Mèo bị giun sán phải làm sao? Hướng dẫn giải pháp đúng
Mèo bị giun sán không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Vậy mèo bị giun sán phải làm sao? Bài viết này sẽ cung cấp cho sen nhiều thông tin hữu ích: cách nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân, đến các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho “hoàng thượng” nhé!
1. Mèo bị giun sán có nguy hiểm không?
Mèo bị giun sán có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh và loại giun sán mà mèo gặp phải. Giun sán gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, đường ruột và sức khỏe tổng bé của bé.
Các dấu hiệu mèo bị giun sán dễ nhận biết bao gồm: chán ăn, sụt cân đột ngột, bụng to bất thường, nôn mửa, ngứa hậu môn, tiêu chảy có lẫn máu hoặc xuất hiện các đoạn giun trong phân. Ở mức độ nặng hơn, “hoàng thượng” có thể bị mất máu, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng và thậm chí gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, giun sán ở mèo không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi "mèo bị giun sán có nguy hiểm không" chắc chắn là CÓ. Các “sen” hãy chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường và chủ động đưa mèo đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Giun sán là ký sinh trùng gây hại đến sức khỏe và tính mạng của cả mèo và người
2. Mèo bị giun sán phải làm sao?
Khi phát hiện mèo bị giun sán, nhiều người nuôi thường hoang mang và không biết phải làm gì để xử lý. Vậy mèo bị giun sán phải làm sao để đảm bảo sức khỏe cho "boss" yêu? Cùng PETKIT tìm hiểu từng bước cụ thể dưới đây:
2.1 Quan sát và nhận biết dấu hiệu mèo bị giun sán
Trước tiên, bạn cần nhận biết các dấu hiệu mèo bị giun sán để xác định tình trạng nhiễm bệnh:
-
Mèo chán ăn, gầy yếu hoặc suy dinh dưỡng dù ăn uống bình thường.
-
Bụng mèo to cứng bất thường (đặc biệt ở mèo con).
-
Nôn mửa, đôi khi có giun trong chất nôn.
-
Tiêu chảy hoặc phân có dính máu, sẫm màu có lẫn trứng giun, hoặc giun.
-
Lông mèo xơ xác, thiếu sức sống.
-
Nướu mèo có màu nhợt nhạt hoặc trắng.
Trong trường hợp, mèo bị tiêu chảy, đi ngoài có lẫn máu thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn Purobot Ultra, vì máy sẽ giúp bạn theo dõi sức khoẻ thông qua tình trạng chất thải, từ đó sẽ gửi thông báo về app Petkit.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI |
Nôn ói là dấu hiệu thường thấy khi mèo bị giun sán
2.2 Đưa mèo đến bác sĩ thú y
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu mèo bị giun sán, hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay nhé. Tại đây, bác sĩ thú y sẽ thực hiện các xét nghiệm (như xét nghiệm phân) để xác định loại giun mà mèo mắc phải, ví dụ: giun đũa, giun móc, hoặc sán dây.
Việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng, bởi mỗi loại giun sán sẽ cần các phương pháp điều trị khác nhau. “Sen” đừng tự ý cho “boss” dùng thuốc tẩy giun mà không có chỉ định từ bác sĩ, vì điều này có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
2.3 Sử dụng thuốc tẩy giun đúng cách
Sau khi bác sĩ chỉ định thuốc, bạn cần làm theo hướng dẫn để tẩy giun cho mèo. Các loại thuốc phổ biến thường được dùng là dạng viên hoặc dạng nước:
-
Thuốc tẩy giun dạng viên: Bạn có thể trộn với thức ăn hoặc cho mèo uống trực tiếp.
-
Thuốc tẩy giun dạng nước: Người nuôi có thể dùng ống xi-lanh để bơm trực tiếp vào miệng.
-
Thuốc nhỏ gáy tẩy giun: Sản phẩm này nhỏ trực tiếp vào gáy mèo để tiêu diệt các trứng ký sinh trên da và lông mèo.
Lưu ý rằng bạn cần đảm bảo liều lượng phù hợp với trọng lượng và tình trạng sức khỏe của mèo.
Lựa chọn thuốc xổ giun phù hợp rất quan trọng với sự an toàn của “boss” cưng
2.4 Vệ sinh môi trường sống của boss sạch sẽ
-
Bạn nên dọn dẹp khay vệ sinh hàng ngày, bởi trong phân mèo có thể lẫn trứng ký sinh trùng.
-
Làm sạch đồ chơi, đệm nằm và khu vực mèo sinh hoạt bằng dung dịch khử trùng.
-
Đảm bảo “hoàng thượng” không tiếp xúc với đất bẩn hoặc phân mèo khác. Nếu có, bạn hãy tắm rửa sạch sẽ cho bé nhé!
Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 |
2.5 Phòng ngừa mèo bị giun sán tái phát
-
Tẩy giun định kỳ: Thực hiện 3 - 6 tháng/lần theo khuyến cáo của bác sĩ.
-
Kiểm soát thức ăn: Không để mèo ăn thức ăn sống quá thường xuyên hoặc không rõ nguồn gốc.
-
Không cho mèo uống nước bẩn: Các nguồn nước ở hồ cá, hồ, vũng nước mưa,... rất bẩn và chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho sức khỏe của mèo. Do đó, bạn nên cung cấp nước sạch cho bé nhé.
-
Hạn chế ra ngoài: Tránh để mèo tiếp xúc với môi trường chứa mầm bệnh như đất, rác thải, chất thải hoặc động vật hoang dã, động vật nhiễm giun sán.
Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây |
Không nên cho bé uống nước bẩn nhé “sen”
3. Khi nào cần xổ giun cho “hoàng thượng”
Mèo bị giun sán phải làm sao? Xổ giun là phương pháp hiệu quả nhất trong việc điều trị ký sinh trùng. Các “sen” hãy tham khảo thời điểm xổ giun cho “hoàng thượng” trong bài viết sau nhé!
-
Mèo từ 3 - 8 tuần tuổi: Mèo tẩy giun lần đầu khi được 3 tháng và lặp lại lặp lại vào khoảng 5 đến 7 tuần tuổi.
-
Mèo từ 2 - 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, bạn nên tẩy giun 1 tháng/lần và duy trì lịch này cho đến khi mèo đủ 6 tháng tuổi.
-
Mèo từ 6 tháng - 12 tháng tuổi: Đến khi bé đủ 6 tháng, hãy duy trì tẩy giun 2-3 tháng/lần.
-
Mèo trên 1 tuổi: Khi mèo đã trưởng thành, bạn chỉ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và duy trì lịch này cho đến khi kết thúc vòng đời của bé.
Tìm hiểu thời điểm xổ giun để đảm bảo bé không bị nhiễm giun sán
4. Cách xổ giun cho mèo tại nhà
Bạn đang băn khoăn cách xổ giun cho mèo bị giun sán tại nhà sao cho đúng và an toàn? Việc này không quá khó nếu bạn nắm rõ các bước thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu hướng dẫn chi tiết dưới đây để giúp "boss" yêu khỏe mạnh hơn!
4.1 Chọn thuốc xổ giun phù hợp
Việc chọn đúng loại thuốc là yếu tố rất quan trọng. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm tẩy giun dành riêng cho mèo tại các cửa hàng thú cưng hoặc phòng khám thú y. Tuỳ vào tình trạng, độ tuổi, cân nặng và tính cách “khó uống thuốc” của bé, bạn có thể nhờ bác sĩ thú y tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
4.2 Các bước xổ giun cho mèo tại nhà
4.2.1 Bước 1: Chuẩn bị trước khi xổ giun
-
Chọn một không gian yên tĩnh để mèo không bị hoảng sợ.
-
Cho mèo ăn ít vào buổi tối và đợi đến sáng hôm sau mới tiến hành tẩy giun.
-
Thời điểm tẩy giun nên vào các ngày mát mẻ, tránh thời tiết oi bức, nắng nóng.
4.2.2 Bước 2: Cách cho mèo uống thuốc tẩy giun
Đối với thuốc dạng viên:
-
Nhẹ nhàng giữ mèo ở tư thế thoải mái, đặt lưng bé xoay về phía “sen”, có thể quấn mèo trong khăn để tránh bị cào.
-
Mở miệng mèo bằng cách nhẹ nhàng bóp hai bên hàm.
-
Đặt viên thuốc sâu vào gốc lưỡi và nhanh chóng đóng miệng mèo lại.
-
Giữ miệng mèo đóng trong vài giây và xoa nhẹ cổ họng để kích thích mèo nuốt thuốc.
Đối với thuốc dạng dung dịch:
-
Sử dụng ống bơm tiêm không kim để lấy đúng liều thuốc.
-
Đưa ống bơm nhẹ nhàng vào khóe miệng mèo.
-
Nhấn nhẹ để thuốc chảy từ từ vào miệng bé, tránh đổ quá nhanh gây sặc.
Minh hoạ cách cho mèo uống nước tẩy giun dạng nước
4.2.3 Bước 3: Khen thưởng mèo sau khi uống thuốc
Sau khi cho “boss” cưng uống thuốc, bạn hãy thưởng cho bé một món ăn yêu thích hoặc vuốt ve để trấn an. Điều này sẽ giúp lần xổ giun sau dễ dàng hơn.
4.3 Lưu ý quan trọng khi xổ giun cho mèo tại nhà
-
Dùng thuốc theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ thú y. Không dùng thuốc dành cho người hoặc chó để xổ giun cho mèo vì có thể gây nguy hiểm.
-
Quan sát mèo sau khi uống thuốc để phát hiện các phản ứng bất thường như nôn mửa, tiêu chảy kéo dài hoặc mệt mỏi. Nếu có, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y ngay.
-
Nếu mèo quá hung hăng hoặc không chịu hợp tác, đừng cố ép mà hãy dùng thức ăn ngọn để dụ bé hoặc nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ thú y.
4.4 Sau khi xổ giun cho mèo, Sen cần làm gì?
-
Vệ sinh khay vệ sinh, chuồng ngủ và đồ dùng của mèo để loại bỏ trứng giun còn sót lại.
-
Theo dõi phân của mèo trong vài ngày, bạn có thể thấy xác giun được thải ra ngoài. Dấu hiệu này cho thấy thuốc đã phát huy tác dụng.
-
Lập lịch xổ giun định kỳ để mèo luôn khỏe mạnh và không bị tái nhiễm.
-
Thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng hơn, cung cấp nước sạch cho bé. Các “sen” có thể tham khảo các sản phẩm máy uống nước cho mèo. Sản phẩm này vừa khuyến khích bé yêu uống nhiều nước hơn vừa đáp ứng tiêu chí lọc sạch nguồn nước, khử khuẩn vượt trội, giúp hạn chế tình trạng mèo bị giun sán.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
5. Mèo được ăn ngay sau khi tẩy giun không?
Câu trả lời là CÓ, nhưng người nuôi vẫn cần chú ý những điều sau:
-
Thời gian cho ăn: Nếu mèo khỏe mạnh, bạn có thể cho ăn ngay với lượng nhỏ thức ăn dễ tiêu. Nếu bé có trạng thái mệt hoặc stress thì nên chờ sau 1–2 giờ.
-
Loại thức ăn phù hợp: Ưu tiên thức ăn mềm như pate, cháo loãng hoặc hạt ngâm nước, tránh cho “boss” ăn quá nhiều để không gây áp lực lên dạ dày.
-
Theo dõi sức khỏe: Quan sát mèo trong 24 giờ, chú ý các dấu hiệu bất thường như nôn, tiêu chảy, hoặc chán ăn. Nếu có, bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở thú y.
Mèo có thể ăn ngay khi sức khỏe ổn định
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc: Mèo bị giun sán phải làm sao? Hy vong bài viết này giúp cho các “tín đồ yêu mèo” hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của giun sán đối với sức khỏe, biết cách phòng ngừa và xử lý đúng cách. Bảo vệ sức khỏe mèo cưng cũng là bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc cho cả gia đình.
>> Xem thêm: Bật mí: Mèo bị nấm nên ăn gì để nhanh hồi phục?
>> Xem thêm: Mèo bị rỉ nước tiểu: Nguy hiểm không, trị thế nào mới đúng?