Giải đáp: Mèo ăn cơm được không? Vì sao?
Chắc hẳn bất kì người yêu mèo nào cũng từng có thắc mắc mèo ăn cơm được không? Đây không chỉ là câu hỏi phổ biến mà còn là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của mèo cưng. Trong bài viết này, PETKIT sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi này, đồng thời cung cấp những kiến thức dinh dưỡng khoa học và hữu ích để đảm bảo “boss” luôn khỏe mạnh.
1. Mèo ăn cơm được không?
Với câu hỏi “mèo ăn cơm được không” hay “mèo con ăn cơm được không” thì theo thực tế, mèo có thể ăn cơm nhưng không nên coi cơm là thức ăn chính của chúng. Để lý giải nguyên nhân, bạn cần hiểu rõ về hệ tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của loài mèo.
Mèo là loại động vật ăn thịt bắt buộc (obligate carnivore), nghĩa là cơ thể của chúng cần một chế độ ăn giàu protein từ thịt để duy trì sức khỏe và hoạt động sống. Chính vì vâỵ, không nên cho mèo ăn quá nhiều cơm, bởi vì:
-
Hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải: Mèo không thể sản sinh enzyme để xử lý lượng lớn tinh bột và lượng carbohydrate có trong cơm. Khi mèo nạp vào cơ thể quá nhiều cơm, chúng sẽ đối mặt với tình huống đầy hơi, tiêu chảy và táo bón không mong muốn.
-
Mất cân bằng dinh dưỡng: Chế độ ăn của mèo cần tập trung vào protein và chất béo để duy trì cơ bắp, bộ lông bóng mượt và năng lượng hoạt động. Trong khi đó, cơm không thể cung cấp đủ các dưỡng chất này và việc cơm là thành phần chính trong bữa ăn sẽ khiến mèo dễ thiếu hụt dinh dưỡng.
-
Tăng cân và các vấn đề về khớp, tim mạch: Ăn cơm quá nhiều đồng nghĩa với việc mèo đang nạp lượng lớn tinh bột dư thừa vào cơ thể, dẫn đến tăng cân nhanh chóng. Điều này không chỉ gây béo phì mà còn làm tăng áp lực lên xương khớp, đặc biệt là ở mèo lớn tuổi. Ngoài ra, trọng lượng dư thừa cũng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường ở mèo.
Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp một lượng nhỏ cơm với các món ăn chính giàu protein như thịt gà, cá hoặc pate để cân bằng dinh dưỡng.
Mèo ăn cơm quá thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt
2. Những loại thức ăn phù hợp cho mèo ở từng giai đoạn
Việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của mèo sẽ giúp bạn chăm sóc mèo tốt hơn và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho bé. Bạn nên cung cấp cho “hoàng thượng” những thức ăn giàu protein từ thịt, cá và các loại thực phẩm chuyên dụng dành cho mèo. Dưới đây là gợi ý chi tiết về chế độ ăn cho mèo theo từng giai đoạn cụ thể.
2.1 Giai đoạn mèo con (0 - 12 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, bạn cần lưu ý rằng không nên cho mèo con ăn cơm, bởi cơm có thể gây đầy bụng và rối loạn tiêu hóa cho các bé. Mèo con cần rất nhiều chất đạm và chất béo để hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp, hệ xương khớp cùng da lông. Lúc này, bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ tiêu hóa cùng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Hãy lựa chọn các loại thức ăn dành riêng cho mèo con và giàu protein như thịt gà, cá, bò cùng những pate chuyên dụng cho mèo. Ngoài ra, khi mèo cai sữa mẹ, có thể cho bé uống thay thế bằng sữa dành cho mèo nhằm đảm bảo cơ thể nạp đủ canxi và dưỡng chất phát triển.
Mèo con cần được bổ sung nhiều chất đạm và chất béo trong bữa ăn
2.2 Giai đoạn mèo trưởng thành (1 - 7 tuổi)
Mèo trưởng thành cần một chế độ ăn hài hòa giữa chất đạm, chất béo và carbohydrate. Chế độ ăn trong thời kỳ này cần tập trung vào việc duy trì sức khỏe toàn diện và năng lượng cân bằng. Bạn có thể kết hợp cơm vào bữa ăn cho mèo trưởng thành, nhưng cần lưu ý 1 số điều sau:
-
Tỷ lệ cơm không quá cao, chỉ nên chiếm 10-15% khẩu phần để tránh làm giảm khả năng hấp thụ protein.
-
Trộn cơm với thịt hoặc cá xay nhuyễn để mèo dễ ăn và bổ sung đủ dưỡng chất.
-
Không nêm gia vị vào cơm, đặc biệt là muối và hành tỏi, vì chúng sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa và gan thận của mèo.
Ngoài cơm, các loại thức ăn khô như hạt hoặc thức ăn ướt như rau củ hấp, súp và cháo loãng từ thịt gà, bò, cá vẫn là lựa chọn lý tưởng dành cho bé. Những thực phẩm này đều có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và là nguồn protein cùng chất xơ phù hợp cho sự phát triển của bé.
Ngoài ra, nếu bạn quá bận rộn với công việc và không thể bên cạnh “hoàng thượng” thường xuyên, thì sản phẩm máy ăn có camera Petkit Solo YumShare chính là giải pháp tuyệt vời để mèo luôn được ăn uống đầy đủ. Điểm nổi bật của sản phẩm:
-
Với dung tích 3 lít (tương đương 1.33kg hạt), máy phù hợp với mèo ở nhiều độ tuổi và đảm bảo lượng thức ăn đủ cho cả ngày dài.
-
Quản lý và theo dõi được lượng thức ăn tiêu thụ và thiết lập giờ ăn cố định cho mèo mỗi ngày.
-
Camera tích hợp quan sát 24/7, giúp bạn theo dõi bé mọi lúc dù đang ở nơi xa.
-
Chức năng đàm thoại 2 chiều cho phép bạn trò chuyện và an ủi bé mỗi khi không có mặt ở nhà.
Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare |
2.3 Giai đoạn mèo già (trên 7 tuổi)
Khi mèo đã lớn tuổi, bé cần một thực đơn có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa tiêu thụ thức ăn, cũng như khẩu phần ăn giảm calorie nhưng vẫn cần đảm bảo đủ protein để duy trì sức khỏe.
Lúc này, bạn nên chọn các loại thức ăn chuyên dụng cho mèo lớn tuổi, giàu chất xơ và có chứa thành phần tăng cường sức khỏe xương khớp. Đừng bỏ qua các thực phẩm giàu omega-3 như các loại dầu thực vật để giúp cải thiện trí nhớ và lông da của mèo.
Bên cạnh đó, chăm sóc bữa ăn của mèo không chỉ nằm ở thực phẩm mà còn ở cách quản lý khẩu phần ăn. Để chắc chắn rằng bạn kiểm soát tốt lượng thức ăn nạp vào cho mèo cưng, bạn có thể sử dụng bát ăn định lượng cho chó mèo PETKIT:
-
Giúp đo chính xác trọng lượng thức ăn cho mèo, đồng thời kiểm soát tốt khẩu phần ăn.
-
Tích hợp công nghệ chống vi khuẩn, an toàn cho các “boss” khi sử dụng.
-
Thiết kế chữ U chống tràn thức ăn ra ngoài và dễ dàng rửa sạch.
Sử dụng bát ăn định lượng cho chó mèo PETKIT không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giúp bạn xác định được khả năng tiêu thụ thức ăn của “boss”.
Bát ăn định lượng cho có chó mèo Petkit |
3. Các loại thực phẩm mà mèo không ăn được
Không phải thực phẩm nào con người ăn được cũng đều an toàn với mèo. Sau đây là danh sách những thức ăn phổ biến mà bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho mèo:
-
Thức ăn chứa cafein: Cà phê, trà và socola đều chứa chất kích thích hệ thần kinh, gây tăng nhịp tim, run rẩy, nôn mửa và thậm chí là co giật. Trong trường hợp nghiêm trọng, mèo có thể tử vong do ngộ độc thần kinh.
-
Thức ăn có gia vị hoặc nhiều dầu mỡ: Mèo không thể tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc chứa lượng muối cao. Việc ăn những thức ăn này lâu dài sẽ khiến mèo dễ bị viêm tụy, tăng huyết áp, suy thận và gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.
-
Thực phẩm chứa cồn: Ngay cả một lượng nhỏ cồn cũng có thể khiến “boss” ngộ độc nghiêm trọng và làm tổn thương đến gan cùng não bé.
-
Thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín: Thịt sống, cá sống đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella hoặc E.coli. Đây là những vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, tình trạng ói mửa và nhiễm trùng nghiêm trọng. Ngoài ra, ăn cá sống còn làm thiếu hụt thiamin - một loại vitamin B quan trọng và khi cơ thể không đủ vitamin sẽ gây ra rối loạn thần kinh.
-
Hành và tỏi: Hai loại thực phẩm này có chứa thiosulfate, một chất làm oxy hóa hồng cầu và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của chúng. Việc này sẽ dẫn đến bệnh lý thiếu máu ở mèo và biểu hiện thông qua triệu chứng mệt mỏi, thở gấp và sụt cân.
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa bò: Mặc dù mèo thích uống sữa nhưng hầu hết mèo không thể tiêu hóa được lactose có trong sữa bò. Khi mèo uống sữa bò, chúng sẽ khó hấp thụ, dễ bị tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi.
Để chăm sóc mèo đúng cách, hãy luôn đảm bảo rằng thức ăn hàng ngày của bé phù hợp và an toàn với cơ thể. Nếu không chắc chắn về bất kỳ loại thực phẩm nào, tốt nhất là không nên cho bé ăn và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y khi cần thiết.
>> Xem thêm: Mèo con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Một số loại thực phẩm cần tránh không được cho mèo ăn
Hy vọng bài viết này đã giải đáp cho bạn câu hỏi mèo ăn cơm được không và cung cấp thông tin về những thức ăn phù hợp và không phù hợp cho mèo. Việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của mèo sẽ giúp “sen” xây dựng được chế độ ăn uống khoa học theo từng giai đoạn phát triển. Và đừng quên sử dụng các thiết bị thông minh của PETKIT để việc chăm sóc thú cưng trở nên dễ dàng hơn nhé.
>> Xem thêm: Thức ăn cho mèo 2 tháng tuổi là gì?
>> Xem thêm: Nên cho mèo ăn cơm hay ăn hạt thì tốt hơn?