PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Nguyên nhân mèo bị nấm? Những lưu ý khi mèo bị bệnh nấm

Thứ Tư, 06/03/2024
Phan Thanh Trúc
Nguyên nhân mèo bị nấm? Những lưu ý khi mèo bị bệnh nấm

Mèo bỗng nhiên xuất hiện nhiều vết loét trên da. Mèo có biểu hiện khó chịu toàn thân. Đó là một vấn đề đáng lưu ý bởi có thể đó là dấu hiệu của mèo bị nấm. Vậy nguyên nhân mèo bị nấm là gì và cần phải giải quyết như thế nào? Nội dung dưới đây PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp sẽ đưa ra một số hiện tượng và giải pháp để bảo vệ sức khoẻ của bé mèo nhà bạn.

1. Các triệu chứng ở mèo bị nấm

Trước khi tìm hiểu về những nguyên nhân mèo bị nấm da ở mèo, thì bạn cùng PETKIT Việt Nam tham khảo những triệu chứng khi mèo bị nấm nhé:

Nấm da là một loại bệnh phổ biến, mèo ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải. Đặc biệt các bé có bộ lông dày dài. Bệnh nấm ở mèo sẽ xuất hiện ở vùng chân, bề mặt da, thậm chí là móng của mèo.

Ở tình trạng nhẹ, mèo sẽ cảm thấy ngứa ngáy, thường xuyên cọ sát vào bàn ghế, tủ trong nhà. Điều này sẽ khiến vùng da của bé bị trầy xước và bị thương vùng da rộng hơn. Từ đó gây tình trạng chảy máu, bong tróc da và lông rụng thành từng mảng.

Nếu để lâu và không chữa trị kịp thời, mèo bị nấm lan ra khắp cơ thể, dễ bị nhiễm trùng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của mèo mà còn có nguy cơ lây nhiễm cho con người và thú cưng khác.

2. Nguyên nhân mèo bị nấm

2.1 Thực phẩm và môi trường sống không sạch sẽ

Môi trường nóng ẩm giúp nấm, vi khuẩn phát triển nhanh chóng, gây nấm ở mèo

Môi trường nóng ẩm giúp nấm, vi khuẩn phát triển nhanh chóng, gây nấm ở mèo

Thực phẩm để sẵn ra chén dễ bị oxy hóa và các vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Đây cũng là một nguyên nhân gây nấm da ở mèo. Hãy bảo quản thức ăn ở trạng thái tốt nhất như lưu trữ trong hộp, máy cho thú cưng ăn tự động. Đặc biệt là tới bữa mới cho hạt ra chén để hạn chế vấn đề này nhé!

Hơn nữa, môi trường sống nóng ẩm và mèo ít được tắm là nguyên nhân phổ biến khiến mèo bị bệnh nấm. Bởi môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để nấm và các loại vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Hãy ghi nhớ xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và thực đơn dinh dưỡng tốt để mèo luôn khoẻ mạnh.

2.2 Tiếp xúc với động vật hoặc môi trường nhiễm nấm

Nhiễm nấm do tiếp xúc với mèo khác

Nhiễm nấm do tiếp xúc với mèo khác

Một trong những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng nấm da ở mèo là do mèo hay đi lang thang và ngao du khắp nơi, rất dễ bị nhiễm nấm từ các loại động vật khác. Chẳng hạn như chó hàng xóm bị nấm hoặc lây nhiễm từ các bé mèo hoang,... Việc cho mèo tiếp xúc với đồng loại cũng giúp bé mèo năng động hơn. Tuy nhiên vẫn nên lưu ý tránh để bé tiếp múc với môi trường dễ nhiễm bệnh. Vậy nên hãy lưu ý và chăm sóc bé mèo của bạn thật tốt. Tránh đi những nguy cơ tiềm ẩn có hại cho thú cưng của bạn nhé.

2.3 Hệ thống miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch yếu khiến mèo không có khả năng chống chọi với vi khuẩn

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nấm ở mèo là do suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, chúng không có đủ sức khỏe để chống chọi với các tác nhân từ môi trường như vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc,... Đồng thời, các bé mèo thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng có nguy cơ bị mắc nấm da cao hơn bình thường.

2.4 Chăm sóc sai cách

Tắm quá nhiều khiến mèo mất đi chất kiềm nấm bảo vệ da
Tắm quá nhiều khiến mèo mất đi chất kiềm nấm bảo vệ da

Nhiều bạn cứ nghĩ tắm nhiều là tốt cho mèo nhưng thực tế không phải vậy. Khi bạn chải chuốt và cho mèo tắm gội quá nhiều; tế bào biểu bì bảo vệ da và chất bã nhờn kiềm nấm cũng bị loại bỏ.

Ngoài ra, không làm sạch xà bông hoặc sữa tắm khỏi lông mèo cũng gây ra tình trạng nấm. Vì vậy, hãy tắm một cách cẩn thận và kiểm tra kỹ cơ thể mèo đã sạch hoàn toàn hay chưa trước khi sấy lông cho chúng.

3. Các triệu chứng của mèo bị nấm

3.1 Nổi mẩn, đỏ, vàng hoặc đen trên da.

Mèo bị nổi mẩn đỏ và gãi nhiều khiến lan rộng vết thương

Khi bạn phát hiện các nốt mẩn đỏ, vàng, đen trên da của mèo chứng tỏ bé đã bị nhiễm nấm. Các loại mụn này sẽ gây cảm giác khó chịu và ngứa ngáy cho mèo. Hãy đưa bé đến bác sĩ thú y ngay nếu thấy các dấu hiệu này nhé!

3.2 Gãy lông, da nổi và nổi mụn nhỏ.

Mèo bị rụng lông nhiều cũng là do bị nấm da

Mèo bị rụng lông nhiều cũng là do bị nấm da

Khi mèo bị nấm, da và lông mèo khá là yếu, lông sẽ rụng thành từng mảng lớn. Vùng lông rụng thường có hình bầu dục hoặc hình tròn. Đồng thời, nó sẽ có màu sẫm hoặc màu đỏ hồng bởi vì thay đổi sắc tố da mèo. Kèm theo đó là da bị nổi rất nhiều mụn nhỏ. Để lâu có thể lan khắp cơ thể mèo và động vật khác khi tiếp xúc với chúng.

3.3 Sưng và ngứa, làm cho mèo liếc mắt hoặc gãi người.

Mèo thường xuyên gãi ngứa khi bị nấm da

Mèo thường xuyên gãi ngứa khi bị nấm da

Bệnh nấm ở mèo sẽ gây cảm giác bứt rứt cơ thể, sưng và ngứa ngáy ở mèo. Vì vậy, bạn sẽ thấy mèo gãy nhiều và thường xuyên cọ sát cơ thể chúng với các đồ vật trong nhà. Đồng thời, mèo sẽ hay liếc mắt một cách kỳ lạ.

3.4 Da đóng vảy và có mùi hôi

Da mèo xuất hiện vảy ngứa

Khi bạn vạch lớp lông của mèo lên sẽ bắt gặp những tế bào chết đóng thành từng lớp và mảnh lớn. Đồng thời, chúng có mùi hôi rất khó chịu, giống như mùi ẩm mốc.

Ngoài những triệu chứng trên, mèo còn có thể bị khó thở, giảm cân, ho, sốt,. Đồng thời có những dấu hiệu khác như lười vận động, chảy máu mũi, bị tiêu chảy, biếng ăn,...

4. Những loại nấm thường gặp ở mèo

Trichophyton mentagrophytes, Microsporum canis là hai loại nấm mèo phổ biến nhất
Trichophyton mentagrophytes, Microsporum canis là hai loại nấm mèo phổ biến nhất

Mèo không được vệ sinh sạch sẽ, sức khỏe kém và thường xuyên tiếp xúc với động vật hoang dã, rất dễ bị mắc bệnh nấm mèo. Một số loại nấm thường gặp ở mèo như:

  • Trichophyton mentagrophytes, Microsporum canis: Hai loại nấm này gây nhiễm trùng đến da và móng ở thú cưng của bạn. Biểu hiện khi thú cưng mắc phải thường là gây ra các triệu chứng như ngứa, đỏ, vảy và bong da.

  • Disseminated sporotrichosis, Malassezia pachydermatis: là hai bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng nấm ở người và động vật. Loại nấm này đa phần sống trên da và tai của nhiều loài động vật, bao gồm cả chó và mèo

  • Cutaneous sporotrichosis, Rhinosporidiosis, Mycetomas: là ba loại bệnh lý khác nhau liên quan đến nhiễm trùng nấm. Cutaneous sporotrichosis loại bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra các vết loét, viêm. Rhinosporidiosis thì gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi và nhiều nơi khác trong hệ hô hấp. Mycetomas, gây nhiễm trùng về xương, mô mềm.

  • Ngoài ra còn một số loại nấm như Candidiasis, Phaeohyphomycosis, Coccidioidomycosis, Cryptococcosis: Chúng đều gây ra các chứng nhiễm trùng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thú cưng,...

5. Tác hại của nấm đối với mèo

Bệnh nấm ở mèo ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mèo
Bệnh nấm ở mèo ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mèo

Bệnh nấm ở mèo ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sức khỏe của chúng. Trước tiên, nấm mèo gây ra kích ứng da, viêm da, nổi mẩn ngứa. Điều này khiến mèo thường xuyên gãi hoặc cắn vào vùng da bị tổn thương và gây ra những cảm giác khó chịu khác. Thậm chí là tạo ra các vết nứt, bong tróc, vảy dày và lở loét trên cơ thể mèo.

Bên cạnh đó là tình trạng rụng lông ở mèo. Lúc này, lông mèo rất yếu, dễ gãy và rụng thành từng mảnh. Điều này gây nên các vết trọc lõm có hình dạng khác nhau trên mặt, lưng, chân. Triệu chứng này gây mất thẩm mỹ cho mèo và mèo .Và khiến mèo không còn bộ lông chắc khỏe để giữ ấm cho cơ thể và chống lại các tác nhân từ môi trường.

Không những vậy, nấm còn làm tổn thương đến các vùng kẽ hở như móng chân. Khiến thay đổi hình dạng móng và rất dễ gãy ảnh hưởng tới việc đi lại của mèo. Nặng nhất sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, hỏng da và nguy hiểm tới tính mạng của mèo.

6. Cách điều trị nấm cho mèo và phòng ngừa nấm cho mèo

Sử dụng thuốc theo bác sĩ thú y hướng dẫn để chữa bệnh mèo bị nấm

Bệnh nấm ở mèo cần cân nhắc khi sử dụng loại thuốc để chữa trị

Bạn có thể dùng một số loại thuốc như Clotrimazole, Mitecyn, Ketoconazol, Flucinazol, Nizoral để điều trị bệnh nấm cho mèo tại nhà. Hãy vệ sinh sạch sẽ vùng bị nấm trước khi bôi thuốc và dùng 1 đến 2 lần mỗi ngày. Lưu ý rằng không được sử dụng xà phòng tắm và hạn chế cho mèo liếm lông trong quá trình điều trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc trên với kháng sinh để đề phòng bội nhiễm.

Đồng thời việc giữ vệ sinh, chăm sóc lông tốt cho mèo cũng là yếu tố quan trọng. Như vậy, giúp ngăn ngừa bệnh nấm ngoài da cho mèo triệt để hơn

7. Lưu ý khi mèo bị bệnh nấm

7.1 Mèo bị nấm có lây sang người không?

mèo bị nấm và lây nhiễm sang người tiếp xúc với chúng

Mèo nhiễm nấm qua người khi tiếp xúc với chúng

Mèo bị nấm có lây sang người không? Bệnh nấm ở mèo hoàn toàn có thể lây cho người nên các bạn không được chủ quan nhé. Phổ biến nhất là nấm Microsporum canis gây nấm da cho cả thú cưng và con người. Làn da của bạn sẽ xuất hiện nấm da hoặc những nốt tròn đỏ tương tự ở mèo. Chúng sẽ mọc nhiều ở lưng, tay, chân, cổ gây mất thẩm mỹ và tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Nấm sẽ lây khi bạn chơi đùa và tiếp xúc với lông da của mèo bị nấm. Đồng thời , nấm còn sinh sôi trong môi trường sống của mèo và lây qua các đồ dùng trong nhà mà mèo đã tiếp cận.

7.2 Nấm có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn không

Khả năng khỏi bệnh và điều trị tuỳ thuộc vào mức độ của mèo bị nấm

Khả năng khỏi bệnh tùy vào cơ địa và mức độ nhiễm nấm

Bệnh nấm ở mèo thường khó để điều trị. Tùy vào loại nấm, sức đề kháng của mèo, mức độ nhiễm mà khả năng tự khỏi bệnh nấm sẽ khác nhau. Có nhiều trường hợp, không cần chữa trị mà nấm mèo sẽ tự biến mất hoặc tự giảm đi. Đối với những trường hợp nặng, cần đem mèo đến bác sĩ thú y để có liệu trình chữa trị đúng đắn nhất nhé!

7.3 Cách phòng tránh và kiểm soát sự lây nhiễm trong môi trường sống.

Phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Hãy thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh và kiểm soát sự lây nhiễm bệnh nấm ở mèo:

  • Tắm nắng cho mèo: Ánh nắng mặt trời có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nhiễm khuẩn. Đồng thời, hạn chế mắc các bệnh về da, lông và tăng cường sức đề kháng.

  • Sấy khô lông sau khi tắm: Sử dụng máy sấy hoặc lồng sấy chuyên dụng để sấy khô hoàn toàn bộ lông. Tránh để tình trạng ẩm ướt gây ra bệnh nấm ở mèo. 

  • Cách ly mèo bị bệnh: Khi thấy mèo hay gãi ngứa và các dấu hiệu trên, bạn cần cách ly mèo và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Hãy đeo găng tay khi tiếp xúc với mèo bị nấm. Điều này hạn chế tình trạng lây nấm sang cá thể khác trong nhà.

  • Vệ sinh sạch sẽ: Bạn cần khử khuẩn định kỳ các đồ dùng của mèo như đồ chơi, giường, nệm,gối,...Và vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn, côn trùng và đảm bảo an toàn cho mèo.

  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng và nước: Cung cấp đủ nguồn nước sạch, chất dinh dưỡng cho mèo để chúng phục hồi nhanh chóng hơn. Mèo bị nấm sức khỏe kém, cần cho mèo ăn thức ăn ẩm để chúng dễ hấp thụ hơn.

  • Làm theo chỉ định của bác sĩ: Lên lịch nhắc nhở để đảm bảo mèo uống đủ thuốc, bôi đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ thú y. Không được ngừng bôi thuốc trước thời gian quy định và lên lịch tái khám sức khỏe cho mèo.

Mèo bị nấm sẽ có những nốt đỏ, đen, vàng trên bề mặt da và thường xuyên gãi ngứa. Đồng thời, lông rụng thành từng mảnh và xuất hiện vảy có mùi hôi. Hãy đem mèo đến bác sĩ thú y để có biện pháp chữa trị kịp thời và đúng đắn nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với PETKIT by HeLiCorp để nhận được lời giải đáp nhanh chóng nhất nhé!

Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ