PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Mèo bị lòi dom là bệnh gì, chữa trị ra sao?

Thứ Sáu, 27/09/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Mèo bị lòi dom là bệnh gì, chữa trị ra sao?

Lòi dom ở mèo là một bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên đối với một số “sen” mới làm quen với việc chăm sóc mèo, vấn đề này có thể còn tương đối mới mẻ và dễ gây bối rối trong việc điều trị. Trong bài viết này, PETKIT Việt Nam By Helicorp sẽ cùng các “sen” giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề mèo bị lòi dom như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tình trạng này để đảm bảo sức khỏe cho “boss cưng” nhà mình.

1. Lòi dom là bệnh gì ở mèo?

Mèo bị lòi dom (tên tiếng Anh: rectal prolapse) hay còn được biết đến là bệnh sa trực tràng ở mèo. Ở bệnh lý này, đoạn cuối của trực tràng bị lộn ngược ra ngoài và nhô ra khỏi hậu môn. Phần bị nhô ra có cấu trúc như một búi thịt màu đỏ hoặc hồng, dễ khiến cho bạn liên tưởng đến bệnh trĩ như ở người. Vì thế, tình trạng này còn được gọi là bệnh trĩ ở mèo.

Tình trạng lòi dom ở mèo có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Khi bị lòi dom, mèo sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí là đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ của mèo.

Mèo bị lòi dom

Mèo bị lòi dom là tình trạng một phần nhỏ trực tràng của mèo bị nhô ra bên ngoài hậu môn

2. Nguyên nhân khiến mèo bị lòi dom

Mèo bị lòi dom xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bắt nguồn từ bệnh lý bên trong cơ thể thú cưng hoặc do thói quen, sinh hoạt hằng ngày. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp sen có được các hướng phòng bệnh hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra chứng lòi dom ở mèo mà bạn cần chú ý:

  • Rối loạn tiêu hoá: Chế độ ăn uống không phù hợp như thiếu chất xơ trong bữa ăn, có sự thay đổi bất chợt khiến mèo khó thích nghi đều khiến cho bé xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy,... Từ đó hình thành bệnh lý sa trực tràng. 

  • Mèo bị táo bónMèo khó đi đại tiện bắt buộc mèo phải dùng sức rặn nhiều lần, điều này gây áp lực lớn lên trực tràng, có thể dẫn đến tình trạng lòi dom.

  • Nhiễm ký sinh đường ruột: Các loại ký sinh trùng thường gặp như giun móc, giun đũa có thể gây nên tình trạng kích ứng, nhiễm trùng đường ruột ở mèo. Khi bị nhiễm ký sinh đường ruột, mèo dễ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, tạo điều kiện hình thành bệnh lòi dom ở mèo.

  • Mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột: Mèo mắc các bệnh như viêm ruột, viêm đại tràng mãn tính dễ làm suy yếu chức năng trực tràng, dễ dẫn đến vấn đề mèo bị lòi dom. Ngoài ra, các vấn đề như mắc khối u nằm ở khu vực ruột hoặc trực tràng, mèo bị phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,... cũng có thể gây áp lực lớn lên bộ phận quan trọng này.

  • Tuổi tác: Chứng sa trực tràng có thể xuất hiện ở những bé mèo lớn tuổi. Nguyên nhân là do các cơ ở khu vực hậu môn bị mất sự đàn hồi, làm giảm khả năng kiểm soát trực tràng, tăng nguy cơ bị lòi dom ở mèo lớn tuổi.

  • Mèo bị béo phì: Với những bé mèo lười vận động, thừa cân thường dễ gây ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hoá. Đây cũng là điều kiện khiến mèo tăng nguy cơ bị “trĩ”.

>> Xem thêm: Mèo bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mèo bị lòi dom

Các bé mèo thừa cân, béo phì dễ mắc nguy cơ bị lòi dom cao hơn so với các bé thông thường

3. Triệu chứng khi mèo bị lòi dom là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp ở những bé mèo bị lòi dom là việc đi tiêu gặp nhiều khó khăn. Mèo cần phải rặn nhiều hơn, và bạn cũng có thể thấy rõ một phần nhỏ bộ phận trực tràng của mèo bị bộ ra bên ngoài. Bên cạnh đó, mèo còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Mèo bị đau khi đi vệ sinh: Mèo thường tỏ ra đau đớn khi rặn để đi đại tiện, bất kể phân cứng hay phân mềm. Bạn có thể thấy được mèo kêu liên tục hoặc biểu hiện đau đớn khi cố gắng đi vệ sinh.

  • Vùng hậu môn bị sưng đỏ: Việc nhận áp lực lớn từ trực tràng cùng sự tổn thương do lòi dom khiến vùng hậu môn của mèo bị sưng đỏ.

  • Thường xuyên liếm vùng hậu môn: Các bé mèo bị lòi dom thường liếm vùng hậu môn liên tục để xoa dịu cơn đau và cảm giác ngứa ngáy. Hành động liếm hậu môn sẽ diễn ra nhiều lần hơn so với bình thường.

Mèo bị lòi dom

Khi mèo bị lòi dom, bé thường sẽ có xu hướng thích liếm vùng hậu môn để làm giảm cơn đau, ngứa

  • Mèo bị mệt mỏi, uể oải: Cơn đau ở phần hậu môn kèm theo việc đi đại tiện khó khăn khiến cho mèo dễ mất sức. Cơn đau kéo dài còn khiến mèo bị ảnh hưởng tâm trạng và giảm năng lượng, khiến chúng ít muốn hoạt động, vui chơi như thông thường.

  • Nôn mửa: Đau đớn và khó chịu từ tình trạng lòi dom có thể làm rối loạn tiêu hóa, dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Đây là phản ứng ở mèo để giải phóng những gì không thể tiêu hóa hoặc để giảm cảm giác khó chịu.

  • Sút cân: Do cảm giác không thoải mái ở vùng hậu môn gây ra. Mèo không muốn ăn uống sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, sút cân.

4. Có nên tự chữa lòi dom ở mèo không?

Lòi dom là một bệnh lý về đường tiêu hoá tương đối nghiêm trọng và cần có sự chẩn đoán chuyên môn đến từ các bác sĩ. Do đó, nếu mèo bị lòi dom, bạn tuyệt đối không nên tự ý điều trị bệnh cho mèo tại nhà. Việc điều trị sai cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Bạn chỉ nên sơ cứu, làm sạch vùng trực tràng bị nhô ra để làm giảm sự khó chịu cho mèo. Để thực hiện sơ cứu phần lòi dom, bạn nên:

  • Sử dụng khăn sạch và làm ẩm bằng nước ấm để lau sạch phần dịch bẩn hoặc phân còn sót lại ở khu vực trực tràng bị nhô ra.

  • Cố gắng giữ mèo không va chạm hoặc liếm vào khu vực lòi dom, bởi hành động này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương trực tràng. Từ đó khiến cho tình trạng lòi dom trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Giữ vùng lòi dom luôn được ẩm để giảm cảm giác khó chịu và đau đớn ở khu vực bị lòi dom

Khi phần trực tràng đã nhô ra ngoài hậu môn, dù là ít hay nhiều thì bạn cũng nên cho mèo đi khám bác sĩ thú y để được điều trị dứt điểm, đồng thời ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng.

Khi đến cơ sở thú y, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết (chẳng hạn như: siêu âm, kiểm tra tình trạng phân,...) để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây lòi đom ở mèo. Sau đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cũng như hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mèo. Để đảm bảo quá trình điều trị lòi dom hiệu quả, bạn cần:

  • Nếu mèo cần phẫu thuật cắt bỏ lòi dom, hãy chăm sóc và giữ vết mổ cho mèo luôn sạch sẽ cũng như hạn chế các hoạt động của mèo.

  • Tham khảo các thông tin về ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cho mèo trong thời gian điều trị bệnh từ bác sĩ.

  • Đưa mèo đến tái khám đúng hẹn để kiểm tra tiến trình phục hồi bệnh.

Mèo bị lòi dom

Nên đưa mèo bị lòi dom đến thăm khám bác sĩ thú y để được hướng dẫn điều trị bệnh hiệu quả

Việc thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mèo nhanh chóng phục hồi bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh lòi dom ở mèo.

5. Làm gì để phòng ngừa mèo bị lòi dom?

Để phòng ngừa tối đa nguy cơ mèo bị lòi dom, bạn nên thực hiện một số phương pháp chăm sóc và quản lý sức khỏe thú cưng đúng cách. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh lòi dom ở mèo từ các chuyên gia y tế mà bạn có thể áp dụng:

  • Cần đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, có đủ chất xơ nhằm hỗ trợ hệ tiêu hoá, giúp giảm nguy cơ táo bón ở mèo.

  • Luôn cung cấp nguồn nước sạch để mèo nạp đủ lượng nước cần thiết. Việc duy trì nước trong cơ thể giúp thúc đẩy sự trao đổi chất, đồng thời làm cho chất thải trong cơ thể mềm hơn, giảm áp lực lên trực tràng.

Để mèo cưng luôn được sử dụng nguồn nước sạch suốt cả ngày, bạn nên cân nhắc sử dụng máy lọc nước cho chó mèo. Thông qua công nghệ màng lọc hiện đại, kết hợp với tia UV diệt khuẩn, máy đảm bảo nguồn nước uống luôn được vệ sinh. 

Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh Máy lọc nước PETKIT Eversweet Max 3L - Dùng pin sạc 5000mAh
Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây Máy lọc nước PETKIT EverSweet 3 Pro UVC (SOLO 7) - Bơm không dây
  • Thường xuyên lau chùi và kiểm tra khu vực quanh hậu môn của mèo để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.

  • Cho mèo tẩy giun định kỳ để loại bỏ và ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng. Hạn chế tình trạng táo bón, gây nguy cơ lòi dom ở bé.

  • Thực hiện chải lông thường xuyên nhằm loại bỏ lông rụng, giúp giảm nguy cơ mèo tạo thành búi lông trong ruột, gây bít tắc đường tiêu hoá.

  • Tạo điều kiện cho mèo vận động thông qua các hoạt động vui chơi để ngăn chặn nguy cơ béo phì ở mèo. Bởi béo phì cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến mèo bị lòi dom.

Mèo bị lòi dom là một bệnh lý không hiếm gặp nhưng lại dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không có sự điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đến từ PETKIT Việt Nam By Helicorp sẽ giúp bạn bổ sung những kiến thức y tế quan trọng trong việc chăm sóc mèo. Nếu bạn đang cần nhận tư vấn về sản phẩm chăm sóc sức khỏe chó mèo, vui lòng liên hệ trực tiếp với petkitstore.vn để được hỗ trợ nhanh chóng.

>> Xem thêm: Khám phá 7 loại âm thanh mèo thích nhất hiện nay

>> Xem thêm: Mèo có bị dại không? Tất tần tật về bệnh dại ở mèo

Từ khóa: mèo bị lòi đom
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ