PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Khi nuôi mèo cần chuẩn bị gì? Những lưu ý khi nuôi mèo

Thứ Hai, 25/12/2023
Phan Thanh Trúc
Khi nuôi mèo cần chuẩn bị gì? Những lưu ý khi nuôi mèo

Nuôi mèo cần chuẩn bị gì? Chăm sóc mèo lần đầu tiên và không biết bắt đầu từ đâu? Từ việc chọn những đồ dùng cho mèo như loại hạt, cát vệ sinh, đồ chơi đến những món đồ công nghệ cho thú cưng, có quá nhiều thứ để chuẩn bị đúng không! Cùng PETKIT VIỆT NAM trả lời câu hỏi “Khi nuôi mèo cần những gì?” và khám phá những vật dụng cần thiết, những điều cơ bản nhất để nuôi dưỡng bé mèo hạnh phúc ngay từ ngày đầu tiên nhé!

1. Lợi ích của việc nuôi mèo?

Nuôi mèo là không chỉ là một trải nghiệm đầy thú vị, ý nghĩa mà còn là niềm hạnh phúc, nguồn động viên lớn lao cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việc chăm sóc, quan sát những hành động đáng yêu, tinh nghịch, đùa giỡn của mèo mang đến một nguồn năng lượng tích cực. Giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, yêu đời và tăng cường khả năng lắng nghe, tinh thần trách nhiệm với thú cưng.

Ngoài những điều kể trên, việc nuôi mèo còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta như:

  • Giải phóng căng thẳng, phục hồi tâm trạng: Mèo là “liều thuốc” chữa lành tinh thần hiệu quả. Việc chơi với mèo giúp cơ thể chúng ta sản sinh hormone hạnh phúc, giúp giải tỏa các tác động, làm dịu hệ thần kinh, giảm thiểu các bệnh như đau đầu, đau tim,...

  • Phát triển hệ miễn dịch: Các nghiên cứu gần đây cho rằng việc một đứa bé tiếp xúc với mèo trong những giai đoạn đầu đời giúp chúng tạo ra hệ miễn dịch khỏe mạnh, ít có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng với lông của thú cưng.

  • Phương pháp chữa trị hữu hiệu cho trẻ tự kỷ: Việc cho trẻ tự kỷ chơi với mèo giúp các bé giảm stress, tăng cường sự tỉnh táo và khả năng tương tác với mọi người.

  • Giảm căng thẳng cho người mất trí nhớ, Alzheimer: Theo nghiên cứu, việc chơi đùa, vuốt ve hay xem video hài hước của mèo giúp giảm đáng kể hormone gây căng thẳng, tạo sự tươi vui và sự giao tiếp tích cực cho các bệnh nhân.

2. Khi nuôi mèo cần chuẩn bị gì?

2.1 Tìm hiểu về đặc tính của mèo

Trước khi bạn nuôi mèo bạn cần tìm hiểu về nhu cầu, tính cách, tuổi thọ của loài mèo mà bạn chuẩn bị nuôi để có phương pháp phù hợp, chăm sóc tốt nhất.

2.2 Không gian sống

Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng một không gian sống riêng tư, không quá ồn ào để đặt giường ngủ hay lồng, ổ mèo để chúng cảm thấy thoải mái, an toàn nhất. Vì mèo rất nhạy cảm với tiếng ồn và vấn đề vệ sinh sạch sẽ.

Xem thêm: Mèo sợ mùi gì nhất?

2.3 Thức ăn cho mèo

Tùy theo độ tuổi mà bạn cần chuẩn bị những loại thức ăn phù hợp để hỗ trợ tốt cho sự phát triển của mèo. Cụ thể như: 

  • Mèo 1 tháng tuổi: Ngoài nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, bạn cần bổ sung thêm sữa bột chuyên dụng cho mèo con 2-3 lần/ngày, các bữa ăn dặm như cháo nấu loãng (xay nhuyễn các loại thịt, rau củ) hoặc các loại pate dạng lỏng,...

  • Mèo 2 tháng tuổi: Bé đã bắt đầu cai sữa và ăn dặm nhiều hơn. Bạn vẫn cần cho mèo uống sữa bột 1-2 lần/ngày và duy trì chế độ ăn dặm 2-3 lần cháo xay các loại, đặc biệt là cá để giúp lông mềm mượt, phát triển trí não, thị giác.

  • Mèo 3 - 6 tháng tuổi: Giai đoạn này, bạn có thể tập cho mèo ăn các loại hạt từ mềm đến khô dần. Đảm bảo đủ lượng nước, sữa có thể cắt giảm, chỉ cần 1 lần vào buổi tối và bổ sung thêm thức ăn dặm, pate các loại để kích thích vị giác mèo hơn, tránh được tình trạng biếng ăn.

  • Trên 6 tháng tuổi: Mèo đã trưởng thành, có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm mà chúng thích, bạn nên chọn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng của hoạt động sống của mèo như cơm, cháo các loại, hạt khô, hạt mềm, pate, súp thưởng,...

Mèo là loài động vật khá kén ăn, bạn cần tìm hiểu rõ sở thích ăn uống của chúng để tránh tình trạng bé biếng ăn, bỏ bữa, chán ăn:

  • Thức ăn dạng ướt: Mèo rất ưa thích các thực phẩm dạng ướt như pate, cháo, súp. Bởi chúng không chỉ có thành phần dinh dưỡng, protein cao mà còn dễ nuốt, phù hợp với hầu hết các loại mèo.

  • Thức ăn khô: Các loại hạt không chỉ có nhiều hương vị thơm ngon mà còn giúp làm sạch răng cho mèo.

  • Các loại thịt: Có thể kể đến như thịt bò, thịt gà, thịt heo. Các loại thực phẩm này rất giàu đạm, axit amin giúp mèo phát triển toàn diện nhất và cung cấp năng lượng sống hằng ngày.

  • Các loại hải sản: Mèo cực kỳ thích ăn tôm, mực, cá các loại, chúng cung cấp nhiều khoáng chất, protein quan trọng cho mèo.

Bạn có thể định lượng thức ăn của mèo dựa trên cân nặng của chúng như sau:

  • Mèo dưới 2 kg: 140 - 160 gam/ngày.

  • Mèo 2 - 4 kg: 160 - 240 gam/ngày.

  • Mèo 4 - 6 kg: 280 - 320 gam/ngày.

  • Mèo 6 - 8 kg: 360 - 400 gam/ngày.

2.4 Vật dụng để uống nước

Ngoài thức ăn bạn cũng cần chuẩn bị những vật dụng để mèo uống nước và kích thích quá trình uống nước cho mèo. Vì mèo luôn lười trong việc uống nước, nếu như mèo không uống nước sẽ dễ dẫn đến những bệnh về tiết niệu, rụng lông, khô lông,...

Bạn có thể chọn các loại bát uống nước cho mèo hoặc máy lọc nước cho chó mèo để kích thích việc uống nước và đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch sẽ cho các bé.

2.5 Vật dụng đi vệ sinh cho mèo

Bạn cần chuẩn bị những vật dụng để mèo đi vệ sinh đúng chỗ. Tùy theo khả năng tài chính của bạn mà bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn khay vệ sinh cho mèo, nhà vệ sinh cho mèo hoặc máy dọn phân mèo. Tuy nhiên cần đảm bảo về kích thước phù hợp để tránh tình trạng cát văng ra ngoài khi mèo đào cát.

Lưu ý: Cần đặt những vật dụng đi vệ sinh cho mèo ở yên tĩnh, không quá ồn ào để mèo cảm thấy thoải mái, không bị quấy rối và nhớ vệ sinh đều đặn để khay cát luôn sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe của Boss.

Máy dọn phân mèo PETKIT PURA X NEW 2024
Máy dọn phân mèo PETKIT PURA MAX 2024

2.6 Đồ chơi để tăng tính hoạt bát

Đồ chơi cho mèo là những “công cụ” tuyệt vời giúp các bé giải tỏa tâm trạng căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Đồng thời, chúng còn giúp kích thích sự tò mò, khám phá và thúc đẩy các hoạt động thể lực để duy trì sức khỏe, cân nặng lý tưởng.

Một số món đồ chơi mà mèo cực yêu thích như: Cần câu mèo, bàn cào móng bằng giấy, trụ cào móng, tháp bóng 3 tầng, cuộn len, cây mát xa mặt cho mèo, đèn laser, cá nhồi bông, cat tree,...

2.7 Lên lịch khám sức khỏe định kỳ, triệt sản, tiêm phòng

Nuôi mèo là cả một quá trình dài, khá là khó khăn với những bạn chưa có kinh nghiệm chăm sóc chúng. Nuôi mèo cần những gì để bảo sức khỏe quả là một câu hỏi lớn và cần có một kế hoạch khoa học, hợp lý:

  • Tiêm chủng ngừa: Bạn cần lên kế hoạch tiêm chủng cho các bé theo từng độ tuổi đến khi trưởng thành để tránh các bệnh về đường hô hấp, viêm da, sán mèo,...

  • Kiểm tra sức khỏe: Để đảm bảo sức khỏe và phát hiện ra các vấn đề của mèo, bạn hãy đặt lịch khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 1 đến 2 lần một năm để bác sĩ thú y đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra phương pháp nuôi dạy tốt nhất.

  • Chăm sóc răng định kỳ: Để tránh các bệnh viêm nướu, loại bỏ các mảng bám, bạn cần học cách đánh răng cho mèo thường xuyên. Bên cạnh đó là đem mèo đến bác sĩ thú y định kỳ để kiểm tra hàm nhé.

  • Theo dõi quá trình phát triển: Bạn cần ghi chú lại sự thay đổi về vóc dáng, cân nặng của mèo qua từng giai đoạn để điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lý.

  • Ngăn ngừa ký sinh trùng: Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa bọ chét, giun sán, ve, rận.

Nuôi mèo cần chuẩn bị gì? Bây giờ không còn là một câu hỏi khó với những bạn sắp nuôi mèo đúng không nào! Hãy áp dụng những gợi ý trên để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, chỉnh chu nhất, giúp cuộc sống của các bé mèo trở nên hạnh phúc, khỏe mạnh hơn nhé!

>> Xem thêm: Cách chăm sóc mèo con mới đẻ

Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ