Những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ mà các Sen cần lưu ý
Những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ là kiến thức quan trọng mà sen cần biết để giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cả mèo mẹ và con. Trong bài viết này, PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp sẽ cung cấp thông tin về những việc nên làm trước, trong và sau quá trình sinh nở của bé mèo nhà bạn!
1. Top những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ
Quá trình sinh đẻ của mèo là một thời điểm nhạy cảm và quan trọng. Do vậy, đòi hỏi bạn cần có sự chuẩn bị và chăm sóc kỹ lưỡng từ chủ nuôi. Việc hiểu rõ những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ sẽ giúp bạn tạo điều kiện tốt nhất cho mèo mẹ và các bé mèo con. Dưới đây là những điều bạn cần tránh và cách chăm sóc mèo mẹ đúng cách.
1.1 Không can thiệp vào quá trình sinh đẻ của mèo
Một trong những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ là không can thiệp quá nhiều vào quá trình sinh nở của mèo. Mèo mẹ thường có khả năng “tự lo liệu” khi đẻ. Việc can thiệp không cần thiết có thể gây ra căng thẳng cho mèo mẹ và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
Những lưu ý quan trọng:
-
Quan sát từ xa: Bạn chỉ nên quan sát từ xa và can thiệp khi thật sự cần thiết, chẳng hạn như khi có dấu hiệu mèo mẹ gặp khó khăn.
-
Giữ môi trường yên tĩnh: Việc làm này giúp cho mèo mẹ có một môi trường yên tĩnh, ít tiếng ồn và không bị làm phiền.
Bạn không nên can thiệp quá nhiều vào quá trình sinh nở của mèo
1.2 Hạn chế tiếp xúc với mèo mẹ
Sau khi sinh, mèo mẹ cần được chăm sóc trong một môi trường yên tĩnh, thoải mái để nghỉ ngơi và chăm sóc mèo con. Hạn chế tiếp xúc với mèo mẹ trong giai đoạn này là một trong những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ để giảm thiểu stress cho mèo. Hãy để cho mèo mẹ bắt đầu cho mèo con bú trong vòng một hoặc hai giờ sau khi chúng chào đời.
Cách hạn chế tiếp xúc:
- Phòng riêng biệt: Đặt mèo mẹ và mèo con trong một phòng riêng biệt, yên tĩnh trong nhà để giảm thiểu tiếng ồn và sự xáo trộn.
- Vệ sinh khu vực sinh: Giữ cho khu vực xung quanh mèo sạch sẽ và khô ráo để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thay khăn trải giường hàng ngày, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên.
- Sử dụng khăn tắm: Trải nhiều lớp khăn tắm trên giường để dễ dàng thay lớp bẩn bên trên, giữ lớp sạch bên dưới. Điều này giúp giữ cho khu vực giường ngủ của mèo khô ráo và ấm áp.
Mèo mẹ sau sinh cần môi trường yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi
1.3 Không di chuyển mèo tới các vị trí mới
Trong quá trình sinh đẻ, cơ thể mèo trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Di chuyển mèo trong thời gian này là một trong những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ, có thể gây ra căng thẳng. Hơn nữa, việc làm này có thể gây gián đoạn quá trình sinh nở và dẫn đến các biến chứng hoặc chấn thương cho mèo.
Lời khuyên:
- Chuẩn bị trước vị trí sinh: Chọn và chuẩn bị sẵn vị trí mà bạn muốn mèo mẹ sinh con từ trước.
- Tránh di chuyển sau sinh: Nếu không thật sự cần thiết, không nên di chuyển mèo mẹ và mèo con đến chỗ khác ngay sau khi sinh.
Di chuyển mèo trong thời gian sinh sản có thể gây ra căng thẳng
1.4 Không để các con vật khác đến gần mèo mẹ
Sau khi sinh, mèo mẹ dành rất nhiều thời gian để chú ý và bảo vệ con của mình. Sự hiện diện của các con vật khác có thể khiến mèo mẹ căng thẳng hoặc lo lắng, ảnh hưởng đến sự chăm sóc và an toàn của mèo con. Ngoài ra, các con vật khác có thể mang vi khuẩn hoặc virus, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con.
Biện pháp bảo vệ:
- Tách biệt không gian: Cung cấp một không gian riêng biệt, an toàn và yên tĩnh cho mèo mẹ và mèo con.
- Giám sát chặt chẽ: Nếu có các con vật khác trong nhà, hãy giám sát chặt chẽ và ngăn chúng lại gần khu vực sinh của mèo mẹ.
Sự hiện diện của các con vật khác có thể khiến mèo mẹ stress
1.5 Không cho mèo đẻ ăn quá no
Việc cho mèo mẹ ăn quá no ngay trước hoặc sau khi sinh là những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa. Lúc này, bụng mèo mẹ chứa đầy thức ăn, có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Cách quản lý dinh dưỡng:
- Chia nhỏ bữa ăn: Cung cấp nhiều bữa ăn nhỏ, giàu dinh dưỡng để mèo mẹ có đủ năng lượng mà không bị quá tải.
- Thực phẩm giàu protein: Chọn thức ăn giàu protein và dưỡng chất để hỗ trợ sức khỏe của mèo mẹ mà không cần ăn quá nhiều.
- Kiểm soát lượng thức ăn: Đảm bảo lượng thức ăn cung cấp đủ năng lượng nhưng không làm cho mèo mẹ cảm thấy quá no.
Cho mèo mẹ ăn quá no trước hoặc sau khi sinh có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa
2. Cần chuẩn bị gì trước khi mèo đẻ?
2.1 Tiêm phòng cho mèo
Tiêm phòng cho mèo trước khi đẻ là một bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe tối ưu cho cả mèo mẹ và mèo con. Quá trình này giúp tăng cường hệ miễn dịch của mèo mẹ. Đồng thời, tiêm phòng còn bảo vệ mèo khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lan từ mẹ sang con trong giai đoạn sinh nở hoặc cho con bú.
Các vaccine cần thiết bao gồm những loại phòng ngừa bệnh viêm phổi, bệnh dại, và các bệnh nhiễm trùng khác. Khi mèo mẹ được tiêm phòng đầy đủ, các kháng thể sẽ truyền sang mèo con qua sữa mẹ, giúp bảo vệ mèo con trong những tuần đầu đời khi hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển hoàn thiện.
Tiêm phòng là một bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mèo
2.2 Chuẩn bị vật dụng sinh sản
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết sẽ giúp quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ và mèo mẹ được chăm sóc tốt hơn.
Vật dụng cần thiết:
-
Hộp đẻ: Một hộp đẻ rộng rãi, ấm áp và thoải mái cho mèo mẹ.
-
Chăn mềm: Các loại chăn mềm để lót bên trong hộp đẻ.
-
Dụng cụ vệ sinh: Khăn sạch, bông gòn và các dụng cụ vệ sinh cần thiết.
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sinh sản sẽ giúp quá trình sinh nở của mèo diễn ra suôn sẻ
2.3 Giữ an toàn cho mèo mẹ
Trước khi mèo mẹ sinh, việc đảm bảo an toàn là rất quan trọng để giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Dưới đây là những điều bạn cần làm:
-
Không can thiệp quá mức: Hạn chế can thiệp vào quá trình sinh đẻ của mèo. Để tự nhiên, mèo cần không gian yên tĩnh và ít sự can thiệp từ bên ngoài.
-
Giữ không gian yên tĩnh: Tạo cho mèo mẹ một không gian riêng tư và yên tĩnh trong nhà, giúp mèo cảm thấy an toàn và thoải mái.
-
Giảm bớt tiếp xúc với người lạ: Tránh cho mèo tiếp xúc quá nhiều với những người lạ, đặc biệt là trong thời gian gần đến khi mèo sắp đẻ.
-
Đảm bảo môi trường sạch sẽ: Dọn dẹp khu vực quanh mèo, đặc biệt là vệ sinh sạch sẽ và khô ráo, để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc mèo con mới đẻ?
Cho mèo có không yên tĩnh, ấm áp và an toàn khi mới sinh
3. Cách chăm sóc mèo mẹ sau sinh đúng cách
3.1 Đảm bảo không gian yên tĩnh, ấm áp, an toàn
Sau khi mèo mẹ sinh, việc chăm sóc mèo mẹ đúng cách rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của mèo con. Đặc biệt, điều quan trọng nhất là đảm bảo môi trường sống yên tĩnh, ấm áp và an toàn cho mèo mẹ và các bé mèo mới sinh.
Bạn có thể sử dụng đèn sưởi hoặc túi nước nóng để giữ cho không gian xung quanh mèo mẹ và các bé mèo. Đặc biệt cần chú ý đến các vật dụng sắc nhọn, hóa chất có thể gây hại, hay các đồ vật có thể làm nguy hiểm đến sự an toàn của mèo.
>> Xem thêm: Mèo mẹ đẻ xong bao lâu thì tắm được?
Theo dõi sức khỏe của cả mèo mẹ và con để phát hiện các vấn đề có thể xảy ra
3.2 Cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Sau khi mèo mẹ sinh, cung cấp đủ chất dinh dưỡng là việc làm vô cùng quan trọng để giúp mèo mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Các loại thức ăn giàu protein và chất béo là lựa chọn tốt để mèo lấy lại sức. Bên cạnh đó, bạn phải luôn đảm bảo mèo mẹ có đủ nước sạch để uống, đặc biệt là trong giai đoạn sau sinh khi nhu cầu nước tăng cao.
Để quá trình cho mèo ăn được thuận tiện hơn, bạn có thể sử dụng máy cho thú cưng ăn tự động đến từ nhà PETKIT by HeLiCorp. Với mèo mẹ, dòng sản phẩm Petkit Solo YumShare có camera là lựa chọn hoàn hảo để quan sát được lượng thức ăn trong bát. Máy có chế độ đặt lịch hẹn cho ăn theo giờ thông minh để mèo luôn được cung cấp thức ăn đúng lúc. Bạn dễ dàng biết được bé mèo đã nạp đủ lượng thức ăn cần thiết mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp trong giai đoạn này.
Máy cho chó mèo ăn tự động có camera Petkit Solo YumShare |
3.3 Theo dõi sức khỏe mèo mẹ và mèo con
Sau khi sinh, việc theo dõi sức khỏe của cả mèo mẹ và mèo con là rất quan trọng để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề có thể xảy ra. Quan sát thường xuyên tình trạng của mèo mẹ và mèo con gồm thể trạng, hành vi và lượng thức ăn.
Nếu cần, hãy hỗ trợ cho mèo mẹ trong việc chăm sóc mèo con như cho ăn thêm sữa công thức nếu mèo mẹ không đủ sữa. Bạn nên định kỳ đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng, đặc biệt là trong giai đoạn sau sinh để đảm bảo mèo mẹ và mèo con có sức khỏe tốt nhất.
Việc nắm vững những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ và chuẩn bị kỹ lưỡng trước, trong và sau khi mèo đẻ sẽ giúp bạn chăm sóc bé mèo tốt nhất. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe và sự thoải mái của mèo mẹ. Từ đó, bạn sẽ tạo được điều kiện lý tưởng cho mèo mẹ và các bé mèo con phát triển khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp để nhận được lời giải đáp nhanh chóng nhất nhé!
>> Xem thêm: Mèo sợ mùi gì? Top 9 mùi mà mèo ghét nhất!
>> Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh FIP ở mèo
>> Xem thêm: Nên mua nhà vệ sinh cho mèo loại nào?