Giải đáp: Mèo bị nấm có nên tắm không?
Có không ít các “sen” thắc mắc rằng việc mèo bị nấm có nên tắm không, bởi nhiều bạn lo sợ rằng nếu tắm đúng phương pháp có thể khiến nấm da lan rộng, thậm chí có thể lây sang con người. Để giải đáp chi tiết cho vấn đề này, mời các bạn cùng PETKIT By Helicorp tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết mèo bị nấm da?
Nhiễm nấm là một loại nhiễm trùng da ở mèo với các triệu chứng điểm hình như da khô, xuất hiện vảy sừng, mụn mủ, rụng lông, ngứa,... Mỗi loại nấm có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại nấm đang hiện diện trên cơ thể mèo. Dưới đây là một số dấu hiệu mèo bị nấm điển hình mà các “sen” không nên bỏ qua:
-
Da bị đỏ tấy: Mèo có thể xuất hiện các vết loét đỏ, nốt đỏ hoặc da bị đổi màu. Tuy nhiên, vì mèo có lớp lông dày, việc phát hiện những dấu hiệu này có thể trở nên khó khăn.
Da bị đỏ tấy - một trong những dấu hiệu mèo bị nấm da điển hình
-
Xuất hiện vảy sừng: Mèo của bạn có thể xuất hiện vảy sừng, làm da trở nên khô, bong tróc hoặc đóng vảy, thường thấy ở các vùng như đầu, tai, đuôi và bàn chân.
-
Lông rụng nhiều, rụng từng mảng: Bộ lông mượt mà của bé sẽ dần yếu đi, trở nên khô, xơ, thay đổi màu sắc và rụng nhiều, đặc biệt ở những khu vực bị nhiễm trùng.
-
Cơ thể phát mùi hôi thối: Với sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn cùng vết loét trên da, sẽ khiến cho cơ thể mèo phát ra mùi hôi tanh khó chịu.
-
Sắc tố da không đều: Các vùng da bị tổn thương do nấm tấn công có thể xuất hiện tình trạng thay đổi màu sắc không đồng đều, tạo ra những vết loang lổ hoặc mảng da sáng tối không đều.
-
Xuất hiện các nốt sần dưới da: Nhiễm trùng da do nấm có thể khiến các nốt sần nhỏ xuất hiện dưới da, rải rác khắp cơ thể hoặc dày đặc ở một khu vực nhất định.
-
Sốt nhẹ: Mèo có thể bị sốt nhẹ khi hệ miễn dịch phản ứng với sự tấn công của nấm và viêm, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Bên cạnh các dấu hiệu về sức khỏe, trạng thái boss cưng có thể thay đổi hành vi sinh hoạt chẳng hạn như:
-
Mất cảm giác thèm ăn
-
Tinh thần lờ đờ, uể oải
-
Thiếu năng lượng, mèo ngủ nhiều hơn so với thông thường
-
Nấm da có thể gây tổn thương cho lông, da và mô móng, khiến những vùng này bị ngứa hoặc đau. Điều này có thể làm cho mèo của bạn chải chuốt quá mức, nhằm làm dịu cơn khó chịu.
Nấm da có thể khiến mèo chải chuốt lông nhiều hơn so với thông thường
2. Mèo bị nấm có nên tắm không?
Không ít các “sen” có mèo bị nấm da rụng lông đều thắc mắc rằng liệu mèo bị nấm có nên tắm không? Việc tắm cho mèo có mang lại hiệu quả điều trị bệnh không? Câu trả lời là CÓ!
Lý do là, mèo cần phải tắm rửa để giữ cho phần lông và da luôn được sạch sẽ, hạn chế tối đa nguy cơ nấm tiếp tục sản sinh cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
Mặc dù cơ thể mèo chỉ xuất hiện một số vấn đề tổn thương do nấm gây ra, nhưng trên thực tế, các bào tử nấm gây nhiễm trùng có thể đã phát tán trên toàn bộ lớp lông mèo, chờ đợi môi trường thích hợp để sinh sôi và gây tổn thương sâu cho bé.
Việc sử dụng sữa tắm trị nấm chuyên biệt dành cho thú cưng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, chữa lành cho da của mèo.
Mèo bị nấm có nên tắm không? Câu trả lời là có!
3. Hướng dẫn cách tắm cho mèo đang bị nấm da?
Đối với mèo bị nấm da rụng lông nhiều, việc tắm rửa cũng cần phải thực hiện đúng cách để tránh cho tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, thậm chí là lây lan sang cho chính bạn.
Song, trước khi tắm vệ sinh cho mèo, bạn cũng cần tham vấn bác sĩ thú y về nguyên nhân gây bệnh và sản phẩm sữa tắm thích hợp để việc điều trị diễn ra một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là các bước tắm cho mèo bị nấm da mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chải lông cho mèo
Trước khi bắt đầu quy trình tắm rửa cho mèo, các "sen" cần sử dụng lược chải lông để loại bỏ bụi bẩn, lông thừa và làm tơi phần lông rối. Điều này giúp việc tắm rửa và ủ thuốc trị nấm trở nên dễ dàng hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giúp thuốc thấm sâu vào trong da và phát huy tác dụng tốt hơn.
Lược chải lông chó mèo PETKIT Pro |
Hãy chải lông cho mèo trước khi cho bé đi tắm
Bước 2: Làm ướt lông mèo
Hãy sử dụng nước xả nhẹ từ phần đuôi mèo lên đến thân mèo để xả trôi bụi bẩn thừa còn bám chặt trên bề mặt lông mèo cưng.
Bước 3: Thoa sữa tắm trị nấm
Lấy một lượng sữa tắm trị nấm chuyên dụng vừa đủ vào lòng bàn tay, xoa đều tay để tạo bọt. Sau đó, vuốt nhẹ bọt sữa tắm lên lông mèo và bắt đầu xoa đều lên toàn bộ cơ thể bé. Tiến hành mát-xa nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút để tinh chất thuốc trong sữa tắm được phân bố đều trên lông, da, giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị.
Thoa sữa tắm trị nấm lên toàn thân mèo
Bước 4: Ủ sữa tắm
Thực hiện xả nước và lặp lại bước thoa sữa tắm lên da mèo thêm một lần nữa. Sau đó ủ sữa tắm trên cơ thể mèo trong khoảng 10 phút để thuốc đặc trị nấm được thấm vào trong lông và da mèo.
Bước 5: Xả nước và sấy khô lông
Sau khi đã ủ thuốc đủ thời gian, "sen" sử dụng nước ấm để xả sạch sữa tắm còn bám trên lông mèo. Sau đó, dùng khăn khô lau nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể bé để loại bỏ nước thừa. Lưu ý, bạn cần đảm bảo lông mèo được lau và sấy khô hoàn toàn, giúp hạn chế nguy cơ hình thành nấm mốc và vi khuẩn do môi trường ẩm ướt gây ra.
Để thuận tiện cho các “sen” cũng như tạo sự thoải mái cho “boss” cưng trong quá trình sấy, bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm lồng sấy lông chó mèo. Máy sử dụng công nghệ sấy khô 360 độ kết hợp diệt khuẩn, giúp ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trên lông và da mèo, bảo vệ sức khỏe cho bé cưng.
Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro |
Ngoài việc tắm rửa, bạn cũng cần vệ sinh môi trường sống và vật dụng của bé mèo bị nấm da bằng dung dịch khử khuẩn chuyên dụng. Điều này là cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh nấm da ở mèo.
Như vậy, PETKIT Việt Nam By Helicorp đã cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề mèo bị nấm có nên tắm không, đồng thời hướng dẫn cách tắm cho mèo bị nấm một cách hiệu quả. Các "sen" có thể áp dụng những bước chăm sóc đúng cách để giúp bé cưng nhanh chóng phục hồi và hạn chế nguy cơ tái nhiễm. Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé đến cơ sở thú y gần nhất để được điều trị.
>> Xem thêm: Mèo bị nấm tắm lá gì để nhanh khỏi nấm?
>> Xem thêm: Mèo bị nấm có tự khỏi không? Làm sao nhanh khỏi?