Cách nhận biết dấu hiệu mèo bị ghẻ chính xác nhất
Nhiều "sen" vẫn lầm tưởng rằng ghẻ mèo là một bệnh, nhưng thực chất, đây chỉ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng da bị nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra. Ghẻ không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho mèo cưng mà còn có thể làm biến đổi diện mạo của bé nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đâu là dấu hiệu mèo bị ghẻ chính xác nhất? Cách điều trị và phòng ngừa ghẻ ở mèo hiệu quả là như thế nào? Hãy cùng PETKIT Việt Nam By Helicorp khám phá những thông tin hữu ích về chứng ghẻ ở mèo trong bài viết dưới đây!
1. Vì sao mèo bị ghẻ?
Không ít các “sen” thắc mắc vì sao mèo lại bị ghẻ trong khi việc vệ sinh nơi ở, tắm rửa luôn được diễn ra thường xuyên. Thực tế, ghẻ là một bệnh lý ngoài da dễ lây nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau:
1.1 Nhiễm ve ký sinh
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ghẻ ở mèo, mèo có thể bị nhiễm ve nếu tiếp xúc trực tiếp với động vật khác (mèo hoặc chó) bị nhiễm ve ký sinh. Trong đó, ghẻ Notoedres, Demodex,Otodectes và Sarcoptes được đánh giá là có khả năng lây nhiễm cao nhất giữa động vật. :
-
Ghẻ Notoedres (hay còn được gọi là ghẻ mèo): Bệnh do ve Notoedres gây ra và cực kỳ phổ biến trong loài mèo. Ghẻ Notoedres dễ lây lan sang những con mèo khác. Nếu bạn đang nuôi nhiều bé mèo cùng lúc và phát hiện một trong số bé bị nhiễm loại ghẻ này, cách tốt nhất là cần cách ly bé ra khỏi các thú cưng còn lại.
-
Ghẻ Demodex: Ve Demodex là loại ký sinh trùng sống trong nang lông của mèo với số lượng nhỏ và thường không gây hại cho sức khỏe của mèo. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của mèo bị suy yếu, khả năng kiểm soát lượng ký sinh trùng trên da cũng giảm đi. Điều này khiến cho số lượng ký sinh trùng Demodex trên da mèo tăng sinh quá mức, từ đó hình thành bệnh ghẻ Demodex.
-
Ghẻ Otodectes: Đây là thủ phạm gây ra bệnh ghẻ tai mèo. Ve Otodectes thường sống ký sinh trong ống tai và ăn các mảnh vụn da trong tai mèo, gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mèo.
Ve Otodectes là loại ve gây ra bệnh ghẻ tai mèo, khi bị nhiễm ve mèo thường có xu hướng gãi ngứa liên tục tại khu vực tai
-
Ghẻ Sarcoptic: Là một bệnh da do loài ve ký sinh Sarcoptes có kích thước nhỏ màu vàng nhạt gây ra, bệnh thường xuất hiện ở chó do đó còn được gọi là ghẻ chó, tuy nhiên, mèo cũng có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này nếu có tiếp xúc trực tiếp với chó bị nhiễm Sarcoptic.
1.2 Do môi trường sống không vệ sinh
Môi trường sống của mèo không được vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân là tăng nguy cơ mèo bị ghẻ, bởi:
-
Môi trường ẩm thấp, bụi bẩn là điều kiện thuận lợi để các loại ve sinh sôi và phát triển, tăng khả năng hình thành bệnh ghẻ ở mèo.
-
Mèo sống trong môi trường không sạch sẽ dễ khiến cho hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm, từ đó tăng khả năng mèo bị mắc ghẻ Demodex cao hơn.
Đáng chú ý, khi da mèo bị tổn thương do bị ve cắn, vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương. Điều này khiến cho tình trạng bệnh ghẻ của mèo trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Top các dấu hiệu mèo bị ghẻ điển hình
Sau phần nguyên nhân, PETKIT Việt Nam By Helicorp cùng các bạn đi sâu hơn vào các dấu hiệu mèo bị ghẻ điển hình mà bạn có thể quan sát thông qua mắt thường:
2.1 Ngứa ngáy toàn thân
Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất ở những chú mèo mắc bệnh ghẻ. Do bị ve cắn, mèo sẽ không ngừng gãi, cắn, hoặc liếm vào những vùng da bị viêm nhiễm. Những cơn ngứa kéo dài và dữ dội khiến mèo thường xuyên dùng móng cào mạnh vào da, thậm chí gây trầy xước và chảy máu, dẫn đến các vấn đề da nghiêm trọng về sau.
2.2 Da dày sừng và đóng vảy
Lông và da của mèo bắt đầu xuất hiện các lớp vảy sừng màu trắng hoặc ngà, có hình dạng giống như gàu. Những lớp vảy này sẽ dày lên và bong tróc khỏi da, đặc biệt ở những khu vực bị ghẻ nặng, gây khó chịu cho mèo.
2.3 Mèo bị rụng lông từng mảng
Khi bệnh ghẻ tiến triển đến giai đoạn nặng, mèo sẽ rụng lông từng mảng, đặc biệt ở những vùng da ngứa nhiều như mặt, tai và chân. Những khu vực rụng lông thường có da ửng đỏ, viêm nhiễm, và có thể bị trầy xước, chảy máu.
Rụng lông từng mảng là một trong những dấu hiệu mèo bị ghẻ điển hình bạn dễ nhận thấy
2.4 Xuất hiện mụn mủ
Ở các khu vực da bị viêm nhiễm nặng, có thể xuất hiện các cục u nhú, mụn mủ li ti, nguyên nhân là do cơ thể đang phản ứng với sự viêm nhiễm do ký sinh trùng và vi khuẩn gây ra thông qua các vết trầy xước.
2.5 Sức khoẻ tổng thể suy giảm
Nhiễm trùng da còn khiến cho sức khỏe của mèo bị suy giảm trầm trọng, mèo có thể xuất hiện một số vấn đề triệu chứng sức khoẻ sau đây:
-
Mất cảm giác thèm ăn
-
Sút cân, gầy gò
-
Mắc các vấn đề về đường tiêu hoá như: nôn mửa, tiêu chảy,...
-
Sốt
-
Cảm thấy lo lắng, bồn chồn
Lưu ý: Các triệu chứng ghẻ ở mèo chủ yếu hình thành do phản ứng dị ứng của cơ thể với nước bọt, chất tiết của ký sinh trùng, virus, nấm mốc,... Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể khác nhau, phụ thuộc vào khả năng miễn dịch cũng như mức độ nhiễm trùng của từng chú mèo. Đối với những bé có hệ miễn dịch yếu, triệu chứng ghẻ thường có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Cách phân biệt ghẻ mèo với các bệnh da liễu khác
Vì các triệu chứng tương tự như rụng lông, ngứa ngáy, viêm da… bệnh ghẻ ở mèo thường khiến cho nhiều “sen” nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Và nếu không được chẩn đoán chính xác, nhiều “sen” sẽ tự ý mua thuốc bôi da liễu về tự điều trị cho mèo, điều này sẽ khiến cho các triệu chứng bệnh chuyển biến nặng hơn.
Thông qua quan sát bằng mắt thường, ghẻ và các bệnh da liễu ở mèo sẽ có một số điểm khác biệt như sau:
-
Vị trí: Các vết ghẻ thường xuất hiện ở những khu vực da ấm và ẩm, như chân, tay, mặt và kẽ ngón chân. Trong khi đó, các bệnh da liễu hay dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mèo.
Mèo bị ghẻ thường xuất hiện các vết tổn thương chủ yếu ở chân, tay, mặt và kẽ ngón chân
-
Hình dạng vết tổn thương: Mèo bị nấm thường có các vết tổn thương hình tròn hoặc oval với rìa rõ ràng, kích thước tăng dần theo thời gian. Ngược lại, vết ghẻ không có hình dạng cố định, mà thường biểu hiện dưới dạng các vết cào xước, mụn mủ, vảy da hoặc các mảng da đỏ.
-
Mức độ ngứa: Mèo bị nấm có thể cảm thấy ngứa ngáy hoặc không ở các vết thương, nhưng mức độ thường không quá nghiêm trọng. Trong khi đó, mèo bị ghẻ thường ngứa ngáy dữ dội và liên tục, dễ dẫn đến hình thành các vết thương hở và chảy máu.
Cách tốt nhất chính là khi phát hiện mèo có dấu hiệu bị viêm, nhiễm trùng da, bạn nên đưa mèo cưng đến bệnh viện thú y để được chẩn đoán chính xác thông qua các xét nghiệm lâm sàng cần thiết (soi da, kiểm tra máu,...).
>> Xem thêm: Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm
4. Điều trị và phòng ngừa ghẻ mèo thế nào?
Sau khi đã đến bác sĩ thú y để chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mèo, bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn để việc điều trị bệnh diễn ra một cách hiệu quả và dứt điểm. Trong quá trình điều trị bệnh ghẻ cho mèo, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
Sử dụng thuốc uống và kem bôi ngoài da: Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Thực hiện bôi thoa và cho mèo uống thuốc trị ghẻ theo đúng thời gian bác sĩ chỉ định
-
Tắm cho mèo: Thực hiện tắm rửa cho mèo từ 1 đến 2 lần mỗi tuần bằng sữa tắm chuyên dụng dành cho mèo bị ghẻ.
-
Vệ sinh vùng da bị viêm: Đối với những khu vực da bị viêm nhiễm nặng, bạn nên cạo sạch lông và vệ sinh thật kỹ. Điều này giúp thuốc dễ thẩm thấu vào da hơn.
-
Khử khuẩn môi trường sống: Vệ sinh kỹ lưỡng các khu vực, đồ dùng, đệm, mền và đồ chơi của mèo bằng dung dịch khử khuẩn an toàn cho thú cưng. Điều này không chỉ giúp quá trình điều trị hiệu quả mà còn ngăn ngừa tái nhiễm.
Nếu được điều trị đúng cách, mèo cưng của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi trong vòng vài tuần và không bị khó chịu, ngứa ngáy do ghẻ gây ra.
5. Cách phòng ngừa ghẻ mèo đúng cách
Việc phòng ngừa bệnh ghẻ là rất quan trọng để bảo vệ mèo cưng của bạn khỏi tái nhiễm và ngăn chặn lây lan sang các thú cưng khác. Để giúp bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ, hãy tham khảo những hướng dẫn phòng ngừa ghẻ ở mèo dưới đây từ các chuyên gia thú y:
-
Giữ vệ sinh môi trường sống: Dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, khay cát, đồ chơi và những khu vực mèo nằm nghỉ ngơi mỗi ngày bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Đối với chăn, đệm, đồ chơi bằng vải của bé, bạn có thể sử dụng nước nóng và bột giặt chứa hợp chất diệt khuẩn để làm sạch tốt đa vi khuẩn, ve ký sinh.
-
Chăm sóc lông da đúng cách: Tắm rửa thường xuyên cho mèo bằng sữa tắm chuyên dụng là cách loại bỏ vi khuẩn và ve ký sinh tốt nhất. Đừng quên sấy khô lông cho bé để tránh tạo điều kiện vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, làm tăng nguy cơ ghẻ mèo. Lồng sấy chuyên dụng là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc sấy khô lông mèo.
>> Tham khảo sản phẩm Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro được trang bị công nghệ sấy khô lông 360 độ và tích hợp công nghệ Ozone diệt khuẩn. Đặc biệt, máy hoạt động với mức âm thanh thấp cùng luồng gió ấm nhẹ nhàng, không chỉ giúp lông khô nhanh chóng mà còn bảo vệ sức khỏe lông da thú cưng khỏi mầm bệnh hiệu quả.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro |
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về da cho thú cưng một cách hiệu quả
-
Chế độ dinh dưỡng: Mèo có xu hướng mắc bệnh ghẻ nếu chúng có hệ miễn dịch kém. Do đó, bạn cần cung cấp cho mèo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu protein và không có carbohydrate.
-
Sử dụng sản phẩm ngừa ve: Để phòng ngừa ve cho mèo, bạn có thể sử dụng các sản phẩm như thuốc nhỏ gáy hoặc vòng cổ chống ve. Những sản phẩm này giúp ngăn chặn ve bám vào lông và da của mèo, bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng gây ra.
Có thể thấy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu mèo bị ghẻ là rất quan trọng để có thể can thiệp y tế kịp thời. Nếu mèo cưng xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, rụng lông hay xuất hiện những tổn thương nhỏ trên da, hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán cụ thể. Đừng quên theo dõi PETKIT Việt Nam By Helicorp để có những kiến thức chăm sóc sức khỏe cho mèo cưng của bạn hợp lý và hiệu quả bạn nhé!
>> Xem thêm: Mèo bị lòi dom là bệnh gì, chữa trị ra sao?
>> Xem thêm: Điểm danh 10 loài mèo đắt nhất thế giới và lý do chúng đắt đỏ