PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Mèo bị yếu 2 chân sau: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thứ Năm, 25/07/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Mèo bị yếu 2 chân sau: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mèo nhà bạn vốn dĩ rất nghịch ngợm, thích chạy nhảy leo trèo khắp nơi lên những vị trí cao chót vót. Nhưng dạo này bé có dấu hiệu di chuyển khó khăn, có lẽ mèo đang gặp vấn đề về xương khớp và bị mất cân bằng ở 2 chân sau. Tình trạng này không đơn giản là vấn đề về di chuyển, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe chung của bé mèo. Cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu thêm thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu khi mèo bị yếu 2 chân sau, từ đó có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.

1. Lý do mèo yếu 2 chân sau?

Để mèo di chuyển thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa não bộ, dây thần kinh, cơ và xương. Vậy nên khi mèo bị yếu 2 chân sau, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc chúng bị tổn thương các dây thần kinh xung quanh khu vực xương cụt hoặc lưng dưới. Ngoài ra, mèo còn có thể bị chấn thương ở xương chậu, khớp chân hoặc xương đùi sau. Bạn cũng có thể tìm hiểu lí do chi tiết hơn khiến mèo yếu 2 chân sau ở dưới đây:

1.1 Mèo bị tai nạn

Tính cách hoạt bát và tinh nghịch làm mèo dễ gặp rủi ro trong quá trình chạy nhảy, một trong số đó là nguy cơ bị tai nạn. Chẳng hạn như trường hợp bé bị té từ trên cao, bị xe cộ va chạm hoặc không may bị vật nặng rơi trúng. Khi đó mèo có thể bị chấn thương cột sống, gãy xương chậu, xương chân hoặc tổn thương dây thần kinh, dẫn đến việc bé mèo bị yếu hoặc thậm chí là liệt hai chân sau.

Mèo bị yếu 2 chân sau

Mèo chấn thương phần xương chân sau khi bị tai nạn

1.2 Mắc bệnh lý xương khớp

Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ bệnh lý xương khớp ở mèo. Tình trạng thường gặp như viêm khớp, thoái hóa khớp, trật khớp gây đau đớn và khó khăn trong việc di chuyển. Từ đó, khiến mèo gặp khó khăn khi sử dụng chân sau. Các bệnh lý xương khớp này có thể bắt nguồn từ tuổi tác, di truyền hoặc những di chứng mà tai nạn trước đó để lại.

1.3 Mèo mắc bệnh FIP

Bệnh FIP ở mèo hay bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIP) là một căn bệnh thường gây tử vong ở mèo. Bệnh này có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau bởi ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bao gồm tình trạng mèo bị yếu 2 chân sau. Vi khuẩn từ bệnh FIP tấn công trực tiếp vào cơ thể mèo, gây ra viêm và tổn thương các cơ quan khác nhau. Dẫn đến sự suy yếu cơ thể và khả năng di chuyển của mèo.

>>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo sống được bao lâu?

1.4 Vấn đề về bệnh lý thần kinh

Một số bệnh lý thần kinh có thể dẫn đến mèo yếu 2 chân sau, chẳng hạn như bệnh thần kinh ngoại biên (PNP), bệnh thần kinh trung ương (CNS), bệnh đĩa đệm cột sống (IVDD). Các bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh FIP. Khi hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng, mèo có thể gặp khó khăn trong việc đi lại.

1.5 Thiếu canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển chức năng của xương và cơ. Nếu mèo thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng, chúng gặp phải các vấn đề về sức khỏe, gây loãng xương và xương trở nên yếu. Vì vậy, chúng ta cần đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho mèo thông qua thực phẩm hoặc bổ sung canxi nếu cần thiết.

Mèo bị yếu 2 chân sau

Bổ sung thêm Canxi vào bữa ăn hàng ngày của thú cưng

1.6 Các bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, mèo cũng có thể mắc phải các bệnh lý khác, như bệnh giun sán, tim mạch, bệnh thận hay tiểu đường. Những bệnh lý đó tác động không tốt đến chức năng của các cơ quan trên cơ thể mèo. Từ đó ảnh hưởng khả năng di chuyển của chúng và dẫn đến tình trạng yếu chân sau.

Việc xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng yếu chân sau ở mèo là rất quan trọng để có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Cát đậu nành phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter Cát đậu nành phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter - Giúp phát hiện sớm tình trạng bênh
 

2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị yếu 2 chân sau

Mèo bị yếu 2 chân sau cũng có nhiều biểu hiện tùy thuộc vào mức độ khác nhau. Một số dấu hiệu để bạn dễ dàng nhận biết mèo bị yếu 2 chân sau gồm:

2.1 Mèo di chuyển khó khăn

Dễ thấy nhất là mèo di chuyển khó khăn và không được bình thường. Khi mèo yếu 2 chân sau, chúng có thể bước đi khập khiễng, không cân bằng. Đồng thời, chúng cũng có xu hướng dùng 2 chân trước để di chuyển và kéo lê 2 chân phía sau. 

2.2 Khó khăn trong chạy nhảy, leo cầu thang

Thường ngày mèo có thể tự nhảy lên cao với đôi chân thoăn thoắt. Khi bị yếu 2 chân sau, mèo sẽ không thể thoải mái leo trèo hay chạy nhảy nữa. Chúng khó khăn hơn trong việc di chuyển lên các vị trí cao.

2.3 Mèo bị đau, khó chịu

Khi đau chân sau, mèo sẽ nhạy cảm những lúc bạn muốn vuốt ve hay chạm vào phần chân bị đau của chúng. Đây là cách rõ nhất để bạn thăm dò xem mèo có đang bị yếu 2 chân sau hay không.

2.4 Mèo thay đổi hành vi

Khác với sự tinh nghịch thường ngày, mèo trở nên mệt mỏi ít hoạt động. Lúc này, có thể mèo cảm thấy bị đau khi hoạt động bằng 2 chân sau. Mèo thường không muốn chơi đùa, thậm chí tức giận và khó chịu với chủ nhân của chúng.

Vậy nên, nếu bạn nhận ra được những dấu hiệu trên thì có lẽ mèo bị yếu 2 chân sau. Hãy theo dõi phần tiếp theo để biết nên làm gì để xử lý kịp thời.

>>>Xem thêm: Tất tần tật thông tin bệnh giảm bạch cầu ở mèo

3. Điều trị tình trạng yếu chân sau của mèo thế nào?

Phương pháp điều trị tình trạng yếu chân sau của mèo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề này. Nếu mèo bị yếu chân sau do tai nạn, viêm khớp hay các bệnh lý xương khớp, lộ trình điều trị sẽ tập trung vào việc chữa trị các bệnh này. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta không thể khắc phục được nguyên nhân gốc rễ của tình trạng yếu chân sau ở mèo. Khi đó, việc điều trị tại nhà và chăm sóc đặc biệt là rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng yếu chân sau và cải thiện chất lượng cuộc sống của mèo.

Mèo bị yếu 2 chân sau

Cần có phác đồ điều trị cho mèo bị yếu 2 chân sau

3.1 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện chức năng về xương khớp ở mèo. Đồng thời cũng giúp cải thiện khả năng di chuyển ở mèo một cách đáng kể.

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp như: massage, bài tập vận động hoặc các phương pháp điều trị khoa học khác. Nếu thực hiện trị liệu đúng cách, sẽ góp phần giúp mèo giảm đau và cải thiện tình hình. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp vật lý trị liệu nào, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn.

3.2 Dùng thuốc theo chỉ dẫn

Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y khi cho mèo uống thuốc giảm đau và giảm viêm trong toa thuốc nếu mèo yếu 2 chân sau do viêm khớp hay các bệnh lý về xương khớp. Cần tuân thủ đúng hướng dẫn và liên hệ với bác sĩ ngay nếu phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào từ thuốc. Không nên cho mèo sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không rõ nguồn gốc nhé, bởi sẽ có thể khiến tình trạng của mèo nặng hơn.

Mèo bị yếu 2 chân sau

3.3 Phẫu thuật

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ đề xuất phẫu thuật để khắc phục các vấn đề về xương, cột sống hoặc dây thần kinh gây ra tình trạng yếu chân sau. Các ca phẫu thuật này rất phức tạp và đòi hỏi kỹ năng cao. Do đó, việc phẫu thuật chỉ nên được tiến hành bởi các bác sĩ thú y có kinh nghiệm.

3.4 Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Để giúp mèo của bạn qua giai đoạn khó khăn khi bị yếu chân sau, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Đảm bảo mèo có một nơi ấm áp, khô ráo và thoải mái để nghỉ ngơi.

  • Thay đổi chỗ ngồi của mèo thường xuyên để giúp cân bằng tải trọng trên cơ thể.

  • Hỗ trợ mèo trong việc di chuyển bằng cách dùng xe lăn hoặc các thiết bị hỗ trợ di chuyển khác.

  • Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng cho mèo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và giàu canxi, để cơ và xương của mèo có thể phát triển một cách khỏe mạnh. 

4. Cách phòng ngừa mèo bị yếu 2 chân sau

Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo một số cách thức phòng ngừa mèo bị yếu 2 chân sau dưới đây để chăm sóc chúng một cách tốt hơn:

4.1 Tạo môi trường sống an toàn

Việc xây dựng một môi trường sống an toàn cho mèo sẽ hạn chế nguy cơ rủi ro về tai nạn. Bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa xảy ra tình trạng mèo bị yếu 2 chân sau:

  • Loại bỏ các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho mèo: Như dây điện, đồ vật sắc nhọn hoặc vật có kích thước trọng tải lớn. Điều này sẽ tránh các trường hợp mèo bị va chạm, té ngã hoặc bị đè trong khi đùa giỡn.

  • Môi trường sống sạch sẽ: Dọn dẹp môi trường sống của mèo thường xuyên để tránh các tác nhân gây bệnh. Ngăn chặn mọi khả năng lây nhiễm của vi khuẩn. Lúc này, tâm trạng của mèo cũng tốt hơn khi sống trong môi trường sạch sẽ, thoải mái.

4.2 Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ

Việc cung cấp cho mèo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là rất quan trọng. Điều đó giúp duy trì và phát triển được chức năng xương và cơ của chúng. Bạn nên chọn thức ăn giàu protein và canxi để giúp mèo phát triển mạnh khỏe. Trường hợp không có thời gian để cho mèo ăn và uống đúng bữa, Petkit khuyên bạn nên sử dụng máy tự động cho mèo ăn, máy lọc nước cho chó mèo để đảm bảo mèo được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ:

  • Máy ăn tự động cho chó mèo PETKIT YumShare Dual-Hopper 2 ngăn: Với điểm nổi bật là khả năng tự động nhả hạt, bạn dễ dàng thiết lập lịch trình bữa ăn thông qua App Petkit. Ngoài ra, máy còn trang bị hệ thống Camera AI tiên tiến giúp theo dõi được thú cưng mọi lúc. Dung tích của máy 5 Lít đủ để 1 bé mèo trưởng thành có thể ăn đến 30 ngày. Đây có thể là một sản phẩm tối ưu giúp bạn chăm sóc bữa ăn hàng ngày cho thú cưng.

Mèo bị yếu 2 chân sau

Máy ăn tự động giúp mèo có chế độ ăn uống đầy khoa học hơn

  • Máy lọc nước PETKIT EVERSWEET SOLO SE: Sử dụng hệ thống bơm không dây công nghệ mới không liên kết trực tiếp với dây điện. Máy có thể cung cấp nước mọi lúc một cách an toàn và có thể ngăn chặn khả năng rò rỉ điện một cách triệt để. Cung cấp đủ nước cũng giúp chức năng cơ thể thú cưng của bạn được cải thiện tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm canxi vào chế độ dinh dưỡng để boss cải thiện vấn đề về xương khớp. Nhờ đó, ngăn ngừa tình trạng mèo bị yếu 2 chân sau trở nặng.

4.3 Khám sức khỏe cho mèo định kỳ

Để phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe của mèo, nên đưa thú cưng đi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời nếu xảy ra trường hợp xấu nào xảy ra. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng giúp theo dõi sự phát triển của mèo.

Tình trạng mèo bị yếu 2 chân sau có thể gây lo lắng cho mọi “sen". Vậy nên, hãy tìm hiểu kỹ càng các thông tin và giải pháp để chăm sóc mèo một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy theo dõi tình hình sức khỏe của “boss" mỗi ngày để có thể phát hiện và xử lý kịp thời khi mèo có vấn đề về sức khỏe.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị ngứa mắt và cách chữa trị tại nhà

>>> Xem thêm: Dấu hiệu mèo bị búi lông mà nhiều SEN không biết

>>>  Xem thêm: Mèo bị ung thư: Nguyên nhân, phân loại và cách chữa mới nhấ

Từ khóa: bệnh FIP
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ