PETKIT Việt Nam by HeLiCorp

Tất tần tật thông tin bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Thứ Tư, 03/07/2024
NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN
Tất tần tật thông tin bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Mèo là loài khá nhạy cảm với môi trường nên rất dễ gặp phải các căn bệnh truyền nhiễm. Trong đó, bệnh giảm bạch cầu ở mèo được xem như “căn bệnh tử thần” đối với chúng. Tìm hiểu sâu về loại bệnh nguy hiểm này giúp bạn kịp thời phát hiện và phòng ngừa đúng cách hơn. PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp đã tổng hợp mọi thông tin về bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo, còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm do virus giảm bạch cầu parvovirus (FPV) gây ra. Bệnh này có tính lây lan nhanh và có nguy cơ gây tử vong cao, đặc biệt nguy hiểm đối với mèo con từ 3 - 5 tháng tuổi.  

Bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch của mèo, khiến cho lượng bạch cầu trong máu giảm mạnh. Khi mắc phải bệnh này, mèo sẽ trở nên suy yếu, dễ bị nhiễm trùng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

>> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì

Virus FPV là nguyên nhân gây nên bệnh giảm bạch cầu ở mèo 

2. Nguyên nhân gây bệnh FPV ở mèo

Virus FPV xâm nhập cơ thể mèo qua nhiều tác nhân từ môi trường hoặc sinh hoạt chung với mèo bị bệnh. Chỉ sau 24 giờ, virus này sẽ tấn công vào các tế bào bạch huyết, tủy xương, ruột, bào thai và tấn công hàng rào miễn dịch cơ thể mèo. 

Ngoài ra, bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn truyền nhiễm qua phân, nước bọt, chất nhầy từ mèo bị bệnh. Bên cạnh đó, việc mèo sống chung hoặc dùng chung đồ với mèo bị bệnh như: thảm, bát ăn uống,... cũng là nguyên nhân gây giảm bạch cầu ở mèo. Đối với các bé mèo bị nhiễm virus khác nhưng chưa được tiêm chủng đầy đủ thì cũng có thể phát triển thành bệnh FPV. Bệnh này cũng có thể lây virus qua bào thai, mèo mẹ mang thai bị nhiễm bệnh thì mèo con trong bụng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. 

Nguyên nhân gây bệnh FPV ở mèo

Virus FPV có thể lây từ mèo mẹ sang con

3. Dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh suy giảm bạch cầu có thời gian ủ bệnh từ 2 - 7 ngày. Giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo phát triển nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của chúng. Theo dõi bài viết sau để biết thêm về các dấu hiệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo nhé!

3.1 Thể ẩn tính

Đây là giai đoạn mới hình thành bệnh nên mèo khỏe mạnh có thể tự sinh ra kháng thể để chống lại bệnh. Thường xuất hiện ở mèo trưởng thành hoặc mèo đã có tiêm phòng.

Mèo sẽ có các dấu hiệu như: sốt nhẹ, lười ăn hoặc bị tiêu chảy nhẹ. Trong thể ẩn tính, mèo vẫn chưa có các triệu chứng nguy hiểm nên có thể chữa trị, ngăn chặn virus phát triển.

3.2 Thể cấp tính

Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn: nôn mửa, sốt cao 40 độ, lười vận động, mất khẩu vị và bỏ ăn,.... Ngoài ra, mèo còn có các vấn đề về tiêu hoá: mất nước, tiêu chảy nặng; phân có mùi hôi kèm theo máu, đau bụng,...

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo trong giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày, cơ thể mèo sẽ lạnh dần và tử vong. 

Xem thêm: Mèo đi vệ sinh mấy lần 1 ngày là bình thường?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì

Các dấu hiệu giảm bạch cầu ở mèo mà bạn nên lưu ý

3.3 Thể siêu cấp tính (quá cấp)

Giai đoạn này xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo. Mèo sẽ có các triệu chứng như hạ thân nhiệt, đau bụng và trở nên cực kỳ yếu ớt. Đây là giai đoạn nặng nhất khiến mèo tử vong trong thời gian ngắn. 

3.4 Thần kinh

Trong giai đoạn nhiễm bệnh giảm bạch cầu, mèo cũng sẽ có các dấu hiệu rối loạn thần kinh như: co giật, mất thăng bằng khi di chuyển, lờ đờ,... Ngoài ra, nếu mèo mẹ nhiễm bệnh mang thai thì sẽ truyền virus sang cho mèo con. Điều này khiến cho virus tấn công vào hệ thần kinh của mèo con, khiến chúng yếu ớt, tỷ lệ sống của các bé sẽ rất thấp.

4. Cách chẩn đoán mèo bị FPV

Tìm hiểu cách chẩn đoán mèo bị bệnh FPV giúp “sen” kịp thời phát hiện tình trạng sức khoẻ của “boss” và giai đoạn phát triển bệnh. Điều này sẽ giúp mèo có tỷ lệ sống cao hơn.

4.1 Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo thường có ở mèo từ 3 tháng đến 1 năm tuổi. Những dấu hiệu điển hình bao gồm sốt cao liên tục, khó tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy và giảm bạch cầu rõ rệt. Bên cạnh đó, bạn có thể cho mèo thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bạch cầu.

4.2 Chẩn đoán phi lâm sàng

Phương pháp PCR là lựa chọn tối ưu để chẩn đoán chính xác bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo nhưng tốn thời gian và cần thiết bị phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay đã có kỹ thuật PCR cải tiến cho phép chẩn đoán nhanh chóng trong khoảng 1 - 2 giờ.

5. Bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo có lây không?

Với các “sen” nuôi nhiều “boss” thường lo lắng vì không biết liệu bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không? Vì là căn bệnh truyền nhiễm nên bệnh giảm bạch cầu ở mèo có tính lây lan rất cao. Bệnh FPV có thể lây qua các đường sau:

  • Truyền nhiễm từ mèo mẹ sang con trong thời kỳ mang thai hoặc lây từ sữa mèo mẹ. 

  • Lây từ mèo bị nhiễm bệnh qua đường miệng: chất nhầy, chất nôn, nước bọt…

  • Lây do dùng chung đồ với mèo bị nhiễm bệnh. 

Bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo không lây sang cho người hoặc các động vật khác, nhưng các virus sẽ bám lên tay hoặc vào quần áo khi bạn vuốt ve mèo bị bệnh. Điều này gián tiếp truyền nhiễm virus sang cho “boss” nhà bạn. Vì vậy, các “sen” phải chú ý khi cưng nựng và vuốt ve các bé mèo khác, đặc biệt là mèo hoang. 

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì

Nên cẩn thận khi vuốt ve các bé mèo lạ nhé

6. Giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể chữa khỏi nếu như kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy chữa được nhưng chi phí lại rất đắt đỏ và quá trình điều trị khá khó khăn. Đối với mèo có sức đề kháng cao thì khả năng chống lại virus sẽ cao hơn. Nhưng với các bé mèo con hoặc mèo mắc bệnh giai đoạn nặng thì tỷ lệ sống sót rất thấp.

Thời gian và quá trình điều trị bệnh FPV cần nhiều thời gian và phương pháp khác nhau. Tuỳ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, giai đoạn phát triển bệnh của mèo và chất lượng y tế mà đưa ra chi phí phù hợp. Vì vậy, chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có mức giá cụ thể. 

Vậy mèo bị giảm bạch cầu có bị lại không? May mắn là khi mèo chữa khỏi bệnh sẽ không bị nhiễm virus nữa. Bởi vì trong cơ thể của chúng đã tự sản sinh ra một loại kháng thể giúp chống lại virus này. 

>>> Xem thêm: Chi phí chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bao nhiêu?

bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không

Phát hiện và điều trị kịp thời giúp tăng khả năng sống sót của mèo

7. Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Để mèo không bị nhiễm virus thì các “sen” nên có các biện pháp phòng tránh tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng của mình. Sau đây là một số cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo mà bạn nên biết:

7.1 Vệ sinh môi trường sống của mèo

Môi trường sống có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mèo. Khu vực sống sạch sẽ giúp mèo phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo cũng truyền nhiễm qua phân và nước tiểu, vì vậy mà các “sen” nên chú ý dọn dẹp khu vực vệ sinh của “boss” thường xuyên. 

Để việc dọn dẹp vệ sinh cho Pet được hiệu quả và sạch sẽ, bạn có thể xem qua sản phẩm máy dọn phân mèo tiên tiến. Dòng máy dọn vệ sinh tự động kết hợp với thiết bị khử mùi tự động, diệt khuẩn hiệu quả đến 99,9%, mang lại không gian nhà thơm tho và sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn có thể điều khiển và theo dõi từ xa qua điện thoại, tiện lợi với các “sen” bận rộn và thường vắng nhà.

Ngoài ra, Petkit đã ra mắt 2 sản phẩm mới giúp phát hiện bệnh ở mèo sớm hơn.

  • Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra với camera AI giúp phân tích phân, theo dõi tình trạng sức khỏe của các bé tốt hơn. Bởi đặc tính của mèo thường có khả năng chịu đau tốt hơn so với người. 
  • Cát vệ sinh phát hiện máu Petkit, loại cát này sẽ biến đổi màu sắc khi nước tiểu có máu, giúp các Sen phát hiện sớm tình trạng bệnh ở mèo
Máy dọn phân mèo Petkit Purobot Ultra có Camera AI
Cát mèo phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter Cát mèo phát hiện máu Petkit Occult Blood Test Mixed Cat Litter

7.2 Không thả rông mèo

Virus FPV lây nhiễm cho mèo từ môi trường hoặc từ mèo bị nhiễm bệnh. Nếu bạn để mèo đi tự do, có khả năng chúng sẽ tiếp xúc với mèo hoang mang mầm bệnh, mèo bị nhiễm bệnh hoặc đến những nơi hôi thối, dơ bẩn. Điều này sẽ khiến cho mèo bị bệnh giảm bạch cầu. Vì vậy, bạn không nên cho mèo đi lung tung mà không có sự giám sát của chủ nhân nhé!

7.3 Tiêm vắc xin

Tiêm phòng chính là phương pháp tối ưu và cần thiết nhất để bảo vệ sức khỏe cho mèo cưng. Hiện nay đã có 3 loại vắc xin phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo, có hiệu quả từ 2 - 3 năm. Bạn nên tìm hiểu kỹ từng loại hoặc đến các cơ sở thú y uy tín để tiêm phòng cho mèo nhé!

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì

Tiêm vắc xin đầy đủ giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm

7.4 Cung cấp chế độ dinh dưỡng cho “boss”

Ăn uống đầy đủ và dinh dưỡng cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Vậy mèo bị giảm bạch cầu nên ăn gì? Theo bác sĩ thú y, mèo mắc bệnh FPV đường glucose, vitamin C, sữa cho mèo,... Bên cạnh đó, bạn cũng nên cung cấp cho mèo thêm pate, các loại thịt chín như: bò, gà, heo, kết hợp với B1 để tăng sự thèm ăn. 

7.5 Khám sức khỏe định kỳ cho mèo

Việc khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng trong việc điều trị và phát hiện các bệnh ở mèo. Đây cũng là cách để bạn có thể theo dõi sức khoẻ và chăm sóc “boss” cưng một cách hiệu quả nhất theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình nuôi mèo, các “sen” nên đưa mèo khám sức khỏe định kỳ để chúng có một đề kháng tốt, phòng tránh được nhiều bệnh tật.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong cho mèo, nhưng nếu được điều trị kịp thời thì mèo vẫn có thể khoẻ lại bình thường. Việc tiêm vắc xin định kỳ, giữ vệ sinh môi trường sống và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho mèo là những biện pháp quan trọng giúp bảo vệ mèo khỏi căn bệnh này. Các “sen” hãy luôn chú ý đến sức khỏe của “boss” cưng để đảm bảo sức khỏe của chúng luôn tốt nhất nhé!

>> Xem thêm: Top các cách phòng tránh bệnh FIP ở mèo hiệu quả nhất

>> Xem thêm: Máy dọn vệ sinh mèo tự động Petkit Pura Max 2 mới ra mắt

Từ khóa: bệnh giảm bạch cầu
Viết bình luận của bạn
PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ