Top 6 dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang Sen cần lưu ý
Với xu hướng uống ít nước và chế độ ăn chủ yếu là thức ăn khô, mèo rất dễ gặp phải các vấn đề về đường tiết niệu, trong đó sỏi bàng quang là một bệnh lý phổ biến. Vậy mèo bị sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Làm sao để nhận biết dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang và cách điều trị hiệu quả? Tất cả sẽ được PETKIT By Helicorp giải đáp cụ thể ngay tại bài viết này!
1. Mèo bị sỏi bàng quang là bệnh gì?
Sỏi bàng quang (tiếng Anh: Bladder stones, Urocystoliths) còn được gọi là sỏi niệu hoặc sỏi nang, là thuật ngữ dùng để chỉ những khối tinh thể cứng giống như đá tích tụ trong bàng quang. Những viên sỏi này có thể là một khối lớn đơn lẻ, hoặc là một nhóm nhiều viên sỏi có kích thước từ nhỏ như hạt cát đến các viên sỏi lớn. Trong một số trường hợp, có thể có sự kết hợp giữa cả sỏi lớn lẫn sỏi nhỏ.
Các viên sỏi hình thành chủ yếu do bệnh lý hoặc tình trạng viêm ở bàng quang. Điều này khiến các khoáng chất trong cơ thể đi theo nước tiểu kết tụ lại ở bàng quang và tạo thành sỏi.
Có hai loại sỏi bàng quang phổ biến ở mèo, cụ thể:
-
Sỏi Canxi Oxalat: Loại sỏi này thường hình thành khi nước tiểu của mèo có độ pH cao. Mèo đực, đặc biệt là những con trung niên, già hoặc thừa cân, có nguy cơ mắc sỏi Canxi Oxalat cao hơn. Các giống mèo thuần chủng như mèo Miến Điện và mèo Himalaya cũng dễ bị ảnh hưởng. Sỏi Canxi Oxalate có thể gây đau đớn dữ dội và tắc nghẽn đường tiểu, dễ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Sỏi Canxi Oxalat xuất hiện khi nước tiểu của mèo có độ pH cao
-
Sỏi Struvite: Loại sỏi này thường gặp ở những bé mèo con, đặc biệt là những con có nước tiểu kiềm với nồng độ cao. So với các giống mèo khác, mèo Ragdoll và Himalaya có nguy cơ mắc sỏi Struvite cao hơn.
Mèo bị sỏi bùn bàng quang nói riêng và các loại sỏi bàng quang khác nói chung có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
-
Dinh dưỡng không cân bằng, đặc biệt là chế độ ăn quá nhiều thức ăn khô
-
Mèo bị mất nước do uống không đủ nước
-
Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang có thể gây viêm, từ đó tạo điều kiện cho sỏi phát triển.
-
Tinh thể khoáng chất trong nước tiểu gây kích thích bàng quang và tạo sỏi
-
Độ pH trong nước tiểu quá cao
-
Mắc vấn đề về đường tiết niệu bẩm sinh có thể gây tắc nghẽn hoặc rối loạn dẫn lưu nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi
-
Sử dụng thuốc hoặc một số thực phẩm bổ sung
-
Do di truyền
Giống mèo Ragdoll dễ bị sỏi bàng quang hơn so với các giống khác
2. TOP 6 dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang
Các dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang tương đối giống với mèo bị sỏi thận hay bị viêm đường tiết niệu. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến cảnh báo mèo cưng có thể đang bị sỏi bàng quang mà bạn cần biết:
2.1 Rặn khi đi tiểu
Sỏi lớn có thể hoạt động như một "van", gây tắc nghẽn tạm thời hoặc một phần ở cổ bàng quang (nơi bàng quang nối với niệu đạo). Trong khi đó, sỏi nhỏ có thể theo dòng nước tiểu di chuyển vào niệu đạo hẹp, nơi chúng bị kẹt lại và gây tắc nghẽn hoàn toàn. Khi đó, mèo sẽ cố gắng rặn nhiều lần để đi tiểu, nhưng chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu ra, hoặc thậm chí không có nước tiểu nào.
2.2 Tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít
Sỏi bàng quang có thể gây kích thích thành bàng quang, làm gia tăng cảm giác buồn tiểu liên tục, khiến mèo bị đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường. Tuy nhiên, mỗi lần mèo đi vệ sinh chỉ có thể tiểu ra một lượng nhỏ. Tình trạng này gây ra sự khó chịu và bức bối cho mèo, khiến chúng luôn cảm thấy không thoải mái.
Tiểu nhiều lần - một trong những dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang
2.3 Tiểu ra máu
Một trong những dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quan điển hình đó là tiểu ra máu. Các viên sỏi với nhiều kích thước khác nhau liên tục cọ xát vào thành bàng quang, gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc. Điều này dẫn đến việc niêm mạc bị xước, lở loét và chảy máu. Từ đó có thể khiến màu sắc nước tiểu của mèo chuyển từ màu vàng nhạt thông thường sang hồng nhạt đến đỏ sẫm (tùy thuộc vào mức độ tổn thương).
2.4 Đau bụng
Mèo thường đau đớn khi được vuốt ve vùng bụng, bé có thể rên rỉ hoặc kêu gào để biểu hiện sự khó chịu. Khi bạn vuốt ve hoặc chạm vào vùng bụng, mèo có thể luồn lách tránh né hoặc kêu lên vì cảm thấy đau.
2.5 Đi tiểu ngoài khay cát vệ sinh
Khi mèo tiểu nhiều lần với lượng ít, bàng quang của chúng luôn trong trạng thái căng đầy. Điều này khiến mèo gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc đi tiểu, dẫn đến tình trạng tiểu rắt hoặc thậm chí tiểu són. Khi không thể kiểm soát nhu cầu tiểu tiện, mèo có thể đi tiểu bừa bãi ở những nơi khác trong nhà thay vì trong khay vệ sinh, gây khó chịu cho cả mèo lẫn các sen.
2.6 Thay đổi hành vi
Ngoài các triệu chứng liên quan đến tiểu tiện, mèo bị sỏi bàng quang còn có thể thay đổi hành vi một cách rõ rệt, bao gồm:
-
Dễ bị kích động hoặc khó chịu khi bạn chạm vào cơ thể, đặc biệt là vùng bụng hoặc vùng sinh dục.
-
Thường nằm một chỗ, không muốn di chuyển hoặc tham gia các hoạt động thường ngày như chơi đùa.
-
Ăn ít hơn so với thông thường hoặc bỏ ăn hoàn toàn do cảm thấy không khỏe ở vùng bụng.
-
Có xu hướng tìm những nơi vắng vẻ, ít người qua lại để cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn khi bị đau.
-
Liếm vùng sinh dục thường xuyên để tự làm dịu cơn đau và khó chịu do sỏi bàng quang gây ra.
-
Rên rỉ, kêu gào liên tục hoặc cào đồ vật trong nhà
Mèo thường xuyên rên rỉ kêu gào vì cơn đau vùng bụng
Mèo bị sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, việc nhận diện sớm các triệu chứng bệnh là vô cùng quan trọng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
Để có thể nhận biết sớm các dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang, đặc biệt là triệu chứng tiểu ra máu (thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh), bạn có thể cho mèo sử dụng cát phát hiện máu PETKIT kết hợp với máy dọn phân mèo, trong đó:
-
Với cát phát hiện máu PETKIT, khi tiếp xúc máu dù chỉ là một lượng cực nhỏ mà mắt thường không thể thấy, cát sẽ tự động chuyển màu chỉ trong vòng 3 giây và có thể duy trì kết quả màu sắc này lên đến 7 ngày. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong nước tiểu của mèo, và báo hiệu tình trạng mèo bị viêm đường tiết niệu.
-
Với máy dọn vệ sinh mèo có Camera AI PETKIT, bạn có thể dễ dàng theo dõi số lần đi vệ sinh của mèo thông qua ứng dụng PETKIT kết nối với điện thoại. Bên cạnh đó, camera tích hợp trong máy sẽ ghi nhận hình ảnh và phân tích tình trạng phân, giúp bạn xác định tình trạng bệnh của mèo một cách chính xác và kịp thời.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI | |
Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter |
3. Cách chẩn đoán & điều trị mèo bị sỏi bàng quang
Khi mèo bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang, việc chẩn đoán và điều trị cần được thực hiện bởi bác sĩ thú y có chuyên môn. Vì vậy, không được tự ý điều trị sỏi bàng quang cho mèo tại nhà. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang như tiểu rắt, tiểu ra máu, đau đớn khi đi vệ sinh, hoặc thay đổi hành vi,... hãy nhanh chóng đưa “boss” đến cơ sở thú y sớm nhất có thể để bác sĩ kiểm tra và lên phác đồ điều trị phù hợp.
3.1 Chẩn đoán sỏi bàng quang ở mèo
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho sỏi bàng quang ở mèo sẽ phụ thuộc vào loại sỏi mà mèo mắc phải. Để xác định chính xác loại sỏi, các bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng, bao gồm:
-
Kiểm tra tổng quát: Bác sĩ sẽ ấn nhẹ bụng mèo để cảm nhận xem có sỏi trong bàng quang không (nếu sỏi đủ lớn để có thể sờ thấy).
-
Chụp X-quang/Siêu âm bàng quang: Hầu hết các loại sỏi bàng quang đều có thể nhìn thấy qua X-quang hoặc siêu âm. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này sẽ được thực hiện trên những bé mèo có dấu hiệu đau bụng, tiểu ra máu hoặc rặn tiểu nhiều lần, giúp xác định chính xác vị trí và kích thước của sỏi.
Chụp X-quang để phát hiện sỏi bàng quang ở mèo
-
Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu có thể phát hiện các tinh thể nhỏ, từ đó giúp bác sĩ xác định xem bàng quang mèo có bị sỏi hay không, cũng như loại sỏi mà mèo mắc phải (ví dụ như sỏi Canxi Oxalat, sỏi Struvite,...).
-
Xét nghiệm máu: Các chỉ số sinh hóa trong xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá chức năng thận và đường tiết niệu, đồng thời phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm hoặc tổn thương do sỏi gây ra.
3.2 Điều trị sỏi bàng quang ở mèo
Phương pháp điều trị cho mèo sẽ phụ thuộc vào loại sỏi đã hình thành trong bàng quang. Sau khi hoàn tất các kiểm tra và xác định loại sỏi, bác sĩ thú y có thể lên phác đồ một hoặc nhiều phương pháp điều trị, bao gồm:
-
Thay đổi chế độ ăn uống: Để hòa tan tinh thể sỏi và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mới, bác sĩ thú y có thể khuyên bạn thay đổi chế độ ăn của mèo.
-
Thuốc kháng sinh và thuốc điều trị bổ sung: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và các thuốc hỗ trợ khác để giảm viêm và cải thiện sức khỏe của hệ tiết niệu.
-
Phá vỡ sỏi bằng tia laser/ sóng xung kích: Phương pháp này sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ hơn trong quá trình nội soi. Sau đó, bàng quang sẽ được rửa sạch để loại bỏ mảnh sỏi, giúp mèo đào thải sỏi một cách tự nhiên.
-
Phẫu thuật loại bỏ sỏi: Trong trường hợp sỏi quá lớn gây tắc nghẽn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ sỏi một cách triệt để.
4. Phòng ngừa sỏi bàng quang ở mèo thế nào?
Sỏi bàng quang dễ tái phát trở lại ngay cả khi đã được loại bỏ trước đó. Nếu mèo của bạn có nguy cơ cao hoặc có tiền sử mắc bệnh sỏi bàng quang, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho mèo:
-
Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Cho mèo ăn thức ăn ướt để đảm bảo mèo được cung cấp đủ nước. Việc này giúp tăng lượng nước tiểu, giúp liên tục đẩy các tinh thể ra khỏi bàng quang và ngăn ngừa sự tích tụ tinh thể hoặc sỏi.
Cho mèo ăn thức ăn ướt để giảm nguy cơ mắc sỏi bàng quang
-
Khuyến khích mèo uống nước: Mèo thường có thói quen uống ít nước, điều này là một trong những nguyên nhân khiến mèo cưng dễ mắc sỏi thận và sỏi bàng quang. Để kích thích mèo uống nước, bạn có thể sử dụng máy lọc nước cho chó mèo của PETKIT - sản phẩm mang lại nguồn nước sạch và an toàn cho mèo. Cùng với đó, âm thanh chảy róc rách của dòng nước khiến mèo tò mò và muốn thử uống nước nhiều hơn.
-
Giữ cân nặng ổn định: Những bé mèo béo phì hoặc thừa cân thường gặp khó khăn trong việc tự chải chuốt và vệ sinh, làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, dẫn đến việc hình thành sỏi.
-
Kiểm tra sức khỏe: Bạn nên đưa mèo đến cơ sở thú y để kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần. Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm sỏi bàng quang cũng như các vấn đề sức khỏe.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Solo 2 - Bơm không dây |
Trên đây là những dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang cũng như cách phòng ngừa sỏi mà PETKIT Việt Nam By Helicorp muốn gửi đến các Sen. Thông qua những thông tin bổ ích này, hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để nhận diện sớm các triệu chứng, từ đó có những phương án điều trị nhanh chóng để bảo vệ sức khoẻ boss cưng.
>> Xem thêm: Mèo bị rỉ nước tiểu: Nguy hiểm không, trị thế nào mới đúng?
>> Xem thêm: Cách cho mèo ăn hạt không bị sỏi thận