Cẩm nang cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng chi tiết
Một trong những điều quan trọng để bảo vệ sức khoẻ boss cưng là cho mèo tiêm vắc xin ngừa các bệnh truyền nhiễm. Với các dòng vắc xin hiện đại, hầu hết các bé đều sinh hoạt bình thường sau khi tiêm. Song, vẫn có một tỉ lệ nhỏ trường hợp thuốc gây tác dụng phụ, do đó, việc nắm rõ cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng là rất cần thiết. Cùng PETKIT By Helicorp khám phá chi tiết các loại vắc xin và cách chăm sóc chuẩn trong bài viết sau nhé!
1. Vì sao cần tiêm phòng cho mèo?
Có không ít “sen” cho rằng mèo nuôi trong nhà không có tiếp xúc nhiều với bên ngoài thì không cần phải tiêm vắc xin. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm! Mèo ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc các chứng bệnh đặc trưng, đồng thời có thể lây truyền gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nuôi và cộng đồng.
Do đó, ngay từ khi bé còn nhỏ, việc tiêm vắc xin theo chỉ định là cần thiết để tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút,... từ bên ngoài môi trường. Khi bạn cho mèo cưng tiêm phòng đầy đủ, cả bạn và bé yêu của bạn sẽ tránh được nhiều rủi ro nghiêm trọng, bao gồm:
-
Giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm: Mèo có thể bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như: mèo bị viêm phổi, mèo bệnh dại, bệnh bạch hầu, hoặc bệnh do virus herpes. Việc tiêm phòng giúp tạo ra kháng thể, làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giúp mèo nhanh chóng hồi phục.
Mèo được tiêm vắc xin đầy đủ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
-
Tiết kiệm chi phí điều trị: Những bệnh truyền nhiễm thường có thời gian điều trị lâu dài và tốn kém. Việc tiêm phòng là biện pháp hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí điều trị nếu mèo chẳng may bị mắc bệnh.
-
Bảo vệ sức khỏe cho các thú cưng khác và cộng đồng: Khi mèo bị nhiễm bệnh, không chỉ các thú cưng khác trong nhà mà ngay cả con người cũng có thể bị lây nhiễm (như virus dại). Tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe cho mèo và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
2. Lịch tiêm phòng cho mèo chi tiết
Vậy mèo cần tiêm các loại vắc xin phòng bệnh nào? Mèo mấy tháng thì tiêm phòng được? Có một số mũi vắc xin là bắt buộc phải tiêm ngay khi mèo đạt đúng độ tuổi tiêm phòng. Một số loại thì dựa trên tình hình sức khỏe, môi trường sống của bé , tiền sử bệnh của mèo mẹ,... mà bác sĩ có thể khiến nghị các “sen” tiêm thêm, cụ thể:
2.1 Các loại vắc xin tiêm phòng cho mèo
Loại vắc xin bắt buộc tiêm (còn gọi là vắc xin cơ bản) được tiêm cho mèo con khi đạt độ tuổi nhất định. Các mũi tiêm cơ bản gồm:
-
Vắc xin phòng virus herpes (FHV, FHV-1) gây viêm mũi khí quản. Vi rút lây lan khi bát đựng thức ăn và hộp vệ sinh được chia sẻ với những con mèo khác, thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các giọt hắt hơi.
-
Vắc xin phòng vi rút calicivirus và chlamydia gây bệnh hô hấp.
-
Vắc xin phòng vi rút Parvo gây suy giảm bạch cầu (hay còn gọi là bệnh Care ở mèo).
-
Vắc xin phòng dại - “thủ phạm” giết chết nhiều động vật ngay cả con người nếu không được phát hiện kịp thời.
>> Xem thêm: Tất tần tật thông tin bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Nên cho mèo tiêm đủ các mũi cơ bản theo chỉ định
Trong một số trường hợp, mèo sẽ cần được tiêm vắc xin bổ sung dựa trên lối sống, lịch sử bệnh lý và yếu tố di truyền của chúng. Một số loại vắc xin phổ biến cần thiết có thể bao gồm:
-
Vắc xin phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch ở mèo (gồm Feline Immunodeficiency Virus - FIV và bệnh bạch cầu ở mèo - FeLV): Những bệnh này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mèo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
-
Vắc xin phòng virus Bordetella: Gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, khiến mèo bị hắt hơi, chảy dịch từ mắt và mũi, và đôi khi là ho. Bệnh này có thể lây lan dễ dàng trong môi trường đông đúc hoặc nếu mèo tiếp xúc với các thú cưng khác.
-
Vắc xin phòng viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (Feline Infectious Peritonitis - FIP): Bệnh do virus corona ở mèo gây ra, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là phúc mạc. Đây là một bệnh nghiêm trọng và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị.
-
Vắc xin phòng bệnh nấm da (bệnh hắc lào): Các bệnh nhiễm nấm này có thể gây rụng lông và viêm da cho mèo, đồng thời có khả năng lây sang người qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc lông mèo bị nhiễm.
>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa FIP
>> Xem thêm: Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm
2.2 Lịch tiêm vắc xin cho mèo
Thời điểm tiêm phòng mũi đầu tiên cho "hoàng thượng" là khi bé từ 6 đến 8 tuần tuổi. Sau đó, các mũi tiêm cần được thực hiện cách nhau khoảng 3 đến 4 tuần cho đến khi mèo đạt khoảng 16 tuần tuổi. Dưới đây là lịch trình tiêm phòng cho mèo con chi tiết:
-
Lần tiêm đầu tiên (từ 6 đến 8 tuần tuổi): Tiêm phòng các bệnh nhiễm trùng phổ biến, bao gồm: Virus herpes (FHV-1), vi rút calicivirus và chlamydia, và vi rút Parvo.
-
Lần tiêm thứ hai (khoảng 12 tuần tuổi): Tiêm nhắc lại các vắc xin đã tiêm lần đầu, giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ cho mèo.
-
Lần tiêm thứ ba (khoảng 16 tuần tuổi): Tiêm nhắc lại mũi thứ ba các vắc xin đã tiêm. Đồng thời, bạn cần tiêm thêm vắc xin phòng bệnh dại. Sau lần tiêm này, bạn sẽ cần đưa mèo đi tiêm nhắc vắc xin phòng dại theo chỉ định của bác sĩ thú y.
>> Xem thêm: Mèo không bị dại cắn có sao không?
Chi tiết lịch tiêm vắc xin cho mèo con mà bạn nên biết
Sau khi hoàn thành các mũi tiêm cơ bản, bạn nên đưa mèo đến cơ sở thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm nhắc vắc xin hàng năm. Ngoài ra, nếu có những loại vắc xin mới hoặc vắc xin cần thiết khác, bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn tiêm để duy trì hiệu quả của kháng thể phòng bệnh cho mèo (nếu có chỉ định).
2. Cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng
Sau khi tiêm vắc xin, tốt nhất là để mèo nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh và thoải mái, tránh vuốt ve hoặc tác động không cần thiết vào vị trí tiêm. Điều này giúp mèo cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục.
Trong một số trường hợp, cơ thể mèo có thể xuất hiện một số triệu chứng sau khi tiêm vắc xin, bạn có thể theo dõi các triệu chứng và liên hệ bác sĩ nhận tư vấn. Để giúp bé khoẻ hơn, dưới đây là một số cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng mà bạn biết:
2.1 Giữ gìn vệ sinh
Không nên cho mèo đi tắm trong khoảng 3 - 5 ngày đầu sau khi tiêm, bởi trong giai đoạn này cơ thể mèo đang cần nghỉ ngơi, điều hoà, ngoài ra việc tắm rửa có thể làm nhiễm trùng vết tiêm. Để vệ sinh cơ thể mèo, bạn có thể sử dụng khăn ấm vắt khô lau nhẹ ở những khu vực lông bị bẩn và vùng sinh dục của bé.
2.2 Chế độ ăn uống
Cung cấp nước sạch và chế độ ăn cân bằng cho mèo một cách thường xuyên là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm bớt sự khó chịu sau khi tiêm vắc xin. Một chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng và giảm đau đớn cho mèo.
Trong giai đoạn này, điều quan trọng là theo dõi sự thèm ăn của mèo và cung cấp những món ăn tươi mới hấp dẫn, dễ tiêu hóa. Tốt nhất, nên cho mèo kiêng các món cho chứa dầu mỡ, hải sản, sữa, thức ăn có mùi tanh ít nhất một tuần. Nếu mèo của bạn có dấu hiệu chán ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để được tư vấn về các chất bổ sung phù hợp.
Để mèo luôn được dùng thức ăn tươi mới và nước sạch trong mỗi bữa, bạn có thể cho bé sử dụng các dòng sản phẩm hỗ trợ chăm sóc mèo từ PETKIT gồm:
-
Máy ăn có camera PETKIT Solo YumShare: Dòng máy cho thú cưng ăn này có khả năng nhả hạt theo cài đặt nhu cầu ăn uống của mèo bạn, với nhiều bữa trong ngày. Máy còn được tích hợp camera, giúp bạn dễ dàng theo dõi quá trình ăn uống của mèo và trò chuyện trực tiếp với bé cưng trong mọi thời điểm.
Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare |
-
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L: Máy lọc nước cho chó mèo này sở hữu bộ lọc nhiều lớp kết hợp với tia cực tím UV, máy liên tục lọc nước, đảm bảo nguồn nước uống của "boss" luôn sạch sẽ và vệ sinh. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tiêu hóa và tiết niệu, mang lại hiệu quả tối ưu cho sức khỏe của mèo.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
2.3 Nghỉ ngơi
Sau khi đưa mèo đi tiêm phòng, tốt nhất bạn nên tạo một không gian yên tĩnh và ấm áp để mèo nghỉ ngơi. Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh, để mèo cảm thấy thoải mái nhất.
Lúc này, mèo có thể cảm thấy mệt mỏi và muốn ở một mình lâu hơn bình thường do căng thẳng sau khi thăm khám bác sĩ thú y. Hãy tránh làm phiền mèo bằng cách chơi đùa hoặc đưa chúng ra ngoài trong thời gian này. Giống như con người, mèo cũng cần không gian riêng để thư giãn, phục hồi và hồi phục sức khỏe.
Hầu hết mèo sẽ trở lại hành vi bình thường sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, chúng có thể cảm thấy khó chịu nếu ai đó hoặc vật nuôi khác chạm vào vùng gần vị trí tiêm, tốt nhất là tránh vuốt ve mèo trong khoảng thời gian này.
Cần hạn chế vuốt ve mèo sau khi tiêm
2.4 Theo dõi sức khỏe
Vắc xin cho mèo khi được tiêm vào sẽ hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ và tạm thời. Nếu bạn lo lắng về khả năng mèo có thể gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn có thể để bé ở lại phòng khám thú y theo dõi từ 30 đến 60 phút sau khi tiêm.
Sau khi rời khỏi cơ sở thú y, các phản ứng có thể xuất hiện cùng lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau. Do đó, bạn cần theo dõi sức khỏe của mèo và chú ý đến những dấu hiệu sau để đảm bảo mèo không gặp phải vấn đề bất thường:
-
Sưng tại chỗ tiêm
-
Sốt nhẹ
-
Hắt hơi
-
Ho
-
Chảy nước mũi
-
Mất cảm giác thèm ăn
-
Khó chịu
-
Uể oải
-
Tăng cường giấc ngủ
-
Da ngứa và đỏ
Nếu mèo xuất hiện các dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng nghiêm trọng sau tiêm, bạn cần lập tức đưa mèo đến bác sĩ thú y để điều trị, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
-
Khó thở
-
Mất cân bằng
-
Chảy nước dãi quá nhiều
-
Ho quá mức
-
Nôn mửa và tiêu chảy
-
Co giật hoặc ngất xỉu
-
Phát ban
2.5 Không tiếp xúc với mèo có biểu hiện bệnh
Dù là một thành tựu lớn của y học, tuy nhiên, không có loại vắc xin nào đạt hiệu quả ngay lập tức ngay sau khi tiêm. Bên cạnh đó, mức độ sản sinh kháng thể ở mỗi bé mèo sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc cho mèo tiếp xúc gần với những bé mèo có dấu hiệu nhiễm các bệnh lý, cũng như vui chơi trong môi trường có nhiều tác nhân gây bệnh.
3. Một số câu hỏi về mèo sau tiêm phòng
3.1 Mèo mang thai có tiêm phòng được không?
Trả lời: KHÔNG NÊN, khi mèo mang thai đặc biệt là trong nửa đầu thai kỳ, việc tiêm vắc xin có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Vắc xin có thể cản trở quá trình làm tổ của phôi, hoặc làm hỏng nhau thai, dẫn đến phôi thai chết hoặc suy thai, làm giảm số lượng phôi thai phát triển đến đủ tháng.
Tốt nhất là nên tiêm vắc xin cho mèo cái trước khi mang thai, đặc biệt là khi mèo chuẩn bị bước vào chu kỳ động dục đầu tiên. Việc tiêm vắc-xin trước khi mang thai giúp bảo vệ sức khỏe của mèo mẹ và đảm bảo sự phát triển an toàn cho mèo con.
3.2 Mèo vừa tiêm phòng có triệt sản được không?
Trả lời: KHÔNG NÊN, mèo vừa được tiêm vắc-xin cần đợi khoảng 2 tuần để cơ thể hoàn toàn thích nghi với thuốc trước khi thực hiện triệt sản. Sau khi tiêm, hệ miễn dịch của mèo đang hoạt động mạnh mẽ để điều hòa lượng vắc-xin trong máu, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, việc triệt sản ngay sau khi tiêm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo.
3.3 Mèo tiêm phòng về có phản ứng phụ gì không?
Trả lời: Tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi bé, các phản ứng phụ có thể khác nhau hoặc thậm chí không xuất hiện phản ứng nào. Mức độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào sức đề kháng của mèo và loại vắc xin được sử dụng, như:
-
Vết tiêm bị sưng to và hơi cứng
-
Mèo có thể bị sốt nhẹ trong khoảng 24 giờ đầu sau khi tiêm
-
Mệt mỏi, mắt lờ đờ
-
Biếng ăn hoặc bỏ bữa…
Trên đây là toàn bộ những cách chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng mà PETKIT Việt Nam By Helicorp muốn chia sẻ đến các “sen”. Để giúp mèo của bạn phục hồi nhanh chóng sau khi tiêm vắc-xin, hãy để chúng nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh, không bị làm phiền. Trong quá trình theo dõi, nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y để được hỗ trợ kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc mèo đẻ chi tiết, dễ thực hiện tại nhà
>> Xemt hêm: Mèo bị kiết lỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả