7 lý do mèo đực đi vệ sinh bậy thường xuyên?
Mèo đực đi vệ sinh bậy khiến “sen” cảm thấy bối rối và khó chịu? Đừng lo, bạn không phải là “con sen” duy nhất gặp phải tình trạng này! Vậy tại sao mèo lại có hành vi đó? Có phải do bệnh lý, căng thẳng, hay chỉ là cách chúng đánh dấu lãnh thổ? Trong bài viết này, PETKIT by HeLiCorp sẽ cùng bạn khám phá những lý do chính khiến “boss” có thói quen xấu này và chia sẻ những giải pháp hiệu quả giúp bạn giải quyết vấn đề này nhanh chóng, trả lại không gian sống sạch sẽ cho cả bạn và mèo cưng.
1. Tại sao mèo đực đi vệ bậy thường xuyên?
Hành vi mèo đực đi vệ sinh bậy khiến nhiều “sen” nuôi mèo bối rối và lo lắng. Vậy, tại sao mèo đi vệ sinh không đúng chỗ?
1.1 Đánh dấu lãnh thổ
Mèo đực thường có thói quen dùng nước tiểu để khẳng định vị thế và đánh dấu "lãnh thổ" của mình. Điều này đặc biệt phổ biến khi trong nhà có sự xuất hiện của những bé mèo khác, như khi bạn vừa đón thêm thú cưng, hoặc khi có mùi hương lạ len lỏi vào không gian sống của chúng. Đây là một bản năng tự nhiên được hình thành để giao tiếp và thiết lập ranh giới với các "đối thủ" tiềm năng. Tuy nhiên, hành vi này lại trở thành nỗi phiền toái lớn đối với các “sen”, nhất là khi nó khiến không gian sống của bạn mất vệ sinh và luôn có mùi khó chịu.
Mèo đực có tập tính “đánh dấu lãnh thổ” bằng nước tiểu
1.2 Căng thẳng hoặc lo lắng
Bạn có từng nhận thấy mèo đực đi vệ sinh bậy khi có những thay đổi trong nhà, chẳng hạn như di chuyển đồ đạc, có người lạ, hoặc đón về một bé “boss” mới? Mèo là loài động vật rất nhạy cảm với môi trường sống. Những thay đổi nhỏ cũng có thể khiến chúng cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc mất an toàn. Hệ quả là chúng bộc lộ hành vi bất thường, bao gồm cả việc đi vệ sinh không đúng chỗ để phản ứng lại với sự bất ổn đó.
1.3 Vấn đề sức khỏe
Hành vi mèo đực đi vệ sinh bậy đôi khi không chỉ đơn thuần là vấn đề hành vi mà còn liên quan đến sức khỏe của chúng. Các bệnh lý như: mèo bị viêm đường tiết niệu, mèo bị sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, hoặc thậm chí táo bón có thể khiến bé cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu khi đi vệ sinh. Kết quả là chúng có xu hướng tránh xa khay cát và tìm nơi khác để giảm bớt sự khó chịu. Nếu mèo của bạn đột ngột thay đổi thói quen vệ sinh, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra ngay.
1.4 Khay cát không phù hợp
Mèo vốn rất kỹ tính khi nói đến "toilet" của mình. Nếu khay cát quá bẩn, quá nhỏ, hoặc đặt ở vị trí ồn ào, bé có thể từ chối sử dụng và tìm nơi khác để đi vệ sinh. Ngoài ra, khi “sen” dùng loại cát vệ sinh không phù hợp hoặc mùi cát khó chịu cũng có thể là lý do khiến chúng "tẩy chay" khay vệ sinh. Do đó, bạn hãy đảm bảo khay cát luôn sạch sẽ, kích thước đủ rộng, và đặt ở nơi mèo cảm thấy thoải mái nhất.
Khay cát quá bẩn sẽ là lý do “boss” không dùng khay vệ sinh
1.5 Chưa được huấn luyện đúng cách
Việc sử dụng khay vệ sinh không phải là bản năng mà mèo tự nhiên có sẵn. Nếu “boss” cưng chưa từng được dạy cách sử dụng khay cát, hoặc không có hướng dẫn rõ ràng khi còn nhỏ, chúng sẽ không biết đâu là nơi phù hợp để đi vệ sinh. Từ đó hình thành thói quen xấu đi bậy khắp nơi trong nhà.
1.6 Mùi cũ còn lưu lại
“Hoàng thượng” có khứu giác nhạy bén gấp nhiều lần con người. Nếu chúng ngửi thấy mùi nước tiểu cũ còn sót lại ở một khu vực nào đó, chúng sẽ cho rằng đó là "nhà vệ sinh" và tiếp tục đi vệ sinh tại đó. Đây là lý do bạn cần làm sạch triệt để các vết bẩn cũ bằng dung dịch khử mùi chuyên dụng dành cho mèo để ngăn ngừa hành vi này.
2. Cách khắc phục tình trạng mèo đi vệ sinh không đúng chỗ
Sau khi hiểu rõ lý do mèo đực đi vệ sinh bậy, việc tiếp theo là tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là những bước cụ thể, dễ áp dụng mà bạn có thể thực hiện:
2.1 Làm sạch khu vực từng bị bẩn
Mèo rất nhạy cảm với mùi hương, vì vậy bất kỳ mùi nước tiểu nào còn sót lại đều có thể "mời gọi" chúng tiếp tục đi vệ sinh tại đó. Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn khu vực từng bị bẩn, đảm bảo không còn mùi nước tiểu cũ. Điều này sẽ giúp mèo nhận ra đây không phải là nơi phù hợp để đi vệ sinh.
Ngoài ra, các “sen” có thể dùng vỏ cam, chanh đặt ở những nơi mèo đực đi vệ sinh bậy để ngăn mèo thực hiện hành vi xấu. Bởi vì mèo không thích các mùi từ loại trái cây này nên sẽ tự động tránh xa.
>> Xem thêm: Mèo sợ mùi gì? Top 9 mùi mà mèo ghét nhất!
Bạn nên khử khuẩn ở những nơi mèo đã tè bậy
2.2 Chọn khay cát và loại cát phù hợp
Hãy kiểm tra xem mèo có thoải mái với khay cát hiện tại không. Khay cần đủ lớn để mèo dễ đi vệ sinh và phải đảm bảo được dọn dẹp thường xuyên. Hơn nữa, vị trí khay cát rất quan trọng! Bạn hãy đặt khay ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại, và xa khu vực ăn uống của mèo. Nếu nhà bạn có nhiều tầng hoặc nhiều “boss”, hãy chuẩn bị đủ khay cát để tránh xung đột hoặc bất đắc dĩ bé phải tìm chỗ khác để giải quyết nhu cầu.
Để việc vệ sinh của “boss” cưng được dễ dàng và tiện lợi hơn, các “sen” có thể tham khảo máy dọn phân mèo PETKIT. Đây là sản phẩm dọn dẹp tiên tiến, với đầy đủ các tính năng vượt trội, kết hợp với công nghệ khử mùi tối ưu. Đặc biệt, sản phẩm này có thể kết nối và điều khiển từ xa trên điện thoại, tiện lợi cho các “sen” bận rộn và thường vắng nhà.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 |
Hơn nữa, việc quan sát sở thích của “boss” cũng rất cần thiết. Có mèo thích cát mịn, có mùi hương, có bé loại thích cát cứng để thỏa “đam mê đào bới” hoặc không mùi. Ngoài ra, bạn nên chọn loại cát chất lượng, đảm bảo an toàn, không bụi và tốt nhất là vón nhanh, khử mùi tốt cũng.
Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter | |
Cát hỗn hợp PETKIT - Xả được trong bồn cầu |
2.4 Huấn luyện lại từ đầu
Nếu mèo chưa được dạy cách sử dụng khay vệ sinh hoặc đã quên mất thói quen này, hãy bắt đầu huấn luyện lại từ đầu. Đặt mèo vào khay cát sau bữa ăn hoặc khi bạn thấy chúng có dấu hiệu mèo buồn đi vệ sinh. Sau đó, “sen” hãy dùng tay để thực hiện thao tác đào cát và lấp phân để các “boss” bắt chước. Đừng quên khen thưởng ngay khi các bé thực hiện tốt để tạo sự khuyến khích tích cực nhé!
2.5 Giảm căng thẳng cho mèo
Nếu nguyên nhân khiến mèo đực đi vệ sinh bậy là căng thẳng, bạn cần tìm cách giảm bớt áp lực cho chúng. Tạo không gian riêng tư, xoa dịu bằng đồ chơi và dành thời gian chơi đùa, vuốt ve để giúp chúng cảm thấy an toàn hơn.
>> Xem thêm: Top 7 dấu hiệu mèo bị trầm cảm điển hình
2.6 Đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe
Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, hoặc bạn nghi ngờ mèo gặp vấn đề sức khỏe như viêm đường tiết niệu hoặc sỏi thận, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn thấy “boss” có dấu hiệu đau đớn, đi vệ sinh thường xuyên nhưng chỉ được một ít hoặc kèm theo máu.
Đưa mèo khám sức khỏe ngay khi có dấu hiệu đáng ngờ
2.7 Duy trì thói quen và kiên nhẫn
Thay đổi hành vi của mèo không phải là điều có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn duy trì thói quen tốt, đồng thời không la mắng hoặc phạt khi mèo đi vệ sinh bậy nhé. Điều này sẽ giúp chúng không sợ hãi và dễ dàng học lại hành vi đúng đắn hơn.
Với những biện pháp trên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng mèo đực đi vệ sinh bậy và giữ không gian sống sạch sẽ, thoải mái cho cả bạn và mèo cưng. Hãy nhớ rằng, việc hiểu rõ nguyên nhân và kiên nhẫn chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề này!
>> Xem thêm: Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo mà mọi Sen cần nắm
>> Xem thêm: Mèo không uống nước có sao không? Giải pháp khắc phục