Mèo bị viêm ruột: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả
Viêm ruột là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở mèo với nhiều mức độ từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Mèo bị viêm ruột nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời sẽ diễn tiến nhanh và gây ra các biến chứng nặng, thậm chí là tử vong. Để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu mèo bị viêm đường ruột và lên phương án điều trị bệnh hiệu quả - triệt để, mời bạn cùng PETKIT By Helicorp theo dõi chi tiết tại bài viết này.
1. Tại sao mèo bị viêm đường ruột?
Bệnh viêm ruột ở mèo (tiếng Anh: Inflammatory Bowel Disease - IBD) là hội chứng xuất phát từ việc cơ thể mèo bị phản ứng với các kích thích từ đường ruột hoặc dạ dày. Tình trạng viêm xuất hiện khi cơ thể gặp phải những chấn thương hoặc vật thể lạ xâm nhập vào thành dạ dày/ ruột, khiến cho lớp niêm mạc bị sưng, khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng và làm chậm quá trình trao đổi chất.
Đâu là nguyên nhân khiến mèo bị viêm ruột? Dưới đây là một số lý do điển hình thường gặp ở “sen”:
-
Nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn: Cơ thể mèo bị các loại vi khuẩn như: E. Coli, Campylobacter, Salmonella,... hoặc các loại ký sinh trùng như: cầu trùng, giun sán,... xâm nhập và gây ra các kích ứng cho ruột.
-
Dị ứng: Trong một số trường hợp, mèo có thể bị dị ứng với các thành phần thức ăn như sữa, chất phụ gia, protein trong thịt, chất tạo màu,... hoặc các tác động bên ngoài môi trường như bụi bẩn, phấn hoa,... Chúng hình thành nên các phản ứng kích ứng nhiễm trùng ở mèo, từ đó khiến mèo bị viêm ruột non/ viêm đại tràng.
Mèo bị dị với sữa có thể gây ra tình trạng viêm đường ruột
-
Chế độ ăn uống không phù hợp: Nếu mèo ăn phải những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu sẽ khiến cơ thể mắc hội chứng kích thích ruột. Ngoài ra, sữa bò cũng là nguyên nhân có thể khiến mèo bị viêm ruột, bởi cơ thể mèo không thể tiêu hoá đường lactose trong sữa.
-
Bệnh lý: Viêm ruột ở mèo có thể là triệu chứng thứ cấp do các vấn đề bệnh lý như viêm tụy, bệnh gan, bệnh thận, cường giáp, viêm túi mật,... gây nên.
-
Di truyền: Viêm ruột còn có thể xảy ra do các sự phát sinh bất thường của hệ thống miễn dịch ngay từ khi sinh ra.
2. Dấu hiệu mèo bị viêm ruột dễ nhận biết
Mèo bị viêm đường ruột thường khó chẩn đoán, do các biểu hiện lâm sàng ban đầu tương đối giống với các triệu chứng mèo bị rối loạn tiêu hoá. Dưới đây là những dấu hiệu mèo bị viêm ruột điển hình bạn cần chú ý:
-
Mèo bị tiêu chảy: Đây là dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo mèo bị viêm ruột. Khi đi đại tiện, phân mèo có thể xuất hiện trạng thái bột hoặc lỏng như nước với các màu sắc bất thường từ xanh đến nâu đen. Một số trường hợp phân mèo còn bị lẫn tia máu.
-
Phân bị rỉ ra ngoài: Tiêu chảy kéo dài và diễn ra liên tục, mèo sẽ phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Điều này gây ra tình trạng kích ứng và giãn tĩnh mạch hậu môn, khiến hậu môn phình to và phân có thể rỉ ra ngoài mà không thể tự kiểm soát.
-
Nôn mửa: Viêm ruột khiến cho việc tiêu hoá thức ăn trở nên khó khăn, mèo có thể nôn ra những thức ăn chưa tiêu hoá hoàn toàn, chất lỏng màu trắng hoặc dịch dạ dày.
Nôn mửa - một trong những dấu hiệu mèo bị viêm ruột
-
Sút cân: Chứng viêm ruột còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Cho dù mèo có ăn uống như bình thường hoặc thậm chí là ăn nhiều hơn, cơ thể vẫn sẽ sụt cân nhanh một cách bất thường.
-
Đau bụng: Viêm ruột khiến mèo cảm thấy đau đớn, đặc biệt là ở vùng bụng. Khi bạn chạm nhẹ vào bụng mèo, bé có thể rên rỉ, kêu gào hoặc tỏ ra khó chịu. Đôi khi, mèo có thể gặp phải tình trạng đầy hơi làm bụng mèo trương to và căng cứng.
Ngoài ra, mèo mắc chứng viêm ruột còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:
-
Lờ đờ
-
Chán ăn
-
Sốt cao
-
Mất nước
-
Lông xơ rối
-
Đi đứng loạng choạng, thiếu cân bằng
-
Cơ thể thường xuyên run rẩy, co giật một cách không kiểm soát
-
Hơi thở, phân bốc mùi hôi
-
Vàng da (màu vàng xuất hiện ở lòng trắng mắt - thường do bệnh gan)...
Mặc dù mèo ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh viêm ruột, nhưng mèo lớn tuổi thường có nguy cơ cao hơn. Vì vậy, nếu chú mèo của bạn đang ở độ tuổi dễ mắc bệnh, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cho bé.
3. Cách chữa mèo bị viêm ruột đúng khoa học
Nếu bạn nhận thấy “boss” của mình có bất kỳ dấu hiệu bệnh viêm ruột ở mèo như đã mô tả ở trên, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ thú y ngay lập tức. Các triệu chứng viêm ruột ở mèo thường phát triển rất nhanh và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
3.1 Đưa mèo đến bác sĩ thú y
3.1.1 Phương pháp chẩn đoán mèo bị viêm ruột
Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện một số tiến trình xét nghiệm lâm sàng cần thiết để chẩn đoán được nguyên nhân cụ thể khiến mèo bị viêm ruột, như:
-
Xét nghiệm máu và phân cơ bản
-
Xét nghiệm chức năng gan và tuyến tụy của mèo
-
Siêu âm hoặc chụp hình ảnh X-quang để chẩn đoán, phát hiện các dấu hiệu viêm hay tổn thương do IBD.
Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán chính xác, sinh thiết là phương pháp duy nhất giúp khẳng định bệnh viêm ruột. Sinh thiết là quá trình lấy mẫu mô bị ảnh hưởng từ đường ruột và quan sát dưới kính hiển vi. Qua đó, bác sĩ có thể phân biệt bệnh viêm ruột với các tình trạng khác như bệnh nội tiết, ký sinh trùng mãn tính, ung thư, hoặc viêm ruột truyền nhiễm, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đưa mèo đến cơ sở thú y để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng viêm ruột ở mèo
3.1.2 Cách điều trị mèo bị viêm ruột
Khi chẩn đoán mèo bị viêm đường ruột, bác sĩ thú y có thể kê một số loại thuốc nhằm giảm viêm, kiểm soát nhiễm trùng, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa như:
-
Truyền dịch: Mèo bị viêm ruột thường dễ bị mất nước và rối loạn điện giải. Bác sĩ sẽ cho mèo truyện dịch (ví dụ: dịch Lactated Ringer) để bù nước và điện giải vào tĩnh mạch
-
Tiêm cobalamin (vitamin B12): Chứng viêm ruột làm cho mèo khó có thể hấp thụ được vitamin B12, dẫn đến thiếu hụt. Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu mèo thiếu loại vitamin này, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm cho mèo.
-
Corticosteroid: có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, giúp giảm viêm hiệu quả.
-
Metronidazole hoặc Tylosin: Đây là các loại thuốc có tác dụng kháng sinh, chống viêm và chống ký sinh trùng.
-
Thuốc ức chế miễn dịch mạnh: Các thuốc như azathioprine và chlorambucil thường được sử dụng trong các trường hợp viêm ruột nghiêm trọng hoặc khi corticosteroid không phát huy tối đa hiệu quả.
-
Prebiotic và Probiotic: Thuốc uống bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cải thiện sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột.
Truyền dịch cho mèo bị viêm ruột
3.2 Bù nước và điện giải
Ngoài việc điều trị bằng thuốc kê đơn, bạn cũng cần bù nước và cân bằng chất điện giải cho cơ thể mèo. Dưới đây là một số cách bù nước cho mèo mà bạn có thể thực hiện tại nhà:
-
Sử dụng dung dịch nước điện giải dành riêng cho thú cưng
-
Nấu súp loãng từ thịt gà cùng với gạo và các loại rau củ được xay nhuyễn
-
Pha sữa công thức (cần có sự tư vấn từ bác sĩ) để bổ sung dinh dưỡng và bù nước cho mèo
3.3 Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn cân bằng cân chứa các nguồn protein mới, giàu chất xơ và khoáng chất thiết yếu, đồng thời có độ ẩm cao, sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc bổ sung chất xơ từ các nguồn như psyllium (ví dụ bột hoà tan bổ sung chất xơ Metamucil Fibresure) có thể mang lại hiệu quả tích cực.
Một số lưu ý trong quá trình thay đổi chế độ dinh dưỡng cho mèo bị viêm ruột:
-
Mèo thường cần từ 6-8 tuần, thậm chí lâu hơn, để thấy sự cải thiện rõ rệt sau khi thay đổi chế độ ăn.
-
Không cho mèo ăn vặt, kiêng các chất tanh
-
Thức ăn mỗi bữa cho mèo cần phải tươi mới hoàn toàn
4. Phòng ngừa viêm ruột cho mèo thế nào?
Viêm ruột là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở mèo, mặc dù không thể ngăn chặn 100%, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng cho mèo bằng những biện pháp sau:
4.1 Tiêm phòng và tẩy giun cho Boss
Hãy đưa mèo đến cơ sở thú y định kỳ để tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ mèo khỏi những bệnh truyền nhiễm có thể gây viêm ruột. Ngoài ra, việc tẩy giun cho mèo ít nhất mỗi 6 tháng, theo đúng lịch trình mà bác sĩ thú y khuyến cáo, cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho mèo.
Tiêm phòng đầy đủ cho mèo để ngăn chặn nguy cơ mắc viêm đường ruột
4.2 Bổ sung chất xơ cho mèo
Bổ sung đầy đủ chất xơ là cách giúp mèo cưng ổn định hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì vậy, trong khẩu phần thức ăn ướt của mèo, bạn có thể thêm vào các loại rau củ như bí đỏ, bí đao, khoai lang để cung cấp chất xơ tự nhiên và hỗ trợ sức khỏe đường ruột cho bé.
4.3 Cho mèo ăn sạch, uống sạch
Vi khuẩn và ký sinh trùng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm đường ruột ở mèo. Để phòng ngừa hiệu quả, việc đảm bảo mèo ăn uống sạch sẽ là một biện pháp quan trọng. Để mèo luôn được ăn thức ăn sạch và an toàn, bạn cần thực hiện những bước sau:
-
Lựa chọn nguồn thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, tươi mới
-
Thường xuyên thay nước uống cho “hoàng thượng”
-
Tránh cho mèo sử dụng chung thức ăn với con người (do thức ăn chứa nhiều gia vị dễ kích ứng đường ruột)
-
Rửa bát ăn và khay nước của mèo hằng ngày
Để tiện lợi hơn trong việc cung cấp thức ăn tươi ngon và nước uống sạch cho mèo, nhất là khi bạn bận rộn, có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như máy cho ăn PETKIT và máy lọc nước PETKIT.
-
Với máy cho ăn tự động PETKIT: Cho phép bạn thiết lập thời gian và khẩu phần ăn cho mèo một cách tự động, giúp kiểm soát lượng thức ăn, tránh tình trạng mèo ăn quá nhiều hoặc ăn lại thức ăn thừa đã bị để lâu.
-
Với máy lọc nước PETKIT: Nguồn nước uống của mèo sẽ được sàng lọc và diệt khuẩn một cách kỹ càng, đảm bảo luôn cung cấp nước tinh khiết - an toàn cho mèo, giúp tránh được các bệnh lý liên quan đến nước bẩn. Thêm vào đó, tiếng nước róc rách nhẹ nhàng từ máy sẽ kích thích nhu cầu uống nước của mèo, giúp bé uống đủ nước, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thiếu nước và các vấn đề về rối loạn điện giải.
Máy ăn PETKIT Fresh Element Solo | |
Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây |
4.4 Vệ sinh môi trường sống của Boss sạch sẽ
Môi trường sống sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ viêm ruột ở mèo. Để đảm bảo điều này, bạn cần:
-
Dọn dẹp, vệ sinh khay cát hằng ngày và thay cát vệ sinh ít nhất 2 - 3 lần/tuần để tránh vi khuẩn phát triển và đảm bảo môi trường sạch sẽ cho mèo.
-
Hãy làm sạch giường, nệm, gối mền và các khu vực mèo thường xuyên lui tới để ngăn ngừa vi khuẩn và vi sinh vật gây hại.
-
Lau sạch vùng hậu môn cho mèo bằng giấy vệ sinh, tránh để phân còn sót lại, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và tránh nhiễm trùng.
Để mèo có một không gian đi vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày và giúp bạn dễ dàng phát hiện các vấn đề về bệnh lý ruột, đường tiết niệu... việc sử dụng một chiếc máy dọn phân mèo PETKIT chuyên dụng là một lựa chọn tuyệt vời. Thông qua máy bạn sẽ được hỗ trợ:
-
Tự động dọn dẹp sau khi mèo đi vệ sinh, theo thời gian đã được cài đặt trên ứng dụng PETKIT, giúp tiết kiệm công sức và thời gian.
-
Thông qua các báo cáo chất thải trên ứng dụng, máy sẽ gửi thông tin về tình trạng sức khỏe của mèo, giúp bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
-
Máy được thiết kế với khả năng khử mùi mạnh mẽ, ngay cả khi chất thải đã ở trong máy một thời gian dài.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 |
4.5 Theo dõi sức khỏe mèo yêu thường xuyên
Hãy chú ý đến những thay đổi về cân nặng, lông, và hành vi của mèo, vì đây là những dấu hiệu quan trọng giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Nếu mèo có dấu hiệu bất thường nào, đừng ngần ngại đưa bé đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, việc xây dựng một nhật ký sức khỏe cho mèo là một cách tuyệt vời để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Bạn có thể ghi lại một số thông tin quan trọng như:
-
Lịch tiêm chủng và tẩy giun
-
Các bệnh lý đã mắc phải và các phương pháp điều trị
-
Các loại thuốc đã sử dụng
Trên đây là toàn bộ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách trị mèo bị viêm ruột mà PETKIT Việt Nam By Helicorp muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn chăm sóc mèo cưng của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn đang cần tư vấn hay đặt mua các sản phẩm hỗ trợ PETKIT, vui lòng truy cập petkitstore.vn để được hỗ trợ nhanh chóng.
>> Xem thêm: Mèo bị viêm ruột cho ăn gì để khỏi bệnh nhanh?
>> Xem thêm: Mèo tiểu ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
>> Xem thêm: Mèo bị bí tiểu: Nguyên nhân và cách thông tiểu hiệu quả