10/09/2024
Ghẻ là một loại bệnh ngoài da xuất hiện trên nhiều loài động vật, trong đó có cả mèo. Mèo bị ghẻ thường gặp phải tình trạng ngứa ngáy toàn thân, rụng lông,... điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp bên ngoài. Vậy đâu là dấu hiệu mèo bị ghẻ, và liệu ghẻ mèo có thể điều trị triệt để không? Petkit Việt Nam By Helicorp sẽ giúp các sen giải đáp những thắc mắc này để việc chăm...
09/09/2024
06/09/2024
Tiêu chảy là một trong những vấn đề sức khỏe thường xuất hiện ở mèo. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt như mèo bị tiêu chảy không kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Petkit By Helicorp sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về triệu chứng và cách thức điều trị bệnh hiệu quả. 1. Mèo bị tiêu chảy không kiểm soát do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mèo bị tiêu chảy, có thể kể đến như: mèo bị rối loạn đường ruột nhẹ, bị căng thẳng do thay đổi môi trường sống, mèo ăn phải ăn ôi thiu, hay thậm chí là bị dị ứng thức ăn,... Nếu mèo của bạn chỉ bị tiêu chảy một vài lần và vẫn đảm bảo hoạt động, vui chơi như bình thường, thì vấn đề tiêu chảy ở mèo sẽ không quá quan ngại. Tình trạng tiêu chảy của mèo cưng có thể sẽ biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày sau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh chuyển biến nặng và mèo mèo bị tiêu chảy không kiểm soát. Việc mèo đi tiêu thường xuyên này có thể là do mèo đang bị: Nhiễm vi khuẩn/ virus E.coli, salmonella,... Bị nhiễm ký sinh trùng gây kích ứng đường tiêu hoá Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa nặng chưa được điều trị dứt điểm Mèo bị nhiễm độc, dị ứng với thuốc điều trị Chế độ dinh dưỡng và ăn uống không thích hợp với thể trạng của bé. Việc mèo bị tiêu chảy không kiểm soát có thể xem là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, thăm khám kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của thú cưng. Mèo bị tiêu chảy không kiểm soát là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe đáng quan ngại 2. Triệu chứng mèo bị tiêu chảy không kiểm soát Khi mèo bị tiêu chảy không kiểm soát, mèo sẽ có những biểu hiện, triệu chứng đặc trưng mà bạn có thể quan sát được như: Tiêu chảy liên tục: Mèo thường đi phân lỏng hoặc mềm nhầy, có kèm nước. Một số trường hợp xuất hiện máu trong phân, màu phân bị sẫm hoặc đen đậm. Việc đi tiêu diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày và không có dấu hiệu ngừng. Chán ăn: Mèo ăn ít hơn so với thông thường hoặc thậm chí là liên tục bỏ bữa Suy nhược cơ thể: Việc đi tiêu nhiều khiến mèo cảm thấy lờ đờ, thiếu năng lượng, ngủ li bì. Nôn mửa: Một số trường hợp nặng mèo có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa ra chất nhầy hoặc thức ăn chưa được tiêu hoá. Khát nước: Mèo liên tục uống nước để bù đắp cho sự mất nước khi bị tiêu chảy liên tục. Sút cân: Mèo bị tiêu chảy không kiểm soát kèm với việc biếng ăn. Mèo sẽ bị sụt giảm cân nghiêm trọng Xuất hiện tình trạng đau đớn, khó chịu: Mèo có thể bị đau bụng do viêm nhiễm hoặc do co thắt đường ruột. Lông bị khô xơ: Lông của mèo có thể bị khô hoặc xỉn màu do thiếu nước và mất chất dinh dưỡng. Chứng tiêu chảy không kiểm soát ở mèo có thể đi kèm với việc nôn mửa, sút cân 3. Mèo bị tiêu chảy không kiểm soát có nguy hiểm không? Mèo bị tiêu chảy không kiểm soát tương đối nghiêm trọng, nhất là khi xuất hiện ở mèo lớn tuổi hoặc mèo con có hệ miễn dịch yếu. Mèo bị tiêu chảy nhiều lần thường dễ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân,... Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: Hệ miễn dịch suy giảm, khiến mèo bị suy nhược cơ thể, mất sức, dễ bị nhiễm trùng Tiêu chảy gây mất nước dẫn đến mất cân bằng điện giải, làm trì trệ khả năng trao đổi chất khiến mèo bị suy kiệt, yếu cơ, rối loạn nhịp tim,... nguy hiểm hơn là tử vong. Có thể thấy, tiêu chảy kéo dài liên tục ở mèo cực kỳ nguy hiểm, cần phải được điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho bé. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đưa mèo cưng đến thăm khám bác sĩ thú y để được lên phác đồ điều trị phù hợp. Xem thêm: Giật mình vì mèo tiêu chảy ra máu: Sen nên làm gì? 4. Cách điều trị, phòng ngừa khi mèo bị tiêu chảy Như đã đề cập ở phần trên, khi phát hiện mèo bị tiêu chảy không kiểm soát, cần ngay lập tức đưa mèo đến bác sĩ thú y gần nhất để thăm khảm. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc tự kê đơn hay các biện pháp chữa trị dân...
05/09/2024
Tiêu chảy ở mèo con là một vấn đề thường gặp và gây lo lắng cho nhiều người nuôi thú cưng. Để giúp bạn xử lý tình trạng này một cách hiệu quả, bài viết này sẽ giới thiệu cách chữa mèo con bị tiêu chảy tại nhà dễ thực hiện. Với sự chăm sóc đúng cách và kịp thời, bạn có thể giúp mèo con của mình nhanh chóng hồi phục. 1. Bệnh tiêu chảy ở mèo con là gì? Bệnh tiêu chảy ở mèo con là tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến phân của mèo trở nên lỏng hoặc có nước, thường do các nguyên nhân như chế độ ăn uống không phù hợp, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, dịch bệnh, hoặc các yếu tố căng thẳng khác. Mèo con rất dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa còn non yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như thức ăn lạ, thực phẩm kém vệ sinh, hoặc thay đổi đột ngột trong môi trường sống. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở mèo con Khi mèo con bị tiêu chảy, có một số dấu hiệu nhận biết bao gồm: Phân lỏng hoặc nước, đôi khi có mùi hôi hoặc lẫn máu. Mèo uể oải, yếu ớt, lười ăn uống và chơi đùa. Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày hơn bình thường. Mùi phân khó chịu hơn. Mèo bị mất nước, đồng thời tụt cân nhanh chóng. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, hãy theo dõi mèo cẩn thận. Nếu tình trạng kéo dài và có biểu hiện nghiêm trọng như mất nước hoặc phân có máu, hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 2. Mèo bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Tiêu chảy ở mèo con có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Mất nước và điện giải là những rủi ro lớn nhất, có thể dẫn đến suy nhược và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách, hầu hết các trường hợp tiêu chảy ở mèo con đều có thể được kiểm soát tại nhà. Mèo con bị tiêu chảy có thể trở nên nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời 3. Cách chữa mèo con bị tiêu chảy tại nhà Tiêu chảy ở mèo con sẽ làm cho các “sen” lo lắng , nhưng nếu biết cách chăm sóc đúng, bạn có thể giúp mèo con hồi phục nhanh chóng ngay tại nhà. Dưới đây là những biện pháp hữu hiệu để chữa trị tiêu chảy cho mèo con. 3.1 Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tiêu chảy cho mèo con. Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và phù hợp với dạ dày nhạy cảm của mèo con. Thức ăn nhẹ nhàng: Khi mèo con bị tiêu chảy, hãy chuyển sang thức ăn dễ tiêu như cơm mềm, gà luộc không gia vị hoặc các loại thực phẩm dành riêng cho mèo con đang có vấn đề về tiêu hóa. Bổ sung chất xơ: Thêm một lượng nhỏ bí ngô hoặc chất xơ vào thức ăn của mèo con để giúp cân bằng hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng phân lỏng. Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì cho ăn nhiều trong một bữa, hãy chia thức ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp dạ dày mèo con dễ dàng xử lý thức ăn hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy cho thú cưng ăn để kiểm soát lượng thức ăn và thời gian cho ăn, giúp mèo con duy trì chế độ ăn uống đều đặn và tránh ăn quá nhiều. Máy ăn có camera Petkit Solo YumShare Máy ăn PETKIT Fresh Element Solo 3.2 Bổ sung chất điện giải Tiêu chảy có thể khiến mèo con bị mất nước và các chất điện giải quan trọng. Do đó, việc bổ sung những dưỡng chất này là vô cùng cần thiết. Bạn có thể thêm dung dịch điện giải dành cho thú cưng vào nước uống của mèo con để giúp chúng phục hồi lượng nước và muối khoáng đã mất.. 3.3 Giữ sạch sẽ môi trường sống Môi trường sống sạch sẽ cũng là một yếu tố giúp mèo con nhanh chóng hồi phục. Hãy đảm bảo rằng khay vệ sinh, khu vực ngủ và nơi ăn uống của mèo con luôn được vệ sinh kỹ lưỡng. Đặc biệt, sử dụng máy lọc nước cho chó mèo có thể giúp cung cấp nguồn nước sạch và tinh khiết, giảm nguy cơ mèo con bị nhiễm khuẩn qua nước uống. Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max...
04/09/2024
Mèo bị tiêu chảy và nôn là tình trạng phổ biến nhưng không thể xem nhẹ, vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của “hoàng thượng” đang gặp phải những rủi ro tiềm ẩn. Hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý khi mèo cưng gặp phải tình trạng này sẽ giúp bạn chăm sóc chúng hiệu quả hơn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cùng PETKIT by HeLiCorp theo dõi bài viết dưới đây để biết cách điều trị phù hợp nhé. 1. Nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy và nôn? Hiện tượng mèo bị tiêu chảy và nôn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác nguồn gốc gây bệnh sẽ giúp bạn có được liệu trình điều trị hiệu quả nhất: Bệnh lý nghiêm trọng: Một số bệnh như viêm tuỵ, viêm gan, viêm ruột, hay suy thận có thể khiến mèo bị tiêu chảy và nôn. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá mà còn gây ra các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn và giảm cân. Nhiễm khuẩn: Mèo có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh tiêu hoá và đường ruột như Salmonella, E. coli hay Campylobacter từ môi trường sống hoặc thực phẩm không an toàn. Những vi khuẩn này thường gây rối loạn tiêu hoá, dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa. Nguồn thức ăn không đảm bảo: Việc cho mèo ăn thực phẩm không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng, chứa hoá chất hoặc bị hỏng có thể làm mèo bị tiêu chảy và nôn. Sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn của mèo cũng có thể gây ra phản ứng tiêu cực từ hệ tiêu hoá của chúng. Chất lượng nguồn nước: Nguồn nước bẩn chứa vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy và nôn. Đồng thời cũng tác động một phần đến hệ bài tiết của mèo. Tác động từ môi trường: Thay đổi môi trường sống hoặc căng thẳng tâm lý cũng có thể là nguyên nhân khiến mèo bị rối loạn tiêu hoá, dẫn đến tình trạng mèo bị chảy và nôn bỏ ăn. Mèo bị tiêu chảy khiến cơ thể mất sức sống 2. Cách chẩn đoán bệnh tiêu chảy và nôn ở mèo Để xác định nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy và nôn, đồng thời đưa ra phác đồ điều trị chính xác, bác sĩ thú y sẽ thực hiện các bước chẩn đoán kỹ lưỡng bằng các phương pháp như: Kiểm tra lâm sàng: Đánh giá sức khỏe tổng quát của mèo, bao gồm nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, tai-mũi-họng, thăm khám bụng, chức năng gan thận, tim và phổi. Xét nghiệm phân: Phân tích mẫu phân để phát hiện sự xuất hiện của vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc máu trong phân hay không. Xét nghiệm máu: Chẩn đoán tình trạng thiếu hụt điện giải, nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý ảnh hưởng khác. Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm hoặc chụp X-quang để kiểm tra tình trạng của dạ dày và ruột, phát hiện các bất thường như khối u hoặc tắc nghẽn. Bác sĩ thú y lấy máu xét nghiệm của mèo 3. Điều trị mèo bị tiêu chảy và nôn, bỏ ăn thế nào? 3.1 Theo dõi và xác định đúng nguyên nhân Quan sát tình trạng phân, mùi và màu sắc để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời xem xét lại chế độ ăn uống, môi trường sống, các vật tiếp xúc,... của mèo trong thời gian gần nhất. 3.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống Khi mèo bị tiêu chảy và nôn bỏ ăn, hãy cho mèo nhịn ăn từ 12-24 giờ để hệ tiêu hoá nghỉ ngơi. Có thể bổ sung thêm nước và điện giải bằng dung dịch oresol hoặc nước luộc gà. 3.3 Đảm bảo nguồn thức ăn Sử dụng thức ăn chín, dễ tiêu hoá, không chứa gia vị và dầu mỡ. Bạn nên cho mèo ăn thực phẩm chín kĩ hoặc các thực phẩm chuyên biệt dành riêng cho mèo có vấn đề về tiêu hoá. Khi mèo đã ổn định, cho bé ăn cháo loãng và dần chuyển sang thức ăn thông thường như hạt. Nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc bữa ăn cho “hoàng thượng” thì máy cho ăn tự động PETKIT YumShare Dual-Hopper sẽ là lựa chọn thông minh dành cho bạn. Máy sử dụng bình chứa 5 lít với 2 ngăn tiện lợi, giúp điều phối thức ăn tiện lợi trong 25 ngày mà không khiến mèo bị ngán bởi 1 loại thức ăn. Bạn có thể cài đặt tối đa 15 bữa, từ 1 đến 10 khẩu phần ăn mỗi ngày. Máy ăn có camera PETKIT YumShare Dual-Hopper (Gemini) - 2 ngăn 3.4 Đảm bảo nguồn nước sạch Luôn cung cấp...
03/09/2024
Việc tắm cho mèo vào mùa đông hay những ngày lạnh thường sẽ khiến các sen lo lắng thú cưng sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Vậy trời lạnh có nên tắm cho mèo không? Nếu có thì tắm cho mèo trời lạnh ra sao? Các sen nên chăm sóc bộ lông cho mèo như thế nào khi trời lạnh? Hãy cùng Petkit By Helicorp khám phá cách chăm sóc lông cho mèo trong những ngày lạnh giá để đảm bảo rằng mèo của bạn luôn khỏe mạnh và sạch sẽ. 1. Trời lạnh có nên tắm cho mèo không? Dù có khả năng làm sạch bản thân thông qua việc chải lông bằng gai nhọn ở lưỡi, tuy nhiên, giống như con người, mèo cũng cần được chăm sóc lông để duy trì tình trạng sức khỏe và vệ sinh thân thể tốt nhất. Mèo sử dụng gai nhọn trên lưỡi chải lông để vệ sinh làm sạch cơ thể Thế nhưng trong mùa đông, khí trời se lạnh cùng mức nền nhiệt hạ xuống thấp, không chỉ con người mà ngay cả thú cưng cũng có thể bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Việc tắm rửa để làm sạch bề mặt lông cho mèo trong thời điểm này cũng là một vấn đề được các sen quan tâm và cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy thời điểm trời lạnh có nên tắm cho mèo không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN, bởi mèo dễ có nguy cơ: Viêm đường hô hấp: Nếu lông mèo không được lau khô làm ấm thân thể kỹ càng sau khi tắm, mèo sẽ dễ mắc các bệnh như cảm lạnh hoặc viêm phổi. Lúc này cơ thể mèo xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, thở khò khè, chảy nước mũi,... Viêm, nhiễm trùng da: Việc không được sấy khô kỹ càng có thể khiến cho lông mèo sản sinh ổ vi khuẩn, nấm mốc, dẫn đến kích ứng da và nặng hơn là viêm da. Hạ thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể mèo có thể bị giảm đến mức thấp do lông ẩm ướt trong điều kiện thời tiết lạnh và có gió. Mèo sẽ xuất hiện các triệu chứng như run rẩy toàn thân, môi và lợi nhợt nhạt, mất sự tập trung,... Viêm khớp: Đối với mèo trưởng thành, dễ xuất hiện tình trạng viêm khớp do nhiễm lạnh. Căng thẳng, lo âu: Tắm trong môi trường có nhiệt độ chênh lệch có thể khiến mèo xuất hiện tình trạng căng thẳng, lo âu. Triệu chứng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần của mèo. Tắm cho mèo vào trời lạnh dễ khiến cơ thể bé bị nhiễm lạnh và làm suy giảm hệ miễn dịch Trong một số trường hợp đặc biệt, việc tắm cho mèo vào thời điểm trời lạnh/ mùa đông sẽ cần thiết và hợp lý mà các sen có thể cân nhắc như: Lông mèo bị dính bẩn: Nếu mèo bị dính bẩn do thức ăn, bụi bẩn, bùn đất mà không thể làm sạch theo cách chải lông thường. Bắt buộc các sen phải tắm cho mèo để làm sạch lông. Mèo mắc các bệnh viêm, nhiễm trùng da: Trường hợp mèo mắc các bệnh về da hoặc bị nhiễm khuẩn da cần phải tắm rửa làm sạch cơ thể để thoa thuốc điều trị. Mèo có bộ lông dài, khó tự chăm sóc bản thân: Đối với những giống mèo lông dài hoặc dày, dễ bị bết dính thì cần tắm rửa thường để đảm bảo vệ sinh và duy trì khỏe mạnh. >> Xem thêm: Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm 2. Tắm mèo vào trời lạnh thế nào cho an toàn? Trong trường hợp bắt buộc phải tắm cho mèo vào những ngày thời tiết lạnh, các sen nên chuẩn bị và lên kế hoạch cụ thể để mèo được đảm bảo về mặt sức khỏe. Dưới đây là những bước chuẩn bị khi tắm mèo vào trời lạnh mà Petkit Việt Nam By Helicorp muốn gửi đến bạn: 2.1 Kiểm tra thân nhiệt mèo trước khi tắm Việc kiểm tra thân nhiệt cho mèo trước khi tắm cực kỳ quan trọng nhất là trong thời điểm trời lạnh. Bước kiểm tra này giúp các sen nắm rõ tình trạng sức khỏe mèo không bị nhiễm lạnh hay sốt. Nhiệt độ cơ thể bình thường của mèo sẽ nằm trong khoảng 38 độ C. 2.2 Tắm nơi kín gió Nên lựa chọn khu vực tắm cho nhiệt độ ấm, không có gió lùa nhằm hạn chế tình trạng mèo bị nhiễm lạnh khi tắm. Ngoài ra, cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tắm rửa như dầu gội, khăn khô, ráy tai, máy sấy lông hoặc lồng sấy lông chó mèo ở gần khu vực tắm để bạn không cần phải di chuyển quá xa...
02/09/2024
Nhìn thấy mèo cưng tiêu chảy ra máu có thể khiến bất kỳ "sen" nào hoang mang và lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp kịp thời và xử lý đúng cách. Trong bài viết này, PETKIT by HeLiCorp sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ "boss" yêu của bạn khi gặp phải tình trạng mèo tiêu chảy ra máu. 1. Tình trạng mèo tiêu chảy ra máu là gì? Mèo tiêu chảy ra máu là một dấu hiệu đáng lo ngại, thường cho thấy có vấn đề nghiêm trọng trong hệ tiêu hóa của mèo. Tình trạng này xảy ra khi máu xuất hiện trong phân của mèo, làm cho phân có màu đỏ tươi hoặc nâu đen, kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, nôn mửa, hoặc thậm chí là mất nước. Một số dấu hiệu giúp “sen” dễ dàng nhận biết mèo bị tiêu chảy ra máu có thể kể đến như: Mèo hay kêu la và rên rỉ nhiều hơn ngày thường trong lúc đại tiện. Tần suất đi vệ sinh tăng lên. Mèo gặp khó khăn và mất nhiều thời gian khi đại tiện. Phân mèo chứa các dịch nhầy. Dính máu kể cả khi đi tiểu tiện hay đại tiện. Quan sát ở gần hậu môn thấy những cục u nhỏ có chứa mủ. Phân mèo lỏng hơn bình thường, màu sắc bất thường, có mùi hôi và kèm theo máu. >> Xem thêm: Mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày là bình thường? Mèo đi vệ sinh chứa dịch nhầy 2. Vì sao mèo bị tiêu chảy ra máu? Tình trạng mèo tiêu chảy ra máu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và mang theo những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe của mèo. Một số nguyên nhân được cho rằng đã gây nên tình trạng này có thể kể đến như: Thay đổi thức ăn đột ngột: Khi bạn chuyển từ loại thức ăn này sang loại khác mà không có sự thay đổi từ từ, sẽ khiến hệ tiêu hoá của mèo không thích nghi kịp, gây kích ứng niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy có máu trong phân. Nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng đường ruột như giun móc, giun đũa, giun tóc thường bám vào niêm mạc ruột, hút máu và chất dinh dưỡng từ cơ thể mèo, khiến mèo tiêu chảy ra máu, thậm chí bị thiếu máu, yếu sức và giảm cân. Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút: Các loại vi khuẩn như Salmonella, E. coli, hoặc vi rút như parvovirus có thể gây viêm niêm mạc ruột, làm tổn thương các mô và dẫn đến chảy máu, đi kèm với nôn mửa, sốt, mất nước và suy giảm sức khoẻ tổng thể. Trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong. Dị ứng thức ăn: Điều này xảy ra khi hệ miễn dịch của mèo phản ứng quá mức với một thành phần nào đó trong thức ăn, dẫn đến viêm nhiễm và tiêu chảy ra máu. Các thành gây dị ứng phổ biến bao gồm gluten, lactose, hoặc protein từ thịt bò, thịt gà. Ngộ độc thức ăn: Khi ăn phải các chất độc hại như thuốc diệt cỏ, hóa chất gia dụng, hoặc các loại thực vật độc, cơ thể mèo phản ứng bằng cách cố gắng loại bỏ chất độc qua đường tiêu hoá, dẫn đến tiêu chảy dữ dội và chảy máu. Ngộ độc có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng khác như nôn mửa, co giật, khó thở, và nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây tử vong. Mèo mệt mỏi khi bị tiêu chảy ra máu 3. Mèo tiêu chảy ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Mèo bị tiêu chảy ra máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, cần được kiểm tra và điều trị kịp thời: Viêm đường ruột, bệnh Care (bệnh giảm bạch cầu ở mèo), nhiễm cầu trùng. Xuất huyết dạ dày, sụt giảm bạch cầu trong máu. Bệnh lý liên quan đến hậu môn như u ác tính, viêm túi hậu môn. Viêm đại tràng, phình đại tràng vô căn, viêm đường ruột. Tiền liệt tuyến, gãy xương chậu, gãy xương chân sau. Rối loạn đông máu. 4. Chăm sóc mèo bị tiêu chảy ra máu thế nào? Khi mèo của bạn bị tiêu chảy ra máu, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng, để đảm bảo sức khoẻ của “boss” không trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý chăm sóc khi mèo gặp phải tình trạng này: 4.1 Chế độ ăn nhẹ và phân bổ hợp lý Hãy lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, ít...
01/09/2024
Mèo tắm nhiều có sao không? Đây là câu hỏi mà nhiều “sen” rất quan tâm và cũng là đề tài hot luôn gây tranh cãi trong các cộng đồng chăm sóc thú cưng. Tắm cho mèo là một phần quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh và sức khỏe, nhưng liệu tắm quá nhiều có ảnh hưởng đến mèo không? Hãy cùng PETKIT tìm hiểu qua bài viết này. 1. Tần suất tắm phù hợp cho mèo Tần suất tắm cho mèo không có cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống mèo, tình trạng sức khỏe, môi trường sống, và lối sống của mèo. Tuy nhiên, bao lâu tắm cho mèo 1 lần là câu hỏi phổ biến mà nhiều người nuôi mèo quan tâm. Thông thường, mèo chỉ cần được tắm từ 1 đến 2 lần mỗi tuần nếu chúng sống trong môi trường sạch sẽ và không tiếp xúc với bùn đất hay các chất bẩn khác. Đối với mèo sống trong môi trường ngoài trời hoặc thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, việc tắm có thể được thực hiện thường xuyên hơn, nhưng vẫn nên hạn chế ở mức 3-4 lần mỗi tuần. Mèo lông ngắn thường cần tắm ít hơn mèo lông dài vì lông ngắn ít bị bẩn và rối hơn. Mèo con dưới 6 tháng tuổi không nên tắm vì chúng chưa đủ sức khỏe và khả năng chịu đựng nhiệt độ nước. Nên tắm cho pet 1-2 lần mỗi tuần 2. Mèo tắm nhiều có sao không? Việc tắm cho mèo có thể mang lại nhiều lợi ích, giúp loại bỏ bụi bẩn và ký sinh trùng, nhưng tắm quá nhiều lại có thể gây hại. Mèo tắm nhiều có sao không? Câu trả lời là CÓ và rất ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé có thể nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Dưới đây là những tác động tiêu cực khi tắm mèo quá thường xuyên. 2.1 Ảnh hưởng đến da và lông Khi tắm quá thường xuyên, da mèo có thể trở nên khô, nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như viêm da, ngứa ngáy, và thậm chí là bong tróc da. Lông mèo cũng có thể mất đi sự mềm mượt, trở nên khô ráp và dễ bị rối, làm cho việc chải lông trở nên khó khăn hơn. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của mèo mà còn gây ra cảm giác khó chịu và căng thẳng cho chúng. Điều này không chỉ làm giảm đi sự mềm mại của lông mà còn khiến lông trở nên xơ xác, mất đi độ bóng mượt tự nhiên và dễ bị rối. Hậu quả là mèo sẽ không chỉ cảm thấy khó chịu mà còn có nguy cơ phát triển các vấn đề về da như viêm da hoặc nấm da. >> Xem thêm: Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm Không nên tắm nhiều cho mèo vì ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe 2.2 Giảm sức đề kháng Việc tắm mèo quá thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến da và lông mà còn có thể làm giảm sức đề kháng của mèo, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh hơn. Mèo có một lớp bảo vệ tự nhiên trên da và lông, giúp chúng chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi tắm quá nhiều, lớp bảo vệ này có thể bị tổn thương hoặc loại bỏ, khiến da mèo dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập. Kết quả là, mèo dễ mắc các bệnh về da, nhiễm trùng đường hô hấp, và các bệnh khác do hệ miễn dịch suy yếu. 2.3 Ảnh hưởng đến tâm lý của mèo Mèo thường không thích nước và có thể cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng khi bị tắm. Tắm quá nhiều không chỉ làm mèo khó chịu mà còn gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của chúng. Mèo có thể trở nên sợ hãi, tránh né, thậm chí có thể trở nên hung dữ hơn nếu bị ép tắm quá thường xuyên. Việc ép buộc mèo tắm quá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ stress. 3. Hỏi - đáp về tắm cho mèo Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc tắm cho mèo mà PETKIT đã thu thập được trong các nhóm cộng đồng chăm sóc thú cưng: 3.1 Mèo mấy tháng thì tắm được? Khi mèo con trên 3 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu tắm cho chúng nhưng cần làm theo cách cẩn thận và sử dụng sữa tắm chuyên dụng dành cho mèo. Tắm cho mèo con mỗi tháng một lần là đủ để loại bỏ ve,...
31/08/2024