Tất tần tật cách tẩy giun cho mèo tại nhà
Giun sán luôn là nỗi ám ảnh không nhỏ với những người nuôi mèo, bởi vì chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn cả trở sự phát triển toàn diện của các “boss cưng”. Trong bài viết này, PETKIT sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách tẩy giun cho mèo tại nhà một cách an toàn và hiệu quả. Với những mẹo chăm sóc hữu ích được chia sẻ sau đây, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe và mang lại sự thoải mái cho “hoàng thượng” của mình đấy.
1. Những biểu hiện khi mèo bị giun?
Mèo là thú cưng vô cùng dễ thương, nhưng việc chăm sóc bé không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt là mèo đang bị nhiễm giun. Trước khi tìm hiểu cách tẩy giun cho mèo tại nhà, bạn cần biết thêm những dấu hiệu khi mèo bị giun để kịp thời xử lý. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến khi mèo bị giun mà có thể bạn chưa biết:
1.1 Mèo gầy gò, ăn uống kém
Khi bé mèo nhà bạn được ăn đủ bữa và bổ sung dinh dưỡng đều đặn mỗi ngày, nhưng nếu vẫn không tăng cân mà thâm chí còn gầy đi rõ rệt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mèo đã bị nhiễm giun sán.
Khi mèo bị giun sán ký sinh trong dạ dày và ruột, chúng sẽ cạnh tranh và hấp thụ phần lớn chất dinh dưỡng từ thức ăn trước khi cơ thể mèo kịp chuyển hóa. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng, khiến mèo trở nên mệt mỏi, suy nhược cơ thể và sụt cân liên tục.
Mèo bị gầy gò mặc dù ăn uống đều đặn mỗi ngày
1.2 Mèo đi đại tiện ra máu hoặc có giun
Phân của mèo là một chỉ số quan trọng để phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của chúng. Nếu bạn nhận thấy phân của “boss” trở nên loãng, mùi khó chịu hơn bình thường hoặc có sự xấu hiện của các đoạn nhỏ màu trắng giống hạt gạo và sợi mì, rất có khả năng là mèo bị giun trắng.
Trong trường hợp phân có lẫn với các vệt máu, đây có thể là biểu hiện của việc mèo bị giun đũa ký sinh trong đường ruột và gây ra các tổn thương về niêm mạc ruột. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn cần áp dụng cách tẩy giun cho mèo ngay lập tức hoặc đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
1.3 Mèo thường xuyên nôn mửa
Một trong những dấu hiệu rõ ràng của việc mèo bị giun là mèo thường xuyên nôn mửa ra dịch nhầy, bọt trắng và thậm chí là những con giun nhỏ. Những con giun này có thể làm tổn thương đường ruột, khiến mèo không thể hấp thụ các dưỡng chất cần thiết và ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo về lâu dài.
1.4 Mèo bị khó tiêu kéo dài
Khi mèo bị nhiễm giun, đặc biệt là giun đũa, chúng sẽ phát triển và sinh sôi nảy nở trong ruột mèo và cản trở hệ tiêu hóa hoạt động. Hệ quả là mèo dễ bị đầy hơi, bụng chướng to và cảm giác khó tiêu kéo dài.
Nếu không được can thiệp sớm, tình trạng này sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng và dễ gây ra tắc nghẽn đường ruột.
Mèo thường xuyên nôn mửa ra dịch nhầy khi bị giun
1.5 Mèo bị ngứa hậu môn
Một số loài giun như giun trắng có thể đẻ trứng và chui ra ngoài theo đường hậu môn của mèo và tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu bạn nhận thấy bé mèo thường xuyên liếm, cào và gãi khu vực quanh hậu môn, đó là cảnh báo cho thấy mèo đang bị nhiễm giun.
Bên cạnh đó, hành động cọ mông trên sàn hay kéo lê phần mông là cách chúng đang cố làm dịu cơn ngứa do giun gây ra.
Lưu ý: Biểu hiện này không chỉ xuất hiện khi mèo bị giun trắng, mà còn có thể là do giun đũa, giun móc,... hoặc các loại ký sinh trùng khác như bọ chét và ve gây nên.
1.6 Lông mèo xơ xác
Mèo bị giun đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa của chúng cũng bị ảnh hưởng, khiến cho việc hấp thụ các dưỡng chất cần thiết như vitamin, protein và khoáng chất trở nên kém hơn. Kết quả là bộ lông của mèo - vốn là biểu tượng của vẻ đẹp dần mất đi độ óng ả và mềm mượt vốn có.
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mèo bị rụng lông nhiều hơn bình thường, lông trở nên thô ráp, xơ xác và đôi khi xuất hiện các mảng lông thưa, bị loang lổ.
2. Cách tẩy giun cho mèo tại nhà
Tẩy giun cho mèo không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của chúng mà còn ngăn chặn việc giun lây lan sang người, đặc biệt là ở trẻ em. Hãy cùng PETKIT khám phá từng bước cụ thể về cách tẩy giun cho mèo tại nhà.
2.1 Chọn loại thuốc tẩy giun phù hợp với boss
Hiện nay, trên thị trường lưu hành rất nhiều loại thuốc tẩy giun cho mèo nhưng để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bạn có thể tham khảo các sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín như: Bayer, Drontal hay Milbemax.
Quá trình lựa chọn thuốc cũng nên cân nhắc đến các yếu tố như độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe thực tế của mèo. Các dạng thuốc tẩy giun thường thấy như:
-
Thuốc viên: Đây là lựa chọn phổ biến nhất, dễ sử dụng và hiệu quả cho hầu hết các dòng mèo.
-
Dung dịch nhỏ gáy: Lý tưởng cho những chú mèo không hợp tác hoặc khó uống thuốc. Bạn chỉ cần nhỏ trực tiếp dung dịch lên da ở phần gáy mèo.
Bằng cách lựa chọn đúng loại thuốc tẩy giun, bạn sẽ bảo vệ sức khỏe của mèo và giúp bé tránh xa những biến chứng nguy hiểm cho giun gây ra.
Chọn thuốc đúng là cách tẩy giun cho mèo đầu tiên cần làm
2.2 Cách cho mèo uống thuốc
Nhiều “sen” thường gặp khó khăn trong cách cho mèo uống thuốc tẩy giun. Đây sẽ là các mẹo để bạn thực hiện dễ dàng hơn:
-
Khi cho mèo uống thuốc trực tiếp, bạn nên dùng tay giữ nhẹ đều mèo và đặt thuốc vào sau lưỡi để mèo dễ dàng nuốt hơn.
-
Trộn thuốc vào thức ăn mà chúng yêu thích như pate hoặc snack cho mèo.
-
Nếu mèo không chịu ăn, bạn có thể dùng dụng cụ hỗ trợ như xilanh nhỏ để bơm thuốc vào miệng.
-
Hãy thực hiện một cách dứt khoát và nhanh gọn để tránh làm mèo sợ hãi hoặc hoảng loạn.
2.3 Theo dõi sau khi tẩy giun
Sau khi cho mèo uống thuốc, “sen” cần chú ý xem mèo có các phản ứng bất thường như nôn mửa, tiêu chảy hay không. Nếu có và hành động này kéo dài liên tục, hãy lập tức đưa bé đến cơ sở thú y gần nhất để thăm khám.
Cho mèo ăn các thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả sau khi tẩy giun. Cung cấp thức ăn đủ chất để mèo nhanh chóng phục hồi và đủ sức chống chọi lại các tác nhân gây bệnh khác.
Dọn dẹp thường xuyên ổ nằm, chăn, khay vệ sinh, chén ăn,... để tránh tình huống tái nhiễm có thể xảy ra. Và đồng thời tuân thủ lịch tẩy giun định kỳ để bé luôn khỏe mạnh và phát triển.
3. Chi tiết lịch tẩy giun cho mèo
Việc tuân thủ lịch tẩy giun cho mèo là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sức khỏe cho bé. Dưới đây là lịch trình chi tiết từng giai đoạn tẩy giun cho mèo:
3.1 Lịch tẩy giun cho mèo con
Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, mèo con rất dễ nhiễm giun từ sữa mẹ hoặc do tiếp xúc với môi trường xung quanh. Vì vậy, tẩy giun cho mèo con từ khi còn sớm là vô cùng quan trọng để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh:
-
Tiến hành tẩy giun lần đầu khi mèo đạt 3 tuần tuổi, vì đây là thời điểm mèo dễ bị nhiễm giun từ sữa mẹ.
-
Tiếp tục tẩy giun mỗi 2 lần/tuần, đặc biệt là trong giai đoạn mèo phát triển nhanh từ 3 tuần đến 12 tuần tuổi.
-
Sau khi mèo con tròn 12 tuần, nên tẩy giun mỗi tháng một lần để bảo vệ mèo khỏi nguy cơ nhiễm giun trong giai đoạn tiếp theo.
-
Khi mèo đã đạt 6 tháng tuổi, bạn có thể giảm tần suất tẩy giun (áp dụng theo lịch dành cho mèo trưởng thành).
Tẩy giun sớm cho mèo con là điều vô cùng quan trọng
3.2 Lịch tẩy giun cho mèo trưởng thành
Đối với mèo trưởng thành, tẩy giun định kỳ là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe toàn diện và hạn chế nguy cơ lây nhiễm giun cho các thành viên trong đình. Tần suất tẩy giun sẽ phụ thuộc vào thói quen và môi trường sống của mèo:
-
Với mèo thường sống trong nhà và ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên tẩy giun mỗi 3 - 6 tháng/lần.
-
Nếu mèo thường xuyên ra ngoài, hay tiếp xúc với đất cát, thú cưng khác hoặc thường ăn thức ăn sống, chưa qua chế biến thì nên tăng tần suất tẩy giun thành 2 - 3 tháng/ lần.
3.3 Lịch tẩy giun cho mèo mang thai và mèo cho con bú
Thực hiện tẩy giun đúng cách cho mèo mẹ giai đoạn mang thai và cho con bú không chỉ bảo vệ sức khỏe của chúng, mà còn phòng ngừa nguy cơ truyền giun sang mèo con. Một số lưu ý trong giai đoạn này mà bạn nên biết:
-
Nên tẩy giun cho mèo mẹ trước khi phối giống để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và cơ thể mèo không có giun sán.
-
Khoảng 2 tuần sau khi sinh, mèo mẹ nên được tẩy giun để loại bỏ nguy cơ lây truyền giun từ mẹ sang con qua sữa.
-
Trong giai đoạn sau sinh, cơ thể mèo mẹ khá nhạy cảm, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại thuốc tẩy giun phù hợp và liều lượng uống an toàn.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tẩy giun cho mèo mang thai và cho con bú
Việc tuân thủ lịch tẩy giun này giúp mèo mẹ tránh được các vấn đề về nguy hiểm cho sức khỏe, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của mèo con.
Tẩy giun cho mèo là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe thú cưng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm rõ cách tẩy giun cho mèo và biết xử lý như thế nào khi mèo bị giun sán. Để chăm sóc thú cưng toàn diện hơn, đừng quên ghé thăm PETKIT để “tậu” ngay cho mèo cưng những thiết bị chăm sóc hiệu quả và tiện lợi nhé.
>> Xem thêm: Nên tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn?
>> Xem thêm: Mèo ị ra tóc nguy hiểm không? Sen nên làm gì?