Mèo bị tiêu chảy và nôn: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?
Mèo bị tiêu chảy và nôn là tình trạng phổ biến nhưng không thể xem nhẹ, vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của “hoàng thượng” đang gặp phải những rủi ro tiềm ẩn. Hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý khi mèo cưng gặp phải tình trạng này sẽ giúp bạn chăm sóc chúng hiệu quả hơn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cùng PETKIT by HeLiCorp theo dõi bài viết dưới đây để biết cách điều trị phù hợp nhé.
1. Nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy và nôn?
Hiện tượng mèo bị tiêu chảy và nôn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác nguồn gốc gây bệnh sẽ giúp bạn có được liệu trình điều trị hiệu quả nhất:
-
Bệnh lý nghiêm trọng: Một số bệnh như viêm tuỵ, viêm gan, viêm ruột, hay suy thận có thể khiến mèo bị tiêu chảy và nôn. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá mà còn gây ra các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn và giảm cân.
-
Nhiễm khuẩn: Mèo có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh tiêu hoá và đường ruột như Salmonella, E. coli hay Campylobacter từ môi trường sống hoặc thực phẩm không an toàn. Những vi khuẩn này thường gây rối loạn tiêu hoá, dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa.
-
Nguồn thức ăn không đảm bảo: Việc cho mèo ăn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng, chứa hoá chất hoặc bị hỏng có thể làm mèo bị tiêu chảy và nôn. Sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn của mèo cũng có thể gây ra phản ứng tiêu cực từ hệ tiêu hoá của chúng.
-
Chất lượng nguồn nước: Nguồn nước bẩn chứa vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy và nôn. Đồng thời cũng tác động một phần đến hệ bài tiết của mèo.
-
Tác động từ môi trường: Thay đổi môi trường sống hoặc căng thẳng tâm lý cũng có thể là nguyên nhân khiến mèo bị rối loạn tiêu hoá, dẫn đến tình trạng mèo bị chảy và nôn bỏ ăn.
Mèo bị tiêu chảy khiến cơ thể mất sức sống
2. Cách chẩn đoán bệnh tiêu chảy và nôn ở mèo
Để xác định nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy và nôn, đồng thời đưa ra phác đồ điều trị chính xác, bác sĩ thú y sẽ thực hiện các bước chẩn đoán kỹ lưỡng bằng các phương pháp như:
-
Kiểm tra lâm sàng: Đánh giá sức khỏe tổng quát của mèo, bao gồm nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, tai-mũi-họng, thăm khám bụng, chức năng gan thận, tim và phổi.
-
Xét nghiệm phân: Phân tích mẫu phân để phát hiện sự xuất hiện của vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc máu trong phân hay không.
-
Xét nghiệm máu: Chẩn đoán tình trạng thiếu hụt điện giải, nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý ảnh hưởng khác.
-
Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm hoặc chụp X-quang để kiểm tra tình trạng của dạ dày và ruột, phát hiện các bất thường như khối u hoặc tắc nghẽn.
Bác sĩ thú y lấy máu xét nghiệm của mèo
3. Điều trị mèo bị tiêu chảy và nôn, bỏ ăn thế nào?
3.1 Theo dõi và xác định đúng nguyên nhân
Quan sát tình trạng phân, mùi và màu sắc để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời xem xét lại chế độ ăn uống, môi trường sống, các vật tiếp xúc,... của mèo trong thời gian gần nhất.
3.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống
Khi mèo bị tiêu chảy và nôn bỏ ăn, hãy cho mèo nhịn ăn từ 12-24 giờ để hệ tiêu hoá nghỉ ngơi. Có thể bổ sung thêm nước và điện giải bằng dung dịch oresol hoặc nước luộc gà.
3.3 Đảm bảo nguồn thức ăn
Sử dụng thức ăn chín, dễ tiêu hoá, không chứa gia vị và dầu mỡ. Bạn nên cho mèo ăn thực phẩm chín kĩ hoặc các thực phẩm chuyên biệt dành riêng cho mèo có vấn đề về tiêu hoá. Khi mèo đã ổn định, cho bé ăn cháo loãng và dần chuyển sang thức ăn thông thường như hạt.
Nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc bữa ăn cho “hoàng thượng” thì máy cho ăn tự động PETKIT YumShare Dual-Hopper sẽ là lựa chọn thông minh dành cho bạn. Máy sử dụng bình chứa 5 lít với 2 ngăn tiện lợi, giúp điều phối thức ăn tiện lợi trong 25 ngày mà không khiến mèo bị ngán bởi 1 loại thức ăn. Bạn có thể cài đặt tối đa 15 bữa, từ 1 đến 10 khẩu phần ăn mỗi ngày.
Máy ăn có camera PETKIT YumShare Dual-Hopper (Gemini) - 2 ngăn |
3.4 Đảm bảo nguồn nước sạch
Luôn cung cấp nước sạch và thay nước thường xuyên. Nên cho bé uống nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng các loại máy lọc nước cho chó mèo chuyên dụng để đảm bảo an toàn.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L trang bị bộ lọc nhiều lớp cùng tia UVC khử khuẩn giúp đảm bảo vệ sinh, kích thích mèo uống nước tốt hơn. Bạn không cần phải châm nước thường xuyên vì bình chứa dung tích đến 3 lít. Đặc biệt, bạn sẽ không cần lo ngại khi bị mất điện bởi máy sử dụng pin sạc, có thể linh hoạt vị trí đặt máy ở khắp nơi trong nhà mà không vướng dây điện.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
3.5 Đảm bảo không gian sống cho mèo
Vệ sinh khu vực sinh sống của mèo thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, giúp môi trường sống luôn thoáng mát và không bị ẩm ướt. Bạn có thể sử dụng máy dọn phân mèo tự động PETKIT Pura Max 2 kết hợp cùng máy xịt khử mùi PETKIT Air Smart Spray, giúp cho không gian nhà luôn thông thoáng, không mùi hôi mỗi khi bé mèo đi vệ sinh xong.
Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 |
Mặc khác thì để phát hiện sớm tình trạng bệnh của mèo thông qua phân và nước tiểu thì bạn có thể sử dụng máy dọn phân mèo Purobot Ultra được tích hợp AI phân tích tình trạng phân và màu sắc của cát mèo phát hiện máu Petkit.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Cát đậu nành phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter |
3.6 Dùng thuốc điều trị
Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc để điều trị khi mèo bị tiêu chảy và nôn như thuốc chống nôn, chống tiêu chảy, thuốc tẩy giun, thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho người để sử dụng cho mèo, vì điều này có thể dẫn đến tác dụng phụ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Mèo bị tiêu chảy, nôn và bỏ ăn có nguy hiểm không?
Nếu mèo bị tiêu chảy và nôn bỏ ăn kéo dài, sẽ có thể dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mèo và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, còn có thể kèm theo các biến chứng khác bao gồm viêm ruột, nhiễm trùng thứ cấp, tổn thương gan hoặc thận.
4.2. Nên cho mèo ăn gì khi bị tiêu chảy và nôn?
Khi mèo bị tiêu chảy và nôn, hệ tiêu hoá của bé mèo đang bị suy yếu, bạn cần cho bé ăn các thức ăn nhẹ và dễ tiêu hoá như cháo loãng, cơm trắng, thịt gà luộc xé nhỏ, cá hấp, sữa hoặc sữa chua không đường cho mèo,...
4.3. Khi nào nên đưa mèo đi bác sĩ?
Khi gặp phải các tình trạng này, bạn nên đưa bé mèo đến bác sĩ thú y lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời:
-
Mèo bị tiêu chảy và nôn liên tục kéo dài hơn 24 giờ.
-
Đi kèm biểu hiện sốt, mệt mỏi, bỏ ăn.
-
Phân có màu và mùi bất thường, đi kèm dịch nhầy và máu.
-
Mèo có dấu hiệu bị mất nghiêm trọng như khô da, mắt trũng sâu, lờ đờ, không có sức sống.
Đưa mèo đến khám bác sĩ kịp thời khi có biểu hiện bất thường
Mèo bị tiêu chảy và nôn là vấn đề sức khỏe thường hay gặp phải ở các bé mèo. Tuy nhiên, với sự theo dõi và điều trị kịp thời, bạn có thể giúp bé mèo nhanh chóng hồi phục. Để bạn có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ mèo cưng, hãy liên hệ với PETKIT by HeLiCorp để được tư vấn và trang bị các sản phẩm chăm sóc toàn diện, giúp đảm bảo sức khỏe và mang lại niềm vui mỗi ngày cho người bạn bốn chân của mình.
>> Xem thêm: Giật mình vì mèo tiêu chảy ra máu: Sen nên làm gì?
>> Xem thêm: Trời lạnh có nên tắm cho mèo không? Tắm mèo trời lạnh ra sao?