PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Mèo bị ghẻ ở cổ do đâu? Điều trị thế nào?

Chủ Nhật, 13/10/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Mèo bị ghẻ ở cổ do đâu? Điều trị thế nào?

Mèo cưng liên tục gãi ngứa ở cổ, đồng thời xuất hiện những dấu hiệu bất thường như da sưng đỏ, lớp vảy sừng,...? Đừng chủ quan, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mèo bị ghẻ ở cổ. Để giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh ghẻ ở mèo triệt để, hãy cùng PETKIT By Helicorp khám phá chi tiết tình trạng này ngay trong bài viết dưới đây!

1. Vì sao vùng cổ mèo lại bị ghẻ?

Mặc dù bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể mèo, tuy nhiên khu vực vùng cổ luôn là “miếng mồi ngon” mà các ký sinh trùng nhắm đến. Vậy tại sao vùng cổ lại dễ bị ve ghẻ, bọ chét tấn công và khiến mèo mắc bệnh ghẻ ở cổ? Dưới đây là một lý do:

  • Lông rậm rạp: Vùng cổ của mèo thường có lớp lông dày và rậm rạp, tạo điều kiện lý tưởng cho bụi bẩn, vi khuẩn, bọ chét và ve ghẻ ẩn nấp và ký sinh. Lớp lông dày này cũng khiến việc quan sát tình trạng sức khỏe vùng da ở cổ, đặc biệt là các dấu hiệu khởi phát bệnh ghẻ ở mèo trở nên khó khăn hơn.

  • Vùng da nhạy cảm: Da ở khu vực cổ thường mỏng và dễ tiết mồ hôi hơn các vùng khác trên cơ thể. Môi trường ẩm ướt kết hợp với bụi bẩn và hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn tạo nên lớp dầu trên da,... tạo nên một môi trường lý tưởng để ký sinh trùng sinh sôi và phát triển.

  • Khó tự làm sạch lông: So với những vùng da lông khác, mèo khó có thể tự thân làm sạch lông vùng cổ. Điều này làm cho vi khuẩn và bụi bẩn có “không gian” phát triển, dẫn đến nguy cơ mắc ghẻ cao.

Mèo bị ghẻ ở cổ do đâu

So với các bộ phận khác trên cơ thể, mèo khó có thể tự làm sạch lông ở vùng cổ

  • Lông không được sấy khô sau khi tắm: Khi lông mèo không được sấy khô sau khi tắm, có thể dẫn đến các vấn đề như viêm da, nhiễm trùng và sự xuất hiện của ve, bọ chét ký sinh.

  • Thói quen gãi cổ: Một số bé mèo có thói quen gãi và cào vào vùng cổ. Điều này có thể khiến da xuất hiện vết xước và các vết thương hở, làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, từ đó hình thành ghẻ.

>> Xem thêm: Nên tắm cho mèo vào giờ nào thì phù hợp?

2. Cách nhận biết mèo bị ghẻ ở cổ

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình mèo bị ghẻ ở cổ mà bạn có thể quan sát được thông qua mắt thường:

  • Mèo thường xuyên gãi ở cổ: Mèo sẽ liên tục dùng móng gãi ngứa vùng cổ, sau tai ở ngực. Đồng thời có thể thường xuyên lắc đầu để làm giảm bớt cảm giác khó chịu ở vùng cổ và tai.

Mèo bị ghẻ ở cổ do đâu

Mèo thường xuyên gãi ở vùng đầu và cổ là dấu hiệu ghẻ điển hình

  • Thường xuyên cọ xát đầu cổ và các vật dụng: Mèo sẽ bắt đầu tìm kiếm những vật thể như thảm, tường hoặc các đồ đạc trong nhà để cọ xát cổ nhằm làm dịu cơn ngứa do ve ghẻ, bọ chét gây ra.

  • Da cổ bị sưng đỏ, có vết viêm: Vùng da nhạy cảm ở cổ sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ và có thể có vết viêm do thường xuyên bị tác động từ móng vuốt.

  • Lông cổ mọc không đều, xuất hiện tình trạng hói lông: Khi đã có sự xuất hiện của các vết ghẻ, lông ở khu vực cổ cũng dần rụng thành từng mảng với nhiều kích thước khác nhau. Khi lông rụng, bạn cũng sẽ có thể thấy các lớp vảy sừng xuất hiện các vết hói tròn hoặc hình bầu dục.

  • Tính cách thay đổi: Mèo dần trở nên bồn chồn, cáu kỉnh và khó chịu với mọi thứ xung quanh. Một số bé còn có thể xuất hiện tình trạng kích động khi có người tiếp xúc gần.

>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông từng mảng: có nguy hiểm không, xử lý thế nào?

3. Điều trị mèo bị ghẻ ở cổ thế nào?

Muốn điều trị dứt điểm ghẻ trên cổ mèo, các “sen” cần phải kiên nhẫn và áp dụng cách chữa mèo bị ghẻ chính xác, phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của “boss” cưng. 

Liệu có nên tự ý điều trị bệnh ghẻ ở mèo tại nhà? Trong một số trường hợp, việc tự điều trị tại nhà có thể được xem xét. Trong các trường hợp khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

3.1 Điều trị mèo bị ghẻ ở cổ tại nhà

Việc điều trị ghẻ ở mèo tại nhà có thể được cân nhắc ở một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Bệnh mới phát ở giai đoạn đầu: Khi triệu chứng và tổn thương trên cổ mèo còn nhẹ, bạn có thể áp dụng các phương pháp vệ sinh vết thương và bôi thuốc trị ghẻ chuyên dụng cho "boss" của mình.

  • Mèo có sức khỏe tốt: Đảm bảo rằng mèo của bạn khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý nền trước khi bắt đầu điều trị tại nhà.

Bạn có thể dùng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như: lá xà cừ, lá bạc hà, lá đào,... để điều trị ghẻ cho mèo. Các loại thảo dược này không chỉ mang lại hiệu quả mà còn an toàn cho “boss” cưng. Cụ thể, bạn sử dụng lá đào/ lá xà cừ đun với nước rồi tắm cho mèo 1 - 2 lần/ tuần, sau khoảng 2 - 3 tuần các vết ghẻ trên cơ thể mèo sẽ dần biến mất.

>> Lưu ý: Nếu mèo cưng xuất hiện tình trạng kích ứng da hay các dấu hiệu bất thường sau khi tắm với thảo dược, bạn lập tức ngưng sử dụng và đưa bé đến cơ sở thú y để kiểm tra sức khoẻ cụ thể.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị ghẻ  tại nhà cho mèo cưng, bạn cần lưu ý:

  • Bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y để tiêu diệt ký sinh trùng, giảm viêm và ngăn ngừa tái nhiễm.

  • Tắm cho mèo bằng sữa tắm trị ghẻ chuyên dụng nhằm loại bỏ ký sinh trùng và vảy sừng trên da.

Mèo bị ghẻ ở cổ do đâu

Chỉ nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng dành cho thú cưng để tắm cho mèo

  • Thực hiện biện pháp cách ly mèo bị ghẻ với các thú cưng khác tránh lây lan bệnh.

  • Làm sạch nơi ở, vật dụng ăn uống, đồ chơi của mèo bằng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm và lây nhiễm bệnh.

3.2 Điều trị tại cơ sở thú y

Đối với các bệnh ngoài da ở thú cưng, đặc biệt là những bệnh có tính lây lan mạnh như ghẻ, việc đưa thú cưng đến các cơ sở thú y điều trị là điều cần thiết và cấp bách. Tại phòng khám, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Thực hiện xét nghiệm lâm sàng: Mèo cưng sẽ được khám tổng quát và làm các xét nghiệm cần thiết (ví dụ như: xét nghiệm máu, xét nghiệm lớp sừng da,...). Thông qua kết quả khám, bạn sẽ biết được loại ký sinh trùng mèo đang mắc phải và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Lên phác đồ điều trị phù hợp: Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị dựa trên tình trạng bệnh, mèo sẽ được kê thuốc đặc trị như thuốc tiêm, thuốc uống và thuốc bôi.

  • Tư vấn cách chăm sóc tại nhà: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc mèo tại nhà bao gồm việc tắm rửa, cách bôi thuốc, biện pháp cách ly,...

Mèo bị ghẻ ở cổ do đâu

Khi mèo bị ghẻ ở cổ cách tốt nhất là bạn nên đưa bé đến điều trị tại các cơ sở thú y

4. Cách phòng ghẻ ở cổ cho mèo

Ghẻ là một căn bệnh ngoài da dễ lây lan ở thú cưng trong đó có mèo, bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của “boss” lẫn “sen”. Để bảo vệ mèo cưng khỏi nguy cơ bị ghẻ ở cổ nói riêng và các khu vực trên cơ thể khác nói chung, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

4.1 Chăm sóc lông da

  • Chải lông cho mèo đều đặn mỗi ngày bằng lược chải chuyên dụng để loại bỏ lông rụng, bụi bẩn bám trên lông.

  • Thực hiện kiểm tra lông da định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các triệu chứng bất thường như da sưng đỏ, xuất hiện vảy sừng,...

  • Tắm cho mèo bằng sữa tắm chuyên dụng khoảng 1 - 2 lần/tháng hoặc khi cần thiết (ví dụ: mèo bị bẩn, dính thức ăn...).

  • Sau khi tắm, hãy dùng khăn bông mềm để làm khô hoàn toàn lông mèo. Việc giữ cho lông luôn khô ráo sẽ giúp ngăn ngừa nấm, vi khuẩn và các bệnh ngoài da - đặc biệt là ghẻ ở cổ. Để việc sấy khô lông đạt được hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo sự thoải mái cho mèo cưng, bạn có thể lựa chọn lồng sấy lông chó mèo.

Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro là giải pháp hoàn hảo cho việc chăm sóc bộ lông của thú cưng. Máy được trang bị hệ thống điều khiển thông minh, đảm bảo nhiệt độ sấy luôn được kiểm soát chính xác. Thú cưng sẽ được sấy khô bằng luồng gió ấm 360 độ thổi xung quanh theo vòng tròn, giúp lông khô đều và không bị rối. Đáng chú ý, công nghệ kháng khuẩn ion tích hợp có thể tiếp cận mọi khu vực lông trên cơ thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc,... giúp giảm thiểu nguy cơ mèo bị ghẻ ở cổ một cách hiệu quả.

Mèo bị ghẻ ở cổ do đâu

Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc các bệnh ngoài da ở mèo

4.2 Chế độ dinh dưỡng

Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân dễ khiến mèo mắc bệnh ghẻ. Bạn cần cung cấp cho mèo một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng gồm có protein, ít chất béo, vitamin (vitamin A, B, D, E) và các khoáng chất cần thiết sẽ mang đến cho mèo một hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng khả năng chống bệnh và một bộ lông óng mượt.

Ngoài cách bổ sung vitamin cần thiết cho mèo thông qua việc ăn uống thì bạn cũng có thể lựa chọn thêm các loại thực phẩm chức năng như vitamin tổng hợp để cung cấp đầy đủ các loại vitamin cho mèo cưng.

4.3 Phòng ngừa ký sinh trùng

Nên đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ thú y kiểm tra và tiêm phòng đầy đủ. Ngoài ra, bạn cũng cần sử dụng các loại thuốc trị ve và ghẻ để phòng ngừa ký sinh trùng gây bệnh cho mèo khi cần thiết.

Trên đây, PETKIT Việt Nam By Helicorp đã cùng bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề “mèo bị ghẻ ở cổ”. Hy vọng những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức và cách phòng ngừa bệnh ghẻ ở mèo. Nếu bạn đang tìm kiếm những sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thú cưng chất lượng, vui lòng liên hệ với petkitstore.vn để được tư vấn miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

>> Xem thêm: Mèo bị ghẻ có lây sang người không?

>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa FIP

Từ khóa: mèo bị ghẻ Mèo bị ghẻ ở cổ
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ