PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

Thứ Sáu, 28/06/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

Một trong những nỗi lo lắng nhất của người nuôi mèo chính là bệnh FIP - căn bệnh đe dọa đến tính mạng của mèo với tỷ lệ tử vong rất cao. Nhiều người thắc mắc bệnh FIP của mèo có lây không? Cách thức lây truyền của bệnh FIP là gì? Việc tìm kiếm câu trả lời là chìa khóa để bảo vệ mèo cưng khỏi căn bệnh nguy hiểm này. PETKIT by HeLiCorp sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên thật chi tiết qua bài viết sau.

1. Bệnh FIP ở mèo do đâu mà ra?

Bệnh FIP ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm là căn bệnh nguy hiểm, thường gây tử vong cho mèo. Nguyên nhân chính gây ra FIP là do virus họ corona (FCoV), loại virus này khá phổ biến trong quần thể mèo, đặc biệt tại nơi có nhiều mèo như trại giống, nhà nuôi dưỡng hoặc khu vực có nhiều mèo. FCoV có trong phân, nước tiểu và bọt của mèo bệnh.

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

FCoV đột biến gây nên bệnh FIP lây lan trong quần thể mèo

FIP xảy ra khi FCoV đột biến, tấn công mạnh vào các tế bào miễn dịch trong cơ thể mèo. FIP thường gây ra các triệu chứng viêm nghiêm trọng trong các mô và cơ quan nội tạng của mèo. Ngược lại, nếu mèo nhiễm FCoV không đột biến thành FIP thì chúng chỉ có những triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Chính sự đột biến của virus FCoV là yếu tố dẫn đến việc phát triển bệnh.

Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của mèo có chức năng quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm. Nếu mèo có hệ miễn dịch yếu hoặc bị ức chế, chúng rất dễ bị FIP. Ngoài ra, yếu tố di truyền có thể khiến một số mèo dễ nhiễm virus và phát triển thành FIP hơn những con mèo khác. Môi trường sống không vệ sinh, mật độ mèo cao cũng góp phần tăng nguy cơ mèo bị viêm phúc mạc.

2. Bệnh FIP của mèo có lây không?

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo là căn bệnh nghiêm trọng, gây nhiều hậu quả cho mèo. Nhiều người thắc mắc bệnh FIP của mèo có lây không? Cùng tìm câu trả lời ngay bên dưới.

2.1 Bệnh FIP có lây từ mèo sang mèo không?

FIP hình thành do sự đột biến của virus FCoV, khi mèo nhiễm bệnh tiếp xúc với nhau, khả năng lây lan sẽ diễn ra như sau:

2.1.1 Sự lây lan của virus FCoV

FCoV là một loại virus phổ biến, lây lan chủ yếu qua phân, nước tiểu và nước bọt của mèo nhiễm bệnh. Khi mèo tiếp xúc trực tiếp với khu vực vệ sinh, khu vực ăn uống và các đồ dùng bị nhiễm bẩn, chúng có thể bị lây nhiễm FCoV. Đặc biệt, trong môi trường có nhiều mèo thường xuyên tiếp xúc với nhau và qua các bề mặt chung, tạo điều kiện thuận lợi cho FCoV lây lan nhanh chóng.

2.1.2 Sự phát triển của FIP

Virus FCoV có thể lây lan dễ dàng giữa mèo với mèo, tuy nhiên không phải mèo nào nhiễm virus cũng phát triển thành FIP, chỉ khi FCoV đột biến trong cơ thể mèo, bệnh FIP mới xảy ra. Do đó, FIP không lây trực tiếp từ mèo này sang mèo khác. Mỗi cá thể mèo có sự đột biến FCoV và phản ứng miễn dịch khác nhau, đó là lý do tại sao trong một nhóm mèo nhiễm FCoV chỉ có một số ít mèo phát triển thành FIP.

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

Bệnh FIP không lây trực tiếp từ mèo sang mèo, chỉ có FCoV mới lây lan nhanh chóng

2.2 Bệnh FIP có lây từ mèo sang người không?

Theo nghiên cứu, virus FCoV và FIP chỉ ảnh hưởng đối với sức khỏe của mèo, chúng không thể lây bệnh từ mèo sang người. Tuy nhiên, việc giữ vệ sinh môi trường sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa vẫn rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chủ nhân và vật nuôi. Sau khi tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh, bạn nên sát khuẩn tay chân và những vật dụng thật kỹ để tránh virus bám vào và lây lan cho những bé mèo khác.

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

Bệnh FIP không lây từ mèo sang người

2.3 Bệnh FIP có lây từ mèo sang các loài vật khác không?

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo không có khả năng lây sang chó hay các loài động vật khác, chúng chỉ gây bệnh trong quần thể mèo. Chủ yếu do cơ chế hoạt động và cấu tạo của virus FCoV không gây bệnh và không phát triển thành FIP trên các loài vật, ngoại trừ mèo. Tuy nhiên, người nuôi vẫn nên cách ly mèo bệnh và hạn chế cho chúng tiếp xúc với các động vật sống chung.

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

Bệnh FIP không lây từ mèo sang động vật khác

3. Bệnh viêm phúc mạc lây qua đường nào?

Bệnh FIP thường lây lan qua chất lỏng của mèo nhiễm bệnh, sự tiếp xúc trong môi trường sống chung, yếu tố miễn dịch và sự đột biến virus ở mèo. Cụ thể như sau:

3.1 Tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng của mèo nhiễm bệnh

FCoV có chủ yếu trong phân, nước tiểu và nước bọt của mèo nhiễm bệnh. Khi mèo khỏe mạnh tiếp xúc với những chất lỏng chứa nhiều virus này, chúng có khả năng cao bị lây nhiễm.

Đặc biệt, FCoV tồn tại lâu dài trong môi trường như chỗ ăn uống, nơi vệ sinh, các đồ dùng hoặc các bề mặt mà mèo nhiễm bệnh đã tiếp xúc. Việc mèo dùng chung các vật dụng này khiến nguy cơ lây nhiễm virus tăng cao.

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

FCoV tồn tại ở khu vực ăn uống chung, lây lan và gây bệnh FIP cho mèo

3.2 Tiếp xúc gián tiếp qua môi trường sống chung

Các khu vực có nhiều mèo sống chung tạo điều kiện thuận lợi cho FCoV lây lan nhanh chóng. Thông qua việc chơi đùa, sử dụng chung khu vực ăn uống và vệ sinh khiến virus truyền nhiễm một cách thuận lợi.

3.3 Yếu tố miễn dịch và khả năng đột biến của virus FCoV

Khi mèo nhiễm FCoV, nhiều trường hợp virus không phát triển thành FIP. Cần một quá trình để FCoV đột biến trong cơ thể mèo gây ra FIP, khi đó virus đã phát triển mạnh và có khả năng tấn công từng tế bào miễn dịch của mèo. Vì thế, hệ miễn dịch của từng cá thể mèo ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của FIP.

4. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh FIP trên mèo

Một số biện pháp phòng ngừa và chăm sóc vệ sinh cho mèo để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm như sau:

4.1 Tiêm phòng đầy đủ

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

Tiêm phòng cho mèo để ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh FIP

Khi nuôi mèo, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ để tăng cường hệ thống miễn dịch cho “boss”. Mặc dù, vắc xin phòng bệnh FIP ở mèo chưa đạt hiệu quả tối đa, nhưng việc tiêm ngừa theo lịch trình sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm ở mèo. 

4.2 Vệ sinh khu vực sống của mèo

Bạn nên sử dụng dung dịch an toàn để dọn dẹp sạch sẽ những vật dụng và khu vực mèo thường xuyên tiếp xúc như điểm ăn uống, nơi đi vệ sinh. Để giúp tiết kiệm thời gian và công sức dọn dẹp chỗ vệ sinh của mèo, bạn có thể đầu tư máy dọn phân mèo, sản phẩm có khả năng tự động dọn sạch chất thải và khử mùi diệt khuẩn hiệu quả, giảm nguy cơ lây nhiễm virus từ phân mèo. 

Hoặc để kết hợp giữ việc khử khuẩn các dụng cụ ăn uống, đồ chơi và sấy khô cho lông mèo thì bạn có thể cân nhắc sản phẩm lồng sấy lông chó mèo Petkit AirSalon Max Pro

Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro

4.3 Cách ly mèo nhiễm bệnh

Chủ nuôi không nên cho mèo khỏe mạnh tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh hoặc mèo chưa được kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ. Các mầm bệnh thường tồn tại lâu trong cơ thể mèo, người nuôi nên cân nhắc cách ly những chú mèo có dấu hiệu bệnh hoặc đang điều trị để giảm sự lây lan virus từ mèo sang mèo.

4.4 Chế độ ăn uống sạch sẽ và an toàn

Việc cung cấp một chế độ ăn dinh dưỡng sẽ giúp mèo tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, chủ nhân nên đảm bảo mèo cưng luôn có thức ăn và nước uống sạch để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Để kiểm soát và quản lý chế độ ăn của pet, chủ nuôi có thể sử dụng máy cho thú cưng ăn để tiện lợi trong việc cho thú cưng ăn uống từ xa thông qua app và quản lý chế độ ăn của mèo một cách hiệu quả.

Máy ăn có camera PETKIT YumShare Dual-Hopper (Gemini) - 2 ngăn Máy ăn PETKIT YumShare Dual-Hopper có camera - 2 ngăn

Ngoài ra, người nuôi có thể cung cấp nguồn nước uống sạch và an toàn cho mèo cưng nhờ máy lọc nước PETKIT EVERSWEET 3 PRO UVC với thiết kế bơm không dây và đèn UV khử khuẩn. Đây là sản phẩm giúp loại bỏ các tạp chất trong nước, tăng cường cải thiện hệ tiêu hóa và giảm các vấn đề về sức khỏe của “boss”.

>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo sống được bao lâu?

>> Xem thêm: Top các cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo hiệu quả nhất

>> Xem thêm: Top các bệnh về da ở mèo mà Sen cần biết

Từ khóa: bệnh FIP
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ