Tuy nhiên, nó cũng có thể do di truyền, thường gặp nhất ở mèo Xiêm (Siamese Cat) và mèo Miến Điện. Bệnh sẽ gây đau đớn và có thể dẫn đến mù lòa cho mèo.
Bệnh tăng nhãn áp thường gặp ở các bé mèo Xiêm
2.5 Viêm giác mạc
Viêm giác mạc ở mèo là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng xảy ra ở lớp ngoài của mắt hoặc bề mặt bên trong mí mắt. Đây là một trong những bệnh về mắt phổ biến ở mèo, thường gây ra các dấu hiệu như đỏ mắt, sưng mí mắt, tiết dịch, chảy nước mắt nhiều và đổi màu mắt. Mèo bị viêm giác mạc cũng có thể có thêm các triệu chứng như: nheo mắt, dụi mắt, né tránh ánh sáng,...
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm giác mạc ở mèo là nhiễm vi rút. Ngoài ra, sẹo do chấn thương, vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch, và khiếm khuyết mí mắt cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
2.6 Loét giác mạc
Loét giác mạc ở mèo là tình trạng giác mạc bị trầy xước do chấn thương hoặc nhiễm vi rút herpes. Các dấu hiệu điển hình bao gồm đỏ mắt, chảy nước mắt, máu trong mắt, sưng quanh vết loét, và mắt bị đục. Mèo cũng có thể nheo mắt, cào mặt, nhắm mắt và trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
Loét giác mạc gây ra nhiều khó chịu cho mèo, và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho giác mạc, thậm chí làm giảm thị lực của mèo.
>> Xem thêm: Mèo bị đau mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa đúng nhất
3. Cách chăm sóc đôi mắt mèo khỏe mạnh
Có thể thấy, nguyên nhân hình thành các bệnh về mắt ở mèo cực kỳ đa dạng. Mặc dù dị tật bẩm sinh không thể phòng ngừa, nhưng các tác nhân từ môi trường và bệnh lý nguy hiểm hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe mắt cho boss cưng:
3.1 Khám mắt định kỳ
Đưa mèo đến cơ sở thú y tối thiểu 6 tháng/ lần để khám sức khỏe tổng quát trong đó có theo dõi sức khoẻ mắt là cần thiết. Điều này giúp kịp thời phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn chưa có dấu hiệu khởi phát bệnh.
Thường xuyên cho mèo đi khám mắt định kỳ
3.2 Vệ sinh mắt
Bụi bẩn là một trong những tác nhân gây ra các bệnh về mắt ở mèo. Bạn có thể dễ dàng gặp phải tình trạng mèo có bụi hoặc chất tiết tích tụ ở góc mắt. Việc vệ sinh mắt thường xuyên giúp mèo cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
Để vệ sinh mắt cho mèo, bạn cần chuẩn bị bông gòn mềm và nước sôi nguội, các bước vệ sinh như sau:
-
Bước 1: Thấm ướt bông gòn bằng nước nguội, sau đó vắt khô.
-
Bước 2: Nhẹ nhàng lau mắt mèo từ góc trong ra ngoài bằng bông gòn ẩm.
Lưu ý khi vệ sinh mắt mèo:
-
Thay bông gòn sau khi vệ sinh mỗi mắt để tránh lây lan vi khuẩn.
-
Đảm bảo mắt mèo nhắm kín khi vệ sinh, tránh làm xước giác mạc, phần trong suốt bảo vệ mắt.
Sử dụng bông gòn ẩm để vệ sinh mắt mèo
3.3 Chế độ ăn uống cân đối
Một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng giúp tăng kháng thể, ngăn ngừa nhiễm trùng bảo vệ sức khoẻ mắt hiệu quả. Do đó, cần đảm bảo mèo của bạn được cung cấp chế độ ăn cân bằng, giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, thời gian ăn cũng ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể trong cơ thể bé.
Để khắc phục những rủi ro trong quá trình chăm sóc mèo chẳng hạn như mèo vô tình ăn phải thức ăn ôi thiu, mèo ăn không đúng bữa, mèo ăn quá nhiều,... bạn có thể sử dụng máy ăn có camera Petkit Solo YumShare. Với máy cho thú cưng ăn, mèo cưng sẽ được:
-
Cho ăn đúng bữa theo đúng thời gian bạn đã cài đặt trên ứng dụng PETKIT
-
Luôn được ăn thức ăn tươi mới - nhờ vào thiết kế nắp đậy kín 3 lớp, giúp bảo quản thức ăn tốt
-
Tăng hứng thú ăn uống - nhờ vào camera đàm thoại 2 chiều, bạn có thể giao lưu trực tiếp với bé ngay cả khi không ở nhà
Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare |
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp cho mèo nguồn nước uống sạch - an toàn. Một nguồn nước tinh khiết giúp cho mèo có hứng thú uống nước, hỗ trợ sự trao đổi chất diễn ra một cách nhanh chóng và mượt mà hơn. Máy lọc nước PETKIT sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn chăm sóc sức khoẻ mèo yêu một cách hiệu quả, mang đến cho bé một nguồn nước uống siêu sạch, kích thích nhu cầu uống nước ở mèo.
Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây |
3.4 Tránh tiếp xúc với các chất kích thích mắt mèo
Như đã đề cập, bụi bẩn, chất gây kích thích, dị ứng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt ở mèo. Đối với những bé mèo lông dài, lông che khuất mắt, các “sen” có thể dùng kéo tỉa nhẹ vùng lông quanh mắt để ngăn chặn bụi bẩn tích tụ. Ngoài ra, cần hạn chế mèo đến những khu vực có nhiều bụi bẩn, chất dị ứng để giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mắt ở mèo.
3.5 Tạo môi trường sống sạch sẽ
Hãy nhớ giữ cho khu vực sống của mèo sạch sẽ, không bụi và chất dị ứng gây kích ứng mắt là một trong những cách bảo vệ mắt mèo bạn cần thực hiện. Bạn nên dọn dẹp vệ sinh khu vực ở của “boss” tối thiểu 1 tuần/ lần. Các khu vực như khay vệ sinh - nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn gây bệnh cần được dọn dẹp mỗi ngày để tránh lây nhiễm cho bé.
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian dọn dẹp vệ sinh bạn có thể lựa chọn máy dọn phân mèo Petkit có tích hợp camere như: Petkit Purobot Ultra và Petkit Purobot Max Pro sẽ thay thế bạn làm sạch khay cát mỗi ngày nhờ vào các cảm biến thông minh:
-
Tự động dọn chất thải mèo sau khi bé đi xong.
-
Tự động niêm phong túi rác, đảm bảo vệ sinh cho không gian và an toàn sức khỏe cho bạn và boss.
-
Khả năng khử mùi và ngăn chặn mùi hôi hiệu quả nhờ vào thiết kế đóng kín.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI |
Có thể thấy, các bệnh về mắt ở mèo tương đối nguy hiểm và dễ dẫn đến mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời. Thế nên, việc nhận biết để được can thiệp y tế sớm là điều quan trọng giúp bảo vệ thị lực cho bé. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên cùng các sản phẩm chăm sóc mèo của PETKIT Việt Nam By Helicorp sẽ đồng hành với các “sen” bảo vệ sức khỏe toàn diện cho mèo cưng.
>> Xem thêm: Mắt mèo bị kéo màng trắng là bệnh gì, có nguy hiểm không?
>> Xem thêm: Mèo bị chảy nước mắt do đâu? Điều trị thế nào cho hiệu quả?
>> Xem thêm: Top các bệnh nguy hiểm ở mèo cần hết sức lưu ý