Mèo không đi ị 2 ngày có sao không? Nguyên nhân do đâu?
Mèo không đi ị 2 ngày có phải là vấn đề đáng lo? Đừng quá hoang mang, bởi tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như táo bón, chế độ ăn uống chưa khoa học hoặc căng thẳng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, bạn đã biết chưa? Trong bài viết này, PETKIT sẽ giúp bạn trang bị các cách xử lý hiệu quả, cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chăm sóc “hoàng thượng” được tốt hơn nhé.
1. Nguyên nhân dẫn đến mèo không đi ị 2 ngày?
Mèo không đi ị 2 ngày có thể là dấu hiệu của 1 số vấn đề sức khỏe, từ những nguyên nhân đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống đến các bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này mà có thể bạn chưa biết:
-
Táo bón: Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến khiến mèo không đi ị trong vài ngày. Khi mèo bị táo bón, phân sẽ trở nên cứng và khó di chuyển qua đường ruột, khiến bé mèo gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Nguyên nhân gây táo bón có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, mất nước hoặc lười vận động.
-
Chế độ ăn không phù hợp: Mèo con hay mèo trưởng thành không được cung cấp đủ chất xơ trong khẩu phần ăn có thể bị táo bón, do đó không đi ị trong vài ngày. Các loại thức ăn khô không chứa đủ nước và chất xơ có thể làm phân cứng lại và khó đào thải.
-
Thiếu nước: Mèo không uống đủ nước cũng là 1 nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng không đi ị trong 2 ngày. Việc thiếu nước khiến cơ thể mèo mất khả năng làm mềm phân, dẫn đến táo bón. Điều này thường gặp ở những bé mèo không thích uống nước hoặc chỉ ăn thức ăn khô mà không bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
-
Căng thẳng và thay đổi môi trường: Mèo là loài rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Sự thay đổi trong môi trường sống như chuyển nhà, thay đổi giờ giấc hoặc gặp phải căng thẳng có thể khiến mèo không cảm thấy thoải mái và không đi vệ sinh như bình thường.
-
Bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: 1 số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tắc nghẽn ruột, viêm ruột hoặc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá có thể khiến mèo không đi ị. Các bệnh này cần được chuẩn đoán và điều trị kịp thời bởi bác sĩ thú y. Đôi khi, mèo cũng có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến tiền liệt hoặc u bướu.
-
Điều trị y tế: Nếu mèo của bạn đang dùng thuốc hoặc đã trải qua 1 phương pháp điều trị nào đó, tác dụng phụ của các loại này có thể gây táo bón. Các loại thuốc như giảm đau, thuốc an thần hay chống viêm đều có thể làm chậm quá trình tiêu hoá, dẫn đến việc mèo không đi ị trong 2 ngày.
Mèo đang trong quá trình điều trị có thể khiến chúng không đi ị
2. Mèo không đi ị 2 ngày thì có sao không?
Mặc dù tình trạng mèo không đi ị 2 ngày không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng nếu không được giải quyết kịp thời, nó có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe của mèo. Dưới đây là 1 số trường hợp bạn cần phải lưu ý.
2.1 Trường hợp không nghiêm trọng
Nếu mèo vẫn ăn uống bình thường, không có dấu hiệu như đau đớn hay khó chịu, việc mèo không đi ị 2 ngày có thể do các nguyên nhân tạm thời như:
-
Thay đổi môi trường sống: Mèo mới chuyển về nhà mới hoặc thay đổi nơi đặt khay vệ sinh khiến chúng chưa quen và không đi vệ sinh.
-
Thay đổi chế độ ăn: Chuyển đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt từ thức ăn mềm sang khô có thể làm hệ tiêu hoá của mèo cần thời gian để thích nghi.
-
Lười vận động: Đặc biệt là đối với mèo già có thể khiến chúng bị chậm tiêu hoá, dẫn đến không đi ị trong vài ngày.
Nếu mèo vẫn chơi đùa, vui vẻ và ăn uống bình thường thì tình trạng này có thể tự cải thiện khi môi trường hoặc chế độ ăn được điều chỉnh.
2.2 Trường hợp Boss trở nên nghiêm trọng
Bạn cần chú ý đặc biệt nếu mèo không đi ị và kèm theo các biểu hiện sau:
-
Bụng căng cứng: Nếu bụng mèo phình to hoặc căng cứng, đây có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn đường ruột hoặc phân tích tụ lâu ngày.
-
Khó chịu và đau đớn: Mèo có thể rên rỉ, cố gắng đi vệ sinh nhưng không thành công, hoặc thậm chí trốn tránh khay vệ sinh vì cảm giác đau đớn.
-
Chán ăn và mệt mỏi: Nếu mèo không ăn, ngủ nhiều hơn bình thường, hoặc không muốn di chuyển, điều này có thể là dấu hiệu của táo bón nghiêm trọng.
-
Nôn mửa: Khi phân không được đào thải, chất độc trong cơ thể có thể tích tụ, gây ra tình trạng buồn nôn ở mèo.
-
Không đi tiểu hoặc đi tiểu ít: Đây là tình trạng rất nguy hiểm, cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
2.3 Hậu quả của việc không đi ị kéo dài
-
Tắc nghẽn ruột: Do phân tích tụ lâu ngày, khiến mèo đau đớn và không thể ăn uống. Trường hợp này cần được can thiệp y tế hoặc phẫu thuật.
-
Nhiễm độc cơ thể: Khi phân không được đào thải, chất độc trong cơ thể sẽ tái hấp thụ vào máu gây ra tình trạng nhiễm độc.
-
Sa trực tràng: Táo bón nghiêm trọng có thể làm mèo phải cố gắng rặn mạnh, dẫn đến tổn thương trực tràng hoặc thậm chí sa trực tràng.
-
Mất nước nghiêm trọng: Thiếu nước là 1 trong những nguyên nhân chính gây táo bón, và việc táo bón kéo dài sẽ làm tình trạng mất nước thêm nghiêm trọng.
Mèo không đi ị kèm theo nôn mửa là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng
3. Giải pháp hỗ trợ khi mèo 2 ngày chưa đi ị
Nếu mèo của bạn, đặc biệt là mèo con không đi ị 2 ngày, đừng quá lo lắng nhưng cần hành động nhanh chóng để bé không trở nặng hơn. Dưới đây là 1 số giải pháp hữu ích mà bạn có thể tham khảo thực hiện.
3.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống
-
Tăng lượng chất xơ trong thức ăn: Chất xơ sẽ giúp kích thích ruột hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể chọn các loại thức ăn chuyên dụng có hàm lượng chất xơ cao, hoặc thêm 1 ít bí đỏ và khoai lang hấp nghiền vào khẩu phần ăn của mèo, giúp hỗ trợ mèo bị táo bón tốt hơn.
-
Cân nhắc sử dụng thức ăn ướt: Nếu mèo thường xuyên ăn thức ăn khô, hãy bổ sung thêm thức ăn ướt để tăng cường độ ẩm trong cơ thể, giúp phân mềm và dễ đào thải hơn.
-
Cho mèo uống đủ nước là rất quan trọng: Đặt nhiều bát nước sạch ở các khu vực mèo thường xuyên lui tới. Nếu mèo ít uống nước, bạn có thể sử dụng máy lọc nước cho chó mèo để kích thích bé uống nước nhiều hơn.
Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây |
3.2 Khuyến khích mèo vận động
Hoạt động thể chất là cách tự nhiên để kích thích thích hệ tiêu hoá. Bạn có thể khuyến khích “boss” vận động bằng cách:
-
Chơi đùa cùng mèo: Sử dụng đồ chơi yêu thích như cần câu, bóng hoặc chuột giả để tạo hứng thú cho mèo.
-
Tạo không gian leo trèo: Đặt cat tree hoặc kệ leo để bé di chuyển và vận động nhiều hơn, điều này giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ mèo đi vệ sinh dễ dàng hơn.
3.3 Massage bụng cho mèo
Massage nhẹ nhàng vùng bụng của mèo có thể kích thích hoạt động của ruột:
-
Sử dụng các đầu ngón tay, nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.
-
Hãy thực hiện trong môi trường yên tĩnh để tạo cảm giác thoải mái cho mèo.
-
Nếu mèo tỏ ra khó chịu hoặc đau đớn, hãy dừng ngay và đưa bé đến bác sĩ thú y.
Massage bụng giúp hỗ trợ mèo tiêu hoá tốt hơn
3.4 Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá
-
Dầu oliu hoặc dầu cá: Lấy 1 lượng nhỏ dầu oliu (khoảng ¼ muỗng cà phê) thêm vào thức ăn của mèo có thể giúp bôi trơn ruột, hỗ trợ mèo đi ị dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng 2 loại dầu này vì có thể gây tiêu chảy.
-
Men vi sinh: Các loại men vi sinh dành riêng cho mèo giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại men phù hợp với thể trạng của mèo.
3.5 Kiểm tra và dọn dẹp khay vệ sinh
-
Đảm bảo khay vệ sinh luôn sạch sẽ và đặt ở nơi mèo có thể dễ tìm thấy. Mèo rất kén chọn nơi vệ sinh, nếu khay bẩn hoặc đặt ở vị trí không phù hợp có thể khiến chúng tránh né.
-
Nếu bạn quá bận rộn để dọn dẹp, thì máy vệ sinh tự động PETKIT Purobot Max Pro sẽ là giải pháp tiện lợi dành cho bạn. Với thể tích lớn đến 76L cùng hộc rác 8L có thể sử dụng đến 17 ngày, đây chính là trợ thủ đắc lực của rất nhiều “con sen”.
Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI |
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà mèo vẫn không đi ị, hoặc kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, chán ăn, bụng phình to, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay. Bác sĩ sẽ:
-
Kiểm tra hệ tiêu hoá bằng cách sờ nắn bụng hoặc siêu âm.
-
Sử dụng thuốc nhuận tràng an toàn cho mèo hoặc thực hiện các biện pháp can thiệp khác nếu cần.
-
Xác định nguyên nhân chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bé, thậm chí có thể phẫu thuật nếu tình trạng nặng.
4. Cách phòng ngừa táo bón cho Hoàng Thượng
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, do đó, để tránh cho mèo bị táo bón thì bạn nên:
-
Tạo chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, kết hợp thức ăn khô và ướt, bổ sung thêm chất xơ tự nhiên.
-
Phải giữ cho cơ thể mèo luôn đủ nước bằng cách bổ sung nước sạch thường xuyên.
-
Chải lông thường xuyên để giảm nguy cơ mèo nuốt lông và hình thành búi lông trong ruột.
-
Khuyến khích mèo vận động với đồ chơi.
-
Giữ cho môi trường sống của “hoàng thượng” luôn thoải mái.
-
Đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề về tiêu hoá và sức khoẻ của chúng.
Lược chải lông chó mèo PETKIT Pro |
Khuyến khích mèo vận động để hỗ trợ việc tiêu hoá tốt hơn
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giảm bớt lo lắng và biết cách xử lý khi mèo không đi ị 2 ngày. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng này được tốt nhất, đừng quên chốt đơn ngay cho bé các sản phẩm chăm sóc thông minh đến từ PETKIT bạn nhé. Còn chần chờ gì mà không liên hệ để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí ngay nào.
>> Xem thêm: Top 5 dấu hiệu mèo muốn đi vệ sinh?
>> Xem thêm: Cách nhận biết mèo con đực hay cái cực nhanh