Hướng dẫn cách chữa mèo bị cảm tại nhà
Khi thời tiết trở lạnh hoặc môi trường sống thiếu sự chăm sóc phù hợp, mèo bị cảm lạnh là điều dễ xảy ra. Tuy là vấn đề thường gặp nhưng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách, cảm lạnh có thể khiến mèo yêu đối mặt với nhiều bệnh tiềm ẩn. Trong bài viết này, PETKIT sẽ mách bạn cách chữa mèo bị cảm lạnh tại nhà, từ việc nhận biết các dấu hiệu đến phương pháp phòng ngừa để mèo luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
1. Những dấu hiệu nhận biết mèo bị cảm lạnh
Việc sớm nhận biết dấu hiệu mèo bị cảm lạnh không chỉ giúp bạn đưa ra cách chăm sóc phù hợp mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp cho thấy mèo đã bị cảm:
-
Hắt hơi liên tục: Đây là một trong những hiện tượng rõ ràng nhất khi mèo gặp vấn đề về đường hô hấp. Mèo bị cảm lạnh thường xuyên hắt hơi kèm theo các triệu chứng chảy nước mũi, tương tự như tình trạng cảm cúm ở người.
-
Chảy nước mũi: Một biểu hiện phổ biến khác khi mèo bị cảm là dịch mũi chảy. Nếu nước mũi chuyển từ trong suốt sang màu vàng hoặc xanh, điều này cho thấy bệnh tình đang trở nặng.
-
Mắt đỏ và chảy nước: Khi bị cảm, mắt mèo thường xuất hiện tình trạng đỏ, mắt bị nhòe và chảy nước mắt. Đây là tín hiệu cảnh báo sức khỏe mèo cầm được chú ý.
-
Ho và thở khò khè: Một số mèo bị cảm lạnh sẽ xuất hiện tình trạng ho hoặc khó thở. Việc này là tín hiệu cho thấy hệ hô hấp của chúng đang bị kích ứng trầm trọng.
-
Mệt mỏi và giảm hoạt động: Mèo thường ít vận động và chạy nhảy khi bị cảm. Chúng sẽ nằm lì một chỗ và có biểu hiện mệt mỏi, lười vận động.
-
Chán ăn: Mèo cảm lạnh thường hay mất khẩu vị, bé ăn ít hơn bình thường hoặc thậm chí là bỏ ăn hoàn toàn. Điều này khiến mèo dễ rơi vào tình trạng suy kiệt nếu không được bổ sung dinh dưỡng.
-
Sốt: Trong trường hợp nghiêm trọng, mèo có thể bắt đầu sốt nhẹ. Nếu nhiệt độ cơ thể vượt quá 39 độ C, đây là dấu hiệu cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra và điều trị.
Mèo bị sổ mũi và đỏ mắt khi bị cảm lạnh
2. Cách cách chữa mèo bị cảm lạnh
Cảm lạnh ở mèo nếu được phát hiện sớm, bạn có thể áp dụng các cách chữa mèo bị cảm lạnh tại nhà mà không cần dùng thuốc. Sau đây là những phương pháp an toàn để giúp mèo nhanh chóng phục hồi và lấy lại sức khỏe:
2.1 Giữ ấm cho mèo
Mèo rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, vì vậy khi mèo bị cảm lạnh, bạn cần đảm bảo chúng được ở trong một môi trường ấm áp và thoải mái:
-
Nơi ở kín gió: Đảm bảo không gian ngủ của mèo sạch sẽ, ấm áp và tránh gió lùa.
-
Sử dụng chăn ấm: Các loại chăn dày, ấm là giải pháp lý tưởng để giữ nhiệt cơ thể cho mèo.
-
Tránh các luồng gió lạnh: Đừng để quạt máy hoặc điều hòa thổi trực tiếp vào mèo, điều này có thể làm tình trạng cảm lạnh nghiêm trọng hơn.
2.2 Uống đủ nước
Đảm bảo mèo luôn được bổ sung đủ nước là bước quan trọng trong việc điều trị mèo bị cảm lạnh. Nước không chỉ giúp làm dịu triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Hãy đặt bát nước ở những nơi dễ thấy và tiếp cận. Nếu mèo lười uống, bạn có thể cho thêm vài giọt nước hầm gà vào nước để kích thích mèo uống. Ngoài ra, bạn có thể cho bé dùng các dòng máy lọc nước cho chó mèo để kích thích sự hứng thú khi uống nước.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
2.3 Tăng cường dinh dưỡng
Việc bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa sẽ giúp bé giảm cảm giác chán ăn và nhanh chóng phục hồi.
-
Chọn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa: Súp gà, cháo gà hoặc cháo cá không cho gia vị là lựa chọn phù hợp cho mèo, không chỉ giúp giữ ấm cơ thể mà còn bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.
-
Thức ăn ướt: Đây là dạng thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ khi mèo cảm thấy không khỏe.
Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT nghiêng 15 độ |
2.4 Vệ sinh đường hô hấp
Cảm lạnh thường khiến mèo cảm thấy khó thở do nghẹt mũi. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể lau mũi bằng khăn ấm một cách nhẹ nhàng để làm sạch dịch nhầy, giúp hệ hô hấp mau chóng thông thoáng. Ngoài ra, xông hơi nhẹ cho mèo trong phòng tắm đầy hơi nước có thể giúp làm dịu đường thở.
2.5 Theo dõi sát sao
Để đảm bảo sức khỏe của mèo và tình trạng cảm lạnh không trở nặng, bạn cần theo dõi bé thường xuyên:
-
Quan sát dấu hiệu của bệnh: Nếu biểu hiện cảm lạnh không cải thiện sau vài ngày hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng khác như sốt cao, mất nước,... bạn phải đưa mèo đến ngay thú y để thăm khám.
-
Điều trị bằng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm để hỗ trợ quá trình điều trị.
Lau mũi bằng nước ấm giúp mèo giảm nghẹt mũi
3. Cách phòng ngừa mèo bị cảm lạnh
Phòng bệnh luôn là giải pháp tối ưu hơn so với chữa bệnh. Nếu bạn muốn hạn chế tình trạng cảm lạnh và bảo vệ sức khỏe cho bé, hãy chú ý thực hiện các biện pháp sau:
-
Duy trì môi trường sống sạch sẽ và ấm áp: Thường xuyên dọn dẹp, giữ vệ sinh không gian sinh hoạt của mèo để tránh ẩm mốc. Đảm bảo ổ nằm luôn ấm áp và tránh các khu vực có gió lùa hoặc những nơi có nhiệt độ thay đổi đột ngột.
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Khẩu phần ăn thường ngày của mèo nên bổ sung đầy đủ protein và các chất cần thiết để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
-
Hạn chế các loại thức ăn không phù hợp: Các thức ăn không đạt chất lượng có thể khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề, làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và sức đề kháng.
-
Tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tuân thủ lịch tiêm phòng và đều đặn cho mèo đi khám sức khỏe sẽ giúp bảo vệ bé khỏi các nguy cơ mắc bệnh, cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các bệnh tiềm ẩn.
-
Hạn chế tiếp xúc mèo bệnh: Nếu nhà bạn nuôi nhiều mèo và một trong số đó có xuất hiện dấu hiệu bị cảm lạnh, hãy cách ly ngay lập tức để tránh việc lây nhiễm chéo sang mèo khác.
Thường xuyên dọn dẹp khu vực sống để ngăn ngừa ẩm mốc
4. Câu hỏi liên quan khi mèo bị cảm lạnh
4.1 Mèo có bị lây cảm từ người không?
Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người nuôi mèo thắc mắc là “Mèo có bị lây cảm từ người không?”, thì câu trả lời sẽ là CÓ THỂ, nhưng tỷ lệ này khá thấp. Theo nghiên cứu, 1 số chủng virus cúm có thể lây truyền từ người sang vật nuôi, bao gồm cả mèo.
Dù khả năng lây nhiễm không cao, nhưng bạn cũng không thể chủ quan với điều này. Khi bạn bị cúm nặng, tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc quá gần gũi với mèo. Thay vào đó, hãy rửa tay thường xuyên trước và sau khi chăm sóc mèo để bảo vệ sức khỏe cho cả “hoàng thượng” và “sen”.
4.2 Nên cho mèo ăn gì khi mèo bị cảm?
Chế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ trong cách chữa mèo bị cảm lạnh. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm là rất cần thiết để giúp chúng nhanh chóng phục hồi. Bên dưới sẽ là một số gợi ý dành cho bạn:
-
Thức ăn mềm và dễ tiêu như pate mèo hoặc các loại thức ăn ướt chuyên dụng.
-
Thịt gà đã tách xương và nấu chín là nguồn protein tốt giúp mèo lấy lại năng lượng.
-
Cháo và súp loãng từ gà hoặc cá không thêm gia vị là một lựa chọn không tồi để kích thích vị giác cho mèo.
-
Ngoài ra, hãy chắc chắn mèo luôn được uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng mất nước và chất điện giải.
Nên cho mèo ăn các thức ăn mềm để dễ tiêu hoá
Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến ở mèo, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi liên tục và đột ngột. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh và áp dụng đúng cách chữa mèo bị cảm lạnh sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe nguy hiểm có thể xảy ra. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về dấu hiệu mèo bị cảm lạnh, cũng như cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.
>> Xem thêm: Top 7 dấu hiệu mèo bị trầm cảm điển hình
>> Xem thêm: Mèo có bị lây cảm từ người không? Các con đường lây lan