Mèo uống nước máy được không? Có ảnh hưởng gì không?
Bạn có bao giờ tự hỏi: Mèo uống nước máy được không? Nguồn nước máy là lựa chọn phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, nhưng liệu nó có thực sự an toàn và phù hợp với mèo cưng? Đằng sau sự tiện lợi này có thể ẩn chứa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, như các chất hóa học hay vi khuẩn trong nước. Hãy cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu về lợi ích và rủi ro khi cho mèo uống nước máy, từ đó đưa ra lựa chọn tốt nhất để chăm sóc cho “boss” yêu!
1. Mèo uống bao nhiêu ml nước 1 ngày?
Việc cung cấp đủ nước cho mèo là yếu tố quan trọng giúp chúng duy trì sức khỏe, đặc biệt là chức năng thận và hệ tiêu hóa. Vậy mỗi ngày mèo uống bao nhiêu nước là đủ? Theo nghiên cứu, nước chiếm 80% cơ thể mèo và có vai trò trao đổi chất, cải thiện sức khỏe và nhiều lợi ích khác. Thông thường, lượng nước cần thiết phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trọng lượng, độ tuổi, chế độ ăn và mức độ hoạt động của “boss”.
Trung bình, một bé mèo cần uống khoảng 50-60ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, mèo của bạn nặng 4kg, chúng sẽ cần từ 160-240ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không chỉ đến từ nước uống trực tiếp mà còn bao gồm cả lượng nước có trong thức ăn.
Nếu mèo ăn thức ăn ướt (chứa khoảng 70-80% nước), nhu cầu uống nước sẽ giảm đi đáng kể. Ngược lại, mèo ăn thức ăn khô (chỉ chứa khoảng 10% nước) cần được bổ sung nhiều nước hơn. Ngoài ra, những “hoàng thượng” năng động, hoạt động nhiều hoặc sống trong môi trường nóng bức cũng cần uống nước nhiều hơn để tránh mất nước.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi “Mèo uống bao nhiêu nước là đủ?” không chỉ phụ thuộc vào con số cụ thể mà còn vào cách bạn quan sát và điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng bé mèo. Nguồn nước là yếu tố quan trọng đối với cơ thể, do đó, các “sen” nhớ cung cấp đầy đủ nước cho bé cưng nhé!
Một ngày mèo nên uống bao nhiêu nước là đủ? 50-60ml nước là đáp án, tính cả nước trong thức ăn
2. Mèo uống nước máy được không?
Mèo uống nước máy được không luôn là câu thắc mắc của nhiều “sen”. Nước máy thường đã qua xử lý để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn, tuy nhiên, trong quá trình này, một số hóa chất như clo và kim loại nặng (như chì, đồng) có thể vẫn tồn tại. Những chất này thường không gây hại cho con người khi ở mức an toàn, nhưng hệ tiêu hóa của mèo lại nhạy cảm hơn nhiều. Nếu mèo uống nước máy trong thời gian dài, nguy cơ tích tụ các chất độc hại trong cơ thể có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của thận và gan.
Tuy nhiên, không phải lúc nào nước máy cũng nguy hiểm. Nếu bạn sống ở khu vực có hệ thống xử lý nước chất lượng tốt và kiểm tra định kỳ, nước máy có thể được coi là an toàn cho mèo, miễn là không có mùi clo quá mạnh.
Vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Mèo uống nước máy được không?" là có, nhưng với điều kiện nước máy đảm bảo an toàn và chất lượng, có hệ thống lọc đạt chuẩn. Để bảo vệ sức khỏe của mèo cưng, bạn nên lưu ý đến nguồn nước và theo dõi thói quen uống nước của chúng để có những điều chỉnh kịp thời.
Mèo có thể uống nước máy nếu nguồn nước được lọc sạch
Một câu hỏi khác mà nhiều “sen” nuôi mèo thắc mắc là: Mèo uống nước lã có sao không? Nước lã, hay còn gọi là nước chưa qua xử lý, thường có nhiều tạp chất và vi khuẩn có thể gây hại cho “boss” cưng. Mèo uống nước lã có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy hoặc thậm chí nhiễm trùng đường ruột nếu nước không sạch. Thay vào đó, hãy cung cấp cho mèo nước đã được lọc sạch hoặc đun sôi để nguội. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của mèo và hạn chế nguy cơ mắc bệnh từ nước không an toàn.
3. Cách kích thích cho mèo uống nước nhiều hơn
Mèo vốn không có thói quen uống nhiều nước, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như sỏi thận hoặc mất nước, suy nhược cơ thể. Vì vậy, “sen” cần đảm bảo nguồn nước sạch và biết cách để mèo uống nhiều nước hơn, cụ thể:
3.1 Đảm bảo cung cấp nước sạch
Mèo rất "khó tính" và thường từ chối uống nước nếu bát nước có mùi lạ hoặc không được thay mới. Do đó, “sen” cần phải thay thay nước mỗi ngày và rửa sạch bát nước thường xuyên hơn. Việc cung cấp nước sạch cũng giúp bảo vệ sức khỏe của mèo cưng.
3.2 Dùng máy lọc nước tự động
Một trong những cách để mèo uống nước nhiều hơn là sử dụng máy lọc nước tự động, sản phẩm được nhiều “tín đồ yêu mèo” tin dùng, để đảm bảo nguồn nước sạch và kích thích mèo uống nước nhiều hơn.
Trên thị trường sản phẩm công nghệ cho thú cưng hiện nay có rất nhiều mẫu máy lọc nước hiện đại, song nổi bật nhất là máy lọc nước PETKIT. Với công nghệ lọc thông minh, kết hợp hệ thống khử khuẩn bằng tia UV, máy giúp loại bỏ các tạp chất, kim loại nặng trong nước và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Hơn nữa, bạn có thể kết nối qua app, điều chỉnh chế độ và nhận thông báo khi hết nước. Ngoài ra, máy lọc nước PETKIT được thiết kế tối giản nên dễ dàng tháo lắp và vệ sinh. Đặc biệt là công nghệ bơm không dây và dòng chảy tự nhiên mang đến sự tiện nghi khi sử dụng và kích thích “boss” cưng uống nước nhiều hơn.
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây |
3.3 Bổ sung nước qua thức ăn
Bạn hãy cân nhắc thêm pate hoặc thức ăn ướt đan xen với thức ăn khô để tăng lượng nước hấp thụ. Ngoài ra, trộn một chút nước vào thức ăn khô cũng là cách hiệu quả để mèo uống thêm nước mà không nhận ra.
>> Xem thêm: Mèo không chịu ăn pate: Lật tẩy nguyên nhân và cách đối phó
Đan xen giữa thức ăn ướt và khô để cân bằng lượng nước và dinh dưỡng
3.4 Quan sát thói quen của mèo
Một số “boss” thích uống nước từ bát lớn, trong khi số khác lại thích bát nhỏ hoặc vật dụng đặc biệt. Hãy thử nghiệm để tìm ra cách phù hợp nhất với mèo của bạn. Với sự kiên nhẫn và một vài điều chỉnh nhỏ, bạn hoàn toàn có thể giúp mèo cưng uống đủ nước để duy trì sức khỏe tốt nhất!
Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT nghiêng 15 độ |
Trên đây là toàn bộ thông tin về mèo uống nước máy được không. Hy vọng bài viết này giúp các “sen” hiểu rõ hơn về tác hại khi cho mèo uống nước máy, nước lã và tìm ra phương pháp khuyến khích “boss” cưng uống nước nhiều hơn. Nước là yếu tố không thể thiếu cho sự vận động và phát triển của cơ thê, bởi thế mà bạn hãy quan sát và khích lệ pet yêu uống nước đầy đủ nhé!
>> Xem thêm: Có nên cho mèo uống nước đường không? Lý do tại sao?
>> Xem thêm: Mèo bị cảm lạnh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
>> Xem thêm: Mèo con sắp chết: Dấu hiệu nhận biết và cách cấp cứu đúng