Top các bệnh nguy hiểm ở mèo cần hết sức lưu ý
Bạn có biết rằng, mèo cũng phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm mà chỉ cần phát hiện muộn một chút cũng có thể đe dọa đến tính mạng của chúng không? Các bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của “boss”, mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang người. Vậy các bệnh nguy hiểm ở mèo này là gì? Hãy cùng PETKIT tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau đây, cũng như các cách chăm sóc sức khỏe để bảo vệ toàn diện cho mèo cưng nhé.
1. Tổng hợp các bệnh nguy hiểm ở mèo
Mèo cưng dù trông khoẻ mạnh nhưng bên trong cơ thể vẫn có khả năng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở mèo, từ bệnh ngoài da đến các vấn đề về nội tạng. Dưới đây là danh sách top 10+ căn bệnh nguy hiểm ở mèo mà bạn cần lưu ý để chăm sóc người bạn nhỏ này tốt nhất.
1.1 Bệnh nấm mèo
Mèo bị nấm là một trong những bệnh ngoài da phổ biến và nguy hiểm. Nguyên nhân chính thường do các loại nấm như Microsporum canis hoặc Trichophyton mentagrophytes gây ra. Đặc biệt, bệnh này sẽ càng phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém hoặc khi hệ miễn dịch của mèo suy yếu.
Một số triệu chứng thường thấy khi mèo bị nấm:
-
Lông rụng theo mảng, vùng da bị tổn thương đỏ, bong tróc hoặc có vảy.
-
Mèo gãi nhiều, có dấu hiệu đau rát ở vùng da bị nấm.
-
Da có màu xám hoặc sạm đen, có mùi hôi khó chịu.
Lưu ý rằng, bệnh nấm mèo có khả năng lây lan rất cao, có thể lây sang các khu vực khác, sang người và sang động vật. Vì vậy hãy nhớ cách ly mèo bị bệnh khỏi các vật nuôi khác trong nhà nhé.
1.2 Bệnh FIV ở mèo
Bệnh FIV (Feline Immunodeficiency Virus) hay còn gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo, tương tự như HIV ở người, đây là một căn bệnh lây truyền nguy hiểm qua vết cắn hoặc tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh. Virus này tấn công hệ miễn dịch, làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh khác của mèo.
Khi mèo bị FIV, chúng sẽ có những triệu chứng sau:
-
Giai đoạn đầu: Sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, biếng ăn.
-
Giai đoạn sau: Nhiễm trùng tái phát đặc biệt ở da, đường hô hấp và miệng, sút cân nghiêm trọng, tiêu chảy kéo dài, viêm lợi hoặc loét miệng.
-
Hệ miễn dịch suy giảm: Mèo dễ mắc các bệnh thứ phát như viêm phổi hoặc nhiễm ký sinh trùng.
Hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
FIV là một trong các bệnh nguy hiểm ở mèo phổ biến
1.3 Bệnh dại ở mèo
Mèo bị dại là một bệnh lý do Rabies virus gây ra, virus này tấn công hệ thần kinh trung ương của động vật có vú, bao gồm cả mèo và người. Đây là căn bệnh lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm, gây luôn tử vong nếu không được điều trị kịp thời trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Virus dại tồn tại trong nước bọt và lây qua vết cắn từ động vật mang mầm bệnh. Ngoài ra, virus cũng có thể xâm nhập qua các vết thương hở hoặc niêm mạc mắt, mũi, miệng.
Khi mèo nhiễm dại, chúng sẽ biểu hiện các triệu chứng qua 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn đầu: Mèo có biểu hiện lo âu, bồn chồn, thay đổi thói quen ăn uống, hay liếm vết thương do cắn.
-
Giai đoạn kích thích: Mèo trở nên hung hăng bất thường, dễ cắn xé hoặc tấn công các động vật và con người xung quanh. Một số bé còn trở nên nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động.
-
Giai đoạn liệt: Mèo bị liệt cơ hàm, không thể nuốt nước hoặc thức ăn, nước dãi chảy nhiều, dần dẫn đến suy yếu toàn thân và tử vong.
Bệnh dại không chỉ nguy hiểm cho mèo mà còn có nguy cơ lây sang người. Vì vậy, việc tiêm phòng đầy đủ là yếu tố quan trọng để bảo vệ cả bạn và thú cưng.
>> Xem thêm: Tỉ lệ mèo bị dại: A-Z con số và những điều cần lưu ý
1.4 Bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh Panleukopenia, là một trong các bệnh nguy hiểm ở mèo. Virus này tấn công mạnh mẽ vào các tế bào máu trắng (bạch cầu), làm suy yếu hệ miễn dịch của mèo.
Mèo bị giảm bạch cầu thường có các triệu chứng như: sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy kèm máu, mệt mỏi, bỏ ăn, mất nước, trầm cảm. Mèo con dưới 6 tháng tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và có thể chết nếu không được điều trị kịp thời. Vì bệnh này có thể gây tử vong nhanh chóng, nên bạn cần phải cách ly mèo với các vật nuôi khác, tiêm phòng đầy đủ và định kỳ cho mèo để tránh nhiễm bệnh nhé.
Cơ thể mèo mệt mỏi khi bị giảm bạch cầu
1.5 Bệnh tiêu chảy ở mèo
Mèo bị tiêu chảy là tình trạng boss đi ngoài thường xuyên có phân lỏng, và đôi khi còn kèm máu. Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp khi mèo bị nhiễm khuẩn hoặc virus như Salmonella, E. coli hay Rotavirus, rối loạn tiêu hoá hoặc phản ứng với thức ăn không phù hợp. Bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng mèo bị kiết lỵ, mất nước, suy kiệt và ảnh hưởng đến tính mạng.
Mèo sẽ gặp một số triệu chứng khi bị tiêu chảy như:
-
Phân lỏng, có thể kèm máu và mùi hôi.
-
Mèo bỏ ăn, mệt mỏi.
-
Nôn mửa và mất nước.
-
Mèo có thể bị đau bụng và chướng bụng.
-
Tiêu chảy còn là triệu chứng của việc mèo bị viêm ruột.
Để hạn chế được tình trạng này xảy ra, hãy nhớ tẩy giun cho mèo định kỳ để phòng ngừa giun sán, đồng thời giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn vi khuẩn phát triển.
Để nhận biết sớm bệnh tiêu chảy ở mèo, sen nên sắm máy dọn phân mèo Petkit được tích hợp camera AI phân tích chất thải, nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI |
1.6 Bệnh bọ chét mèo
Mèo bị bệnh bọ chét chủ yếu do tiếp xúc với môi trường ngoài trời hoặc bị các vật nuôi khác nhiễm bệnh. Khi này, ký sinh trùng bộ chét sẽ ký sinh trong lông mèo, hút máu và đẻ trứng. Trứng có thể rơi xuống sàn nhà, thảm hoặc chỗ ngủ của mèo gây tái nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài, mèo có thể bị thiếu máu, viêm da hoặc các phản ứng dị ứng.
Các dấu hiệu thường gặp khi mèo bị nhiễm bọ chét gồm:
-
Mèo gãi hoặc liếm quá mức ở các khu vực như lưng, đùi, cổ.
-
Da đỏ, sưng, hoặc có vết thương do cào gãi.
-
Lông rụng, nhất là ở các vùng da bị bọ chét tấn công.
-
Nhiễm trùng hoặc dị ứng do bọ chét gây ra.
Để điều trị hiệu quả, bạn nên kết hợp dùng thuốc đặc trị, thường xuyên tắm rửa cho mèo và dọn dẹp khu vực sống để loại bỏ ký sinh trùng bọ chét.
Mèo thường xuyên gãi khi bị bọ chét
1.7 Bệnh sán mèo
Bệnh sán mèo là tình trạng mèo bị nhiễm ký sinh trùng sán, chủ yếu là sán dải hoặc sán dây, sống và phát triển trong hệ tiêu hoá của mèo. Sán có thể dài từ vài cm đến hàng mét, gây cản trở cho việc tiêu hoá và ảnh hưởng sức khoẻ chung của mèo. Mèo có thể bị nhiễm sán do ăn phải chuột, thỏ hoặc động vật nhỏ khác mang trứng sán. Một nguồn lây nhiễm khác là qua bọ chét, là vật trung gian mang theo trứng sán.
Khi mèo bị nhiễm sán, chúng sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, tiểu chảy, giảm cân, suy dinh dưỡng, lông xơ xác, thỉnh thoảng có thể thấy sán trong phân mèo.
Để điều trị được bệnh sán mèo, bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ thú y. Các loại thuốc diệt ký sinh trùng như praziquantel hoặc espisprantel sẽ được chỉ định để tiêu diệt sán trong cơ thể mèo. Hầu hết mèo sẽ hồi phục hoàn toàn khi được điều trị đúng cách.
Mèo nôn mửa khi bị sán mèo
1.8 Bệnh tiết niệu, sỏi thận
Bệnh tiết niệu ở mèo là tình trạng bất thường ảnh hưởng đến đường tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu là phổ biến nhất và có thể khiến mèo gặp các vấn đề như khó tiểu hoặc tiểu ra máu, tiểu nhiều lần hoặc thậm chí không tiểu, lười ăn, mệt mỏi, kêu la khi đi tiểu.
Mèo bị sỏi thận là sự hình thành các tinh thể hoặc khối sỏi trong thận, có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu hoặc gây viêm nhiễm. Sỏi thận thường hình thành do mất cân bằng trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như tiêu thụ quá nhiều khoáng chất hoặc thiếu nước. Các yếu tố khác như bệnh di truyền hoặc viêm nhiễm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở mèo. Sen nên dùng máy dọn phân từ sớm để phát hiện các triệu của bệnh tiết niệu.
Để điều trị được hai bệnh này hiệu quả, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để được xét nghiệm và chụp chiếu, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp, thậm chí còn có thể phải phẫu thuật.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Solo 2 - Bơm không dây |
1.9 Bệnh viêm phúc mạc ở mèo (FIP)
Bệnh viêm phúc mạc ở mèo (bệnh FIP ở mèo) là một bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng do virus Feline Coronavirus (FCoV) gây ra. Mặc dù virus này phổ biến ở nhiều mèo, nhưng chỉ một số ít mèo phát triển thành FIP. Đây là một bệnh lý đe doạ đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
FIP xảy ra khi virus FCoV đột biến thành dạng có khả năng gây viêm các cơ quan nội tạng, đặc biệt là phúc mạc, gan, thận và não. Mèo con từ 3 tháng đến 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Ngoài ra, mèo sống trong môi trường đông đúc, không được vệ sinh sạch sẽ cũng dễ bị nhiễm bệnh.
Bệnh FIP có thể xuất hiện dưới 2 dạng:
-
Dạng ướt: Mèo có triệu chứng sưng bụng do tích tụ dịch, kèm theo sốt cao, chán ăn, giảm cân và có thể bị vàng da.
-
Dạng khô: Sốt kéo dài, sụt cân, mệt mỏi, và có thể mèo bị viêm mắt, não, thận.
Hiện nay không có phương pháp chữa FIP khỏi hoàn toàn, nhưng có một số loại thuốc mới đã được thử nghiệm giúp giảm thiểu triệu chứng và kéo dài sự sống cho mèo. FIP vẫn là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với mèo, vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Bệnh FIP khiến bụng mèo phình to do tích tụ dịch
1.10 Bệnh nhiễm trùng Chlamydia
Chlamydia là một trong các bệnh về mắt ở mèo, do vi khuẩn Chlamydia felis gây ra. Bệnh này thường ảnh hưởng đến mắt của mèo, khiếm mèo bị viêm mắt, viêm kết mạc và có thể lan rộng ra các cơ quan khác nếu không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn Chlamydia felis lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết từ mắt hoặc mũi của mèo bệnh.
Khi bị bệnh này, mèo sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
-
Viêm kết mạc mắt, mắt đỏ và nhiều ghèn.
-
Dịch mũi tiết ra, đôi khi có ho hoặc hắt hơi.
-
Mắt bị sưng tấy, có thể lan sang mắt bên kia.
-
Mèo cũng có thể bị sốt và bỏ ăn.
Chlamydia ở mèo có thể điều trị bằng kháng sinh như doxycycline, điều trị sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như tổn thương mắt lâu dài và viêm phổi.
1.11 Bệnh ký sinh trùng mèo
Đây là bệnh ký sinh trùng do vi khuẩn Toxoplasma gondii gây ra. Bệnh này thường gặp ở mèo nuôi trong nhà, mèo bị nhiễm bệnh này này có thể phát tán trứng của ký sinh trùng qua phân, làm lây lan bệnh cho các động vật khác, bao gồm cả người.
Ở mèo, bệnh Toxoplasmosis thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng đôi khi có thể xảy ra:
-
Mèo bị sốt, ăn uống kém, mệt mỏi và giảm cân.
-
Mắt đỏ, viêm kết mạc hoặc viêm võng mạc.
-
Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây viêm phổi hoặc các vấn đề về thần kinh.
Để điều trị mèo bị Toxoplasma gondii, bác sĩ thú y sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh như clindamycin hoặc sulfonamide.
Bệnh ký sinh trùng khiến cân nặng mèo giảm sút
2. Cách chăm sóc sức khỏe để mèo khỏe mạnh
Để hạn chế được các bệnh nguy hiểm ở mèo kể trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa sau để tạo “lá chắn” cho sức khỏe mèo cưng.
2.1 Tiêm phòng đầy đủ
Bạn cần lưu ý lịch tiêm phòng và các mũi tiêm quan trọng cho mèo như vacxin phòng mèo bị dại, vacxin giảm bạch cầu, vacxin phòng viêm phúc mạc, vacxin phòng viêm đường hô hấp. Hãy đảm bảo mèo được tiêm đầy đủ các loại vacxin cần thiết để bảo vệ chúng khỏi các bệnh nguy hiểm này nhé.
Tiêm phòng đầy đủ cho mèo giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm
2.2 Khám sức khỏe định kỳ
Đưa mèo đi khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể của chúng. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát của bé bao gồm: mắt, tai, răng miệng, lông, tim mạch, hô hấp, có thể xét nghiệm máu, đồng thời đưa ra phương án điều trị kịp thời nếu mèo nhiễm bệnh để ngăn bệnh tiến triển nặng.
2.3 Chế độ ăn uống cân đối
Chế độ ăn uống hợp lý là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe lâu dài cho mèo. Bổ sung quá nhiều hoặc thiếu hụt dưỡng chất đề sẽ khiến sức khỏe của mèo bị ảnh hưởng. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn của mèo phù hợp với từng độ tuổi như:
-
Mèo con cần thức ăn giàu protein và dưỡng chất thiết yếu để hỗ trợ phát triển.
-
Mèo trưởng thành cần thức ăn có sự cân bằng giữa chất béo, protein và các vitamin.
-
Mèo già cần chú trọng bổ sung dưỡng chất giúp bảo vệ xương khớp và tim mạch, thức ăn có tỷ lệ protein vừa phải để dễ dàng tiêu hoá.
Để đảm bảo phân chia lượng đồ ăn cho mèo được hợp lý, bạn có thể sử dụng máy ăn có camera PETKIT YumShare Dual-Hopper (Gemini) - 2 ngăn với hệ thống khóa 3 lớp cho thức ăn không bị mềm và oxy hóa, 2 ngăn chứa cho mùi vị linh hoạt. Tích hợp camera quan sát, bạn có thể dễ dàng điều khiển máy nhả thức ăn từ xa qua điện thoại thông minh.
Máy ăn có camera PETKIT YumShare Dual-Hopper (Gemini) - 2 ngăn |
Bên cạnh đó, cung cấp nước sạch cho mèo cũng giúp duy trì trao đổi chất, hỗ trợ hệ tiêu hoá và giúp thận hoạt động hiệu quả. Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L chính là trợ thủ đắc lực dành cho bạn bởi sở hữu bộ lọc nhiều lớp, cùng tia UVC khử khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn, kim loại nặng, bụi bẩn,...đảm bảo cho nguồn nước luôn vệ sinh.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
2.4 Tẩy giun định kỳ
Giun sán và các ký sinh trùng khác có thể gây ra các bệnh nguy hiểm ở mèo, tẩy giun định kỳ là cách hiệu quả để loại bỏ những ký sinh trùng này ra khỏi cơ thể mèo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để lựa chọn loại thuốc tẩy giun phù hợp, đồng thời đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, đúng lịch trình.
2.5 Tạo môi trường sống sạch sẽ
Bạn cần vệ sinh khu vực sống của mèo bao gồm cả khu vực ngủ nghỉ và khu vực vệ sinh. Thường xuyên thay cát vệ sinh cho mèo để tránh vi khuẩn tích tụ và phát triển. Sử dụng máy dọn phân mèo PETKIT Purobot Ultra có Camera AI sẽ giúp bạn giữ cho khu vực vệ sinh của mèo luôn sạch sẽ, giảm thiểu vi khuẩn và mùi hôi, đặc biệt còn có khả năng theo dõi hành vi, phân tích sức khỏe mèo thông qua màu sắc của phân, giúp phát hiện dấu hiệu các bệnh nguy hiểm ở mèo.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI |
2.6 Giữ ấm
Vào mùa đông, nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo, nhất là với mèo con và mèo già vì chúng có hệ miễn dịch yếu. Bạn nên bổ sung thêm chăn đệm, đèn sưởi để mèo không bị lạnh, giữ cho không gian ấm áp. Nếu mèo có dấu hiệu như rùng mình, hắt hơi hoặc lười ăn, bạn cần kiểm tra và giúp chúng ấm lên ngay lập tức, để lâu có thể dễ dẫn đến viêm phổi, viêm hô hấp,...
Trên đây là tổng hợp các bệnh nguy hiểm ở mèo mà có thể bạn chưa biết đến. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo lâu dài mà còn có khả năng gây tử vong trong thời gian ngắn. Để bảo vệ thú cưng một cách toàn diện nhất, đừng ngần ngại sở hữu ngay cho mèo những thiết bị chăm sóc thông minh của PETKIT bạn nhé.
>> Xem thêm: Mèo không chịu ăn pate: Lật tẩy nguyên nhân và cách đối phó
>> Xem thêm: Mèo sơ sinh bị rận do đâu? Cách chữa tại nhà hiệu quả