Tất cả tin tức

Top 6 dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang Sen cần lưu ý

13/11/2024

Top 6 dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang Sen cần lưu ý

Với xu hướng uống ít nước và chế độ ăn chủ yếu là thức ăn khô, mèo rất dễ gặp phải các vấn đề về đường tiết niệu, trong đó sỏi bàng quang là một bệnh lý phổ biến. Vậy mèo bị sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Làm sao để nhận biết dấu hiệu mèo bị sỏi bàng quang và cách điều trị hiệu quả? Tất cả sẽ được PETKIT By Helicorp  giải đáp cụ thể ngay tại bài viết...

Mèo bị đi tiểu nhiều lần: Nguyên nhân và cách xử lý đúng nhất

Mèo bị đi tiểu nhiều lần: Nguyên nhân và cách xử lý đúng nhất

Nếu bạn để ý thấy thói quen đi tiểu của mèo có sự thay đổi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mèo đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng. Việc mèo bị đi tiểu nhiều lần có thể do chúng gặp phải một số vấn đề sức khỏe như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang hoặc bệnh thận. Để nắm rõ hơn về nguyên nhân và cách phát hiện sớm tình trạng này, hãy cùng PETKIT tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 1. Tại sao mèo lại đi tiểu nhiều lần? Khác với việc mèo đánh dấu lãnh thổ hay đi tiểu bên ngoài hộp vệ sinh - các hành vi liên quan đến tâm lý của mèo, việc mèo đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể liên quan đến bệnh lý nào đó. Bạn cũng cần phân biệt việc mèo đi tiểu thường xuyên và đi tiểu nhiều lần với lượng nhỏ cho mỗi lần, bởi mỗi tình trạng sẽ do nguyên nhận khác nhau gây ra. Vậy nguyên nhân gì khiến mèo bị đi tiểu nhiều lần? Tình trạng này có thể xảy ra ở “boss" do một số lý do như: 1.1 Mắc chứng Polydipsia Polydipsia là thuật ngữ y khoa chỉ cảm giác khát nước quá mức. Mặc dù không phổ biến như ở chó, tuy nhiên, hội chứng này vẫn có khả năng tồn tại ở những bé mắc các bệnh lý như tiểu đường, thận, rối loạn tuyến giáp, viêm tuyến tụy,... Mèo mắc hội chứng Polydipsia luôn cảm thấy khát, ngay cả khi đã uống rất nhiều nước, và chúng vẫn tiếp tục tìm cách uống để làm dịu cơn khát đó. Tình trạng này thường đi kèm với việc mèo tiểu nhiều lần hơn so với thông thường. 1.2 Mèo bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở mèo (tiếng Anh: Urinary Tract Infections - UTI) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra trong hệ thống tiết niệu, và đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đi tiểu thường xuyên ở mèo. Bạn có thể nhận thấy mèo của mình cố gắng đi tiểu nhưng chỉ đi được một ít mỗi lần. Ngoài việc đi tiểu nhiều lần, trong một số trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể khiến mèo đi tiểu ra máu, kêu gào và thể hiện sự đau đớn khi đi vệ sinh…  Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu khiến mèo bị đi tiểu nhiều lần 1.3 Bị sỏi bàng quang Những chú mèo được nuôi dưỡng với chế độ ăn không phù hợp như ăn thức ăn nêm nếm nhiều gia vị, hoặc những bé không thích uống nước, sẽ có nguy cơ cao mắc sỏi bàng quang. Điều này xảy ra do sự tích tụ các tinh thể muối trong cơ thể, không được đào thải hiệu quả Nếu sỏi bàng quang phát triển đủ lớn, chúng có thể gây cản trở cổ bàng quang và bám vào niệu đạo, ngăn chặn quá trình đi tiểu diễn ra bình thường. Tình trạng tắc nghẽn bàng quang do sỏi có thể khiến mèo mắc chứng tiểu dắt, đi tiểu nhiều lần trong ngày với tần suất liên tục. 1.4 Mất cân bằng tiết tố Đi tiểu thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của cường giáp - một tình trạng do tuyến giáp hoạt động quá mức. Cường giáp có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, khiến mèo của bạn có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe thứ cấp cần được điều trị kịp thời. 2. Cách phát hiện mèo đi tiểu nhiều lần? Để phát hiện xem mèo tiểu nhiều lần hay không, bạn cần chú ý quan sát kỹ thói quen đi vệ sinh của chúng và so sánh với những thói quen bình thường mà bạn đã quen thuộc. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy mèo của bạn có thể đang đi tiểu nhiều hơn mức bình thường: Tần suất đi tiểu trong ngày nhiều hơn so với trước đây. Khay vệ sinh nhanh bị bẩn, khiến thời gian thay cát mới ngắn hơn. Mèo tiểu nhiều lần dẫn đến khay vệ sinh nhanh bị bẩn Trong quá trình đi tiểu, mèo có biểu hiện như đang gồng mình, cố gắng tiểu thật nhiều để làm sạch bàng quang. Mèo liên tục kêu khi đi vệ sinh, có thể do nhiễm trùng hoặc sỏi thận, khiến chúng cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn khi rặn tiểu. Ngoài việc sử dụng khay cát, mèo có thể tiểu tiện ở những khu vực quen thuộc như đệm nằm, chăn mền,... Trên thực tế, mèo mắc chứng đi tiểu nhiều lần thường cần một thời gian dài để các “sen” phát hiện ra. Khi nhận thấy “boss cưng” có dấu hiệu bất thường,...

07/11/2024

Mèo tiểu ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Mèo tiểu ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Mèo tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo sức khoẻ mèo đang gặp vấn đề nghiêm trọng cần được chẩn đoán kịp thời từ bác sĩ. Để giúp bạn phát hiện kịp thời và tìm ra phương án xử lý thích hợp khi gặp tình huống này, PETKIT sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách nhận biết và các câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề mèo đái ra máu! 1. Cách nhận biết mèo tiểu ra máu Việc phát hiện và chẩn đoán tình trạng mèo tiểu ra máu ở giai đoạn đầu thường rất khó khăn. Có không ít trường hợp “sen” quan sát thấy màu sắc nước tiểu mèo vẫn bình thường nhưng lại xuất hiện một lượng máu cực kỳ nhỏ. Vậy làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu mèo tiểu ra máu để các "sen" có thể kịp thời đưa ra phương án điều trị thích hợp? Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, cơ thể mèo sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu lâm sàng cảnh báo mèo có thể đang mắc chứng tiểu ra máu: Nước tiểu bị chuyển màu: Nước tiểu mèo có thể mang màu sắc đậm hoặc chuyển sang màu hồng nhạt hoặc đỏ. Nước tiểu chuyển màu hồng nhạt hoặc đỏ là triệu chứng của mèo tiểu ra máu Đi tiểu bên ngoài khay cát: Mèo dần xuất hiện này vi đi tiểu bừa bãi khắp nhà mặc dù bé đã được huấn luyện chỉ đi vệ sinh trang bên trong khay cát. Tần suất đi tiểu tăng lên bất thường: Mèo đi tiểu nhiều lần trong ngày và mỗi lần đi vệ sinh với một lượng lắt nhắt. Khát nước: Do đi tiểu thường xuyên khiến cơ thể mất nước, mèo sẽ thấy khát và cảm thấy cần phải uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất. Đi tiểu khó khăn: Mèo khi đi tiểu có thể xuất hiện hành vi rặn hoặc kêu gào do các cơn đau viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác gây ra. Thường xuyên liếm láp vùng sinh dục: Tần suất hành vi liếm láp và vệ sinh xung quanh bộ phận sinh dục có thể tăng lên. >> Xem thêm: Mèo đi tiểu bao nhiều lần 1 ngày? Ngoài ra, cơ thể mèo cưng còn có thể xuất hiện một số thay đổi như: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, mắt lờ đờ,... Mèo tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau và cần được thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa mới có thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Để nhận biết vấn đề tiểu ra máu sớm, tốt nhất các “sen” nên trang bị sản phẩm cát phát hiện máu PETKIT cho “boss”, bởi loại cát mèo này mang đến các công dụng tuyệt vời như: Cát có khả năng biến đổi màu sắc khi có sự tiếp xúc với máu dù chỉ là lượng nhỏ, nhờ đó giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh ở mèo. Cát có thể giữ màu sắc lên đến 7 ngày, giúp bạn dễ dõi theo tình trạng sức khỏe bé. Được làm từ thành phần đậu nành và cát đất sét tự nhiên nên cực kỳ an toàn khi sử dụng cho thú cưng. Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter cho độ vón cục nhanh cùng khả năng khử mùi cực tốt. Cát phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter   2. Mèo tiểu ra máu là dấu hiệu bệnh gì?  Hầu hết tình trạng mèo tiểu ra máu thường có liên quan đến các bệnh lý đường tiết niệu ở mèo. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đái ra máu ở mèo: 2.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bàng quang, thận, niệu đạo hoặc niệu quản (ống nối giữa thận và bàng quang) của mèo. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể chỉ xảy ra ở bàng quang, nhưng cũng có thể lan đến một hoặc cả hai quả thận. Nhiễm trùng có thể gây mỏng thành niêm mạc và khiến cho mèo tiểu ra máu. >> Xem thêm: 3 dấu hiệu mèo bị tiết niệu mà Sen không nên bỏ qua 2.2 Sỏi bàng quang Sỏi đường tiết niệu hay sỏi bàng quang có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu của mèo, gây ra các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Các tinh thể khoáng chất như canxi oxalat hoặc struvite có thể tích tụ và hình thành sỏi trong bàng quang làm tắt niệu đạo. Từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, khó tiểu và tiểu ra máu ở mèo. Sỏi đường tiết niệu hay...

06/11/2024

Cách thông tiểu cho mèo tại nhà an toàn, hiệu quả

Cách thông tiểu cho mèo tại nhà an toàn, hiệu quả

Việc chăm sóc mèo không chỉ dừng lại ở ăn uống, vệ sinh mà đôi khi còn đòi hỏi những thao tác y tế cơ bản, như thông tiểu. Đây là kỹ thuật cần thiết khi mèo gặp khó khăn trong việc đi tiểu do các vấn đề sức khỏe. Vậy, cách thông tiểu cho mèo tại nhà thế nào là đúng cách và đảm bảo an toàn? Hãy cùng PETKIT tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 1. Thông tiểu cho mèo là gì? Thông tiểu cho mèo là thao tác can thiệp vào bàng quang để giúp mèo bài tiết nước tiểu khi không thể tự đi tiểu bình thường. Thao tác này thường áp dụng cho mèo bị tắc đường tiểu hoặc gặp vấn đề ở bàng quang khiến mèo không thể đi tiểu một cách tự nhiên. Quá trình thông tiểu đòi hỏi người thực hiện phải hiểu rõ kỹ thuật và có biện pháp đảm bảo vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc gây đau đớn cho mèo. 2. Khi nào cần thông tiểu cho chó mèo? Việc thông tiểu không nên thực hiện tùy ý mà cần phải dựa vào sự quan sát và tư vấn từ chuyên gia thú y. Các dấu hiệu như mèo khó chịu khi đi tiểu, nước tiểu có máu hoặc mèo không thể tiểu tiện trong nhiều giờ là các cảnh báo quan trọng. 2.1 Các trường hợp chỉ định cần thiết Một số trường hợp phổ biến mà bạn có thể cần thực hiện thông tiểu cho mèo bao gồm: Tắc nghẽn đường tiểu: Khi đường tiết niệu của mèo bị chặn lại do sỏi hoặc tinh thể. Mèo bị viêm đường tiết niệu: Các vấn đề về viêm nhiễm có thể làm mèo khó đi tiểu, dẫn đến căng tức bàng quang. Tổn thương hoặc suy giảm chức năng bàng quang: Đôi khi, do các tổn thương thần kinh, mèo có thể mất khả năng kiểm soát đi tiểu.  Mèo bị thương ở vùng bụng: Những chấn thương nghiêm trọng có thể khiến bàng quang của mèo không thể hoạt động bình thường. Chấn thương nghiêm trọng ở bụng có thể khiến bàng quang mèo không hoạt động bình thường 2.2 Trường hợp chống chỉ định Không nên thông tiểu cho mèo tại nhà trong các trường hợp sau: Nhiễm trùng nặng: Khi mèo bị nhiễm trùng nghiêm trọng, tự thông tiểu có thể làm lây lan vi khuẩn hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng. Mèo mang thai hoặc có bệnh nền nghiêm trọng: Các mèo có sức khỏe yếu hoặc đang mang thai cần được chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ thú y. Kỹ thuật không đảm bảo: Nếu bạn không có đủ kỹ năng hoặc không tự tin thực hiện, nên đưa mèo đến cơ sở thú y để đảm bảo an toàn. 3. Các cách thông tiểu cho mèo phổ biến Hiện có nhiều phương pháp thông tiểu cho mèo, bao gồm cả tự thực hiện tại nhà và nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y. 3.1 Cách thông tiểu cho mèo tại nhà Trước khi thực hiện, hãy đảm bảo bạn đã được hướng dẫn kỹ từ chuyên gia thú y và trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Các bước thực hiện tại nhà: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cần thiết để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và an toàn cho mèo: Găng tay y tế: Giúp giữ vệ sinh và tránh lây nhiễm. Ống tiểu nhỏ dành cho mèo: Đảm bảo ống tiểu sạch sẽ và phù hợp với kích thước của mèo. Nước muối sinh lý: Dùng để vệ sinh vùng tiểu sau khi thông tiểu. Khăn mềm sạch: Để lau khô vùng bụng và tiểu của mèo sau khi hoàn tất. Bước 2: Rửa tay và khử trùng dụng cụ Rửa tay thật kỹ và đeo găng tay y tế trước khi thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khử trùng các dụng cụ như ống tiểu bằng cách ngâm trong dung dịch sát khuẩn rồi lau khô. Đảm bảo mọi thứ đều sạch sẽ trước khi tiến hành. Bước 3: Giữ mèo ở tư thế thoải mái và yên tĩnh Đặt mèo nằm ở tư thế thoải mái trên một mặt phẳng sạch, có thể là khăn hoặc tấm lót. Nên giữ mèo thật nhẹ nhàng và trấn an chúng để tránh sự hoảng sợ hoặc phản kháng. Nếu cần, bạn có thể nhờ một người khác hỗ trợ giữ mèo cố định để dễ dàng thao tác hơn. Việc giữ mèo bình tĩnh là rất quan trọng để tránh gây tổn thương trong quá trình đưa ống tiểu vào. Các bước thực hiện thông tiểu cho mèo tại nhà  Bước 4: Đưa ống tiểu vào đường tiểu của mèo Sau khi mèo đã sẵn sàng, từ từ...

05/11/2024

Mèo bị bí tiểu: Nguyên nhân và cách thông tiểu hiệu quả

Mèo bị bí tiểu: Nguyên nhân và cách thông tiểu hiệu quả

Hiện tượng mèo bị bí tiểu hay khó khăn khi đi vệ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm dấu hiệu này ở mèo không phải lúc nào cũng dễ dàng, dẫn đến khó khăn trong điều trị. Nguyên nhân gây bí tiểu ở mèo rất phong phú, không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống mà còn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý tiềm ẩn. Vậy làm sao để xác định lý do và làm thế nào để thông tiểu cho mèo hiệu quả? Hãy cùng Petkit Việt Nam by Helicorp tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé. 1. Bí tiểu ở mèo là bệnh gì? Bí tiểu là tình trạng mèo không thể đi tiểu hoặc tiểu ít hơn so với bình thường. Trong nhiều trường hợp, bí tiểu xuất phát từ sự tắc nghẽn đường tiểu, viêm nhiễm hoặc rối loạn chức năng bàng quang. Tình trạng này để lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng, làm tăng nguy cơ suy thận, nhiễm trùng và có thể nguy hiểm tính mạng. 2. Nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu Tình trạng mèo bị bí tiểu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trong đó đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, một số khác lại liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là những yếu tố gây bí tiểu phổ biến nhất: 2.1 Chế độ ăn nhiều thức ăn khô và mặn Nhiều mèo được cho ăn thức ăn khô tiện lợi, nhưng nếu khẩu phần này quá nhiều muối, chúng có thể bị mất nước, dẫn đến nguy cơ hình thành các tinh thể trong nước tiểu. Khi lượng nước không đủ để giúp cơ thể bài tiết chất thải, các tinh thể này kết lại thành sỏi, làm tắc nghẽn đường tiểu và gây bí tiểu. 2.2 Stress do môi trường sống Đôi khi, sự thay đổi nhỏ trong cuộc sống cũng có thể khiến mèo bị căng thẳng. Điều này có thể là do một thành viên mới trong gia đình, sự thay đổi vị trí đồ vật, hoặc thậm chí một lịch trình sinh hoạt không quen thuộc. Stress ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe của mèo, trong đó có cả chức năng bài tiết.  2.3 Lối sống ít vận động Mèo là động vật có khả năng vận động tốt, nhưng với mèo nhà, chúng thường ít vận động hơn, dẫn đến quá trình trao đổi chất và bài tiết chậm lại. Khi mèo lười di chuyển, chất thải trong cơ thể không được đào thải hiệu quả, dễ tích tụ lại và gây rối loạn đường tiểu, thậm chí dẫn đến sỏi bàng quang hoặc sỏi thận. Mèo lười vận động cũng là một nguyên nhân khiến mèo bị bí tiểu 2.4 Cát vệ sinh không sạch Mèo là loài sạch sẽ, chúng có xu hướng né tránh khay vệ sinh nếu không được dọn dẹp thường xuyên. Khi khay cát bẩn, mèo có thể nhịn tiểu, làm bàng quang tích tụ nước tiểu quá lâu và gây bí tiểu.  2.5 Thiếu hụt canxi trong khẩu phần ăn Canxi là khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể mèo duy trì hoạt động khỏe mạnh, nhưng khi mèo thiếu canxi, sự cân bằng trong cơ thể bị xáo trộn. Thiếu canxi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ tiết niệu, khiến mèo dễ bị bí tiểu hơn, đồng thời tăng nguy cơ sỏi thận. 2.6 Sỏi thận và các bệnh lý đường tiểu Mèo bị sỏi thận là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất và cũng là phổ biến nhất khiến mèo bị bí tiểu. Sỏi thận hình thành do các chất thải không được đào thải hoàn toàn và kết tụ lại. Khi sỏi lớn dần, chúng có thể di chuyển xuống đường tiểu, làm tắc nghẽn và khiến mèo gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Đôi khi, mèo còn có thể bị tiểu ra máu hoặc tiểu rắt, một tình trạng đau đớn và cần được can thiệp ngay lập tức. 3. TOP 5 triệu chứng mèo bị bí tiểu Khi mèo bị bí tiểu, chúng thường sẽ có những dấu hiệu dễ nhận thấy, nhưng nhiều “sen” lại không để ý đến. Nếu bạn thấy mèo có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy chú ý, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chúng đang gặp vấn đề nghiêm trọng:  Đi tiểu nhiều lần: Mèo có thể đi tiểu nhiều lần trong thời gian ngắn, nhưng mỗi lần chỉ xuất ra một lượng rất nhỏ, thậm chí chỉ là vài giọt. Chảy nước mắt: Khi đi tiểu, mèo có thể có hiện tượng chảy nước mắt, biểu hiện của sự khó chịu...

04/11/2024

TOP những sản phẩm bán chạy nhất năm 2024 tại PETKIT Việt Nam By Helicorp

TOP những sản phẩm bán chạy nhất năm 2024 tại PETKIT Việt Nam By Helicorp

Ngày nay, chăm sóc thú cưng đã trở thành một phần của phong cách sống hiện đại, vượt xa việc chỉ cung cấp thức ăn và chỗ ở. Đáp ứng nhu cầu này, PETKIT Việt Nam By Helicorp cung cấp loạt sản phẩm công nghệ cao như máy lọc nước, máy dọn vệ sinh tự động và thiết bị chăm sóc sức khỏe tiên tiến, giúp chăm sóc thú cưng chuyên nghiệp hơn. Dưới đây là danh sách các sản phẩm PETKIT bán chạy nhất năm 2024 tại Việt Nam, giúp bạn dễ lựa chọn sản phẩm tốt cho boss yêu của mình. 1. Giới thiệu về PETKIT Việt Nam By Helicorp PETKIT là một thương hiệu quốc tế nổi bật, chuyên cung cấp các thiết bị công nghệ tiên tiến phục vụ cho thú cưng. Với mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc vật nuôi, PETKIT đã có mặt tại hơn 35 quốc gia và phục vụ hơn 5 triệu người dùng.  Tại Việt Nam, PETKIT được phân phối chính thức bởi PETKIT Việt Nam By Helicorp, đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu chính hãng và có trung tâm bảo hành chuẩn quốc tế. Helipet (thành viên nhà Helicorp) hiện là đối tác chiến lược của PETKIT tại Việt Nam, cam kết cung cấp cho các “sen” sản phẩm chất lượng nhất, giá cả phải chăng cùng dịch vụ chăm sóc tận tình. 2. TOP 7 sản phẩm bán chạy nhất năm 2024 tại Petkit by Helicorp 2.1 Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 Petkit Pura Max 2 là một trong những sản phẩm hàng đầu từ PETKIT, rất được ưa chuộng bởi những người yêu mèo. Phiên bản nâng cấp này đã có nhiều cải tiến ở tấm lót chống dính và chống thấm, tích hợp tấm chắn xả cát tiện lợi, giúp việc lắp đặt và vệ sinh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.  Petkit Pura Max 2 không chỉ giúp bạn chăm sóc mèo một cách dễ dàng mà còn đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái tối đa cho thú cưng của bạn. Những tính năng độc đáo của sản phẩm này: Dọn dẹp tự động: Máy sẽ tự động dọn chất thải ngay sau khi mèo sử dụng, duy trì không gian sống luôn sạch sẽ và thơm tho. Khử khuẩn hiệu quả: Tích hợp hệ thống khử khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây mùi, giữ cho không khí trong lành hơn. An toàn tuyệt đối: Các cảm biến an toàn giúp quá trình sử dụng luôn ổn định, ngay cả khi sử dụng cho mèo con. Theo dõi sức khỏe thông minh: Cảm biến ghi lại cân nặng, số lần và thời gian mèo đi vệ sinh, giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo. Hoạt động êm ái: Độ ồn chỉ 35 dB, phù hợp cho cả những thời điểm yên tĩnh trong đêm mà không làm phiền đến giấc ngủ của bạn hoặc thú cưng. Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025   2.2 Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Max Pro Purobot Max Pro, mẫu máy dọn vệ sinh cho mèo thế hệ mới với nhiều tiện ích vượt trội. Sản phẩm không chỉ tự động dọn dẹp mà còn giúp phát hiện sớm dấu hiệu bệnh của mèo, giảm thiểu chi phí điều trị và kéo dài thời gian bên thú cưng. Được trang bị Camera AI và khi kết hợp với cát phát hiện máu, thiết bị này nâng cao khả năng nhận diện bệnh một cách hiệu quả. Purobot Max Pro không chỉ là máy dọn vệ sinh, mà còn là “trợ lý sức khỏe” thông minh cho bé mèo của bạn. Những yếu tố đặc trưng giúp sản phẩm này trở nên nổi bật: Dung tích lớn với thể tích 76L, phù hợp cho mèo dưới 10kg và hộp rác 8L có thể sử dụng khoảng 17 ngày. Camera AI giúp phân tích chất thải, nhận diện bệnh sớm, với góc rộng 210° và hỗ trợ đàm thoại 1 chiều. Hệ thống cảm biến an toàn bảo vệ mèo trong quá trình sử dụng. Thiết kế tiện lợi với vành thảm chống rò rỉ, chống cào và lưới lọc nam châm dễ tháo lắp để duy trì vệ sinh. Hoạt động êm ái với độ ồn chỉ 35 dB, mang lại sự yên tĩnh ngay cả ban đêm. Tính năng tự động niêm phong túi rác giúp giữ môi trường sạch sẽ và tiện lợi. Khả năng theo dõi sức khỏe của mèo thông qua phân tích chất thải, giúp bạn nắm bắt kịp thời tình trạng sức khỏe của thú cưng. Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI   2.3 Máy lọc nước Petkit SOLO SE Máy lọc nước Petkit SOLO SE không chỉ sở hữu thiết kế hiện đại mà còn mang lại tiện ích vượt trội với...

03/11/2024

Mèo bị rỉ nước tiểu: Nguy hiểm không, trị thế nào mới đúng?

Mèo bị rỉ nước tiểu: Nguy hiểm không, trị thế nào mới đúng?

Mèo bị rỉ nước tiểu không tự chủ là một triệu chứng liên quan đến các bệnh lý tiết niệu. Cho dù cơ thể mèo cưng không xuất hiện những bất thường nào, thì việc mèo bị đi tiểu nhiều lần không chủ ý cũng cực kỳ đáng quan ngại cho sức khỏe bé. Hãy cùng PETKIT By Helicorp khám phá nguyên nhân, cũng như các phương pháp xử lý hiệu quả khi mèo gặp phải tình trạng này! 1. Vì sao mèo bị rỉ nước tiểu? Nếu mèo cưng nhà bạn đang gặp tình trạng gặp khó khăn khi đi vệ sinh, nước tiểu nhỏ giọt hay có những vũng nước nhỏ xung quanh nhà, đây có thể là do mèo đang bị rỉ nước tiểu hay còn gọi là mất kiểm soát bàng quang. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mèo bị đi tiểu nhiều lần. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình bạn cần lưu ý: Mèo bị viêm đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mèo bị rỉ nước tiểu liên tục. Khu vực đường tiết niệu rất nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm mốc. Viêm bàng quang: Niêm mạc bàng quang bị nhiễm trùng, bị kích ứng thức ăn hay mèo bị căng thẳng thường xuyên sẽ dễ gặp tình trạng viêm nhiễm, tăng nguy cơ mèo bị rỉ nước tiểu. Mèo bị sỏi thận, sỏi bàng quang: Các viên sỏi hình thành do chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây tắc nghẽn ống tiểu, làm cản trở dòng chảy và dẫn đến tình trạng mèo đi tiểu không tự chủ. Tắc nghẽn đường tiết niệu: Những chú mèo đã từng mắc viêm đường tiết niệu có nguy cơ cao bị tắc nghẽn do chất nhầy, tế bào viêm hoặc co thắt niệu đạo… Điều này có thể khiến mèo bị bí tiểu hoặc rỉ nước tiểu. Chấn thương cột sống, tủy sống: Cột sống và tủy sống có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu điều khiển các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả bàng quang. Khi bị tổn thương, quá trình truyền tín hiệu này có thể bị gián đoạn, dẫn đến việc mèo mất khả năng kiểm soát bàng quang và gây ra tình trạng rỉ nước tiểu. Béo phì: Đây cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ ở mèo. Mèo bị béo phì dễ mắc chứng rối loạn nồng độ hormone cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mèo lớn tuổi: Mèo lớn tuổi thường gặp vấn đề về chức năng thận suy giảm và biến đổi hormone, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang, dẫn đến tình trạng mất tự chủ trong việc đi vệ sinh. Sự thay đổi này khiến cho mèo khó kiểm soát nhu cầu tiểu tiện, dẫn đến hiện tượng rỉ nước tiểu. Béo phì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến mèo dễ bị chứng rỉ nước tiểu Ngoài các nguyên nhân trên, mèo mắc các bệnh lý tiềm ẩn như tuyến giáp, tiểu đường, khối u hay các tổn thương thần kinh,... cũng có thể khiến bé xuất hiện tình trạng đi tiểu không tự chủ. 2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị rỉ nước tiểu Dấu hiệu đầu tiên cho thấy mèo có thể mất kiểm soát bàng quang là những vũng nước tiểu xuất hiện trên thảm, đồ đạc và khắp nơi trong nhà. Nhiều sen có thể nhầm lẫn tình trạng rỉ nước tiểu ở mèo trong giai đoạn đầu là vấn đề hành vi. Tuy nhiên, mèo tiểu không tự chủ thường kèm theo các triệu chứng như: Vùng lông ở khu vực sinh dục thường bị ẩm ướt Mèo thường xuyên liếm vùng sinh dục để làm sạch vùng bị ướt hoặc các cơn ngứa do chứng viêm niệu đạo gây ra. Mèo bị rỉ nước tiểu thường xuyên có hành động liếm vùng sinh dục Xuất hiện tình trạng phát ban hoặc vùng da xung quanh cơ quan sinh dục bị viêm đỏ, kích ứng Mùi nước tiểu xuất hiện ở những nơi mèo thường nằm nghỉ ngơi hoặc đi ngang qua Mèo đi tiểu thường xuyên hơn, hoặc có thể tiểu bừa bãi ở những nơi khác ngoài khay vệ sinh Mèo bị khó chịu, thường xuyên rên rỉ, kêu gào trong quá trình đi vệ sinh Đi tiểu thường xuyên và khó kiểm soát khiến mèo dễ mệt mỏi, bé sẽ trở nên lười vận động, thường chỉ muốn nằm một chỗ nghỉ ngơi Tư thế đi tiểu có sự thay đổi hoặc mèo ngồi tiểu lâu hơn bình thường. Đôi khi mèo có thể tiểu ra máu. Tùy vào tình trạng sức khoẻ và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi bé sẽ có biểu hiện triệu chứng khác nhau. Đối với...

02/11/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ