Hướng dẫn cách chăm sóc mèo đẻ chi tiết, dễ thực hiện tại nhà
Mèo mẹ sắp và sau khi sinh cần được chăm sóc đặc biệt để mau chóng hồi phục sức khỏe, cũng như đảm bảo cho mèo con được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc mèo đẻ, thậm chí là sẽ lúng túng nếu bé mèo lần đầu sinh nở. Trong bài viết này, PETKIT by Helicorp sẽ hướng dẫn bạn từng bước từ việc chuẩn bị trước khi mèo sinh, đến cách chăm sóc mèo con sau sinh, giúp bạn tự tin hơn để cùng nhau chào đón thành viên mới nhé.
1. Cần chuẩn bị gì trước khi mèo đẻ?
Việc chuẩn bị kỹ càng trước khi mèo sinh không chỉ giúp mèo mẹ thoải mái tâm lý hơn mà còn giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình vượt cạn. Dưới đây là những việc quan trọng bạn cần chuẩn bị cho “boss” trước khi lâm bồn:
-
Không gian yên tĩnh và ấm áp: Hãy bố trí một khu vực riêng tư, tránh xa tiếng ồn và sự làm phiền từ các thú cưng khác trong nhà. Bạn nên chọn 1 góc kín đáo, ít ánh sáng và không có gió lùa, duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 25-27 độ C.
-
Ổ đẻ: Bạn có thể tự làm ổ đẻ từ 1 chiếc thùng carton sạch, hoặc mua ổ chuyên dụng. Hãy lót ổ bằng khăn mềm, miếng lót chuyên dụng, có khả năng thấm hút tốt và dễ thay rửa để đảm bảo vệ sinh.
-
Đồ dùng cần thiết: Khăn sạch để lau khô mèo con, kéo y tế tiệt trùng để cắt dây rốn, chai nước ấm hoặc túi chườm, dung dịch sát khuẩn,...
-
Thức ăn dinh dưỡng: Mèo mẹ cần được bổ sung thêm thức ăn giàu đạm và khoáng chất để tiếp sức. Bạn nên chọn các loại thức ăn chuyên dụng cho mèo mang thai và cho con bú.
-
Chuẩn bị sữa: Bạn cần múc sữa cho mèo mẹ liếm nhiều lần để lấy sức trong mỗi lần rặn đẻ.
-
Liên lạc với bác sĩ thú y: Hãy chuẩn bị sẵn số điện thoại của bác sĩ thú y để kịp thời hỗ trợ khẩn cấp khi có bất kỳ bất thường nào xảy ra trong quá trình mèo sinh.
Chuẩn bị ổ đẻ cho mèo ở khu vực ấm áp
2. Cách chăm sóc mèo đẻ chi tiết nhất
Nhiều bạn sẽ không tránh khỏi lúng túng và không biết cách xử lý khi lần đầu được lên chức “ông bà ngoại” của đám mèo con. Đừng lo lắng quá, vì dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc mèo đẻ chi tiết nhất, giúp bạn đảm bảo được sức khoẻ cho bé cưng của mình.
2.1 Cách chăm mèo mẹ trước khi sinh
Bạn cần sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ hậu môn của mèo, khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống khoảng 37 độ C, mèo có khả năng sẽ sinh trong 24 giờ tới.
Cho mèo ăn uống tẩm bổ, tăng cường các đồ ăn có chứa thành phần bột mì như cơm hoặc cháo để bé có nhiều sữa hơn.
Tránh cho mèo ăn những đồ ăn mang tính cay, mặn, chua, chát, hoặc những đồ ăn dạng thô cứng. Trong giai đoạn này, bạn lưu ý không cho mèo uống thuốc hay tiêm bất cứ thứ gì vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng, sức khỏe của mèo con sau này.
Đừng quên chú ý chỗ ngủ của mèo mẹ, khu vực này phải luôn luôn được giữ ấm, có không gian rộng rãi và tránh ánh nắng mặt trời tiếp xúc. Sau khi sinh, mèo mẹ sẽ không bị nằm đè lên con hoặc gây cảm giác quá nóng.
Bổ sung dưỡng chất để mèo không mất sức khi đẻ
2.2 Cách chăm mèo mẹ trong quá trình sinh
Khi mèo bắt đầu sinh, hãy để chúng thực hiện quá trình này tự nhiên theo bản năng, không nên gây căng thẳng hoặc can thiệp nếu không cần thiết. Mèo mẹ có thể sinh từ 2-6 mèo con mỗi lứa, thời gian giữa các lần sinh dao động từ 10 phút - 1 giờ. Nếu thấy mèo mẹ rặn lâu trên 30 phút mà không sinh được hoặc có dấu hiệu kiệt sức, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y khi thấy các dấu hiệu sau:
-
Thở dốc, kêu gào đau đớn hoặc không thể rặn được nữa.
-
Dịch tiết ra có màu đỏ sẫm, đen hoặc có mùi hôi.
-
Mèo con bị kẹt ở bộ phận sinh dục mà không được đẩy ra ngoài.
Ngay sau khi mèo con ra đời, màng ối bao bọc cần được cắt bỏ để mèo con thở. Nếu mèo mẹ không làm việc này, bạn hãy dùng khăn mềm xé nhẹ màng ối và lau sạch dịch nhầy ở mũi và miệng của mèo con.
Nếu mèo mẹ không cắn dây rốn, bạn có thể hỗ trợ bằng cách dùng dây sạch hoặc chỉ buộc dây rốn cách bụng mèo con khoảng 2-3cm, sau đó cắt dây rốn phía ngoài nút buộc bằng kéo y tế tiệt trùng, sát trùng đầu dây rốn bằng dung dịch iot pha loãng để ngăn nhiễm trùng.
Trong trường hợp mèo mẹ gặp các biến chứng nguy hiểm như sinh non, kiệt sức hoặc xuất huyết quá nhiều, cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.
Chỉ can thiệp khi mèo đẻ trong trường hợp cần thiết
2.3 Cách chăm mèo mẹ sau sinh
2.3.1 Mèo mẹ cần chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Cách chăm mèo mẹ sau sinh cũng rất đơn giản. Mèo mẹ sau sinh cần nguồn dinh dưỡng phong phú để cung cấp năng lượng, phục hồi cơ thể và duy trì việc tiết sữa. Bạn có thể cho bé ăn những loại thức ăn chuyên biệt dành cho mèo mẹ và mèo con, thành phần có nhiều protein, chất béo và vitamin. Nên cho bé ăn thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hoá hoá hấp thụ, việc này sẽ giúp tránh cho mèo bị bỏ ăn do kiệt sức.
Bên cạnh đó, bạn có thể xen kẽ khẩu phần ăn với gà luộc xé nhỏ, cá hấp hoặc thịt bò băm nấu chín, trộn cùng cơm và cháo để tăng tiết sữa. Bổ sung thêm rau củ nghiền mịn như bí đỏ, cà rốt để tăng cường chất xơ dễ tiêu hoá.
2.3.2 Thường xuyên cung cấp nguồn nước sạch cho mèo mẹ
Mèo mẹ sau sinh thường tiêu hao rất nhiều năng lượng và mất nhiều nước, đặc biệt là trong quá trình cho con bú. Vì vậy, việc cung cấp đủ nước sạch và dễ tiếp cận là điều vô cùng quan trọng để hỗ trợ mèo mẹ hồi phục. Thiếu nước không chỉ làm giảm lượng sữa mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến mèo con không được cung cấp đủ dưỡng chất.
Để hỗ trợ mèo mẹ uống nước dễ dàng, bạn có thể cho bé sử dụng máy lọc nước PETKIT để nước luôn tươi mát, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn. Máy có bộ lọc thông minh giúp loại bỏ tạp chất và duy trì chất lượng nước trong nhiều giờ. Âm thanh nhẹ nhàng của nước chảy cũng sẽ khiến bé mèo thích thú và uống nhiều nước hơn đó.
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây |
2.3.3 Vệ sinh cho mèo mẹ
Dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau nhẹ nhàng vùng bụng và vùng kín của mèo mẹ, tập trung lau sạch dịch còn sót lại từ quá trình sinh nhưng không làm mèo quá đau.
Không nên tắm cho mèo mẹ ngay sau sinh vì dễ gây cảm lạnh và giảm sức đề kháng. Nếu lông mèo quá bẩn, bạn có thể dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng hoặc sữa tắm khô chuyên dụng để vệ sinh cho bé.
>> Xem thêm: Mèo mẹ đẻ xong bao lâu thì tắm được?
2.3.4 Theo dõi sức khoẻ mèo mẹ
Nếu mèo ăn uống đều đặn, chăm sóc mèo con cẩn thận, không có biểu hiện đau đớn hay bỏ rơi mèo con thì xin chúc mừng, bé mèo của của bạn đang có dấu hiệu hồi phục tích cực đấy.
Nếu mèo tiết dịch từ vùng kín có màu xanh, đen, có mùi hôi, sốt trên 39 độ C, mệt mỏi, bỏ ăn, ít di chuyển, không quan tâm con hoặc không cho con bú thì đây là những dấu hiệu bất thường mà bạn cần đưa bé đi khám ngay.
Đặc biệt, không cho người lạ nhìn vào nơi mèo ở vì mèo mẹ sẽ phản ứng rất mạnh, dù bình thường khá hiền. Mèo mẹ có thể sẽ trở nên kích động và cắn chết con mình hoặc đối phương, cắn cả chủ nếu can ngăn.
>> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ mà các Sen cần lưu ý
Mèo chăm sóc con sau sinh là dấu hiệu đang hồi phục tích cực
3. Hướng dẫn cách chăm sóc mèo con mới đẻ
Trong cách chăm sóc mèo đẻ, không chỉ có mèo mẹ, bạn cũng cần quan tâm tới cả những bé mèo con mới sinh nữa. Trong 24 giờ đầu, mèo con cần được bú sữa chứa kháng thể quan trọng từ mèo mẹ. Nếu mèo mẹ không đủ sữa, bạn có thể sử dụng sữa công thức cho mèo con.
Khi mèo con chưa mở mắt, không được cố tình cậy mắt ra vì có thể khiến chúng bị mù. Hãy lấy bông sạch thấm nước và lau thật nhẹ nhàng quanh khoé mắt để lấy hết chất bẩn ở mắt mèo con. Lưu ý quan trọng, không nên tắm cho mèo con bằng nước vì cơ thể chúng chưa thể thích nghi được, mèo mẹ sẽ liếm con để vệ sinh nên đừng quá lo lắng nhé.
Bạn cần vệ sinh ổ nằm của mèo mẹ và mèo con thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo rằng mèo con bú đều và tăng cân ổn định. Nếu mèo con quá ốm yếu hoặc bỏ bú, hãy đưa đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán kịp thời.
Nên cho mèo bú sữa mẹ trong thời gian đầu sau sinh
4. Một số câu hỏi thường gặp khi mèo đẻ
4.1 Làm sao biết mèo bầu sắp sinh?
Mèo mẹ thường có các dấu hiệu đặc trưng cho thấy chúng sắp sinh như:
-
Tìm nơi kín đáo, cào hoặc xoay tròn tại khu vực đó để làm ổ.
-
Liếm bụng và khu vực sinh dục.
-
Chán ăn hoặc ăn ít hơn bình thường trong 24-48 giờ trước khi sinh.
4.2 Mèo mẹ sau sinh nên kiêng gì?
-
Kiêng tắm sau sinh từ 2-3 tuần.
-
Kiêng để môi trường lạnh.
-
Kiêng hoạt động quá sức.
-
Kiêng thức ăn quá mặn, cay hoặc nhiều hương liệu nhân tạo.
-
Kiêng tiếp xúc với thú cưng khác hoặc người lạ.
-
Kiêng cho mèo con bú sữa mẹ nếu mèo mẹ bị stress.
-
Kiêng tiêm chủng hoặc thuốc nếu chưa được bác sĩ thú y xác nhận.
4.3 Khi nào cần đưa mèo đi bác sĩ?
-
Mèo mẹ không chăm sóc con.
-
Mèo mẹ bỏ ăn hoặc không uống nước.
-
Chảy dịch mùi hôi từ vùng kín.
-
Mèo mẹ sốt cao, khó thở, mệt mỏi hoặc kiệt sức.
-
Mèo mẹ bị đau dữ dội hoặc khó khăn trong việc đi vệ sinh.
Đưa mèo đi khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường
Trên đây là toàn bộ cách chăm sóc mèo đẻ tại nhà mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Việc chăm sóc cẩn thận sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mèo mẹ và mèo con. Nếu bạn cần tham khảo một số sản phẩm chăm sóc thông minh dành cho các bé, đừng ngần ngại liên hệ với PETKIT để được tư vấn chi tiết nhé.
>> Xem thêm: Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo mà mọi Sen cần nắm
>> Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm cách chăm sóc mèo bầu suốt thai kỳ