3 dấu hiệu mèo bị tiết niệu mà Sen không nên bỏ qua
Viêm đường tiết niệu là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở mèo, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của bé lẫn “con sen”. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu mèo bị tiết niệu sẽ giúp bạn có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả cho thú cưng. Trong bài viết này, PETKIT Việt Nam By Helicorp xin chia sẻ những thông tin cần thiết về dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh tiết niệu ở mèo, giúp bảo vệ sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.
1. TOP 3 dấu hiệu mèo bị tiết niệu nên biết
Mèo bị viêm đường tiết niệu thường có thể xuất phát từ các cơ quan bao gồm thận, bàng quang và niệu đạo,… Do đó, các dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo cũng cực kỳ đa dạng. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở mèo bị tiết niệu mà bạn cần chú ý:
1.1 Bất thường khi đi tiểu
Một trong những dấu hiệu rõ rệt cho thấy mèo bị viêm đường tiết niệu là việc bé đi tiểu thường xuyên, nhưng mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ. Trong quá trình đi vệ sinh và sinh hoạt hằng ngày của bé, bạn còn có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
- Khó tiểu: Mèo có thể kêu la hoặc tỏ ra đau đớn, khó chịu khi đi tiểu.
- Tiểu són: Bé không thể kiểm soát việc tiểu tiện, dẫn đến tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài một cách không chủ ý. Hành vi này có thể khiến mèo đi tiểu bừa bãi, không còn sử dụng khay cát như trước.
- Đi tiểu ra máu: Viêm nhiễm xuất hiện từ những tổn thương bên trong, hoặc bé mắc bệnh sỏi thận, thậm chí ung thư đường tiết niệu, dẫn đến việc mèo tiểu ra máu.
Đi tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo mèo bị viêm nhiễm tiết niệu
1.2 Về hành vi
- Dấu hiệu mèo bị tiết niệu còn được thể hiện thông qua sự thay đổi hành vi, cụ thể:
- Tăng cường liếm vùng sinh dục: Mèo thường xuyên liếm láp, làm sạch vùng sinh dục nhằm giảm bớt sự khó chịu hoặc kích ứng do chứng tiểu không tự chủ gây ra.
- Biếng ăn: Mèo từ chối ăn uống do cảm giác đau đớn, khó chịu do bị viêm đường tiết niệu gây ra.
- Mất nước: Việc đi tiểu quá nhiều lần trong một ngày, cùng với đó, các cơn đau khi đi tiểu liên tục khiến mèo ngại uống nước dễ khiến cơ thể mèo mất đi một lượng nước lớn.
- Sụt cân: Biếng ăn, mệt mỏi, căng thẳng do các cơn đau tiết niệu gây ra khiến mèo sụt cân.
- Thở gấp: Mèo có thể thở nhanh hoặc khó khăn, nhất là khi bé cảm thấy đau đớn hoặc lo lắng.
- Nôn mửa: Trong một số trường hợp mèo có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa.
1.2 Thay đổi ngoại hình
Quan sát thấy mèo có các triệu chứng như uể oải, mắt lờ đờ,... bụng của bé căng lên cũng là dấu hiệu cho thấy mèo đang có các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá, tiết niệu.
Trong số các triệu chứng nêu trên, tiểu ra máu là một dấu hiệu đặc trưng nhưng lại rất khó phát hiện. Nguyên nhân chính là vì trong giai đoạn đầu, lượng máu trong nước tiểu có thể rất ít, dễ dàng bị hòa lẫn với cát vệ sinh, khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua.
>> Tips hay: Để kịp thời phát hiện các dấu hiệu mèo bị tiết niệu cũng như các bệnh lý tiêu hoá, bạn nên sử dụng sản phẩm cát phát hiện máu PETKIT kết hợp máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI, Purobot Max Pro để nhận biết kịp thời tình trạng sức khoẻ của bé sau mỗi lần đi vệ sinh.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI | |
Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter |
2. Các yếu tố nguy cơ khiến mèo bị tiết niệu
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiết niệu ở mèo, dưới đây là một số yếu tố chính:
- Chế độ ăn uống: Mèo thường ăn thức ăn khô, ăn thức ăn nêm nếm nhiều gia vị,... sẽ dễ làm tăng nồng độ khoáng trong nước tiểu, dễ tạo kết tủa sỏi gây bệnh sỏi thận ở mèo. Bên cạnh đó, mèo uống ít nước - cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tiết niệu.
- Căng thẳng: Khi mèo bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormon làm biến đổi chức năng trong đó có thể ảnh hưởng đến bàng quang, điều này làm tăng nguy cơ viêm tiết niệu ở mèo
- Tiền sử bệnh: Mèo mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì,... có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở boss.
- Tuổi tác: ở những bé mèo càng lớn tuổi, chức năng thận bị suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiết niệu.
>> Xem thêm: Mèo uống bao nhiêu nước là đủ để đảm bảo sức khỏe?
3. Khi nào cần đưa mèo đến bác sĩ thú y?
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến đường tiết niệu ở mèo, việc đưa bé đến bác sĩ thú y để thăm khám kịp thời là vô cùng quan trọng. Nếu điều trị bị chậm trễ, tình trạng của mèo có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây đau đớn cho bé và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu, và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tại cơ sở điều trị, bác sĩ sẽ ghi nhận thông tin lịch sử bệnh lý cũng như các dấu hiệu mèo bị tiết niệu đang biểu hiện. Để việc chẩn đoán bệnh trở nên chuẩn xác hơn, bác sĩ sẽ cho thú cưng thực hiện một số các kiểm tra sức khoẻ như:
- Xét nghiệm máu
- Lấy mẫu phân tích nước tiểu
- Chụp X-quang
- Siêu âm ổ bụng
- Nội soi bàng quang
- Sinh thiết,...
Mèo được lấy mẫu máu, nước tiểu,... để thực hiện các xét nghiệm tiết niệu cần thiết
Sau khi đã xác định được nguyên nhân và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh tiết niệu phù hợp với tình trạng hiện tại của bé bằng các phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc điều trị: Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, giảm viêm, giảm đau để làm dịu các vết viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp bàng quang bị tổn thương hoặc được chẩn đoán có sỏi thận, bác sĩ sẽ tiến hành một số tiểu phẫu cần thiết để điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu. Thủ tục điều trị có thể bao gồm loại bỏ sỏi, sửa chữa bàng quang hoặc các can thiệp khác nhằm khôi phục chức năng bình thường của hệ tiết niệu.
Bác sĩ thú y có thể sẽ yêu cầu bạn đưa mèo tái khám sau khoảng từ 1 - 2 tuần điều trị để đảm bảo phác đồ đưa ra đạt hiệu quả và không có triệu chứng nào tái phát.
4. Cách phòng ngừa hiệu quả viêm đường tiết niệu ở mèo Sen cần biết
Có thể thấy, các triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gây ra nhiều khó chịu và đau đớn cho mèo, thậm chí có thể để lại những biến chứng khó lường. Mặc dù không thể hoàn toàn “xóa" được nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu, bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh cho mèo cưng của mình. Dưới đây là một số cách ngăn chặn bệnh tiết niệu ở mèo:
- Thúc đẩy mèo uống nước: Luôn đảm bảo mèo được sử dụng nguồn nước sạch và thuận tiện nhất có thể. Bạn có thể lắp đặt máy lọc nước cho chó mèo để bé được sử dụng nguồn nước được diệt khuẩn sạch 24/7.
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) |
Sử dụng máy lọc nước PETKIT khuyến khích mèo uống nhiều hơn
- Cho mèo ăn thức ăn mềm: Hãy cân nhắc lựa chọn các sản phẩm thức ăn ướt có hàm lượng ẩm cao trong các bữa ăn của bé. Trong trường hợp bé chỉ thích ăn hạt khô, bạn có thể pha trộn thức ăn ướt vào để bé tập làm quen dần.
Bát ăn đôi inox chống gù cho chó mèo PETKIT nghiêng 15 độ |
- Giảm căng thẳng cho mèo: Các yếu tố bên ngoài môi trường có thể làm mèo dễ bị căng thẳng. Hãy tạo ra một không gian sống thoải mái, yên tĩnh cho mèo. Ngoài ra, dành thời gian chơi đùa với mèo thường xuyên cũng giúp giảm bớt căng thẳng và tăng cường sự gắn kết giữa bạn và bé.
- Duy trì cân nặng ổn định: Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang và nhiễm trùng. Đảm bảo mèo của bạn được vận động thường xuyên để duy trì cân nặng phù hợp, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên cho “boss" thăm khám sức khỏe để theo dõi và phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng. Việc phát hiện kịp thời sẽ giúp điều trị đạt hiệu quả cao hơn và tăng chất lượng sống cho mèo cưng của bạn.
Trên đây là 3 dấu hiệu mèo bị tiết niệu mà PETKIT Việt Nam By Helicorp muốn thông tin đến bạn. Nếu bạn nghi ngờ mèo cưng đang có những biểu hiện của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở thú y gần nhất để được chẩn đoán và nhận điều trị thích hợp.
>> Xem thêm: Giật mình vì mèo tiêu chảy ra máu: Sen nên làm gì?
>> Xem thêm: Mèo bị viêm da: Nguyên nhân do đâu và nên chữa thế nào?