26/06/2024
Mèo là những thành viên nhỏ vô cùng đáng yêu và đem lại niềm hạnh phúc, ấm áp cho gia đình. Tuy nhiên, các bé rất dễ bị tác động và bị bệnh bởi các yếu tố xung quanh. Cùng Petkit tìm hiểu các bệnh thường gặp ở mèo trong bài viết bên dưới! Nhận biết sớm và hiểu rõ nguyên nhân là yếu tố then chốt để bạn có phương pháp phòng ngừa và chăm sóc phù hợp. 1. Bệnh về đường tiêu...
25/06/2024
24/06/2024
Bạn đang muốn đón về nhà một bé mèo cưng cho gia đình mình nhưng vẫn còn nhiều phân vân chưa lựa chọn được? Một trong những băn khoăn đặt ra là nên nuôi mèo đực hay cái. Hôm nay, cùng PETKIT VIỆT NAM khám phá những câu hỏi thường gặp về sự khác biệt giữa mèo đực và mèo cái và tìm câu trả lời cho sự phân vân này. 1. Sự khác nhau giữa mèo đực và mèo cái 1.1 Về ngoại hình Xét về ngoại hình, có một số sự khác nhau giữa mèo đực và mèo cái trong quá trình trưởng thành. Về kích cỡ, mèo đực có xu hướng lớn hơn mèo cái một chút, ngay cả khi chúng đã được triệt sản sớm. Mèo cái đạt trọng lượng trưởng thành khi được 13 tháng tuổi, trong khi mèo đực có thể tiếp tục phát triển đến khi được 16 tháng tuổi. Mèo cái cần ít năng lượng hơn mèo đực nên chúng sẽ cần ít thức ăn hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn giữa kích thước của mèo đực và mèo cái trưởng thành là không quá nhiều. Cả hai đều có xu hướng cao khoảng 20 đến 25 cm. Những yếu tố ảnh hưởng mạnh hơn đến kích thước của mèo là giống của chúng và chất lượng thức ăn mà bạn cung cấp cho chúng trong quá trình trưởng thành. Bên cạnh đó, mèo đực thường có khuôn đầu và gương mặt to hơn. Testosterone khiến khuôn mặt của mèo đực trở nên tròn trịa, dẫn đến vẻ ngoài với đầu to và chiếc trông như sưng húp. Những con mèo đực được triệt sản muộn có thể vẫn giữ được hình dáng đầu to hơn do hóc-môn. Mèo đực thường có kích thước lớn hơn mèo cái Về màu lông, mèo cái thường có bộ lông rực rỡ hơn mèo đực. Điều này là do màu sáng ở lông mèo được quyết định bởi nhiễm sắc thể “X”. Con cái có mã nhiễm sắc thể “XX” trong khi con đực có mã “XY”. Vì có hai nhiễm sắc thể “X” nên mèo cái có thể thể hiện sự kết hợp màu sắc thú vị hơn so với mèo đực. Ví dụ, mèo tam thể có ba màu theo kiểu lốm đốm ngẫu nhiên. Ba màu này thường là trắng, cam và đen. Có nhiều loại màu tam thể khác nhau, thường là sự kết hợp phổ biến giữa ba màu nêu trên. Để trở thành một mèo tam thể cần phải có hai nhiễm sắc thể “X”, hai nhiễm sắc thể sinh ra màu cam. Vì vậy, hầu hết mèo tam thể đều là mèo cái. Tuy nhiên, bạn có thể là chủ nhân may mắn của một chú mèo đực mang trong mình ba nhiễm sắc thể rất hiếm “XXY” với bộ màu tam thể. Mèo đực bình thường có thể có một màu vì chúng mang một nhiễm sắc thể “X”. Điều này khiến đa số các mèo đực thường có bộ lông đơn giản hơn. Vậy nên nuôi mèo đực hay cái để có được mèo đẹp hơn? Câu trả lời là tùy vào sở thích của mỗi người 1.2 Về tính cách Một sự thật cho thấy rằng: Mèo đực tình cảm hơn mèo cái. Đây là kết luận của một số gia đình nuôi mèo lâu năm. Khảo sát cho thấy, mèo đực thường năng nổ và thân thiện hơn. Tuy nhiên, xét hành vi tự nhiên của mèo, cho thấy con cái có tính tình cảm nhiều hơn. Cụ thể, trong khi bản năng của con đực là sống đơn độc và bảo vệ lãnh thổ của mình thì mèo cái lại có bản năng làm mẹ mạnh mẽ. Mèo cái thích được ở bên và chăm sóc các con của mình nhiều hơn. Ngoài ra khi ở môi trường có nhiều cá thể mèo, mèo cái thể hiện khả năng hòa đồng tốt hơn so với mèo đực. Về mặt lý thuyết là vậy. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu chứng minh được rằng giới tính không phải là yếu tố quyết định tính cách của mèo. Sự thân thiện, hòa đồng hay độc lập phụ thuộc nhiều hơn vào môi trường và cách nuôi dạy của chủ, đặc biệt khi chúng còn nhỏ. Tính cách của mèo bị ảnh hưởng bởi môi trường sống Nếu mèo con không được bế thường xuyên và hòa nhập với chủ cùng bạn bè hàng ngày trong giai đoạn khoảng từ 2 tuần đến 7 tuần tuổi, chúng có thể bị ảnh hưởng tính cách và trở nên không thân thiện và tình cảm. Tính thân thiện cũng có thể được di truyền ở mèo, vì vậy nếu cha mẹ của chúng thân thiện thì mèo con cũng có khả năng...
22/06/2024
Nuôi mèo đòi hỏi một quá trình chăm sóc cẩn thận và sự dạy dỗ nhẫn nại từ "Sen". Đây không chỉ là việc cung cấp thức ăn, chỗ ở mà còn phải hiểu và đáp ứng các nhu cầu về tâm lý và sức khỏe của mèo. Nếu chủ nhân không có kinh nghiệm hoặc chăm sóc không đúng cách sẽ khiến cho chúng bị bệnh, luôn trong tình trạng ốm yếu và bị căng thẳng. Hãy cùng PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp tìm hiểu những điều cấm kỵ khi nuôi mèo để biến việc chăm sóc “boss” cưng trở nên dễ dàng và an toàn hơn nhé! 1. Những điều cấm kỵ khi chăm sóc hàng ngày Dưới đây là những điều cấm kỵ khi nuôi mèo trong quá trình chăm sóc hằng ngày mà các “Sen” cần lưu ý: 1.1 Không vệ sinh sạch sẽ cho mèo Vệ sinh sạch sẽ rất cần thiết khi nuôi mèo, điều này giúp bảo vệ chúng khỏi vi khuẩn, nấm, bệnh da liễu,... Bên cạnh đó, vệ sinh cho mèo có thể ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình bạn. Việc đầu tiên cần làm cho mèo cưng chính là chăm sóc bộ lông sao cho mượt mà và sạch sẽ. Để chăm sóc lông hiệu quả, bạn cần tắm rửa sạch sẽ và sấy khô bộ lông. Đây là bước quan trọng nhất bởi nếu lông mèo không được làm khô kĩ thì mèo sẽ bị nấm da, viêm da và rụng lông. Sấy lông tốn khá nhiều thời gian và công sức của bạn, đôi khi vì các bé mèo sợ tiếng máy sấy mà không chịu hợp tác với các “sen” chút nào. Vệ sinh sạch sẽ cho mèo giúp phòng tránh nhiều bệnh tật Để quá trình sấy lông trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo thêm lồng sấy lông PETKIT AirSalon Max Pro. Đây là sản phẩm lồng sấy lông chó mèo cao cấp với âm thanh sấy nhỏ hơn 42 dB, thích hợp với các bé thú cưng sợ máy sấy. Đặc biệt, máy có tính năng sấy bằng công nghệ ion âm giúp lông mèo bồng bềnh và không bị rối. Ngoài ra, máy còn kết hợp với tính năng sấy 360 độ giúp sấy khô đều toàn bộ lông, hạn chế được các bệnh về da. Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Để sở hữu một bộ lông gọn gàng và xinh đẹp, tất nhiên không thể bỏ qua bước cắt tỉa lông. Với những thú cưng có bộ lông dài và dày thì bị cắt tỉa lông là rất cần thiết, giúp chúng giải nhiệt và hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn bám vào. Đặc biệt là giảm thiểu việc rụng lông khắp nơi trong nhà. Đối với các bé mèo lông ngắn, “sen” có thể sử dụng tông đơ cắt tỉa lông chó mèo PETKIT 2IN1 Pro. Sản phẩm cắt tỉa lông hoạt động với cường độ âm thanh thấp không làm thú cưng hoảng sợ. Ngoài ra, tông đơ cắt tỉa lông PETKIT có trang bị hai đầu cắt lớn nhỏ, giúp bạn dễ dàng cắt tỉa các bộ phận khác nhau. >> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm? Những lưu ý khi mèo bị bệnh nấm 1.2 Cho mèo ăn sai cách Bạn cho rằng mèo ăn gì cũng được? Nhưng sự thật là những bé mèo khá “kén” ăn đấy. Một trong những điều cấm kỵ khi nuôi mèo là cho chúng ăn những thực phẩm như cà phê, sữa bò, socola,... Nếu mèo ăn nhiều đồ mặn, ăn hạt quá nhiều, các bé có thể sẽ bị bệnh về gan và thận. Bạn nên kết hợp giữa thức ăn khô và thức ăn tươi để mèo có đủ dinh dưỡng hơn. Vì vậy các “sen” cần lưu ý và cung cấp khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng cho “boss” nhé! Bạn nên cho mèo ăn xen kẽ giữa khô và tươi để cân bằng chế độ dinh dưỡng nhé! Bên cạnh đó, “boss” ăn không đủ bữa sẽ khiến chúng bị bệnh về đường ruột và suy dinh dưỡng. Thế nhưng không phải chủ nhân nào cũng có nhiều thời gian rảnh để chăm lo cho mèo. Vì vậy, một số “sen” ngày nay đã chọn sử dụng máy cho thú cưng ăn tự động. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là có thể cho mèo ăn đúng giờ và đủ bữa theo lịch trình đã thiết lập. Máy ăn cho chó mèo tự động phù hợp với những chủ nhân bận rộn hoặc thường vắng nhà. Điển hình như máy ăn tự động PETKIT có nhiều tính năng thông minh, như có thể cho thú cưng ăn từ xa, được trang bị thêm Camera theo dõi từ xa và đàm thoại trực tiếp...
22/06/2024
Nuôi lớn một bé mèo từ khi bé mới chập chững bước đi tới khi bé có thể chạy nhảy là một trong những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc một bé mèo con và đảm bảo bé có thể phát triển khỏe mạnh, các chủ nhân cần trang bị thật đầy đủ kiến thức và các chuẩn bị đi kèm. Trong bài viết dưới đây, PETKIT VIỆT NAM sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từ A đến Z về cách chăm sóc mèo con, với các bước chuẩn bị, cách chăm sóc và những lưu ý quan trọng. 1. Cần chuẩn bị những gì khi nuôi mèo con? Nuôi mèo con cần gì? Để giúp bé mèo con lớn lên với tình trạng khỏe mạnh và hạnh phúc, các chủ nhân cần chuẩn bị kỹ càng để bé có thể giải quyết các nhu cầu cơ bản. Ăn, ngủ, vệ sinh và giải trí là những thứ giúp bé mèo có một đời sống khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần. Để có thể đáp ứng các nhu cầu trên, các “Sen” cần phải chuẩn bị những vật dụng sau đây: 1.1 Chỗ vệ sinh cho mèo Là nơi để mèo con “giải quyết nỗi buồn”. Khay vệ sinh cùng cát sạch được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mèo con. Tùy vào tình hình kinh tế và sở thích của các chủ nuôi mà có thể chọn nhà vệ sinh phù hợp. Hiện nay, để nâng cấp chất lượng đời sống của “boss", các hãng chăm sóc thú cưng đã cho ra mắt nhiều sản phẩm nhà vệ sinh tự động cực kỳ tiện lợi. Các sản phẩm này được thiết kế để tối ưu và khắc phục hầu hết các vấn đề của khay vệ sinh truyền thống như vệ sinh, mùi hôi, khả năng bảo vệ sức khỏe mèo và tiết kiệm công sức dọn dẹp của chủ nuôi. 1.2 Dụng cụ ăn uống Cần chọn dụng cụ ăn uống phù hợp với mèo con, đặc biệt về mặt kích thước như khay ăn và chỗ uống nước. Không nên chọn bát quá to hoặc quá sâu có thể gây khó khăn cho mèo con trong lúc ăn uống. Cũng giống như khay vệ sinh, hiện nay cũng đã xuất hiện các loại máy cho thú cưng ăn hoặc máy lọc nước cho chó mèo tự động dành riêng cho chó mèo, nhằm tối ưu hóa quá trình chăm sóc thú cưng cho các chủ nuôi. Máy ăn PETKIT Fresh Element Solo Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT nghiêng 15 độ 1.3 Thức ăn cho mèo con Việc chọn lựa thức ăn phù hợp cho mèo con rất quan trọng để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Tùy vào giai đoạn của mèo con mà sử dụng loại thức ăn phù hợp. Ví dụ: Sữa mẹ và sữa công thức được giữ ấm là thức ăn thiết yếu để nuôi mèo con lớn lên khỏe mạnh trong giai đoạn mới sinh. Dần dần cần chuyển sang thức ăn đặc khi mèo vào giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi và thức ăn khô và ướt khi lên 3 tháng tuổi. Dù ở giai đoạn nào đi nữa, chế độ ăn của mèo con cần được lên kế hoạch hợp lý hiệu quả. >> Xem thêm: Sữa cho mèo con: Chọn loại nào tốt nhất? 1.4 Dụng cụ vệ sinh chăm sóc lông Nên chuẩn bị lược chải, kìm cắt móng, máy sấy lông chó mèo, lồng sấy lông chó mèo, khăn lau mèo để mèo con luôn trong tình trạng thoải mái nhất. Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Lược chải lông chó mèo PETKIT Pro Kềm cắt móng chó mèo Petkit Pro - Đèn led và đèn tím soi bệnh ngoài da 1.5 Đồ chơi và chỗ ngủ Và cuối cùng, nhu cầu giải trí là nhu cầu giúp mèo con có thể phát triển sức khỏe tinh thần và trở nên đáng yêu và hoạt bát hơn. Bạn cần chuẩn bị đồ chơi và chỗ ngủ rộng rãi để mèo con có cảm giác thoải mái nhất. Cần chuẩn bị đầy đủ trước khi đón bé mèo con 2. Cách chăm sóc mèo con theo từng độ tuổi Từ khi mới đẻ cho đến khi trưởng thành, chế độ ăn uống, vệ sinh của mèo con đều cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng độ tuổi. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chăm sóc mèo con theo từng giai đoạn phát triển, để các “boss" có một sự khởi đầu tốt đẹp và phát triển toàn diện. Mèo con ở độ tuổi khác nhau cần cách chăm sóc khác nhau 2.1 Cách chăm mèo con mới đẻ Mèo con mới đẻ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh....
21/06/2024
Khi nuôi mèo, bạn có thể dễ dàng bắt gặp lông mèo vương vãi khắp nơi, từ sàn nhà đến ghế sofa, thậm chí cả trong không khí. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người yêu mèo thường thắc mắc là: Hít phải lông mèo có sao không? Để giúp bạn giải đáp câu hỏi này, PETKIT by HeLiCorp sẽ cung cấp kiến thức về tác động của việc hít phải lông mèo đối với sức khỏe cũng biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm thiểu lông rụng trong nhà. 1. Vì sao mèo hay rụng lông? Rụng lông ở mèo là hiện tượng tự nhiên và phổ biến. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bé mèo cưng của bạn bị rụng lông. 1.1 Mùa thay lông mèo Thay lông là một quá trình sinh lý tự nhiên và thường xuyên diễn ra trong suốt cuộc đời của mèo. Mỗi giống mèo có những đặc điểm khác nhau về cách thức và thời gian rụng lông. Mèo rụng lông nhiều hay ít, vào thời điểm nào và quá trình này diễn ra liên tục hay ngắt quãng đều phụ thuộc vào yếu tố di truyền của từng giống. Thông thường, mèo sẽ thay lông theo mùa với các đặc điểm cụ thể như sau: Mùa Xuân: Mèo sẽ rụng đi lớp lông dày của mùa đông để chuẩn bị cho thời tiết ấm hơn và thay thế bằng lớp lông mỏng hơn. Mùa Thu: Mèo bắt đầu mọc lớp lông dày hơn để bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông sắp tới. Mùa Hè và Đông: Mèo thường không thay lông. 1.2 Thói quen liếm lông của mèo Mèo thường xuyên liếm lông để tự chăm sóc và làm sạch cơ thể. Hành động này không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn và lông chết mà còn kích thích da và lông mới mọc lên. Tuy nhiên, việc liếm lông nhiều cũng có thể làm tăng lượng lông rụng, đặc biệt ở những mèo có bộ lông dày và dài. 1.3 Dinh dưỡng Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và chất lượng lông của mèo. Nếu mèo không được cung cấp đủ protein, omega-3 và omega-6, lông của chúng sẽ trở nên yếu và dễ rụng. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và giàu dưỡng chất sẽ giúp duy trì bộ lông khỏe mạnh và giảm thiểu tình trạng rụng lông. Máy ăn PETKIT Fresh Element Solo 1.4 Căng thẳng Mèo có thể rụng lông nhiều hơn khi bị căng thẳng hoặc lo lắng. Các yếu tố gây căng thẳng cho mèo có thể kể đến như thay đổi môi trường sống, sự xuất hiện của thú cưng mới, thay đổi lịch trình hàng ngày hoặc thậm chí là những tiếng ồn lớn. 1.5 Bệnh lý và ký sinh trùng Rụng lông có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh về da, dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng (bọ chét, ve). Nếu mèo rụng lông kèm theo triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ hoặc viêm, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị kịp thời. >> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm? Những lưu ý khi mèo bị bệnh nấm 1.6 Di truyền Một số giống mèo đặc biệt có xu hướng rụng lông nhiều hơn so với các giống khác. Ví dụ, mèo Ba Tư và mèo Maine Coon thường bị rụng lông nhiều do cấu trúc lông. 1.7 Sự thay đổi nội tiết tố Mất cân bằng nội tiết tố là hiện tượng thường gặp ở các loài động vật có vú, bao gồm cả mèo. Khi mèo trong quá trình sinh nở hay triệt sản, sự thay đổi hormone có thể làm lông rụng nhiều hơn bình thường. >> Xem thêm: Triệt sản mèo đực khi nào thì tốt nhất? 1.8 Tác động của thuốc điều trị Trong quá trình điều trị bệnh, mèo có thể phải tiếp xúc với một số loại thuốc gây kích ứng và dẫn đến rụng lông. Ví dụ, các loại thuốc chứa thành phần dược liệu hoặc hormone như Cortisone, được sử dụng để điều trị viêm và dị ứng, có thể gây ra tình trạng này. Sự nhạy cảm với các thành phần trong thuốc có thể khiến lông mèo yếu và dễ rụng hơn. 2. Hít lông mèo có sao không? Hít phải lông mèo có sao không đang là nỗi băn khoăn lớn của những người yêu thú cưng. Dưới đây là những trường gặp phổ biến khi tiếp xúc với lông mèo: 2.1 Gây kích ứng Lông mèo cũng như các mảnh da chết (gọi là gàu) và protein trong nước bọt của mèo, có thể gây kích ứng cho một số người, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng. Theo Tổ...
21/06/2024
Mèo là loài thú cưng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên việc lựa chọn một giống mèo phù hợp để nuôi có thể là quyết định khó khăn đối với các “sen”. Mỗi giống mèo mang một tính cách và đặc trưng riêng biệt nên trước khi đưa ra lựa chọn nên nuôi giống mèo nào, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về người bạn bốn chân lý tưởng này. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm “boss”, PETKIT by HeLiCorp sẽ giới thiệu top 10 giống mèo đẹp và dễ nuôi nhất hiện nay. 1. Các tiêu chí cần cân nhắc khi chọn giống mèo Trong quá trình lựa chọn nên nuôi giống mèo nào, bạn nên cân nhắc các tiêu chí sau đây để có thể xác định được người bạn đồng hành lý tưởng nhất. 1.1 Mục đích nuôi Nếu bạn đang tìm kiếm một người bạn đồng hành cho gia đình thì hãy chọn những giống mèo thân thiện, thích gần gũi và dễ chịu. Đối với những bạn ưa thích sự năng động thì hãy tìm kiếm những giống mèo hoạt bát, chúng sẽ đem lại nhiều niềm vui cho chủ nhân. Nếu bạn đề cao tính thẩm mỹ thì hãy tìm hiểu những giống mèo có ngoại hình bắt mắt và bộ lông đẹp. Việc nuôi “boss” đem lại nhiều niềm vui và giúp bạn giảm căng thẳng hàng ngày. “Sen” hãy xác định rõ mục đích nuôi để lựa chọn giống mèo phù hợp với nhu cầu và lối sống của mình. 1.2 Sở thích Sở thích đóng vai trò quan trọng trong việc chọn nuôi mèo, nhiều người thích nuôi những giống mèo có ngoại hình và lông đẹp. Ngoài ra, màu sắc cũng là một yếu tố hấp dẫn người nuôi, có người yêu thích mèo có bộ lông một màu đơn giản hoặc những chú mèo có hoa văn độc đáo. Bên cạnh đó, kích thước mèo cũng được nhiều chủ nuôi chú trọng, nếu không gian nơi ở chật hẹp bạn nên nuôi các giống mèo nhỏ nhắn. Hơn hết, bạn nên lựa chọn giống mèo có tính cách phù hợp với mình để giúp bạn thoải mái và hài lòng trong quá trình nuôi dưỡng, tăng sự gắn kết trong mối quan hệ giữa bạn và vật nuôi. 1.3 Ngân sách Chi phí nuôi mèo không chỉ dừng lại ở việc mua mèo ban đầu mà còn bao gồm nhiều khoản chi phí khác như: chi phí thức ăn, chăm sóc y tế, chi phí phụ kiện và đồ dùng,... Một số giống mèo có giá mua ban đầu khá cao so với các giống khác. Ngoài ra, chi phí chăm sóc ngoại hình cho các “boss” cũng nên được cân nhắc. Bạn hãy đảm bảo ngân sách phù hợp để việc nuôi mèo không trở thành gánh nặng kinh tế. 1.4 Khả năng chăm sóc Nuôi mèo là một quá trình lâu dài, đòi hỏi bạn phải dành nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Bạn cần dành thời gian cho mèo ăn, vệ sinh, chải lông và chơi đùa với chúng. Ngoài ra, việc trang bị các kiến thức và kỹ năng nuôi mèo như: chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, sức khỏe và hành vi của mèo,... cũng đóng vai trò quan trọng. Việc chăm sóc y tế cho mèo nên được chú trọng, bạn cần đảm bảo mèo được tiêm chủng đầy đủ để tránh nguy cơ mắc các loại bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên quan sát mèo để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề sức khỏe của chúng. Với tình yêu thương và sự kiên nhẫn, bạn sẽ tạo ra môi trường sống tốt nhất cho mèo cưng. >> Xem thêm: Những lợi ích khi nuôi thú cưng sẽ khiến bạn bất ngờ Chọn nuôi giống mèo phù hợp với sở thích 2. Nên nuôi giống mèo nào? Đặc tính của mỗi giống Để lựa chọn một giống mèo phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân, bạn có thể tìm hiểu và khám phá top 10 giống mèo đẹp và dễ nuôi ngay sau đây. 2.1 Mèo mướp Mèo mướp hay còn gọi là mèo tam hoàng hoặc mèo vằn, là một trong những giống mèo thích nghi nhanh với các môi trường sống khác nhau. Chúng được nhiều người yêu thích nhờ tính cách thân thiện và dễ nuôi. Mèo mướp thường có bộ lông vằn sọc hoặc đốm, màu vàng, cam và xám. Việc chăm sóc mèo mướp không đòi hỏi nhiều chi phí và công sức bởi vì chúng không kén ăn và có thể ăn nhiều loại thức ăn dành cho mèo. Bạn chỉ cần đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, vệ sinh thường xuyên và dành nhiều thời gian chơi đùa với chúng, mèo mướp...
20/06/2024
Nhiều “sen” khi bước vào giai đoạn chuẩn bị đồ dùng cho mèo vẫn thường thắc mắc: nên mua nhà vệ sinh cho mèo loại nào giữa vô vàn loại đang có trên thị trường? Khay cát mèo, nhà vệ sinh bằng nhựa hay máy dọn phân mèo,... sẽ phù hợp nhất? Cùng Petkit Store tìm hiểu chi tiết các loại máy dọn vệ sinh, ưu nhược điểm từng loại để bạn chọn được loại nhà vệ sinh phù hợp với mèo cưng nhé! 1. Nhà vệ sinh mèo có những loại nào? Nhà vệ sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự sạch sẽ, giảm mùi hôi và đem lại sự thoải mái nhất cho các “sen". Với nhu cầu cải thiện chất lượng sống của mèo ngày càng cao, các loại nhà vệ sinh ngày càng được cải tiến và đa dạng hóa để phù hợp với từng đặc điểm của bé mèo. Dưới đây là chi tiết các loại nhà vệ sinh phổ biến nhất hiện nay: 1.1 Khay cát cho mèo Khay cát cho mèo là loại nhà vệ sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ giá thành rẻ, dễ dàng vệ sinh và có thể đặt bất kỳ không gian nào trong nhà. Thông thường, khay cát được thiết kế dạng hình chữ nhật, được làm từ chất liệu nhựa. Khi sử dụng nhà vệ sinh mèo loại này, bạn phải lọc chất thải mèo thường xuyên. Bởi sản phẩm có thiết kế dạng mở, mùi hôi rất dễ ám ra ngoài. Loại này phù hợp với những gia đình nuôi mèo kiểu truyền thống, không gian nhà rộng rãi và có nhiều thời gian để dọn dẹp chất thải mèo. Khay cát mèo 1.2 Nhà vệ sinh bằng nhựa Nhà vệ sinh bằng nhựa là một sự lựa chọn nâng cao hơn so với việc sử dụng khay cát mèo. Loại nhà vệ sinh này thường có thiết kế dạng hộp, có cửa ra vào hoặc hộp đóng kín. Thiết kế này giúp hạn chế mùi hôi phân mèo bốc ra ngoài. Nhà vệ sinh bằng nhựa cho mèo 1.3 Nhà vệ sinh tự động thông minh Nhà vệ sinh tự động cho mèo hay máy dọn phân mèo là loại cao cấp và thông minh nhất. Với khả năng tự vận hành và tích hợp các công nghệ hiện đại, bạn không cần phải làm gì cả. Máy sẽ tự động lọc chất thải, xịt phun khử mùi, bảo vệ an toàn cho mèo. Đồng thời, máy theo dõi được cả lịch sử đi vệ sinh của mèo một cách chi tiết nhất. Loại máy dọn phân mèo này rất thích hợp với những chủ nhân mèo bận rộn mà vẫn muốn dành thời gian chăm sóc thú cưng một cách tốt nhất. Mặc khác thì những mẫu máy dọn phân mèo cao cấp còn tích hợp các cảm biến nhằm bảo vệ khi nhà có mèo con hoặc theo dõi các chỉ số sức khỏe của mèo. Nhà vệ sinh tự động hay máy dọn phân mèo tự động 2. Nên mua nhà vệ sinh mèo loại nào? Tuỳ theo tiêu chí, nhu cầu mà xác định loại nhà vệ sinh cần mua phù hợp. Bạn có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây trước khi đưa ra quyết định nên mua nhà vệ sinh cho mèo loại nào. 2.1 Theo số lượng và khối lượng mèo Dựa vào số lượng và khối lượng của mèo, bạn có thể lựa chọn được loại máy dọn phân mèo phù hợp: Mèo nhỏ hoặc 1 bé mèo: Nếu bạn nuôi ít mèo hoặc mèo nhỏ, bạn chỉ cần mua nhà vệ sinh có kích thước vừa phải là được. Bạn nên chọn nhà vệ sinh có kích thước khoảng 39 x 50 x 37 cm là đủ. Mèo lớn hoặc nhiều mèo: Chọn máy dọn vệ sinh mèo có kích thước lớn để các bé dễ dàng di chuyển và vệ sinh thoải mái. Máy vệ sinh cho mèo là sự lựa chọn hoàn hảo. 2.2 Theo thiết kế Thiết kế là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi chọn mua nhà vệ sinh cho mèo. Một thiết kế phù hợp sẽ đem lại sự thuận tiện và thoải mái cho mèo trong quá trình sử dụng: Nhà vệ sinh thiết kế mở (khay cát mèo): Thiết kế đơn giản, dễ dàng vệ sinh và dọn dẹp. Tuy nhiên, với thiết kế này, mùi hôi dễ dàng ám ra ngoài. Vì vậy, bạn phải vệ sinh, thay cát mèo thường xuyên. Nhà vệ sinh có nắp: Nhờ thiết kế dạng hộp, có nắp đậy kín, loại nhà vệ sinh này giúp hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài. Đồng thời, tạo ra không gian vệ sinh riêng tư và thoải mái cho mèo. Tuy nhiên, bạn cũng cần vệ sinh thường xuyên nếu muốn...
20/06/2024