Góc giải đáp: Mèo mới về nhà có nên tắm?
Khi đón 1 bé mèo về nhà mới, nhiều Sen thường thắc mắc liệu có nên tắm ngay cho bé không. Thực tế cũng cho thấy, chăm sóc mèo mới cần đòi hỏi sự quan tâm đúng cách để bé cảm thấy an toàn và sớm hòa nhập. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thời điểm phù hợp để tắm cho mèo, cách chăm sóc khi bé mới về nhà, và tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi mèo mới về nhà có nên tắm không nhé.
1. Bao lâu thì tắm cho mèo 1 lần?
Việc tắm cho mèo cần được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm để đảm bảo sức khỏe cũng như mang lại sự thoải mái cho bé. Nếu bạn đang thắc mắc bao lâu tắm cho mèo 1 lần thì dưới đây là các yếu tố mà bạn có thể tham khảo để quyết định tần suất tắm cho bé.
1.1. Tuỳ thuộc vào độ tuổi và sức khoẻ của mèo
-
Mèo con dưới 6 tháng tuổi: Không nên tắm thường xuyên, vì mèo con vẫn còn yếu, khả năng giữ nhiệt kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chỉ nên tắm khi thật sự cần cần thiết, ví dụ như khi bé bị bẩn quá nhiều.
-
Mèo trưởng thành: Có thể tắm định kỳ 1-2 lần/tuần, tùy thuộc vào mức độ hoạt động và môi trường sống.
1.2. Loại lông và giống mèo
-
Mèo lông dài: Mèo Ba Tư, mèo Ragdoll cần được tắm định kỳ nhiều hơn, khoảng 4-6 tuần/lần để tránh cho lông không bị bết và giữ vệ sinh tốt hơn.
-
Mèo lông ngắn: Mèo Anh lông ngắn, mèo Xiêm có thể tắm thưa hơn, khoảng 6-8 tuần/lần, vì chúng ít bẩn và có thể tự làm sạch tốt.
Mèo lông ngắn có tần suất tắm ít hơn các giống mèo lông dài
1.3. Môi trường sống và thói quen của Boss
-
Nếu mèo sống trong nhà hoàn toàn, ít tiếp xúc với bụi bẩn, việc tắm rửa có thể giãn cách lâu hơn.
-
Với mèo thường xuyên ra ngoài chơi hoặc tiếp xúc với đất, cát, việc tắm rửa nên được thực hiện định kỳ khoảng 3-4 tuần/lần.
1.4. Một số lưu ý khi tắm cho mèo
Có 1 số trường hợp mèo cần được tắm ngay lập tức như:
-
Khi lông bị dính hoá chất độc hại hoặc dầu mỡ.
-
Khi mèo bị bẩn nặng và không thể tự làm sạch.
-
Khi mèo có dấu hiệu bị bọ chét, ve hoặc các vấn đề về da, việc tắm rửa kết hợp với sử dụng sản phẩm đặc trị có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, cũng có 1 số lưu ý quan trọng khi tắm cho mèo mà bạn không nên bỏ qua:
-
Sử dụng sữa tắm chuyên dụng dành cho mèo, tránh dùng sản phẩm của người hay các hoá chất tẩy rửa như nước rửa chén, bột giặt,... vì điều này sẽ gây kích ứng nghiêm trọng cho làn da nhạy cảm của mèo.
-
Luôn đảm bảo nước ấm vừa đủ, tránh làm mèo bị lạnh hoặc sợ hãi.
-
Sau khi tắm, lau khô ngay lập tức bằng khăn mềm và máy sấy ở chế độ nhẹ để giữ ấm cho bé.
>> Xem thêm: Tắm cho mèo bằng xà phòng Lifebuoy được không?
Sấy thật khô cho mèo sau khi tắm để tránh cảm lạnh
2. Mèo mới về nhà có nên tắm không?
Mèo mới về nhà có nên tắm không là điều mà nhiều “sen” băn khoăn. Theo khuyến cáo thì sẽ là KHÔNG NÊN bạn nhé. Dưới đây là 1 số nguyên nhân lý giải cho vấn đề này:
-
Tâm lý chưa ổn định: Mèo mới về nhà thường cảm thấy sợ hãi và căng thẳng do thay đổi môi trường. Tắm ngay có thể khiến bé hoảng loạn hơn, khiến mèo có ấn tượng xấu về bạn và tổ ấm mới.
-
Sức khoẻ dễ bị ảnh hưởng: Chuyển nhà là 1 trải nghiệm căng thẳng, khiến hệ miễn dịch của mèo tạm thời yếu đi. Việc tắm ngay có thể khiến mèo bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt nếu không được sấy khô và giữ ấm kịp thời.
-
Mèo có thể tự làm sạch hiệu quả: Bản năng tự nhiên giúp mèo có khả năng tự làm sạch cơ thể bằng cách liếm lông. Việc tắm ngay là không cần thiết trừ khi mèo quá bẩn hoặc lông bị dính hoá chất độc hại.
Bạn nên đợi ít nhất 1-2 tuần sau khi mèo về nhà mới, khi mà bé đã quen với môi trường và cảm thấy an toàn hơn rồi mới nên tắm rửa cho “boss” nhé. Hãy ưu tiên tạo cảm giác thoải mái cho bé trước rồi sau đó mới tính đến việc tắm rửa. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mèo cần được làm sạch nhưng không muốn tắm thì có thể áp dụng các cách sau:
-
Dùng khăn mềm ẩm để lau vùng lông bị bẩn.
-
Sử dụng phấn rôm hoặc sữa tắm khô chuyên dụng để làm sạch và khử mùi lông mèo mà không cần tắm bằng nước. Bạn có thể tham khảo dòng sữa tắm khô cho chó mèo DR.VET đang được ưa chuộng hiện nay.
-
Chải lông thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và lông rụng, đồng thời giúp mèo cảm thấy thoải mái hơn.
>> Xem thêm: Giải đáp: Mèo bị nấm có nên tắm không?
Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5in1 |
Chải lông thường xuyên giúp loại bỏ bụi bẩn và lông rụng
3. Những điều Sen cần làm khi mèo mới về nhà?
Mèo vừa về nhà mới đôi khi sẽ khiến cả “sen” và “boss” cùng bối rối. Những việc mà bạn làm trong những ngày đầu sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thích nghi và sự phát triển của bé mèo trong tương lai. Vậy mèo mới về nhà nên làm gì để gây ấn tượng tốt với bé? Hãy tham khảo thử 1 số gợi ý sau nhé.
3.1. Chuẩn bị không gian an toàn
-
Tạo 1 khu vực riêng tư, yên tĩnh và thoáng mát, nơi mèo có thể làm quen dần với môi trường mới mà không bị làm phiền.
-
Khu vực này nên có bát đựng thức ăn, nước uống, khay vệ sinh và 1 chiếc ổ mềm mại để mèo có thể nghỉ ngơi.
-
Mèo thường có xu hướng tìm nơi ẩn nấp khi sợ hãi, bạn có thể chuẩn bị 1 chiếc hộp hoặc lều nhỏ để bé cảm thấy an toàn hơn.
3.2. Đảm bảo vệ sinh và sức khỏe
-
Để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra tổng quát và tiêm phòng đầy đủ.
-
Dùng khăn ấm lau nhẹ các vùng lông bị bẩn thay vì tắm ngay. Nếu phát hiện ký sinh trùng như bọ chét, cần xử lý bằng sản phẩm chuyên dụng.
-
Đặt khay vệ sinh ở nơi mèo có thể dễ tìm và đảm bảo dọn dẹp vệ sinh thường xuyên để mèo cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Nếu bạn quá bận rộn để có thể dọn dẹp thường xuyên cho “boss”, việc đầu tư chiếc máy dọn dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI sẽ là giải pháp lý tưởng dành cho bạn.
Với thể tích lên đến 76L, phù hợp cho mèo dưới 10kg, và hộp rác có dung tích 8L có thể sử dụng đến 17 ngày, chiếc máy này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian dọn dẹp đáng kể và hiệu quả. Ngoài ra, camera AI tích hợp không chỉ giúp theo dõi mèo mà còn phân tích chất thải để giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh nữa đấy.
Máy dọn phân mèo PETKIT PUROBOT MAX PRO có Camera AI |
3.3. Tạo sự thoải mái về tâm lý
-
Đừng ép mèo phải tiếp xúc với bạn hoặc khám phá môi trường mới ngay lập tức, hãy để bé tự quyết định khi nào muốn ra khỏi khu vực an toàn.
-
Mèo rất nhạy cảm với âm thanh, vì vậy hãy giữ môi trường yên tĩnh trong những ngày đầu.
-
Nên nói chuyện với mèo bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tránh các hành động đột ngột khiến bé giật mình.
3.4. Chú ý đến chế độ ăn uống
-
Trong vài ngày đầu, hãy tiếp tục cho mèo ăn loại thức ăn mà bé đã quen thuộc để tránh rối loạn tiêu hoá. Nếu bạn đưa 1 bé mèo hoang về nhà thì có thể cho bé ăn các thức ăn mềm như pate, thịt nấu chín kỹ xé nhỏ, hoặc 1 chút cháo loãng.
-
Đừng quên đảm bảo mèo luôn có nước sạch để uống nữa nhé. Nếu bé không chịu uống, bạn có thể sử dụng máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh để kích thích bé uống nước nhiều hơn. Máy có dung tích lớn lên đến 3L giúp bạn sẽ không cần phải châm nước thường xuyên. Cùng với đó là thiết kế dùng pin sạc 5000mAh giúp linh hoạt đặt máy ở bất kỳ nơi đâu mà không cần lo lắng về nguồn điện.
Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh |
-
Mèo bạn đã thử mọi cách mà mèo vẫn bỏ ăn trong hơn 2 ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
3.5. Hướng dẫn mèo khám phá nhà mới
-
Ban đầu, bạn chỉ nên cho mèo làm quen với phòng nhỏ hay 1 không gian nhỏ, sau vài ngày, khi bé đã tự tin hơn mới để bé khám phá toàn bộ tổ ấm.
-
Kiểm tra và loại bỏ các vật dụng nguy hiểm như dây điện, hoá chất và đồ vật dễ vỡ trong tầm với của mèo. Bởi khi mèo đã dạn dĩ hơn với môi trường mới thì sẽ khó tránh khỏi việc bé “lật tung” cả ngôi nhà của bạn lên đấy.
-
Thời gian đầu, bạn nên thường xuyên chơi đùa cùng mèo, sử dụng đồ chơi hoặc cây cào móng để tạo tương tác tích cực giúp mèo tin tưởng và quấn quít với bạn hơn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc liệu mèo mới về nhà có nên tắm không, và cách chăm sóc “boss” trong những ngày đầu. Và nếu bạn cần tham khảo các sản phẩm chăm sóc thông minh để giúp mèo thích nghi tốt hơn với môi trường mới, thì đừng quên liên hệ với PETKIT để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí bạn nhé.
>> Xem thêm: Mèo mới về nhà nên làm gì để các bé nhanh hòa nhập?
>> Xem thêm: Mèo bị rụng lông nhiều: Vì sao và phải làm thế nào?