Những dấu hiệu mèo bị cảm lạnh mà Sen cần lưu ý
Cảm lạnh không chỉ là vấn đề thường gặp ở con người mà còn có thể xảy ra ở thú cưng. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển mùa, nguy cơ mèo bị cảm lạnh tăng cao và khiến nhiều “sen” lo lắng. Vậy làm sao để nhận biết dấu hiệu mèo bị cảm để chăm sóc kịp thời và bảo vệ sức khỏe thú cưng toàn diện? Trong bài viết này, PETKIT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách chữa mèo bị cảm lạnh và biện pháp phòng ngừa.
1. Top 7 dấu hiệu mà bị cảm lạnh phổ biến
Mèo cũng giống như người, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh và môi trường thay đổi thất thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết dấu hiệu mèo bị cảm lạnh kịp thời. Sau đây là những biểu hiện phổ biến mà bạn cần lưu ý:
1.1 Hắt hơi liên tục
Một trong những dấu hiệu mèo bị cảm dễ nhận biết là mèo thường hắt hơi liên tục. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn, virus hoặc bụi bẩn gây kích ứng đường hô hấp.
Khi mèo bị cảm, niêm mạc mũi của mèo thường bị viêm, khiến chúng phải hắt hơi để tự bảo vệ. Tuy nhiên, nếu chúng hắt hơi liên tục trong vài ngày, kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi và đỏ mắt, thì đó có thể là dấu hiệu mèo đang đối mặt với nguy cơ nhiễm cảm lạnh.
1.2 Chảy nước mũi hoặc dịch mũi đặc
Chảy nước mũi là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của mèo bị cảm lạnh. Ở giai đoạn nhẹ, dịch mũi thường trong suốt và ít chảy. Nhưng nếu bệnh tiến triển nặng, dịch mũi có thể trở nên đặc hơn, chuyển sang màu vàng hoặc xanh, thậm chí kèm theo mùi khó chịu.
Dịch mũi đặc và đổi màu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã xuất hiện. Lúc này, mèo có thể gặp khó khăn trong việc thở, thường xuyên phải há miệng để hô hấp.
Màu chảy nước mũi và hắt hơi liên tục khi bị cảm lạnh
1.3 Lười ăn hoặc bỏ bữa
Mèo bị cảm thường cảm thấy mệt mỏi và mất cảm giác thèm ăn, một phần điều này là do hệ thống miễn dịch đang tập trung năng lượng chống lại bệnh tật. Việc bỏ ăn kéo dài có thể dẫn đến mất dinh dưỡng, làm suy yếu sức đề kháng và khiến cơ thể mèo khó hồi phục hơn.
1.4 Mệt mỏi và thiếu năng lượng
Một dấu hiệu khác cho thấy mèo bị cảm là sự uể oải và giảm hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Nếu trước đây mèo của bạn rất năng động, thích chạy nhảy hoặc đùa nghịch, nhưng giờ đây chúng chỉ muốn nằm yên một chỗ và ngủ suốt ngày, rất có thể bé đang không khỏe. Việc ngủ nhiều hơn cũng là cách cơ thể mèo bảo tồn năng lượng để chống lại các virus gây bệnh.
1.5 Ho và thở khò khè
Khi virus hoặc vi khuẩn cảm lạnh ảnh hưởng đến đường hô hấp, mèo thường có biểu hiện ho và phát ra âm thanh khò khè khi đang thở.
Những cơn ho sẽ thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm hoặc khi mèo đang ngủ. Ngoài ra, do dịch nhầy tích tụ trong phổi và cổ họng khiến mèo cũng có tiếng thở khò khè. Đây là một trong những triệu chứng nghiêm trọng, cho thấy hệ hô hấp của mèo đang gặp vấn đề xấu.
Mèo thở khò khè là một dấu hiệu mèo bị cảm
1.6 Mắt đỏ, bị chảy nước
Đôi mắt của mèo cũng tiết lộ nhiều về tình trạng sức khỏe của chúng. Khi mèo bị cảm lạnh, vi khuẩn có thể kích thích tuyến lệ và gây ra hiện tượng chảy nước mắt. Bạn có thể nhận thấy mắt mèo đỏ hơn, bị sưng và có dịch tiết ở khóe mắt.
1.7 Sốt nhẹ hoặc sốt cao
Sốt là một cách mà cơ thể mèo phản ứng trước sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh cảm. Thông thường, thân nhiệt mèo khỏe mạnh sẽ dao động từ 38 độ C đến 39 độ C. Mèo bị cảm thường có thân nhiệt cao hơn bình thường và bạn có thể dễ dàng cảm nhận điều đó qua tai hoặc lòng bàn chân của mèo.
Nếu nhiệt độ cơ thể mèo vượt ngưỡng 39.2 độ C, đây là biểu hiện mèo đã bị sốt cao và cần được can thiệp chữa trị.
2. Cách chữa mèo bị cảm lạnh
Phát hiện dấu hiệu mèo bị cảm lạnh kịp thời là bước đầu tiên để chữa bệnh. Tiếp theo, bạn cần phải biết cách chăm sóc và biện pháp điều trị hiệu quả để bé mau khỏi.
2.1 Giữ ấm cho mèo
Hơi ấm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ mèo vượt qua cảm lạnh. Khi mèo bị bệnh, cơ thể dễ bị giảm nhiệt và làm tình trạng thêm nặng. Để mèo luôn cảm thấy ấm áp, bạn có thể:
-
Trang bị ổ nằm hoặc chăn ấm: Chọn chăn mềm mại hoặc giường có lớp đệm cách nhiệt tốt để giúp giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.
-
Đặt ổ nằm ở nơi kín gió: Hạn chế cho mèo ở những nơi có gió lùa như cửa sổ hoặc cửa ra vào. Hãy tìm góc kín đáo, yên tĩnh và ấm cúng để đặt ổ nằm cho mèo.
-
Giữ nhiệt độ phòng ổn định: Nếu bạn sử dụng điều hòa hai chiều hoặc máy sưởi, nên duy trì nhiệt độ trong khoảng 20 - 25 độ C để tạo môi trường thoải mái nhất cho mèo.
Bổ sung chăn đệm để giữ ấm cho mèo
2.2 Đảm bảo mèo uống đủ nước
Mất nước là một vấn đề quan trọng khi mèo bị cảm lạnh, vì vậy việc cung cấp đủ nước là yếu tố thiết yếu. Khi mèo uống đủ nước, cơ thể chúng sẽ duy trì sự cân bằng và giúp đào thải độc tố tốt hơn.
-
Bố trí nhiều bát nước: Đặt các bát nước sạch ở những nơi mèo thường xuyên lui tới để tiện cho mèo uống.
-
Sử dụng đài phun nước tự động: Các sản phẩm như máy lọc nước PETKIT Solo SE là giải pháp tối ưu cho việc này. Máy được thiết kế với công nghệ bơm không dây an toàn, hệ thống lọc nước 3 lớp giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn. Đặc biệt, dòng nước phun tự nhiên từ máy sẽ kích thích bản năng tò mò, giúp bé uống nước nhiều hơn.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Solo 2 - Bơm không dây |
2.3 Chế độ ăn uống cân đối
Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý là vấn đề then chốt để giúp mèo phục hồi sức khỏe nhanh chóng khi bị cảm lạnh. Để khuyến khích mèo ăn uống và loại bỏ cảm giác chán ăn, bạn có thể:
-
Đổi sang thức ăn mềm và dễ tiêu hóa: Thức ăn ướt, nước hầm xương, cháo gà loãng hoặc cá hấp là những lựa chọn thích hợp cho hệ tiêu hóa của bé.
-
Hâm nóng thức ăn: Nhiệt độ ấm sẽ là món ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn, kích thích vị giác cho mèo.
-
Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì cho ăn một bữa lớn, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ để mèo dễ tiêu hóa và không bị đầy bụng.
Máy lọc nước PETKIT Solo SE - Bơm không dây |
2.4 Môi trường sống trong lành
Không khí trong lành, sạch sẽ và độ ẩm vừa phải là yếu tố giúp cải thiện hệ hô hấp suy yếu của mèo bị cảm lạnh. Bạn có thể sử dụng các máy lọc không khí để loại bỏ bụi mịn và các tác nhân gây dị ứng trong không gian sống. Điều này đảm bảo môi trường sống trong lành, giảm tình trạng khô mũi và làm dịu niêm mạc đường hô hấp của mèo.
2.5 Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu các dấu hiệu mèo bị cảm lạnh không thuyên giảm sau 2 - 3 ngày và mèo vẫn còn các biểu hiện nặng như khó thở, bỏ ăn hoàn toàn, sốt cao,.. hãy đưa mèo đến cơ sở thú y ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.
Lưu ý quan trọng:
-
Tuyệt đối không sử dụng thuốc cảm của người để cho mèo uống. Một số thành phần có trong thuốc như paracetamol có thể gây ra ngộ độc nguy hiểm cho thú cưng.
-
Việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, hoặc vitamin bổ sung cần được tuân thủ theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
3. Những cách phòng ngừa mèo bị cảm lạnh
Để mèo yêu luôn khỏe mạnh, bạn cần chú trọng đến việc phòng bệnh hơn là đợi đến khi có triệu chứng mới xử lý. Dưới đây là những cách toàn diện giúp hạn chế nguy cơ mèo bị cảm lạnh:
3.1 Tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mèo
Tiêm vắc xin đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc bảo vệ mèo khỏi cảm lạnh và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Hãy ghi nhớ:
-
Tuân thủ lịch tiêm phòng: Đảm bảo mèo được tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin cần thiết từ khi còn nhỏ và tiêm mũi nhắc lại định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
-
Khám sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra sức khỏe tại các phòng khám uy tín sẽ giúp phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn, từ đó can thiệp kịp thời và bảo vệ mèo khỏi các yếu tố gây bệnh.
>> Xem thêm: Cẩm nang cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết
Tiêm phòng đầy đủ để ngăn ngừa mèo bị các bệnh liên quan đến hô hấp và cảm lạnh
3.2 Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé
Dinh dưỡng là nền tảng để tăng cường hệ miễn dịch của mèo. Một chế độ ăn cân đối sẽ đảm bảo mèo luôn trong trạng thái sức khỏe tốt nhất.
-
Thức ăn giàu protein: Giúp duy trì năng lượng và cơ bắp.
-
Bổ sung vitamin: Các vitamin A - E - C sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
-
Nước sạch và đầy đủ: Đừng quên cung cấp nước sạch hằng ngày để mèo tránh mất nước và đảm bảo chức năng cơ thể hoạt động trơn tru.
Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT nghiêng 15 độ |
3.3 Đảm bảo mèo được sống trong môi trường sống thoải mái
Môi trường sống sạch sẽ, an toàn và thoải mái là yếu tố then chốt để phòng ngừa mèo bị cảm lạnh. Bạn nên thường xuyên dọn dẹp, hút bụi và khử trùng không gian sống của mèo thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trong không khí.
3.4 Hạn chế tiếp xúc với mèo bị cảm
Cảm lạnh ở mèo thường do virus lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với mèo bệnh hoặc sử dụng chung đồ. Để hạn chế nguy cơ bé mèo bị mắc bệnh bạn cần:
-
Cách ly mèo bệnh: Nếu nhà bạn còn nuôi những thú cưng khác, hãy cách ly mèo bệnh ở khu vực riêng biệt cho đến khi bé khỏi bệnh hoàn toàn.
-
Vệ sinh dụng cụ chung: Chén ăn, khay vệ sinh, giường ngủ của mèo cần được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo không còn mầm bệnh lây lan.
-
Tăng cường vệ sinh cá nhân: Sau khi tiếp xúc với mèo bệnh, hãy rửa tay sạch sẽ và thay quần áo trước khi tiếp xúc với thú cưng khác.
Dọn dẹp khu vực sinh hoạt của mèo để ngăn bụi bẩn trong không khí
Chủ động phòng ngừa không chỉ bảo vệ mèo yêu khỏi bệnh cảm lạnh mà còn giảm thiểu các chi phí chữa trị không đáng có. Nếu nhận thấy dấu hiệu mèo bị cảm, đừng chần chừ mà hãy hành động ngay để kịp thời điều trị bệnh cho bé. Và đừng quên mua ngay cho mèo cưng những thiết bị chăm sóc sức khoẻ thông minh của PETKIT để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh nhé.
>> Xem thêm: Mèo bị giun sán: Biểu hiện và cách phòng ngừa đúng cách
>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông nhiều: Vì sao và phải làm thế nào?