Giải đáp: Mèo bị giun sán có nguy hiểm không?
Trong quá trình nuôi mèo, không phải ai cũng biết các bé mèo rất dễ bị nhiễm giun sán - một trong những bệnh trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy, mèo bị giun sán có nguy hiểm không? Đây là một câu hỏi khiến nhiều “sen” phải trăn trở và đi tìm giải đáp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết mọi vấn đề, từ dấu hiệu mèo bị nhiễm giun sán, mức độ nguy hiểm, đến trả lời thắc mắc mèo bị giun sán phải làm sao?
1. Những biểu hiện khi mèo bị giun sán
Việc nắm rõ các dấu hiệu mèo bị nhiễm giun sán từ sớm là vô cùng cần thiết. Điều này giúp bạn nhanh chóng xử lý kịp thời và tránh các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Bạn có thể quan sát một số dấu hiệu phổ biến dưới đây.
- Thay đổi về thể trạng và cân nặng: Giun sán trong cơ thể sẽ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, khiến cho mèo bị sụt cân nhanh chóng dù vẫn ăn uống bình thường. Phần bụng phình to một cách bất thường, đặc biệt là ở mèo con. Đây là biểu hiện cho thấy giun đang tập trung rất nhiều ở đường tiêu hóa của mèo.
- Gặp vấn đề về tiêu hóa: Mèo bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng và trong phân có lẫn máu hoặc ký sinh trùng nhỏ. Thường xuyên nôn mửa và thậm chí là nôn ra giun.
- Hành vi bên ngoài và các dấu hiệu khác:
- Thay đổi hành vi ăn uống, có lúc kén ăn nhưng lại có lúc thèm ăn và ăn nhiều một cách bất thường. Mèo bị giun sán thường trở nên yếu ớt, lười vận động hơn so với mọi ngày và hay nằm yên một chỗ trong thời gian dài.
- Một số bé mèo thường xuyên cào liếm hậu môn hoặc kéo lê phần mông do ngứa ngáy. Vùng hậu môn ửng đỏ, khu vực xung quanh hậu môn hoặc trong phân có xuất hiện trứng giun, có các mảnh nhỏ trông giống hạt gạo. Đồng thời lông mèo cũng dần mất đi vẻ bóng mượt tự nhiên, trở nên khô xơ do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Khi bạn nhận thấy mèo đang có một hay nhiều dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở thú y gần nhất để kiểm tra và xác định mức độ nhiễm giun sán.
Cơ thể mèo sụt cân nhanh chóng khi bị nhiễm giun sán
2. Mèo bị giun sán có nguy hiểm không?
Câu trả lời là CÓ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí là tử vong:
-
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Giun sán sống và phát triển trong đường tiêu hóa của mèo làm gây ra tổn thương cho niêm mạc ruột, giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Điều này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và các vấn đề nghiêm trọng khác về tiêu hóa.
-
Làm tổn thương nội tạng: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, giun sán có thể gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng như gan, phổi và tim. Lúc này, các biến chứng nguy hiểm như tắc ruột sẽ xảy ra và đe dọa không nhỏ đến tính mạng của mèo. Có một sự thật là khi mèo bị ký sinh trùng bởi giun móc, bé có thể mất đến 1ml máu mỗi ngày.
-
Gây suy yếu hệ miễn dịch: Mèo bị nhiễm giun sán thường có hệ miễn dịch suy yếu vì giun ký sinh và hút hết dinh dưỡng trong cơ thể, khiến mèo bị thiếu hụt trầm trọng vitamin cùng các khoáng chất cần thiết.
Lúc này, mèo sẽ suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng và thường khó chống lại các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường. Chúng sẽ rất dễ mắc các bệnh lý như nhiễm khuẩn, viêm da, nấm da và vô vàn các bệnh truyền nhiễm khác.
-
Nguy cơ lây nhiễm cho con người: Giun sán từ mèo có thể dễ dàng lây nhiễm qua người, đặc biệt là ở trẻ em. Các loại giun như giun đũa và giun móc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho “sen” nếu không được điều trị kịp thời.
Vậy nên, câu hỏi mèo bị giun sán có nguy hiểm không đã có đáp án rõ ràng. Có thể thấy, giun sán không chỉ gây ra nguy hiểm cho cơ thể của mèo, mà còn có tác động xấu đến môi trường sống và sức khỏe của cả gia đình bạn.
Mèo bị giun sán có nguy hiểm không? Đáp án là rất nguy hiểm
3. Giải pháp điều trị khi mèo bị giun sán
Nếu bạn đang thắc mắc mèo bị giun phải làm sao thì dưới đây sẽ là các phương pháp điều trị hiệu quả mà PETKIT muốn mách bạn.
3.1 Đưa mèo đến bác sĩ thú ý
Việc đầu tiên cần làm là đưa mèo đến cơ sở thú y để kiểm tra chính xác loại giun sán mà mèo nhiễm và tiến hành các xét nghiệm phân để xác định mức độ nhiễm bệnh cụ thể. Các bước như siêu âm hay chụp X-quang cũng sẽ được tiến hành khi cần phải kiểm tra chuyên sâu.
Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định các loại thuốc tẩy giun an toàn, phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mèo.
3.2 Dùng thuốc tẩy giun
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun phổ biến dành cho mèo như Pyrantel, Praziquantel hoặc Fenbendazole. Để biết đâu là loại thuốc thích hợp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý để đảm bảo liều lượng chính xác.
Lưu ý, nếu muốn loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng, bạn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thay vì tự ý cho bé uống thuốc.
Tẩy giun cho mèo định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ thú y
3.3 Vệ sinh môi trường sống
Khi phát hiện ra các dấu hiệu mèo bị nhiễm giun sán, bạn nên đem chăn, đệm và đồ chơi của mèo giặt sạch bằng nước nóng để tiêu diệt trứng giun. Bên cạnh đó, thường xuyên làm sạch khay cát vệ sinh và khử trùng đồ dùng của mèo để ngăn ngừa việc tái nhiễm có thể xảy ra.
3.4 Duy trì lịch tẩy giun định kỳ
Tẩy giun định kỳ luôn là các tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ nhiễm giun sán ở mèo. Đây là biện pháp ngăn chặn cần thiết để phòng ngừa giun sán quay lại.
-
Đối với mèo con: Bắt đầu tẩy giun từ 6 tuần tuổi, sau đó lặp lại mỗi 2 - 3 tuần đến khi nào mèo đủ 12 tuần tuổi.
-
Đối với mèo trưởng thành: Tùy theo tình trạng sức khỏe và môi trường sống của mèo mà định kỳ uống thuốc tẩy giun 3 - 4 tháng/lần.
Dọn dẹp sạch sẽ khu vực sống để ngăn ngừa tái nhiễm giun sán
4. Những lưu ý khi tẩy giun cho mèo
Trước và sau khi tẩy giun, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau để đảm bảo quá trình diễn ra trơn tru và hiệu quả.
4.1 Chọn thuốc phù hợp
Thông thường, mèo con cần loại thuốc tẩy giun nhẹ nhàng hơn so với mèo trưởng thành và nếu mèo đang ốm nặng hoặc suy nhược cơ thể thì không nên tiến hành tẩy giun mà phải đợi đến khi sức khỏe ổn định.
Chính vì vậy, khi chọn thuốc tẩy giun, bạn cần chú ý có phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mèo hay không. Hãy báo chính xác thông tin về thể trạng của mèo và xin ý kiến của bác sĩ thú y trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, vì nếu thuốc không phù hợp sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
4.2 Theo dõi sau khi tẩy giun
Sau khi thực hiện việc tẩy giun, một số mèo có thể gặp các phản ứng như nôn mửa hoặc tiêu chảy nhẹ. Đây là điều bình thường và không đáng lo ngại, nhưng nếu triệu chứng kéo dài bạn cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
4.3 Tẩy giun đồng bộ
Nếu nhà bạn có nhiều thú cưng, bất kể là chó hay mèo, hãy tẩy giun đồng bộ cho tất cả để tránh trường hợp lây nhiễm chéo.
4.4 Phòng ngừa tái nhiễm
-
Kiểm soát ve và bọ chét: Dùng các sản phẩm diệt ve để ngăn ngừa chúng mang trứng giun vào cơ thể mèo.
-
Chế độ ăn chín: Tránh cho mèo ăn thức ăn sống và chưa qua chế biến xử lý.
-
Hạn chế tiếp xúc môi trường bẩn: Dẫn mèo đi dạo ở những nơi sạch sẽ, tránh các bãi đất chữa rác thải, vùng nước tù đọng để hạn chế lây nhiễm ký sinh trùng. Luôn theo dõi phân mèo trước và sau khi tẩy nhằm kiểm tra hiệu quả của thuốc.
Chọn thuốc tẩy giun phù hợp với thể trạng của mèo theo ý kiến của bác sĩ
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi mèo bị giun sán có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa đến sức khỏe và cả tính mạng của thú cưng. Và đừng quên liên hệ với PETKIT nếu bạn đang tìm mua các thiết bị chăm sóc thú cưng hiện đại và chất lượng cao nhé.
>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông nhiều: Vì sao và phải làm thế nào?
>> Xem thêm: Mèo bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả