13/08/2024
Sữa cho mèo con đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của các bé mèo, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi. Trong quá trình nuôi mèo, không ít sen thắc mắc đâu là loại sữa tốt nhất và phải làm gì khi mèo con không có sữa mẹ. Cùng PETKIT by HeLiCorp giải đáp câu hỏi qua bài viết dưới đây nhé! 1. Sữa cho mèo con có những loại nào? 1.1 Sữa mẹ Sữa mẹ là nguồn dinh...
10/08/2024
09/08/2024
Mèo là một loại động vật đáng yêu và để mèo luôn khỏe mạnh,bạn cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối cho chúng. Nước dừa vốn nổi bật với thành phần dinh dưỡng có lợi cho con người, nhưng liệu nước dừa có thật sự tốt cho “boss” không? Để biết được “mèo uống nước dừa được không”, hãy cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá các nội dung dưới đây. 1. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa Nước dừa không chỉ là thức uống ngon miệng, mà nó còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nước dừa chứa các vitamin như vitamin C, các loại vitamin B và các khoáng chất quan trọng như kali, magiê, mangan, đồng, selen. Ngoài ra, nước dừa còn chứa các chất chống oxy hóa và electrolytes, giúp bổ sung nước và cân bằng điện giải, rất tốt cho sức khỏe cho thú cưng. Nhờ vào thành phần dinh dưỡng phong phú, nước dừa giúp cho thú cưng của bạn có bộ lông mượt mà cũng như cải thiện khả năng miễn dịch. Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa tốt cho hệ miễn dịch của mèo 2. Mèo uống nước dừa được không? Nếu như bạn đang tìm hiểu xem "mèo uống nước dừa được không", thì câu trả lời là CÓ. Nước dừa không gây hại cho mèo và thực tế có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên có mèo uống nước dừa với lượng vừa phải. 2.1 Lợi ích khi mèo uống nước dừa Ngoài câu hỏi “mèo có uống nước dừa được không” thì những lợi ích khi mèo uống nước dừa cũng được mọi người thắc mắc. Nước dừa có thể mang lại một số lợi ích cho mèo như cung cấp thêm hydration. Hơn nữa với hàm lượng kali cao, nước dừa giúp duy trì sự cân bằng lượng nước và điện giải trong cơ thể mèo, giúp chúng giải tỏa cơn khát. Nước dừa cũng rất ít calo, không chứa chất béo hay cholesterol nên lành mạnh đối với sức khỏe mèo. So với một số nước uống thông thường khác, trong nước dừa tổng hợp khoáng chất và vitamin đủ để cải thiện vấn đề thiếu nước của “hoàng thượng”. Trong đó gồm 5.45 calo trong mỗi 28g, 1.3g đường, 61mg kali và 5.45mg muối trong 28g. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong những ngày nắng nóng hoặc sau khi chúng vận động mạnh. Ngoài ra, những chất chống oxy hóa có trong nước dừa cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể của mèo. 2.2 Ảnh hưởng khi mèo uống nước dừa quá mức Tuy nước dừa mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra một số vấn đề. Ví dụ, nước dừa chứa nhiều đường, thêm cả natri, kali và magie. Các chất này có trong nước dừa gây rối loạn tiêu hóa cho mèo khi chúng uống quá nhiều, bao gồm đau bụng và tiêu chảy. Thực tế, trong nước dừa chứa nhiều kali, nếu nạp vào lượng quá nhiều sẽ làm tăng cao kali trong máu và có thể ảnh hưởng đến thận của mèo. Ngoài ra, một số mèo có thể mẫn cảm với các thành phần trong nước dừa, dẫn đến các phản ứng dị ứng. Nạp quá nhiều nước dừa có thể khiến mèo bị rối loạn tiêu hóa 3. Các lưu ý cần nhớ khi cho mèo uống nước dừa Liều lượng: Nên bắt đầu với một lượng nhỏ nước dừa và quan sát phản ứng của mèo. Nếu không có dấu hiệu nào bất ổn thì bạn có thể tăng lượng nước dừa nhưng không quá 1-2 muỗng canh mỗi lần. Tần suất: Không nên cho mèo uống nước dừa hằng ngày. Chỉ nên xem nó như một thức uống giải khát cho mèo, chỉ nên uống 1-2 lần trên một tuần. Sản phẩm tự nhiên: Luôn chọn nước dừa tự nhiên và không thêm đường hoặc chất phụ gia. Các sản phẩm có thêm đường và phụ gia có thể làm hại đến sức khỏe của “boss”. Theo dõi phản ứng: Sau khi uống nước dừa, hãy theo dõi mèo của bạn để đảm bảo không có phản ứng tiêu cực nào xuất hiện. >>> Xem thêm: Mèo bỏ ăn chỉ uống nước do đâu? Xử lý thế nào cho đúng? 4. Câu hỏi thường gặp về mèo uống nước dừa 4.1 Nước dừa có giúp ngăn chặn tình trạng mất nước ở mèo? Vào những ngày thời tiết nắng nóng với bản tính lười vận động, "hoàng thượng" thường bị mất nước. Vậy thì, nước dừa có phải là "cứu tinh" cho chúng giải khác hay không? Chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như kali, magie, natri và một lượng vừa đủ chất béo, chất điện giải, nước dừa xứng đáng là thức uống lý...
07/08/2024
Việc cung cấp đủ nước cho mèo đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, lượng nước cần thiết để chúng uống một ngày là bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông qua bài viết này, hãy cùng Petkit by Helicorp tìm hiểu thêm xem trong một ngày, mèo uống bao nhiêu nước là đủ để đảm bảo sức khoẻ nhé! 1. Mỗi ngày, mèo uống bao nhiêu nước là đủ? Theo khuyến cáo của các chuyên gia thú y, với chú mèo có thể chất bình thường thì cần uống khoảng 50-100ml/kg nước cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày. Ví dụ mèo nặng 5kg thì cần uống từ 250-500ml nước/ ngày. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi nhiều hoặc ít hơn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, cụ thể như: Chế độ ăn uống: Mèo ăn nhiều đồ khô sẽ có nhu cầu uống nước nhiều hơn mèo ăn đồ nước hoặc đồ ăn có nhiều chất xơ,... Hoạt động: Một chú mèo tăng động sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt. Chính vì lẽ đó, mèo cần uống nước nhiều hơn để bù vào khoảng mất nước đó Thời tiết: Vào những mùa khô hanh, nắng nóng làm mèo mất nước qua da, và chúng sẽ cần uống nước nhiều hơn để bù lại. Sức khỏe của mèo: Mèo mắc bệnh lý về thận, tiết niệu, tiêu chảy, nôn mửa, sốt... có thể khiến cơ thể thiếu nước, cần uống nhiều nước hơn. Mèo uống bao nhiêu nước là đủ? Một bé mèo cần 50-100ml nước/kg cân nặng/ngày 2. Vì sao mèo lại lười uống nước? Bản năng của mèo là loài lười uống nước. Nếu kết hợp thêm một số yếu tố sau đây, mèo sẽ uống ít nước hơn: Do đồ ăn hằng ngày mà bạn cho chúng ăn vốn đã có nhiều nước ví dụ như pate, thịt hộp, cá hộp,... Do bát nước được đặt ở nơi quá nắng hoặc đông người. Do nguồn nước bạn cung cấp cho chúng bẩn, có mùi khó chịu làm cho chúng không có hứng thú uống nước Do mèo nhà bạn lười vận động, thích nằm ngủ một chỗ Do mèo bị viêm đường tiết niệu, gây khó chịu khi đi vệ sinh và khiến chúng ít uống nước. Cát đậu nành phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter Nguồn nước có nhiều vi khuẩn và có mùi khó chịu sẽ khiến mèo không thích uống nước 3. Dấu hiệu cho thấy mèo đang thiếu nước Đây là một vài dấu hiệu tiêu biểu cho thấy mèo cưng của bạn đang ở trong tình trạng bị thiếu nước: Khi mèo thiếu nước, da của chúng sẽ trở nên bị khô, kém đàn hồi. Bạn có thể kiểm tra độ đàn hồi da của mèo bằng cách véo nhẹ phần da ở gáy và thả ra. Chúng thường có bộ lông xơ xác, thiếu sức sống và có thể bị rụng nhiều hơn hơn bình thường. Lượng nước tiểu của một chú mèo bị thiếu nước sẽ ít hơn bình thường và có màu sẫm hơn. Chúng sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không muốn hoạt động nhiều. Ngoài ra, một chú mèo bị thiếu nước cũng có thể có các triệu chứng khác như: ăn ít hơn bình thường, mũi khô, miệng khô, nướu nhợt nhạt,.. Mèo bị thiếu nước sẽ bị rụng lông nhiều và trở nên biếng ăn 4. Làm gì để khuyến khích mèo uống đủ nước 4.1 Cung cấp nguồn nước sạch cho mèo Nước sạch là yếu tố tiên quyết để khuyến khích mèo uống nước. Hãy sử dụng nước lọc hoặc nước đóng chai chất lượng cho mèo. Hạn chế sử dụng nước máy vì chứa clo, flo và các tạp chất khác, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Máy lọc nước cho mèo PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây Nguồn nước sạch và thơm ngon sẽ quyến rũ mèo đến uống nước nhiều hơn 4.2 Thay nước và bát đựng nước thường xuyên Thay nước cho mèo ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo nước luôn sạch sẽ và tươi mới. Mèo rất kén chọn và không muốn uống nước cũ, bẩn hoặc có mùi lạ. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa sạch bát nước cho mèo bằng xà phòng nhẹ và nước ấm ít nhất 1 lần mỗi ngày. Nếu không, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển trong bát nước bẩn, khiến mèo không muốn uống nước và có thể gây hại cho sức khỏe của mèo. Thay nước và rửa bát nước thường xuyên sẽ làm mèo uống nước nhiều hơn 4.3 Đặt bát nước ở vị trí phù hợp Đặt bát nước ở những nơi yên tĩnh và an toàn để mèo cảm thấy thoải mái, tránh đặt bát...
06/08/2024
Việc cho chó uống nước hàng ngày là điều cần thiết để duy trì sức khỏe cho chúng. Tuy nhiên, nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, có thể gây ra nhiều vấn đề cho chó như: tiêu chảy, viêm đường tiết niệu,... Nhiều người nuôi thắc mắc chó uống nước lã có sao không? Để giải đáp câu hỏi trên, PETKIT By HeLiCorp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguồn nước sạch và an toàn cho chó uống qua bài viết sau. 1. Vì sao chó cần uống đủ nước? Nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chó, việc uống nước hàng ngày giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì hoạt động của các cơ quan, mô trong cơ thể. Hơn hết, nước giúp điều hòa thân nhiệt của chó, giữ cho nhiệt độ cơ thể chúng luôn ổn định ngay cả khi chó hoạt động nhiều hoặc trong thời tiết nắng nóng. Việc uống nước hàng ngày duy trì sức khỏe cho chó Ngoài ra, nước có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng, bôi trơn các khớp và giúp da luôn đàn hồi. Đồng thời, nước giúp hỗ trợ quá trình thải độc, lọc và loại bỏ các chất cặn và dư thừa qua đường tiểu. Nếu chó uống không đủ lượng nước cần thiết, có dễ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như: mất nước, rối loạn chức năng thận,... Lượng nước mà chó cần uống mỗi ngày phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi tác, kích thước, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe tổng thể và môi trường sống. Trung bình chó cần khoảng 50 - 60ml nước/ 1kg thể trọng, ví dụ chó nặng 10kg cần khoảng 500 - 600ml nước mỗi ngày. Chó nên uống đủ nước để ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khi chó hoạt động nhiều hoặc khi chó cái đang nuôi con, nhu cầu uống nước của chúng có thể tăng lên. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến lượng nước hàng ngày. Nếu chó thường ăn thức ăn khô, chúng cần uống nước nhiều hơn so với các loại thức ăn ướt. Người nuôi nên cung cấp nguồn nước sạch và khuyến khích chó uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho chúng. 2. Chó uống nước lã có sao không? Chó uống nước lã có thể gặp nhiều rủi ro về sức khỏe nếu nguồn nước không sạch. Đặc biệt, nước từ nguồn không rõ ràng có thể chứa nhiều tạp chất có hại. Cùng tìm hiểu nước lã có từ những nguồn nào và nguồn nước lã an toàn cho chó ngay sau đây. 2.1 Nước lã có trong những nguồn nào? Nước lã có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: nước máy, nước giếng, nước sông, suối, hồ,... Trong đó, nước máy là nguồn nước phổ biến nhất, được xử lý tại các nhà máy nước và cung cấp qua hệ thống ống dẫn đến các hộ gia đình. Nước máy thường trải qua quá trình xử lý để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất và các chất ô nhiễm khác trước khi sử dụng. Nước máy là nguồn nước lã đã qua xử lý, chó có thể uống Nước giếng thường được sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn, chúng được lấy từ các mạch nước ngầm, có thể chứa một số khoáng chất tự nhiên. Tuy nhiên, với sự phát triển của hoạt động nông nghiệp và công nghiệp, nước giếng có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các chất hóa học ngấm vào đất đai. Các nguồn nước tự nhiên từ sông, suối và hồ cũng có thể được sử dụng, nhưng chúng thường chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn và ký sinh trùng. Nước từ những nguồn này dễ bị ô nhiễm tại những khu vực có nhiều động vật hoặc môi trường bẩn, nhiều rác thải. Ngoài ra, nước mưa cũng là nguồn nước tương đối sạch khi được lưu trữ đúng cách trong các thùng chứa. Nguồn nước lã từ suối chứa nhiều vi khuẩn, chó không nên uống 2.2 Nguồn nước lã nào an toàn cho chó? Nước máy là nguồn nước lã an toàn cho chó vì chúng đã được xử lý để loại bỏ các tạp chất ô nhiễm và vi khuẩn. Tuy nhiên, người nuôi nên sử dụng các thiết bị lọc nước để đảm bảo nguồn nước máy không chứa các hóa chất độc hại hoặc kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Nước giếng cũng có thể sử dụng cho chó uống nếu đã được kiểm tra và lọc để loại bỏ các tạp chất có hại. Người nuôi có thể dùng các hệ...
05/08/2024
Mèo uống nước lã có sao không? Đây là câu hỏi mà nhiều “sen” quan tâm trong quá trình nuôi mèo. Uống đủ nước mỗi ngày là điều quan trọng để duy trì sức khỏe tốt cho “boss” cưng. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng an toàn cho mèo. Hãy cùng tìm hiểu các nguồn nước mà mèo có thể sử dụng qua bài viết sau nhé! 1. Mèo nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Theo nghiên cứu, nước chiếm đến 80% cơ thể mèo và đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, nước còn có công dụng duy trì chức năng thận, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt, giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả. Thiếu nước có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, mệt mỏi,... Vì vậy, mỗi ngày các bé mèo cần cung cấp khoảng 60ml nước cho mỗi cân nặng. Bạn có thể hiểu, một bé mèo nặng 4kg thì nên uống khoảng 240ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải cho mèo uống theo lượng nước như vậy mỗi ngày. Bởi vì trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, mèo đã được cung cấp nước qua thức ăn. Nếu bạn cho “boss” ăn thức ăn có chứa nước sẵn như pate, rau củ,... thì một bé mèo 4kg có thể chỉ cần uống 30ml nước là đủ. Ngược lại, mèo thường ăn thức ăn khô và mặn thì nhu cầu uống nước phải nhiều hơn bình thường. Đảm bảo mèo uống đủ nước để cơ thể chúng luôn đạt trạng thái tốt nhất 2. Mèo uống nước lã có sao không? Tuy nguồn nước rất cần thiết cho cơ thể mèo nhưng không phải loại nước nào cũng tốt cho chúng. Vậy mèo uống nước lã có sao không? Việc mèo uống nước lã có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không còn phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước. Chúng ta hãy cùng phân tích và tìm hiểu qua bài viết sau nhé! 2.1 Nước máy Một số “sen” thường hay cho thú cưng uống nước máy trực tiếp từ vòi. Thông thường, nước máy đã qua xử lý thì mèo có thể uống được. Tuy nhiên, trong nước máy vẫn còn các vi khuẩn, clo, chì và các hóa chất khác. Một số bé mèo có thể nhạy cảm với những chất này hoặc có đề kháng yếu có thể mắc các vấn đề về tiêu hóa. Trong nước máy chứa nhiều vi khuẩn và clo gây hại cho sức khỏe của mèo 2.2 Nước giếng Trong nước giếng có chứa lượng vi khuẩn, phèn và các tạp chất nhiều hơn so với nước máy. Khi mèo uống nước này sẽ dễ bị đau bụng. Các “sen” nên kiểm tra chất lượng nước trước khi cho mèo uống nhé. Ngoài ra, bạn nên lọc sạch nước và đun sôi để đảm bảo an toàn hơn. 2.3 Nước khoáng Nước khoáng không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe của “boss”. Vì trong nước có chứa các khoáng chất như: Magie, Natri, Kali, Canxi,... Những chất này khiến cho mèo mắc các bệnh về tiêu hoá, sỏi thận, sỏi tiết niệu hoặc tim. 2.4 Nước từ sông, ao, hồ Trong nguồn nước tự nhiên có chứa nhiều các tạp chất, vi sinh vật và ký sinh trùng gây hại. Nước từ những nguồn này thường không sạch sẽ, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều động vật hoặc môi trường ô nhiễm, nhiều rác thải. Mèo khi uống nước tại những nguồn này sẽ dễ bị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy,... Nguồn nước tự nhiên dễ bị ô nhiễm và chứa nhiều vi sinh vật có hại 2.5 Nước lọc Đây là nguồn nước an toàn và thích hợp cho thú cưng uống hằng ngày. Nước đã qua sàng lọc sẽ đảm bảo sức khỏe cho các bé ngày một tốt hơn. >>> Xem thêm: Mèo uống nước nhiều có sao không? >>> Xem thêm: Mèo bỏ ăn chỉ uống nước do đâu? Xử lý thế nào cho đúng? 3. Cho mèo uống nước thế nào để đảm bảo sức khỏe? Nếu chỉ cho mèo uống nước mà không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Sau đây là những cách cho mèo uống nước đảm bảo sức khỏe tốt nhất: 3.1 Đảm bảo bát nước sạch sẽ Bát nước của mèo nên được làm sạch hàng ngày để tránh vi khuẩn và cặn bẩn tích tụ. Bạn nên sử dụng những bát nước làm bằng gốm hoặc thép không gỉ để dễ vệ sinh và đảm bảo an toàn hơn so với bát nhựa. Nguồn nước sạch sẽ giúp mèo ngăn ngừa nhiều bệnh tật 3.2 Thay nước thường xuyên Bát nước cho...
04/08/2024
Mèo không ăn bao lâu thì chết là câu hỏi mà nhiều người nuôi mèo băn khoăn. Việc mèo bỏ ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể đe dọa tính mạng của thú cưng. Do vậy, hiểu rõ khoảng thời gian mèo có thể sống mà không cần thức ăn là rất quan trọng, giúp “sen" kịp thời đưa ra giải pháp chăm sóc phù hợp. Trong bài viết này, PETKIT VIỆT NAM By HeLiCorp sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến mèo bỏ ăn đột ngột và biện pháp giải quyết hiệu quả! 1. Vì sao mèo bỏ ăn đột ngột? 1.1 Căng thẳng Stress và thay đổi môi trường sống là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mèo bỏ ăn. Mèo là loài động vật nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thay đổi trong môi trường sống như chuyển nhà, thay đổi người chăm sóc hoặc thậm chí là sự xuất hiện của các con vật mới trong nhà. Những thay đổi này có thể làm mèo cảm thấy lo lắng và mất cảm giác an toàn, dẫn đến việc chúng từ chối ăn uống. 1.2 Vấn đề về sức khỏe Mèo bỏ ăn đột ngột là tình trạng đáng lo ngại và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sức khỏe là một yếu tố quan trọng mà sen cần phải xem xét. Mèo có thể bị mắc các bệnh lý như viêm nhiễm, bệnh về răng miệng, bệnh về tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư. Những bệnh này có thể gây ra sự khó chịu, đau đớn, hoặc buồn nôn, làm cho mèo mất đi hứng thú với thức ăn. Mèo bỏ ăn đột ngột là một trong những dấu hiệu mèo đang gặp vấn đề về sức khỏe Một trong những nguyên nhân phổ biến khác là sự hiện diện của cục lông trong dạ dày. Khi mèo tự liếm lông, chúng có thể nuốt phải lông và theo thời gian, lông tích tụ lại trong dạ dày, tạo thành các cục lông. Những cục lông này có thể gây khó chịu, dẫn đến việc mèo cảm thấy khó tiêu và mất cảm giác thèm ăn. >> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị tắc búi lông cùng những dấu hiệu và cách điều trị Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5in1 loại bỏ lông rụng và bụi bẩn 1.3 Môi trường ăn uống không vệ sinh Môi trường ăn uống bẩn cũng là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Nếu bát đựng thức ăn không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn bị hỏng hoặc có mùi lạ, mèo có thể từ chối ăn để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây 1.4 Chế độ ăn uống Cuối cùng, mèo bỏ ăn đột ngột có thể xuất phát từ chế độ ăn uống. Đôi khi mèo bỏ ăn vì không thích loại thức ăn mà chúng đang được cho ăn hoặc có thể thức ăn đã bị hỏng, không còn mùi vị hấp dẫn. Trong một số trường hợp, mèo có thể phát triển sự kén chọn thức ăn do thói quen hoặc do được nuông chiều quá mức. Máy ăn cho ăn tự động PETKIT Element 3 Infinity - Hệ thống khóa 3 lớp giữ cho thức ăn luôn tươi ngon 2. Mèo không ăn bao lâu thì chết? Khi ở trong điều kiện hoang dã, mèo có khả năng nhịn đói trong nhiều ngày hoặc thậm chí là vài tuần. Với mèo nuôi trong nhà, khả năng nhịn ăn thường không dài như mèo sống trong môi trường hoang do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khác biệt. Thông thường, mèo nhà chỉ có thể nhịn ăn trong vài ngày, tối đa là từ 1 - 2 tuần, nếu chúng có đủ năng lượng dự trữ trong cơ thể. Tuy nhiên, không có câu trả lời cố định về thời gian mèo không ăn mấy ngày thì chết, vì khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Tuổi mèo: Mèo con và mèo già thường có khả năng chịu đựng kém hơn mèo trưởng thành. Mèo con cần dinh dưỡng liên tục để phát triển, trong khi mèo già thường có hệ miễn dịch yếu hơn. Sức khỏe: Mèo có sức khỏe tốt có thể nhịn ăn lâu hơn so với mèo mắc bệnh hoặc có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Những mèo mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh gan hoặc bệnh thận sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi nhịn ăn. Thời tiết: Thời tiết có thể ảnh hưởng đến khả năng nhịn ăn của mèo. Trong thời tiết nóng bức, mèo cần nhiều nước hơn và có thể chịu đựng kém hơn nếu...
03/08/2024
Mèo vốn dĩ là một loài động vật có sự nhạy cảm về mặt tinh thần khá lớn. Vì vậy, việc chúng ta bắt gặp được những chú mèo bị tăng động là không thể tránh khỏi. Điều này khiến các “sen” đều lo lắng bé có bị sao không? Cách khắc phục hiệu quả về vấn đề này là gì? Bài viết này của Petkit by Helicorp sẽ giúp bạn gỡ rối được những thắc mắc mà mọi người lo lắng về mèo bị tăng động nhé. 1. Nguyên nhân mèo bị tăng động 1.1 Mèo còn nhỏ tuổi Mèo bị tăng động là chuyện rất thường gặp, đặc biệt là mèo còn nhỏ tuổi. Chúng nổi tiếng sở hữu nguồn năng lượng dồi dào nên thích chạy nhảy, leo trèo, khám phá mọi thứ xung quanh. Thời điểm này cũng là thời gian thích hợp để chúng phát triển, khám phá bản thân, học cách vận động, làm quen với môi trường cũng như hình thành thói quen sống. Việc mèo con tăng động, tò mò thích khám phá thế giới xung quanh là một hành vi đúng với sự phát triển tự nhiên, để chúng có cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng vận động. Mèo con tăng động để phát triển đúng tự nhiên 1.2 Do chế độ dinh dưỡng Mèo đột nhiên tăng động cũng có thể là vì chế độ dinh dưỡng mà ta cung cấp cho chúng không được đảm bảo. Có thể do thiếu một số chất quan trọng như protein, axit béo omega-3, vitamin, khoáng chất,... hoặc là bạn đang cung cấp một chế độ thiếu cân bằng, bị quá dư chất,.... 1.3 Do môi trường sống Mèo bị tăng động có thể là vì chúng đang bị thiếu một môi trường sống kích thích tinh thần và thể chất. Khi không có đủ cơ hội để chơi đùa, leo trèo, khám phá và săn mồi, chúng có thể trở nên bồn chồn, phá phách và có những hành vi kỳ lạ. Môi trường sống thiếu kích thích có thể khiến mèo bị tăng động 1.4 Do di truyền Một số nghiên cứu cho thấy, hành vi “mèo bị khùng” có thể bị ảnh hưởng bởi các loại gen cụ thể. Những loại đó có thể làm cho “boss cưng” trở nên tăng động và hoạt bát hơn. Và việc bố mẹ của chúng có những loại gen này thì mèo con di truyền tính tăng động là rất cao. Ngoài ra, có một số giống mèo như là Bengal, Abyssinian và Siamese cũng thường có năng lượng cao và cần nhiều hoạt động để giữ tâm trạng thoải mái. 1.4 Do sức khoẻ Nghiêm trọng hơn, việc mèo tăng động bất thường còn có thể là từ vấn đề sức khoẻ của chúng. Một số bệnh thường gặp như cường giáp, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn thần kinh, thiếu máu, đặc biệt là rối loạn thần kinh là những bệnh có liên quan trực tiếp đến việc mèo bị tăng động. Ngoài ra, tâm lý bất ổn của chúng do bị căng thẳng, lo âu bởi phải thay đổi môi trường sống, hoặc sự hiện diện của con vật khác, hay do thiếu sự tương tác giữa chúng ta và mèo cũng làm cho chúng bị tăng động bất thường. >>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông từng mảng: có nguy hiểm không, xử lý thế nào? 2. Dấu hiệu mèo bị tăng động bất thường Khi mèo của bạn trở nên hoạt động quá mức và không ngừng nghỉ, đây có thể là dấu hiệu của sự tăng động bất thường. Bạn cần dành thời gian để theo dõi các dấu hiệu sau để biết cách xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho Boss nhé: Mèo bị tăng động sẽ liên tục chạy nhảy xung quanh nhà mà không có lý do, đặc biệt là vào những thời điểm yên tĩnh trong nhà. Mèo sẽ leo, trèo và nhảy lên đồ nội thất, rèm cửa, hoặc các bề mặt cao khác. Mèo sẽ cắn và cào đồ vật, người, hoặc chính mình một cách không kiểm soát. Mèo sẽ liên tục kêu to và mà không có lý do rõ ràng. Mèo bị tăng động thường xuyên phá hỏng đồ đạc trong nhà, như cắn dây điện, làm đổ cây cảnh hoặc phá hỏng các vật dụng khác. Mèo đột ngột tấn công hoặc nhảy vào người hoặc con vật khác một cách hung hãn. Mèo bị tăng động sẽ cắn phá và cào mọi vận dụng trong nhà mà chúng có thể cào 3. Mèo bị tăng động có sao không? Mèo bị tăng động có sao không là câu hỏi của rất nhiều “sen”. Việc tăng động ảnh hưởng cả sức khỏe lẫn tinh thần của mèo, cụ thể như sau: Những hành vi tăng động sẽ khiến mèo bị stress, lo âu, ảnh hưởng tới sức...
02/08/2024