Những cách nhận biết mèo đói bụng hay chưa?
“Sen” có bao giờ thắc mắc liệu bé mèo nhà mình có đang đói bụng hay chỉ đang "giả vờ" để đòi ăn thêm không? Mỗi “hoàng thượng” đều có cách riêng để thể hiện nhu cầu của mình, từ những tiếng kêu nũng nịu, ánh mắt "hút hồn" cho đến những hành động rõ ràng như cào cửa hoặc quanh quẩn bên chén thức ăn. Hiểu được cách nhận biết mèo đói không chỉ giúp bạn chăm sóc tốt hơn mà còn tạo mối gắn kết đặc biệt với mèo cưng. Cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá ngay trong bài viết này nhé!
1. Mèo ăn bao nhiêu bữa một ngày?
Việc xác định số bữa ăn phù hợp cho mèo không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác mà còn vào sức khỏe và thói quen của bé. Một số “sen” nuôi mèo thường thắc mắc liệu nên cho “boss” ăn bao nhiêu bữa một ngày để đảm bảo chúng không đói nhưng cũng không ăn quá nhiều. Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết nhất cho sen:
1.1 Mèo con (dưới 6 tháng tuổi)
Mèo con đang trong giai đoạn phát triển nhanh nên cần nhiều năng lượng. Do đó, bạn nên chia nhỏ thức ăn thành 4-5 bữa/ngày để đảm bảo chúng có đủ dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Quan sát hành vi của các bé là một cách nhận biết mèo đói hiệu quả, chẳng hạn như kêu nhiều hơn bình thường hoặc tìm kiếm thức ăn.
1.2 Mèo trưởng thành (6 tháng - 7 tuổi)
Boss trưởng thành thường ăn 2-3 bữa/ngày. Đây là giai đoạn mèo đã ổn định về nhu cầu dinh dưỡng, vì vậy việc duy trì lịch ăn cố định giúp chúng khỏe mạnh và tránh béo phì. Hãy chú ý các dấu hiệu như quay quanh chén ăn hoặc "nũng nịu" để nhận biết khi nào chúng đói.
1.3 Mèo lớn tuổi (trên 7 tuổi)
Mèo già có nhu cầu ăn ít hơn nhưng cần các bữa nhỏ, dễ tiêu hóa. Tốt nhất là chia thành 2-3 bữa với thức ăn mềm hoặc ẩm. Nếu mèo già có biểu hiện kêu nhiều, khó chịu hoặc nhìn chằm chằm vào bạn, đó cũng là một cách nhận biết mèo đói mà bạn nên chú ý.
Hơn nữa, trong quá trình cho mèo ăn, “sen” nên lưu ý những điều sau để đảm bảo bữa ăn tốt nhất cho bé nhé!
-
Đừng để mèo quá đói hoặc ăn quá nhiều: Việc này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của các bé, cụ thể như: rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, béo phì,...
-
Lịch ăn phù hợp: Luôn cho “boss” ăn vào giờ cố định mỗi ngày để hình thành thói quen tốt.
-
Đáp ứng nhu cầu riêng: Mỗi bé mèo là một cá thể khác biệt. Vì vậy, hãy quan sát thói quen ăn uống của từng bé để điều chỉnh lượng thức ăn và số bữa phù hợp nhất.
Việc hiểu rõ số bữa ăn phù hợp là một trong những bước quan trọng để chăm sóc mèo khỏe mạnh. Đồng thời, biết cách nhận biết mèo đói sẽ giúp bạn đáp ứng đúng nhu cầu của chúng và tạo sự gắn bó đặc biệt hơn với người bạn nhỏ này!
Không nên cho mèo ăn quá nhiều, nên có lịch ăn phù hợp cho bé
2. Cách nhận biết mèo đói bụng hay không
Tất nhiên, các “boss” không thể nói trực tiếp với “sen” khi đói, nhưng bé có cách riêng để thể hiện điều đó. Hiểu được các dấu hiệu này không chỉ giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mèo mà còn tạo mối liên kết chặt chẽ hơn với thú cưng. Dưới đây là những cách nhận biết mèo đói bụng hay không:
2.1 Tiếng kêu đặc biệt
Mèo thường phát ra tiếng kêu meo meo to, kéo dài hoặc liên tục khi bé đói nhằm thu hút sự chú ý của “sen”. Nếu bạn để ý, tiếng kêu này thường khác biệt so với khi chúng muốn chơi đùa. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu cách nhận biết mèo con đói, bạn sẽ thấy mèo con thường kêu lớn hơn để đòi bú hoặc ăn.
Khi đói mèo thường “làm nũng” khiến “sen” chú ý
2.2 Quay quanh chén ăn
Một dấu hiệu rõ ràng là mèo thường ngồi gần, cào nhẹ hoặc thậm chí liếm chén thức ăn khi bụng đói. Đây là cách chúng “nhắc nhở” bạn rằng đã đến giờ lấp đầy chiếc bụng rỗng này rồi đấy!
2.3 Đi theo bạn
Khi “boss” đói, chúng sẽ bám sát bạn mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là khi bạn vào bếp. Chúng có thể dùng ánh mắt "cầu xin" hoặc cọ vào chân để thu hút sự chú ý. Đối với mèo con, hành động này cũng là một trong những cách nhận biết mèo con đói phổ biến.
2.4 Lục lọi thức ăn
Một trong những cách nhận biết mèo đói đơn giản nhất là hành vi tìm kiếm thức ăn. Nếu mèo cưng có thói quen cào cửa hoặc cố mở tủ chứa thức ăn, điều đó có thể là một dấu hiệu rõ ràng rằng bụng của bé đang “trống rỗng”.
2.5 Hành vi kích động
Một số bé mèo sẽ trở nên bồn chồn, dễ cáu gắt hoặc thậm chí phá phách hơn khi đói. Hãy quan sát sự thay đổi trong thái độ của các bé để nhận ra nhu cầu này.
2.6 Nhìn chằm chằm vào bạn
Ánh mắt kiên định của mèo như muốn nói: “Cho em ăn đi!”. Đây là một trong những cách giao tiếp không lời mà thú cưng dùng để báo hiệu rằng chúng đã chuẩn bị tinh thần để ăn uống rồi.
Mèo nhìn chằm chằm là dấu hiệu chúng đang muốn bạn cho ăn
Tuy việc tìm hiểu cách nhận biết mèo đói rất cần thiết nhưng cũng có một số lưu ý dưới đây mà các “sen” cần lưu ý:
-
Phân biệt giữa đói và thói quen xin ăn: Một số chú mèo chỉ “giả vờ đói” để được cho ăn thêm, đặc biệt nếu bạn thường xuyên đáp ứng những lần xin ăn đó. Điều này sẽ gián tiếp khiến cân nặng của các “boss” ngày càng tăng lên, gây nên một số vấn đề đến sức khỏe.
-
Duy trì lịch ăn: Để tránh nhầm lẫn, hãy cho mèo ăn vào giờ cố định hàng ngày. Thói quen này sẽ giúp bé quen với khung giờ ăn uống lành mạnh, tránh tình trạng ăn quá nhiều trong ngày.
-
Quan sát sức khỏe: Nếu mèo liên tục đòi ăn bất thường hoặc bỏ ăn, bạn nên kiểm tra xem chúng có vấn đề về sức khỏe hay không nhé!
Hiểu được cách nhận biết mèo đói sẽ giúp bạn chăm sóc mèo cưng tốt hơn, tránh tình trạng ăn quá ít hoặc quá nhiều, đồng thời tăng sự kết nối tình cảm với “người bạn bốn chân” của mình.
Máy ăn PETKIT Element 3 Infinity - 5 Lít |
3. Vì sao mèo lại nhịn đói, không chịu ăn?
Bên cạnh việc mèo hay “kêu gào” đòi ăn thì cũng những lúc bé lại rơi vào trạng thái nhịn ăn. Việc mèo nhịn đói hoặc không chịu ăn là một vấn đề khiến nhiều “sen” nuôi mèo lo lắng. Đây có thể là tín hiệu báo động về sức khỏe hoặc tâm lý của chúng.
3.1 Sức khỏe có vấn đề
Mèo thường bỏ ăn khi gặp các vấn đề về sức khỏe như: bệnh tiêu hóa, nhiễm trùng, răng miệng hoặc thậm chí là các bệnh lý nghiêm trọng hơn như suy thận hoặc gan. Đôi khi, bạn sẽ thấy chúng trông mệt mỏi, ít vận động hơn và không còn hứng thú với thức ăn. Lúc này, việc hiểu cách nhận biết mèo đói sẽ giúp bạn phân biệt giữa mèo đang không khỏe hay chỉ đơn thuần là không thích thức ăn.
Ngoài ra, tắc búi lông cũng là một trong những nguyên nhân khiến mèo bỏ ăn. Thói quen liếm lông của “boss” trong thời gian dài sẽ tích tụ những búi lông trong đường ruột, gây tắc nghẽn. Vì vậy, các “sen” nên sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu búi lông cho mèo hoặc thường xuyên chải chuốt lông cho bé bằng thiết bị cắt tỉa chuyên dụng để loại bỏ lông thừa.
>> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị tắc búi lông cùng những dấu hiệu và cách điều trị
Máy chải hút lông chó mèo PETKIT AIRCLIPPER 5in1 |
Liếm lông nhiều khiến bé bị tắc búi lông
3.2 Thức ăn không phù hợp
Mèo đôi khi có khẩu vị khá "khó tính". Nếu bạn đổi loại thức ăn mới hoặc thức ăn lâu ngày bị ôi thiu, “boss” sẽ từ chối ngay lập tức. Một số mèo cũng không thích thức ăn quá lạnh hoặc không còn tươi. Vì vậy, bạn hãy thử đổi sang loại thức ăn khác hoặc làm ấm nhẹ đồ ăn để kích thích sự thèm ăn của chúng nhé.
3.3 Căng thẳng hoặc thay đổi môi trường
Mèo rất nhạy cảm với môi trường sống. Do đó, những thay đổi đột ngột như: chuyển nhà, có thêm thú cưng mới, có mùi lạ,... cũng có thể khiến các bé căng thẳng và mất cảm giác thèm ăn. Nếu “sen” không có biện pháp xử lý thì sẽ khiến mèo bị trầm cảm, tính tình thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sau này.
3.4 Tuổi tác hoặc vấn đề răng miệng
Mèo già hoặc những chú mèo gặp vấn đề về răng miệng như: viêm lợi, răng lung lay thường khó nhai và cảm thấy đau khi ăn. Điều này dẫn đến việc các bé thường nhịn đói dù cơ thể vẫn cần năng lượng.
3.5 Thời kỳ động dục
Trong thời kỳ động dục, mèo cái lẫn mèo đực thường bị mất cảm giác thèm ăn vì cơ thể đang chịu sự thay đổi hormone mạnh mẽ. Mèo cái có thể kêu nhiều hơn bình thường để thu hút bạn tình, trong khi mèo đực có xu hướng lang thang, tìm cách ra ngoài thay vì quan tâm đến thức ăn. Đây là một hiện tượng tự nhiên và thường sẽ kết thúc sau vài ngày.
Nhiều yếu tố tác động khiến mèo bỏ ăn
3.6 Thói quen ăn uống không đều đặn
Nếu bạn thường xuyên thay đổi giờ ăn hoặc để chúng tự do ăn quá nhiều, mèo có thể mất hứng thú với bữa ăn chính, no hơi. Tốt nhất là “sen” hãy duy trì một lịch ăn cố định để giúp chúng cân bằng nhu cầu dinh dưỡng, duy trì thói quen ăn uống tốt hơn.
4. Mèo có thể nhịn đói bao lâu?
Việc mèo nhịn đói không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng nếu kéo dài. Vậy mèo có thể nhịn đói bao lâu và bạn nên làm gì khi chúng từ chối ăn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
4.1 Mèo trưởng thành có thể nhịn đói trong bao lâu?
Mèo trưởng thành khỏe mạnh có thể nhịn đói tối đa khoảng 2 tuần, nhưng nếu bé không được cung cấp nước thì chỉ đến 3 ngày. Thế nhưng điều này không có nghĩa là chúng nên bị bỏ đói. Khi mèo nhịn ăn quá lâu, cơ thể sẽ bắt đầu chuyển hóa mỡ thành năng lượng, nhưng quá trình này lại gây ra áp lực lớn lên gan, dễ dẫn đến một tình trạng nguy hiểm là gan nhiễm mỡ.
Khi gan không được cung cấp đủ protein, chức năng hoạt động của nó sẽ suy giảm, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suy gan. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể, đẩy mèo vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
4.2 Mèo con có thể nhịn đói trong thời gian ngắn hơn
Đối với mèo con, thời gian có thể nhịn đói ngắn hơn rất nhiều. Thông thường, mèo con chỉ có thể chịu đựng khoảng 12–24 giờ mà không ăn. Do cơ thể nhỏ bé và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, mèo con rất nhanh bị mất năng lượng và suy yếu nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhịn đói của mèo
Không phải tất cả mèo đều có thể nhịn đói trong cùng một khoảng thời gian. Khả năng chịu đựng còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
-
Sức khỏe tổng thể: Mèo già hoặc mèo có bệnh nền thường không chịu được việc nhịn ăn lâu.
-
Trạng thái cơ thể: Mèo béo phì hoặc quá gầy đều có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu nhịn đói.
-
Môi trường: Nếu môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, mèo sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tình trạng kiệt sức nhanh hơn.
4.4 Những nguy hiểm khi mèo nhịn đói quá lâu
Khi mèo nhịn đói trong thời gian dài, cơ thể không chỉ đối mặt với nguy cơ gan nhiễm mỡ mà còn dễ mắc các vấn đề khác như:
-
Mất nước, dẫn đến rối loạn điện giải và suy giảm chức năng nội tạng.
-
Hệ miễn dịch suy yếu, khiến mèo dễ bị nhiễm trùng.
-
Suy giảm sức mạnh cơ bắp, mèo trở nên lờ đờ, mất khả năng di chuyển linh hoạt.
Nhịn đói lâu ngày khiến mèo suy kiệt sức khỏe, dễ bệnh tật
Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé “boss”, khiến bé ốm yếu, suy giảm đề kháng, dễ bệnh tật,... Vậy các “sen” nên làm gì khi mèo nhịn đói, không chịu ăn? Xem ngay một vài phương pháp sau nhé!
-
Quan sát kỹ hành vi: Trước hết, hãy kiểm tra xem mèo có biểu hiện bất thường nào khác ngoài việc nhịn đói hay không. Nếu bé có một số dấu hiệu bất thường đi kèm như: nôn mửa, tiêu chảy, hay lờ đờ thì bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
-
Điều chỉnh thức ăn: Thử thay đổi loại thức ăn hoặc làm ấm đồ ăn để tăng sự hấp dẫn. Bên cạnh đó, bạn hãy đảm bảo thức ăn luôn tươi mới và phù hợp với khẩu vị của mèo.
-
Giữ môi trường ổn định: Tạo không gian yên tĩnh, thoải mái để mèo cảm thấy an tâm. Hạn chế những thay đổi đột ngột trong môi trường sống của chúng.
-
Duy trì lịch ăn đều đặn: Xây dựng giờ ăn cố định mỗi ngày và không để mèo nhịn đói quá lâu, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là gan. Các “sen” có thể tham khảo máy cho thú cưng ăn tự động PETKIT. Sản phẩm này có chế độ “hẹn giờ ăn tự động”, giúp cho mèo cưng ăn đúng giờ, đủ bữa, bạn cũng có thể an tâm hơn khi vắng nhà. Bên cạnh đó, máy ăn tự động còn tích hợp Camera AI, giúp bạn quan sát bé từ xa, thuận tiện theo dõi thói quen ăn của “boss”.
Máy ăn có camera PETKIT YumShare Dual-Hopper (Gemini) - 2 ngăn |
Việc hiểu rõ các vấn đề xoay quanh dinh dưỡng của mèo và cách nhận biết mèo đói là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc cho “boss” cưng. Hãy luôn quan sát tình trạng của mèo và cung cấp chế độ ăn uống dinh dưỡng, đồng thời giữ môi trường sống ổn định. Nếu phát hiện mèo có dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại đưa chúng đến bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sự quan tâm và yêu thương của bạn chính là chìa khóa để mèo cưng luôn khỏe mạnh và vui vẻ!
>> Xem thêm: Thức ăn cho mèo 2 tháng tuổi là gì?
>> Xem thêm: Cách nhận biết mèo con đực hay cái cực nhanh