Giải đáp: Mèo bị giun sán có lây sang người không?
Dù có sự chăm sóc kỹ càng, song hầu hết các bé thú cưng đều có thể bị nhiễm giun sán ở một thời điểm nào đó trong năm. Điều này khiến cho nhiều sen lo ngại về vấn đề sức khỏe của mèo cưng cũng như thắc mắc liệu mèo bị giun sán có lây sang người không? Mời các “sen” cùng PETKIT By Helicorp tìm hiểu câu trả lời chi tiết về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây
1. Nguyên nhân bị giun sán ở mèo?
Giun sán là một loại ký sinh trùng có khả năng xâm nhập vào cơ thể mèo, lấy đi những dưỡng chất quan trọng mà mèo cần để duy trì sức khỏe. Mèo thường bị nhiễm giun sán qua tiếp xúc trực tiếp với phân, đồ vật, đất... có chứa trứng giun. Ví dụ, khi mèo đi qua những khu vực ô nhiễm và vô tình liếm phải trứng giun sán bám trên lông trong quá trình tự chải chuốt, chúng có thể nuốt phải những trứng này. Ngoài ra còn có một số đường khác khiến mèo bị giun sán, bao gồm:
-
Dùng chung hộp vệ sinh với một con mèo khác đã bị nhiễm
-
Săn bắt và ăn chuột hoặc các con mồi khác có chứa giun sán
-
Cắn phải bọ chét mang trứng giun
-
Mèo con có thể bị nhiễm giun từ mẹ khi bú nếu mèo mẹ đã bị nhiễm ký sinh trùng
Mèo con có thể bị nhiễm giun sán từ mèo mẹ
Một số loại giun phổ biến thường lây nhiễm ở mèo mà bạn cần lưu ý:
-
Giun đũa: Là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất ở mèo. Giun đũa thường đẻ trứng và đào thải qua phân, và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng di chuyển trong phân hoặc chất nôn của mèo.
-
Sán dây: Loại ký sinh trùng này có hình dạng dẹt như một dải ruy băng, thường sống trong ruột mèo. Bạn có thể phát hiện sán dây trong phân mèo hoặc trên lông gần hậu môn.
-
Giun móc: Đây là loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất, có thể gây chảy máu ruột ở mèo. Mèo bị nhiễm giun móc thông qua việc ăn phải ấu trùng, qua da hoặc từ mẹ khi còn trong tử cung.
-
Giun tóc: Loại giun này có thể tồn tại trong môi trường lên đến 5 năm. Mèo bị nhiễm giun tóc khi ăn phải trứng giun có trong thức ăn, nước, đất, phân bị nhiễm hoặc thịt động vật bị nhiễm.
Một số loại giun mèo dễ bị nhiễm: giun đũa, giun móc, giun tóc,...
Bên cạnh những loại giun phổ biến, còn có nhiều loại giun khác ít gặp hơn nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo, thậm chí dẫn đến tử vong, bao gồm: giun tim, giun dạ dày, giun bàng quang, giun phổi,...
2. Mèo bị giun sán có lây sang người không?
Khi phát hiện các dấu hiệu mèo bị giun sán, có không ít các “sen” thắc mắc rằng “mèo bị giun sán có lây sang người không?”.
Câu trả lời là CÓ, con người có thể bị nhiễm giun từ mèo và chó, bao gồm giun đũa, giun móc và giun sán dây. Trứng giun sán từ mèo bị nhiễm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau, cụ thể:
-
Tiếp xúc trực tiếp với phân mèo mà không đeo găng tay hay rửa tay kỹ càng sau khi dọn dẹp hộp đi vệ sinh của mèo.
-
Tiếp xúc với môi trường chứa trứng giun sán, chẳng hạn như đi chân trần qua đất bị nhiễm giun, làm vườn mà không đeo găng tay, trẻ em chơi trong hố cát có phân mèo bị nhiễm giun,....
-
Ăn phải thức ăn chứa trứng giun chưa được rửa sạch và nấu chín
-
Chơi đùa, vuốt ve mèo bị nhiễm giun sán: Trứng giun có thể bám vào lông da của mèo. Khi bạn ôm ấp, vuốt ve bé, trứng sẽ bám vào người bạn nếu bạn vô tình đưa tay lên miệng.
-
Ngủ chung giường với thú cưng có dấu hiệu nhiễm giun có thể khiến bạn vô tình nuốt hoặc hít phải trứng giun.
Ngủ chung với mèo sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm sán ở người
Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, trứng giun sán bắt đầu nở trong ruột và phát triển thành giun non, sau đó di chuyển đến các mô khác trong cơ thể, bao gồm cả mắt và não. Nhiễm trùng do giun sán gây ra có thể gây tổn thương các cơ quan này, thậm chí dẫn đến mù lòa.
3. Cách phòng ngừa mèo bị giun sán
Việc phòng ngừa mèo bị giun sán ngay từ những giai đoạn phát triển đầu đời của bé là cần thiết để bảo vệ toàn diện sức khoẻ “boss” lẫn cản con “sen”. Để ngừa ngừa nhiễm giun/ hoặc tái nhiễm giun ở mèo, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
3.1 Cách ly mèo bị nhiễm bệnh
Nếu bạn phát hiện một trong những bé mèo của mình bị nhiễm giun, hãy cách ly bé ngay lập tức để tránh lây lan sang những bé mèo khác. Giun có thể dễ dàng lây truyền qua các vật dụng chung như bát đựng thức ăn, hộp vệ sinh và bát đựng nước mà mèo bị giun sán đã từng dùng qua.
3.2 Tẩy giun định kỳ
Khi nói đến việc phòng ngừa giun sán ở mèo, tẩy giun định kỳ là rất quan trọng. Tất cả các bé mèo, bao gồm cả mèo con và mèo trưởng thành, đều nên được tẩy giun ít nhất mỗi 6 tháng một lần, bằng thuốc viên uống hoặc thuốc nhỏ. Bên cạnh đó, việc điều trị bọ chét cho mèo cưng một cách thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ bọ chét lây nhiễm giun sán cho mèo.
Thực hiện tẩy giun định kỳ cho mèo để ngăn chặn nguy cơ nhiễm
3.3 Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn đầy đủ và cân đối không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ quá trình phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng.Bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về chế độ ăn uống của chúng. Bác sĩ có thể đưa ra những khuyến nghị về các loại thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất cần thiết, giúp mèo duy trì sức khỏe tối ưu.
3.4 Giữ môi trường sống sạch sẽ
Để phòng ngừa giun sán hiệu quả, bạn nên thay cát vệ sinh mới định kỳ và vệ sinh khay đi vệ sinh bằng xà phòng khử khuẩn chuyên dụng để loại bỏ triệt để trứng giun sán. Bên cạnh đó, việc hút bụi thường xuyên và giặt chăn đệm, đồ chơi của mèo định kỳ (ít nhất 4 - 5 lần mỗi tháng) cũng rất quan trọng để duy trì môi trường sống sạch sẽ và giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vật dụng và đồ chơi của mèo
3.5 Kiểm tra tình trạng phân mèo thường xuyên
Điều này đặc biệt quan trọng nếu bé mèo bạn đang nuôi thích các hoạt động vui chơi ngoài trời. Việc kiểm tra phân mèo thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu mèo bị nhiễm ký sinh trùng, giun sán hay các bệnh lý khác như tiêu chảy, táo bón,...
>> Để có thể dễ dàng theo dõi tình trạng sức khoẻ phân của mèo ở mọi thời điểm cũng như bảo vệ sức khoẻ của chính mình, bạn có thể chọn sử dụng máy dọn phân mèo PETKIT Purobot Ultra có camera hoặc PETKIT Pura Max.
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI | |
Máy dọn phân mèo Petkit Pura Max 2 2025 |
Như vậy, PETKIT Việt Nam By Helicorp đã chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin quan trọng về vấn đề “mèo bị giun sán có lây sang người không?”. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc sức khoẻ mèo và bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy nhớ rằng, khi phát hiện mèo bị giun sán, việc điều trị kịp thời không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm giun trở nên nghiêm trọng hơn mà còn bảo vệ các vật nuôi khác và cả con người trong gia đình bạn.
>> Xem thêm: Mèo bị giun sán phải làm sao? Hướng dẫn giải pháp đúng