PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà cực dễ làm, hiệu quả cao

Thứ Sáu, 11/10/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà cực dễ làm, hiệu quả cao

Mèo bị ghẻ có thể nói chính là cơn ác mộng thầm lặng khiến “boss” của bạn vô cùng khó chịu, nhưng nếu phát hiện từ sớm và biết cách xử lý, bạn hoàn toàn có thể tránh được các vấn đề nghiêm trọng cho thú cưng của mình. Trong bài viết này, PETKIT Việt Nam by HeLiCorp sẽ bật mí cho bạn các cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà cực đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp mèo yêu nhanh chóng phục hồi trong thời gian sớm nhất.

1. Ghẻ mèo là gì?

Ghẻ mèo là một bệnh da liễu phổ biến, được gây ra bởi một loại loại ký sinh trùng cực nhỏ có tên khoa học là Otodectes cynotis. Những ký sinh trùng này thường sống trong ống tai của mèo, hoặc bám vào lông và da, chúng bắt đầu tấn công các tế bào chết, chất cặn bã và các chất tiết ra từ tai, gây ngứa ngáy và kích ứng mạnh, dẫn đến việc mèo cào cấu hay lắc đầu liên tục để giảm cảm giác khó chịu. 

Ngoài tác nhân chính là ký sinh trùng gây ra ghẻ tai mèo, cũng có một số nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tình trạng này như vệ sinh kém, sống trong môi trường ẩm ướt, lây nhiễm từ động vật khác bị nhiễm bệnh,...

Khi bị ghẻ, mèo thường có những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Mèo ngứa ngáy, gãi liên tục.

  • Da bị tổn thương, trầy xước, đỏ da, sưng tấy, có thể chảy máu do mèo gãi nhiều.

  • Lông rụng thành mảng, đặc biệt là khu vực xung quanh tai, cổ, hoặc lưng mèo.

  • Da có vảy, nổi cục, nổi mảng sần sùi.

  • Tai tiết dịch nâu hoặc đen, có mùi hôi.

  • Mèo thường xuyên nghiêng đầu để loại bỏ ký sinh trùng.

Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà

Mèo bị ghẻ tai gây ngứa ngáy liên tục

2. Mèo bị ghẻ có nguy hiểm không?

Mèo bị ghẻ tai không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bé. Trong một số trường hợp, ghẻ tai mèo còn có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm tai lan sâu hơn gây mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.

  • Viêm tai ngoài và tai giữa.

  • Viêm tai trong dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng toàn thân.

  • Áp xe quanh tai và đầu.

  • Suy giảm sức khoẻ tổng thể, dẫn đến sốt, mệt mỏi, thậm chí tử vong.

3. Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà

Khi phát hiện sớm dấu hiệu mèo bị ghẻ, việc xử lý nhanh chóng và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời ngăn chặn sự lây lan sang các thú cưng khác trong nhà. Sau đây là các cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

3.1 Vệ sinh tai mèo thật sạch

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong giai đoạn điều trị ghẻ tai mèo. Ghẻ tai thường gây ra sự tịch tụ của dịch mủ và vảy ghẻ bên trong tai. Bạn cần làm sạch những chất bẩn này để loại bỏ môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng sinh sôi.

Bạn cần chuẩn bị:

  • Dung dịch vệ sinh tai chuyên dụng cho mèo được nhiều người tin dùng như: Zymox Otic Pet Ear Treatment, Pet MD Otic Clean, TropiClean Ear Cleaner,...

  • Miếng bông mềm hoặc gạc vô trùng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Giữ mèo nằm yên nhẹ nhàng, nếu bé quậy quá có thể quấn khăn xung quanh người để cố định.

  • Bước 2: Nhỏ dung dịch vệ sinh tai vào mỗi bên tai theo hướng dẫn và liều lượng trên sản phẩm.

  • Bước 3: Nhẹ nhàng massage phần gốc tai để dung dịch lan đều và thẩm thấu sâu hơn.

  • Bước 4: Sử dụng miếng bông hoặc gạc để lau sạch tai, lấy sạch bụi bẩn, mủ và vảy ghẻ.

Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà

Vệ sinh tai thật sạch cho mèo

3.2 Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ tai

Đây là bước chữa bệnh quan trọng, các loại thuốc trị ghẻ này thường được sản xuất dưới dạng thuốc nhỏ, thuốc bôi hoặc thuốc xịt, có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh.

Về thuốc nhỏ tai, bạn có thể mua tại các cửa hàng thú y hoặc nhận đơn thuốc từ bác sĩ thú y. Sản phẩm này thường chứa các hoạt chất có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng gây ghẻ như pyrethrin hoặc selamectin.

Cách dùng thuốc nhỏ tai:

  • Bước 1: Nhỏ 1-2 giọt thuốc vào mỗi bên tai mèo theo hướng dẫn liều lượng trên sản phẩm.

  • Bước 2: Massage nhẹ nhàng tai mèo để thuốc thấm đều vào trong ống tai.

Về thuốc bôi, bạn có thể sử dụng Hydrocortisone, Apoquel, thuốc mỡ trị viêm tai, nấm tai cho chó mèo DR.VET,… bôi bên ngoài vào vùng da xung quanh tai mèo, nơi bị trầy xước hoặc viêm loét do mèo gãi quá nhiều. Thuốc bôi giúp làm dịu da, giảm ngứa và ngăn ngừa lây lan viêm nhiễm. 

thuốc điều trị ghẻ tai mèo

Bên cạnh đó, cũng có một số thuốc trị ghẻ dạng viên như Bravecto dùng uống trực tiếp, phù hợp với mèo đang mang thai hoặc cho con bú, thuốc Nexgard uống trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn,...

Tuy nhiên vì các dạng thuốc trên đều là thuốc đặc trị, bạn vẫn nên tham khảo chỉ định của bác sĩ trước khi dùng và sử dụng theo đúng liều lượng được hướng dẫn trên sản phẩm nhé.

Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà

Sử dụng thuốc nhỏ cho mèo bị ghẻ tai

3.3 Sử dụng thảo dược

Theo mẹo dân gian lưu truyền, có một số loại thảo dược có công dụng chữa ghẻ tai mèo vô cùng hiệu quả như: bạc hà, lá trà xanh, lá đào, lá xà cừ,… Áp dụng các bài thuốc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị và rất an toàn đối với làn da nhạy cảm của mèo. 

Để thực hiện, bạn chỉ cần dùng nước nấu chung với một trong số các lá kể trên cho đến khi sôi lên, sau đó hạ nhiệt độ để ấm hoặc nguội hẳn rồi mới tắm cho mèo khoảng 2 lần/tuần. Nếu dùng tinh dầu bạc hà, bạn có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ mỗi ngày từ 2-3 lần. Kiên trì và thường xuyên thực hiện phương pháp này sẽ giúp “hoàng thượng” nhanh chóng khỏi bệnh.

3.4 Tắm rửa và vệ sinh toàn diện

Ngoài việc vệ sinh tai và sử dụng thuốc đặc trị, bạn cũng cần tắm rửa toàn diện cho mèo để loại bỏ các ký sinh trùng và mầm bệnh có thể bám vào lông và da của mèo:

  • Sử dụng sữa tắm chuyên dụng, dầu tắm khử khuẩn dành riêng cho mèo bị ghẻ có chứa các hoạt chất giúp tiêu diệt ký sinh trùng như permethrin hoặc sulfur. Bạn có thể tham khảo một số dòng sữa tắm như: Douxo S3 PYO Shampoo, Veterinary Formula Clinical Care Antiseptic & Antifungal Shampoo, Pet MD Benzoyl Peroxide Medicated Shampoo,...

  • Sau khi tắm, hãy đảm bảo sấy khô lông hoàn toàn cho mèo để tránh tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển. Bạn có thể sử dụng lồng sấy lông PETKIT AirSalon Max Pro được trang bị công nghệ sấy 360 độ, với nhiệt độ gió ấm cùng luồng gió nhẹ nhàng giúp lông của thú cưng khô toàn diện. Ứng dụng công nghệ Ozone diệt đến 99.9% vi khuẩn, giúp ngăn chặn quá trình phát triển của vi khuẩn bên trong lồng sấy.

Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà

Tắm và sấy thật khô lông cho mèo

3.5 Tăng cường miễn dịch cho mèo

Bạn nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn. Đặc biệt có một số chất bạn cần tăng cường cho bé là:

  • Omega-3 và Omega-6: Giúp làm mịn da và giảm viêm.

  • Vitamin E: Giúp cải thiện sức khỏe da và lông mèo.

  • Probiotics: Hỗ trợ tiêu hoá khi mèo bị ghẻ gây chán ăn, tăng sức đề kháng.

Bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp để tăng cường miễn dịch cho mèo. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm hiện đang có bán tại Helipet.

  • Vitamin tổng hợp cho mèo DR.VET có kháng thể IGY
  • Viên dầu cá cho cho chó mèo DR.VET

Viên dầu cá và vitamin tổng hợp cho mèo

Viên dầu cá và vitamin tổng hợp cho mèo

3.6 Vệ sinh môi trường sống

Đây là điều bạn cần lưu ý thực hiện để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm và lây lan ký sinh trùng trong nhà. Hãy sử dụng nước nóng để giặt sạch giường chiếu, chăn, nệm, đồ vật mèo thường sử dụng. Đồng thời làm sạch không gian bằng dung dịch khử trùng để làm sạch sàn nhà và khu vực mèo thường sinh hoạt.

>> Xem thêm: Mèo bị ghẻ có lây sang người không?

Cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà

Vệ sinh chuồng mèo để loại bỏ ký sinh trùng

4. Khi nào cần đưa mèo đi bác sĩ?

Trong suốt quá trình điều trị tại nhà, bạn nên theo dõi sát sao các triệu chứng của mèo. Nếu sau một thời gian áp dụng các cách chữa mèo bị ghẻ nhưng không thấy tình trạng thuyên giảm, hãy nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mèo bị ghẻ nặng, tổn thương da lan rộng.

  • Mèo có dấu hiệu sốt, nôn mửa, mệt mỏi, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng.

  • Dùng thuốc trị ghẻ nhưng không có tiến triển.

  • Viêm nhiễm, mất thăng bằng.

5. Lưu ý cần nhớ khi trị ghẻ mèo

  • Kiên nhẫn và thực hiện liệu trình chữa trị đều đặn.

  • Dọn dẹp và vệ sinh thường xuyên các vật dụng trong nhà.

  • Nếu không thể kiểm soát tình trạng ghẻ, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y trong thời gian sớm nhất.

  • Cách ly mèo bị ghẻ với các thú cưng khác trong nhà để tránh lây lan bệnh.

  • Tuân thủ đúng liều lượng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi cho bé sử dụng.

  • Đưa bé đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để đảm bảo bệnh ghẻ không tái phát.

Đưa mèo đến bác sĩ thú y nếu không kiểm soát được bệnh

Hy vọng với các cách chữa mèo bị ghẻ tại nhà được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn kiểm soát được sức khoẻ của bé. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời nâng cấp trải nghiệm nuôi mèo lên một “tầm cao mới”, hãy sắm ngay cho mèo yêu những sản phẩm chăm sóc thú cưng xịn sò đến từ nhà PETKIT by HeLiCorp bạn nhé.

>> Xem thêm: Tông đơ cắt lông chó mèo loại nào tốt nhất hiện nay?

>> Xem thêm: Cách nhận biết dấu hiệu mèo bị ghẻ chính xác nhất

>> Xem thêm: Triệt sản mèo đực khi nào thì tốt nhất?

Từ khóa: mèo bị ghẻ
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ