PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có sao không?

Thứ Năm, 23/01/2025
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có sao không?

Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có thể khiến nhiều chủ nuôi lo lắng, bởi đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Liệu tình trạng này của “boss” có nguy hiểm không? Khi nào cần can thiệp y tế? Trong bài viết này, PETKIT sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách nhận biết sớm và thực hiện những biện pháp xử lý hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ của mèo cưng nhé.

1. Phân biệt mèo đi ngoài phân lỏng hay phân mềm 

Khi theo dõi sức khoẻ của mèo, việc phân biệt giữa phân lỏng và phần mềm là rất quan trọng vì mỗi loại có thể báo hiệu những vấn đề khác nhau, nhưng điều này lại khiến nhiều người dễ lầm tưởng về kết cấu của 2 loại phân này.

1.1 Phân lỏng là gì?

Phân lỏng có kết cấu như nước, không thể giữ hình dạng và thường thấm vào cát vệ sinh hoặc lan rộng trên bề mặt. Tình trạng này là dấu hiệu của mèo bị tiêu chảy, có thể do:

  • Đã bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây nên.

  • Dị ứng thức ăn nghiêm trọng, không dung nạp lactose hoặc phản ứng với thức ăn kém chất lượng.

  • Bệnh gan, tụy hoặc rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

  • Ngộ độc thực phẩm hoặc ăn phải vật lạ gây kích ứng đường ruột.

Phân lỏng kéo dài có thể gây mất nước và nguy hiểm đến sức khỏe của mèo, vì vậy cần theo dõi kỹ và có biện pháp can thiệp kịp thời.

1.2 Phân mềm là gì?

Phân mềm có kết cấu nhão hơn bình thường nhưng vẫn giữ được hình dạng nhất định. Khi dọn dẹp, bạn có thể thấy phân hơi ướt, có độ dính nhẹ vào cát vệ sinh, nhưng không loang ra quá nhiều. Phân mềm thường xuất phát từ 1 số nguyên nhân như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, đổi loại thức ăn hoặc mèo ăn quá nhiều thức ăn ướt.

  • Dị ứng thực phẩm nhẹ do 1 số thành phần không phù hợp có thể khiến phân mềm hơn bình thường.

  • Khi mèo bị căng thẳng hoặc thay đổi môi trường cũng có thể khiến hệ tiêu hoá của chúng bị ảnh hưởng.

Phân mềm thường không quá nghiêm trọng và có thể tự cải thiện nếu nguyên nhân được loại bỏ.

Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có sao không

1 số điểm khác nhau giữa phân mèo mềm và lỏng

2. Mèo đi ngoài lỏng màu vàng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để hiểu rõ nguyên nhân, hãy cùng tìm hiểu 1 số bệnh lý phổ biến liên quan đến hiện tượng này.

2.1 Rối loạn tiêu hoá do thức ăn

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe đường ruột của mèo. Nếu mèo bị tiêu chảy ra phân vàng sau khi ăn, nguyên nhân có thể do:

  • Thay đổi thức ăn đột ngột: Hệ tiêu hoá của mèo không thích nghi kịp khi thay đổi loại thức ăn mới, đặc biệt là từ thức ăn khô sang ướt hoặc ngược lại.

  • Dị ứng thực phẩm: 1 số bé mèo không dung nạp được sữa, gluten, thực phẩm quá béo hoặc có phụ gia nhân tạo.

  • Thức ăn nhiễm khuẩn hoặc kém chất lượng: Nếu mèo ăn phải thức ăn ôi thiu, có vi khuẩn, nấm mốc, chúng có thể bị tiêu chảy.

2.2 Viêm ruột hoặc hội chứng ruột bị kích thích

Viêm ruột hoặc hội chứng ruột bị kích thích có thể gây tiêu chảy kéo dài, đặc biệt là khi đường ruột của mèo nhạy cảm với thức ăn hoặc tác nhân kích thích, nguyên nhân có thể do:

  • Rối loạn miễn dịch gây viêm đường ruột.

  • Hệ tiêu hóa không hấp thụ tốt được các chất dinh dưỡng.

  • Mèo bị căng thẳng hoặc thay đổi môi trường đột ngột.

Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có sao không

Mèo bị bệnh đường ruột có thể khiến đi ngoài lỏng màu vàng

2.3 Bệnh liên quan đến gan và tuỵ

Gan và tuỵ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá. Khi 2 cơ quan này bị tổn thương, mèo có thể gặp vấn đề về hấp thụ chất béo, dẫn đến đi ngoài có phân lỏng màu vàng.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa mèo đi kiểm tra chức năng gan và tuỵ, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp (giảm chất béo, tăng protein dễ tiêu hoá), và nên sử dụng thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ thú y.

2.4 Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng

Khi mèo bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột, chúng có thể bị tiêu chảy kéo dài, phân có màu vàng hoặc lẫn nhầy. 1 số tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm:

  • Vi khuẩn Salmonella, E. coli, Campylobacter: Xâm nhập qua thức ăn ôi thiu, nước bẩn.

  • Virus Parvovirus, Coronavirus ở mèo: Gây viêm ruột nghiêm trọng.

  • Ký sinh trùng Giardia, Coccidia, giun sán: Lây nhiễm từ môi trường bẩn hoặc từ mẹ sang con.

2.5 Ngộ độc thực phẩm hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị

Nếu mèo ăn phải thực phẩm độc hại hoặc phản ứng với thuốc, chúng có thể bị tiêu chảy cấp tính. 1 số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như:

  • Ngộ độc thực phẩm như hành, tỏi, socola, đồ ăn có xylitol.

  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc trị giun.

  • Hoá chất độc hại trong nhà như thuốc tẩy, chất diệt côn trùng.

Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có sao không

Mèo nôn mửa đi kèm tiêu chảy khi bị ngộ độc thực phẩm

2.6. Tiêu chảy do căng thẳng hoặc thay đổi môi trường

Mèo là loài động vật rất nhạy cảm với sự thay đổi trong môi trường sống. Khi gặp căng thẳng, chúng có thể bị tiêu chảy tạm thời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường rất quen thuộc với chúng ta nhưng lại có ảnh hưởng đến tinh thần của mèo như:

  • Chuyển nhà, thay đổi chủ, có thêm thú cưng mới.

  • Tiếng ồn lớn, môi trường không ổn định.

  • Lịch sinh hoạt bị xáo trộn.

Bạn nên giữ cho môi trường yên tĩnh và hạn chế thay đổi chỗ ở để mèo luôn giữ được tinh thần thoải mái và hệ tiêu hoá ổn định nhất.

>> Xem thêm: Mèo mới về nhà nên làm gì để các bé nhanh hòa nhập?

3. Cách nhận biết sớm tình trạng phân mèo biến đổi

Quan sát phân là 1 trong những cách quan trọng giúp chủ nuôi đánh giá sức khoẻ của mèo. Dưới đây là những cách nhận biết sớm tình trạng phân mèo biến đổi để bạn có thể dễ dàng kiểm soát sức khỏe của thú cưng.

3.1 Quan sát màu sắc phân mèo

Màu phân là yếu tố quan trọng để xác định tình trạng tiêu hoá của mèo. 1 số màu sắc phổ biến và thể hiện tình trạng mèo đang gặp phải bao gồm:

  • Phân màu nâu đậm hoặc nâu nhạt: Đây là màu bình thường, cho thấy hệ tiêu hoá của mèo đang hoạt động ổn định.

  • Phân màu vàng: Có thể do tiêu hoá kém, rối loạn đường ruột hoặc vấn đề liên quan đến gan và tuỵ.

  • Phân màu xanh lá: Dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột hoặc tiêu thụ thức ăn có phẩm màu.

  • Phân màu đỏ hoặc có vệt máu: Cảnh báo chảy máu đường tiêu hoá dưới, có thể do viêm đại tràng, ký sinh trùng hoặc tổn thương hậu môn.

  • Phân màu đen hoặc hắc ín: Biểu hiện của chảy máu đường tiêu hoá trên, có thể liên quan đến dạ dày hoặc ruột non.

Lưu ý rằng, nếu phân mèo có màu sắc bất thường kéo dài hơn 24-48 giờ, cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra.

3.2 Kiểm tra kết cấu và độ đặc của phân

  • Phân rắn thành khuôn rõ ràng: Đây là trạng thái bình thường, cho thấy mèo có chế độ ăn phù hợp và hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • Phân mềm nhưng vẫn giữ hình dạng: Bạn không cần quá lo lắng, nhưng có thể do mèo ăn thực phẩm chứa quá nhiều chất béo hoặc có sự thay đổi nhỏ trong chế độ ăn.

  • Phân lỏng, sệt hoặc như nước: Dấu hiệu của tiêu chảy, có thể do rối loạn tiêu hoá hoặc nhiễm khuẩn.

  • Phân nhầy hoặc có bọt: Thường xuất hiện khi mèo bị viêm ruột hoặc rối loạn tiêu hoá do ký sinh trùng.

Nếu mèo bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày hoặc táo bón hơn 3 ngày, cần đưa bé đi kiểm tra y tế ngay.

Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có sao không

Kết cấu của phân có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của mèo

3.3. Đánh giá mùi phân mèo

  • Mùi nhẹ không quá khó chịu: Đây là phân bình thường của mèo có mùi đặc trưng nhưng không quá nồng.

  • Mùi quá hôi hoặc tanh: Có thể do nhiễm khuẩn đường ruột, ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc không tiêu hoá tốt protein.

  • Mùi chua: Liên quan đến rối loạn tiêu hoá hoặc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

  • Mùi kim loại: Dấu hiệu có máu trong phân, cần kiểm tra ngay.

3.4. Quan sát và theo dõi tần suất đi vệ sinh của mèo

  • 1-2 lần/ngày: Đây là tần suất bình thường đối với mèo khỏe mạnh.

  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày: Dấu hiệu của tiêu chảy hoặc kích thích ruột.

  • Đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần: Có thể là táo bón, đặc biệt nếu phân khô và cứng.

Để thuận tiện trong việc kiểm tra tần suất đi vệ sinh của mèo, bạn có thể sắm ngay cho bé chiếc máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI. Máy sở hữu những tính năng nổi bật mà có thể bạn chưa biết tới như:

  • Theo dõi màu sắc phân, kiểm tra sức khoẻ kịp thời: Với hệ thống camera AI và thuật toán phân tích tiên tiến, máy có thể nhận màu sắc phân và đồng bộ thông tin trực tiếp lên ứng dụng, giúp bạn theo dõi và chủ động điều chỉnh chế độ ăn hoặc đưa mèo đi khám kịp thời.

  • Theo dõi tần suất đi vệ sinh: Máy có khả năng ghi lại lịch sử đi vệ sinh của mèo mỗi ngày, từ đó giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề như tiêu chảy, táo bón hay bệnh đường tiết niệu. Chỉ cần mở app, bạn sẽ có ngay thông tin về tần suất đi vệ sinh của mèo, giúp việc chăm sóc trở nên khoa học và tiện lợi hơn.

Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI

3.6 Kiểm tra các dấu hiệu khác đi kèm

Ngoài việc quan sát phân, cần theo dõi các dấu hiệu bất thường khác:

  • Mèo gặp khó khăn khi đi ngoài, rặn nhiều nhưng phân ít có thể là dấu hiệu của táo bón hoăc đường tiết niệu.

  • Mèo liếm hậu môn có thể do kích ứng hậu môn hoặc nhiễm ký sinh trùng.

  • Nếu mèo đi ngoài bất thường kèm sụt cân, chán ăn, cần đưa đi kiểm tra bệnh gan, tuỵ hoặc viêm ruột.

  • Khi tiêu chảy đi kèm nôn mửa, có thể là dấu hiệu của viêm dạ dày ruột hoặc nhiễm độc.

Nếu mèo có những triệu chứng bất thường trên, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra chi tiết.

Phân mèo không chỉ là “sản phẩm phụ” mà còn là “bản tin sức khỏe” phản ánh tình trạng cơ thể của chúng. Mèo đi ngoài lỏng màu vàng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý tiềm ẩn. Đừng quên thường xuyên theo dõi tình trạng tiêu hoá của mèo và sắm ngay các sản phẩm thông minh đến từ PETKIT để hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ mèo cưng hiệu quả nhé.

>> Xem thêm: Cách khử mùi phân mèo hiệu quả cho không gian kín

>> Xem thêm: Mèo bị sỏi thận có chữa được không?

Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ