Chăm Sóc Mèo

Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm

24/06/2024

Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm

Bệnh nấm da là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở mèo, gây ra bởi nhiều loại nấm khác nhau. Mèo bị nấm da có triệu chứng ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống của mèo và thậm chí lây sang người nếu không được điều trị kịp thời. PETKIT VIỆT NAM by HeliCorp sẽ cung cấp kiến thức về bệnh nấm da ở mèo và cách để trị bệnh nấm hiệu quả qua bài viết dưới đây!  1. Bệnh nấm...

Những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ mà các Sen cần lưu ý

Những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ mà các Sen cần lưu ý

Những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ là kiến thức quan trọng mà sen cần biết để giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cả mèo mẹ và con. Trong bài viết này, PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp sẽ cung cấp thông tin về những việc nên làm trước, trong và sau quá trình sinh nở của bé mèo nhà bạn! 1. Top những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ Quá trình sinh đẻ của mèo là một thời điểm nhạy cảm và quan trọng. Do vậy, đòi hỏi bạn cần có sự chuẩn bị và chăm sóc kỹ lưỡng từ chủ nuôi. Việc hiểu rõ những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ sẽ giúp bạn tạo điều kiện tốt nhất cho mèo mẹ và các bé mèo con. Dưới đây là những điều bạn cần tránh và cách chăm sóc mèo mẹ đúng cách. 1.1 Không can thiệp vào quá trình sinh đẻ của mèo Một trong những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ là không can thiệp quá nhiều vào quá trình sinh nở của mèo. Mèo mẹ thường có khả năng “tự lo liệu” khi đẻ. Việc can thiệp không cần thiết có thể gây ra căng thẳng cho mèo mẹ và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Những lưu ý quan trọng: Quan sát từ xa: Bạn chỉ nên quan sát từ xa và can thiệp khi thật sự cần thiết, chẳng hạn như khi có dấu hiệu mèo mẹ gặp khó khăn. Giữ môi trường yên tĩnh: Việc làm này giúp cho mèo mẹ có một môi trường yên tĩnh, ít tiếng ồn và không bị làm phiền. Bạn không nên can thiệp quá nhiều vào quá trình sinh nở của mèo 1.2 Hạn chế tiếp xúc với mèo mẹ Sau khi sinh, mèo mẹ cần được chăm sóc trong một môi trường yên tĩnh, thoải mái để nghỉ ngơi và chăm sóc mèo con. Hạn chế tiếp xúc với mèo mẹ trong giai đoạn này là một trong những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ để giảm thiểu stress cho mèo. Hãy để cho mèo mẹ bắt đầu cho mèo con bú trong vòng một hoặc hai giờ sau khi chúng chào đời. Cách hạn chế tiếp xúc: - Phòng riêng biệt: Đặt mèo mẹ và mèo con trong một phòng riêng biệt, yên tĩnh trong nhà để giảm thiểu tiếng ồn và sự xáo trộn. - Vệ sinh khu vực sinh: Giữ cho khu vực xung quanh mèo sạch sẽ và khô ráo để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thay khăn trải giường hàng ngày, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên. - Sử dụng khăn tắm: Trải nhiều lớp khăn tắm trên giường để dễ dàng thay lớp bẩn bên trên, giữ lớp sạch bên dưới. Điều này giúp giữ cho khu vực giường ngủ của mèo khô ráo và ấm áp. Mèo mẹ sau sinh cần môi trường yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi  1.3 Không di chuyển mèo tới các vị trí mới Trong quá trình sinh đẻ, cơ thể mèo trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Di chuyển mèo trong thời gian này là một trong những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ, có thể gây ra căng thẳng. Hơn nữa, việc làm này có thể gây gián đoạn quá trình sinh nở và dẫn đến các biến chứng hoặc chấn thương cho mèo. Lời khuyên: - Chuẩn bị trước vị trí sinh: Chọn và chuẩn bị sẵn vị trí mà bạn muốn mèo mẹ sinh con từ trước. - Tránh di chuyển sau sinh: Nếu không thật sự cần thiết, không nên di chuyển mèo mẹ và mèo con đến chỗ khác ngay sau khi sinh. Di chuyển mèo trong thời gian sinh sản có thể gây ra căng thẳng 1.4 Không để các con vật khác đến gần mèo mẹ Sau khi sinh, mèo mẹ dành rất nhiều thời gian để chú ý và bảo vệ con của mình. Sự hiện diện của các con vật khác có thể khiến mèo mẹ căng thẳng hoặc lo lắng, ảnh hưởng đến sự chăm sóc và an toàn của mèo con. Ngoài ra, các con vật khác có thể mang vi khuẩn hoặc virus, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con. Biện pháp bảo vệ: - Tách biệt không gian: Cung cấp một không gian riêng biệt, an toàn và yên tĩnh cho mèo mẹ và mèo con. - Giám sát chặt chẽ: Nếu có các con vật khác trong nhà, hãy giám sát chặt chẽ và ngăn chúng lại gần khu vực sinh của mèo mẹ. Sự hiện diện của các con vật khác có thể khiến mèo mẹ stress 1.5 Không cho mèo đẻ ăn quá no Việc cho mèo mẹ ăn quá no ngay trước hoặc sau khi sinh là những điều kiêng kỵ khi mèo đẻ có thể gây ra một số vấn đề về tiêu...

19/06/2024

Mèo sợ mùi gì? Top 9 mùi mà mèo ghét nhất!

Mèo sợ mùi gì? Top 9 mùi mà mèo ghét nhất!

Các loài động vật thường có khứu giác rất nhạy bén, đặc biệt là loài mèo. Việc sở hữu khứu giác nhạy bén giúp chúng đánh hơi được mùi thức ăn và phát hiện kẻ thù. Vì vậy, mèo rất nhạy cảm với các mùi hương xung quanh môi trường sống của chúng. Vậy mèo sợ mùi gì? Các “sen” hãy theo dõi qua bài viết dưới đây cùng Petkit Việt Nam để cùng nắm rõ! 1. Điều đặc biệt về khứu giác loài mèo “Sen” có biết: so với 5 triệu tế bào ở mũi người thì mèo có khoảng 200 triệu tế bào khứu giác trong mũi. Vì vậy mà khứu giác của mèo phát triển vượt trội so với con người. Điều này giúp mèo nhận biết mùi một cách nhạy bén và nhanh chóng. Khứu giác phát triển này cũng giúp mèo tìm kiếm thức ăn, tránh nguy hiểm và giao tiếp với đồng bọn. Mũi mèo có bề mặt niêm mạc lớn gấp đôi con người nên rất nhạy bén, chúng có thể đánh hơi mùi hương ở khoảng cách xa hoặc mùi hương mà con người không thể cảm nhận được. Bởi thế mới nói, khả năng phân biệt mùi hương của các bé “boss” rất tinh vi đúng không nào! 2. Mèo sợ mùi gì nhất? Vì sao lại sợ? Việc tìm hiểu các loại mùi mà mèo sợ giúp bạn phòng tránh để “boss” tiếp xúc cũng như huấn luyện nề nếp cho các bé. Vậy mèo sợ mùi gì nhất? Dưới đây là 9 mùi mà mèo ghét nhất và nguyên nhân chi tiết khiến chúng sợ: 2.1 Mùi của gỗ thông, tùng Mèo sợ mùi gì? Đầu tiên phải nhắc tới là mùi của gỗ thông, tùng. Mùi của loại gỗ này khá hắc và có chứa chất gây kích ứng đối với khứu giác của mèo. Khi mèo tiếp xúc với mùi gỗ thông, tùng sẽ bị căng thẳng và lo sợ.  Hiện nay, một số chuồng cho mèo hoặc đồ chơi bằng gỗ cũng được nhiều “sen” ưa chuộng. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có bán một số loại chuồng cho mèo được làm bằng gỗ thông, tùng. Vì vậy, khi mua sắm cho “boss” cưng, bạn nên chọn lựa các loại chuồng và đồ chơi làm bằng gỗ lành tính để các bé có thể thoải mái vui chơi.  Mùi của gỗ thông, tùng khiến cho mèo khó chịu và lo sợ 2.2 Mùi vỏ cam, quýt, bưởi Vỏ cam, quýt, bưởi là một trong những mùi khiến cho mèo cảm thấy khó chịu, bởi mùi hương mạnh và cay kích thích vào khứu giác của mèo. Việc sử dụng vỏ của trái có múi cũng là phương pháp để huấn luyện “boss”.  Nếu mèo nhà bạn thường hay cào rách các đồ dùng trong nhà thì hãy dùng vỏ cam hoặc tinh chất cam đặt ở những nơi mèo phá phách, chúng sẽ tự động tránh xa. Đây cũng là cách ngăn chặn thói xấu đi vệ sinh bậy của mèo, giúp cho “sen” dễ dàng huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng nơi. Mèo sợ mùi gì? Tinh chất từ vỏ cam có mùi nồng và mạnh khiến mèo khó chịu khi tiếp xúc 2.3 Mùi cây bạch đàn Đa số các loài động vật rất nhạy cảm với các loài cây có độc, điển hình như cây bạch đàn. Đây là loài cây thường được con người dùng làm thuốc, có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên đối với mèo, cây bạch đàn chứa độc tố gây hại đến sức khỏe của chúng. Các “sen” không nên dùng loại cây này để đuổi mèo mà thay vào đó hãy sử dụng vỏ cam, quýt, bưởi sẽ an toàn cho “boss” hơn. Trong lá cây bạch đàn có chứa độc tố gây hại cho sức khoẻ của “boss” cưng 2.4 Mùi cây lộc đề Nói về mèo sợ mùi gì nhất thì không thể không nhắc đến mùi của cây lộc đề. Tinh dầu của loại cây này có hiệu quả đối với con người trong việc chữa bệnh và tạo hương cho kẹo cao su, mỹ phẩm,... nhưng đối với các “boss” thì đây là mùi hương khiến các bé khó chịu và sợ hãi. Tuy mùi của cây lộc đề không mấy dễ chịu đối với mèo, nhưng bạn có thể dùng để ngăn chúng phá phách.  2.5 Mùi cà phê Điểm đặc trưng của cà phê chính là mùi hương thơm nồng và cuốn hút. Cà phê đối với chúng ta là một thức uống thơm ngon nhưng với các “boss” thì đó là mùi hương mạnh khiến các bé khó chịu. Ngoài ra, caffeine trong cà phê là một chất độc đối với mèo, nếu mèo tiếp xúc hoặc ăn phải cà phê có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm...

19/06/2024

Mèo bị táo bón và những điều Sen cần phải biết

Mèo bị táo bón và những điều Sen cần phải biết

Mèo bị táo bón là một bệnh lý khá phổ biến. Táo bón ở mức độ nhẹ có thể chữa trị đơn giản qua ăn uống. Khi để lâu, chứng táo bón sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe mèo. Vậy Sen cần phải biết những gì để ngăn chặn tình trạng trên? Cùng PETKIT by HeLiCorp khám phá trong bài viết này nhé! 1. Mèo bị táo bón là gì? Mèo ngồi lâu trong nhà vệ sinh khi bị táo bón Mèo cũng như chúng ta, rất dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Hiểu một cách đơn giản, táo bón ở mèo là tình trạng mèo ít đi vệ sinh hơn bình thường. Đồng thời, chúng cảm thấy khó khăn và cố gắng dùng sức rặn khi đi ị. Lúc này, tần suất đi vệ sinh của mèo trung bình từ 24 đến 36 giờ mới đi một lần. Mèo bị táo bón ngày càng có nhiều biến chứng khác nhau và có mức độ nguy hiểm hơn. Mèo bị táo bón lâu ngày có thể trở thành mãn tính. Từ đây sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của mèo. 2. Nguyên nhân mèo bị táo bón 2.1 Mèo bị táo bón do chế độ ăn uống không hợp lý Mèo ăn nhiều hạt khiến cơ thể thiếu nước và gây ra táo bón ở mèo Do bận rộn với công việc, chủ nhân thường cho mèo ăn thức ăn khô quanh năm. Đồng thời, việc ăn uống không được diễn ra đúng bữa, đúng lượng quy định. Bởi sự tiện lợi, không mất thời gian chế biến và đa dạng hương vị mèo ưa thích. Tuy nhiên, thức ăn hạt lại quá khô và không đủ lượng nước cần thiết. Vì vậy, quá trình tiêu hóa của mèo diễn ra khó khăn và xuất hiện chứng mèo bón ở mèo. Bên cạnh đó, đa số mèo rất lười uống nước hoặc từ chối uống nếu bát nước bị bẩn. Do đó, mèo không được cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày. Khiến da mèo dần giảm độ đàn hồi, lông rụng, cơ thể lờ đờ, thiếu sức sống. Nếu để lâu, sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe mèo và mèo bị táo bón lâu ngày. Vậy nên việc lưu ý về bữa ăn hay nước uống đối với mèo là vô cùng quan trọng. Nếu bạn quá bận rộn có thể tìm hiểu thêm về nhóm sản phẩm công nghệ cho mèo. 2.2 Mèo bị táo bón do bệnh lý Mèo mắc bệnh tiêu hóa, tiểu đường cũng là nguyên nhân mèo bị bón Một nguyên nhân cũng khá phổ biến khiến mèo bị táo bón là do mắc các bệnh lý. Chẳng hạn như mèo mắc bệnh thận hoặc tiểu đường. Lúc này, đại tràng sẽ tự hấp thụ hết lượng nước từ chất thải mèo. Bởi trước đó cơ thể chúng đã bài tiết quá nhiều nước tiểu. Chính vì vậy, chất thải mèo trở nên cứng và rất khô. Đồng thời, táo bón ở mèo do bị tai nạn hoặc mắc các bệnh về cột sống. Bởi cột sống bị cong vẹo sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Khiến quá trình này trở nên nặng nề và khó khăn hơn. Hơn nữa, mèo bị phình đại tràng hoặc có khối u cũng rất dễ mắc chứng táo bón. Tùy vào mức độ vướng víu tại đại tràng mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau cho mèo. Ngoài ra, mèo bị táo bón lâu ngày còn xuất phát từ các nguyên nhân khác. Cụ thể là tiêm canxi, uống thuốc kháng sinh quá nhiều, bị liệt khớp chậu, trao đổi chất chậm. Hoặc do bị mắc các bệnh về cận giáp, tuyến giáp nữa. 2.3 Mèo bị táo bón do vấn đề về tâm sinh lý Mèo bị stress do thay đổi trường trường sống Táo bón ở mèo cũng xuất phát từ vấn đề tâm sinh lý của mèo. Cụ thể là mèo con chưa làm quen với việc đi vệ sinh hoặc do thời tiết giá lạnh. Hoặc mèo thường xuyên bị căng thẳng, chưa quen với chủ và môi trường sống mới. Chúng sẽ làm biếng đi vệ sinh và nhịn đi ẻ. Vì vậy, lượng chất thải tích trữ trong ruột mèo quá lâu và hình thành táo bón. 2.4 Mèo bị táo bón do thói quen của mèo Mèo hay liếm lông gây ra búi lông và táo bón Mèo vốn là loài ưa sạch sẽ và thường xuyên liếm láp bộ lông của mình. Điều này đã vô tình làm mèo nuốt phải một lượng lông lớn vào cơ thể. Lượng lông này sẽ được cơ thể mèo đào thải qua việc mèo đi vệ sinh. Quá trình này...

18/03/2024

Tông đơ cắt tỉa lông chó mèo PETKIT 2IN1 PRO và những tip chăm sóc cho da và bộ lông thú cưng

Tông đơ cắt tỉa lông chó mèo PETKIT 2IN1 PRO và những tip chăm sóc cho da và bộ lông thú cưng

Bạn có biết việc cắt tỉa lông thường xuyên cũng rất quan trọng với bé cưng ở nhà? Một bộ lông cần được chăm sóc kỹ càng. Được tắm rửa thưởng xuyên, vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời được cắt tỉa định kỳ và nghệ thuật cũng góp phần lớn giúp thú cưng nhà bạn luôn năng động và khoẻ mạnh. Bài viết này, PETKIT by HeLiCorp sẽ giúp bạn tìm ra loại tông đơ cắt lông chó mèo phù hợp với nhu cầu chăm sóc lông cho thú cưng của bạn nhé! 1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc lông cho thú cưng. 1.1 Vì sao phải chăm sóc và cắt tỉa lông thường xuyên? Chăm sóc lông thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe cho mèo Đa phần các loại mèo đều rụng rất nhiều lông và xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể qua như rụng lông do ký sinh trùng, nấm, giống mèo, bẩm sinh, bị tác động tâm lý và thời gian tiếp xúc với ánh nắng,...Mà mèo lại là loài ưa sạch sẽ nên chúng thường có thói quen liếm láp bộ lông của mình. Điều này khiến chúng nuốt phải một lượng lớn lông trong cơ thể. Nó gây ra tình trạng tắc nghẽn búi lông ở dạ dày, khó khăn trong việc tiêu hóa và các bệnh liên quan. Hãy chăm sóc thú cưng như chải chuốt lông và cắt tỉa thường xuyên. Việc đó sẽ giảm đáng kể lượng lông rụng mà mèo nuốt phải. Hơn nữa, việc để lông mèo quá dài tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn, dầu nhờn tích tụ trên bộ lông. Điều này gây mất thẩm mỹ cho mèo. Đồng thời, khiến bé nguy cơ mắc phải các bệnh lý về da như viêm da, nổi mụn trứng cá, mẩn ngứa,...Vì vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra và chăm sóc bộ lông cho mèo cưng. Bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mèo và gia đình bạn nhé! 1.2 Chăm sóc và cắt tỉa lông nên sử dụng những sản phẩm nào? Một số sản phẩm cần thiết trong việc chăm sóc lông mèo Chăm sóc thú cưng và cắt tỉa lông là một hành trình dài. Đòi hỏi người chủ phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt kỹ năng và các sản phẩm chăm sóc chất lượng. Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn việc chăm sóc lông. Những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về một số dụng cụ cũng như tông đơ cắt lông chó mèo chuyên dụng. Tông đơ cắt lông cho mèo là một thiết bị không thể thiếu trong việc chăm sóc lông. Nó giúp điều chỉnh độ dài của mèo một cách linh hoạt và chính xác nhất. Đồng thời, tông đơ có khả năng len lỏi các vùng khó tiếp cận, giúp bạn dễ dàng làm vệ sinh cho Boss hơn. Cách sử dụng cực kỳ đơn giản, bạn có thể cắt tỉa lông mèo tại nhà. Không cần mang "Boss" đến các địa điểm Spa đắt đỏ nữa. Một dụng cụ vô cùng quan trọng khác là lược chải lông cho mèo. Nó giúp loại bỏ các bụi bẩn, dầu nhờn, tế bào chết, lông rụng và gỡ rối các vùng lông khác nhau. Việc chải chuốt thường xuyên sẽ giúp mèo có bộ lông mềm mượt và bóng bẩy hơn. Thêm một sản phẩm hữu ích nữa là dầu chăm sóc lông cho mèo. Bạn có thể sử dụng loại dầu này trước khi cắt tỉa lông để lông thú cưng trở nên mềm mại, dễ thao tác hơn. Hoặc thoa loại dầu này sau khi tắm rửa sạch sẽ cho mèo để tăng cường độ ẩm và nuôi dưỡng lông mèo chắc khỏe. Ngoài các sản phẩm trên, bạn có thể kết hợp dùng thêm kéo cắt lông, sữa tắm chuyên dụng, máy sấy lông để quá trình chăm sóc trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn nhé! 2. Tông đơ cắt tỉa lông chó mèo và những bí quyết chăm sóc da và lông thú cưng luôn óng mượt 2.1 Vì sao mà thú cưng bị bệnh về da và lông Mèo bị nấm ngứa và các bệnh về da xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Bệnh về da và lông là một vấn đề thường gặp ở các loại thú cưng. Xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau như cơ địa yếu, bẩm sinh, thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể liên quan đến quá trình chăm sóc thú cưng của bạn. Như chăm sóc không đúng cách, dị ứng hay nấm. Hoặc vi khuẩn xâm nhập hoặc bị lây nhiễm từ vật nuôi khác. Trước hết, việc chăm sóc lông sai cách như không...

06/03/2024

Bạn chọn tắm cho mèo tại nhà hay sử dụng dịch vụ tắm mèo tại spa?

Bạn chọn tắm cho mèo tại nhà hay sử dụng dịch vụ tắm mèo tại spa?

Tắm cho mèo tại nhà hay sử dụng dịch vụ tắm mèo tại spa thì tốt hơn? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi nuôi thú cưng. Cùng PETKIT by HeLiCorp tìm hiểu lợi ích của hai loại hình tắm trước khi đưa ra quyết định nhé! 1.Vì sao lựa chọn tắm cho mèo tại nhà? 1.1 Lợi ích khi tự tắm cho mèo tại nhà Tắm cho mèo tại nhà giúp tiết kiệm chi phí 1.1.1 Tiết kiệm chi phí nuôi và chăm sóc mèo Tắm cho mèo là một điều vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc chúng. Điều này không chỉ giúp mèo luôn sạch sẽ mà còn bảo vệ sức khỏe bé. Việc tắm cho mèo tại nhà trước hết sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí nuôi và chăm sóc mèo. Bởi trung bình 1 tuần, bạn cần tắm cho mèo ít nhất 1 lần. Tùy vào độ dày của lông, hoạt động hàng ngày mà tần suất tắm của mỗi mèo khác nhau. Tự tìm hiểu và chăm sóc lông cho thú cưng kĩ càng cũng là một lợi ích. Bạn theo dõi được sức khoẻ của chúng một cách tận tình hơn. Đồng thời, việc trang bị một số sản phẩm chăm sóc chuyên dụng cũng giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Nếu bạn đưa mèo ra spa, chi phí cho 1 lần dao động khoảng 70.000 - 400.000 đồng. Vậy một tháng bạn sẽ tiêu tốn khoảng 280.000 - 1.600.000 đồng. Quá là đắt đỏ phải không nào! Thay vào đó, bạn chỉ cần mua một số dụng cụ tắm gội cơ bản cho mèo. Chẳng hạn như tông đơ, sữa tắm, lược chải, dầu tắm là có thể sử dụng lâu dài. Hơn nữa, bạn có thể tiết kiệm thêm chi phí di chuyển để đưa mèo đến spa nữa! Một số sản phẩm chuyên dụng giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho bộ lồng thú cưng. Có thể điểm qua: Máy Sấy, Lồng Sấy Cho Chó Mèo PETKIT AirSalon Max Pro Tính năng khử khuẩn đồ dùng bằng Ozone Bảo hành 18 tháng Tặng kèm máy lọc nước Petkit Solo SE trị giá 750K Miễn phí giao hàng toàn quốc, lắp đặt tận nơi tại HN và TPHCM Hỗ trợ trả góp 0%   Máy Cắt, Tỉa, Chải, Hút Lông Chó Mèo PETKIT 5in1 Cao Cấp   Bộ công cụ thông minh với 5 chức năng trong 1 vừa cắt tỉa vừa hút lông nhanh chóng, an toàn và không tốn nhiều thời gian để dọn dẹp lông thú cưng khắp nhà.   1.1.2 Xây dựng tình cảm giữa Sen và Pet cưng Tắm cho mèo tại nhà còn sẽ giúp gia tăng tình cảm giữa mèo và chủ nhân. Đây chính là những khoảng thời gian gắn kết Sen và Boss đáng kể. Bạn sẽ thể hiện được tình yêu của mình qua việc tự mình chau chuốt cho bộ lông của mèo. Từ việc chải lông, vuốt ve cho đến giai đoạn tắm rửa, sấy lông. Mèo cũng cảm thấy an tâm và hạnh phúc hơn khi có bạn đồng hành cùng chúng. Không còn stress, lo sợ và thoải mái chơi đùa cùng bạn trong quá trình tắm. Vì vậy, bạn hãy dành ra chút thời gian để tắm cho mèo nhé! 1.2 Khó khăn khi tự tắm cho mèo tại nhà Tắm không đúng cách khiến mèo khó chịu và không được thoải mái Với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, việc tắm mèo có thể là một quá trình đầy khó khăn. Bởi các bạn chưa có nhiều kiến thức về nuôi mèo và chưa biết cách tắm hiệu quả nhất. Chẳng hạn như bạn không chải lông và thoa dầu dưỡng cho mèo trước khi tắm. Điều này sẽ khiến lông mèo trở nên khô rối và gãy rụng nhiều hơn. Với những bé mèo nghịch ngợm, bạn sẽ khá vất vả trong việc giữ chân bé trong nhà tắm. Bé sẽ không chịu đứng yên để cho bạn tắm một cách yên ổn cho chúng đâu. Còn với những bé mèo sợ nước, nếu không thao tác đúng cách, mèo dắt dễ bị hoảng loạn. Việc tắm rửa này sẽ trở thành “cực hình” và gây ra tình trạng lo lắng, stress cho mèo. 2. Vì sao quyết định sử dụng dịch vụ spa chó mèo? 2.1 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ. Dịch vụ tắm mèo giúp tiết kiệm thời gian công sức tắm mèo Hiện nay, ngày càng nhiều hộ gia đình nuôi thú cưng và quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe. Spa mèo cũng xuất hiện ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu đó. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời khi bạn sử dụng dịch vụ spa chó mèo: Giúp mèo luôn thơm tho và sạch sẽ: Nhân viên dịch vụ tắm cho mèo sẽ biết cách tắm cho mèo...

06/03/2024

Vì sao nên tắm cho mèo thường xuyên? Các bước an toàn để tắm cho mèo

Vì sao nên tắm cho mèo thường xuyên? Các bước an toàn để tắm cho mèo

Tắm cho mèo thường xuyên đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến sức khỏe mèo. Điều này giúp duy trì bộ lông sạch sẽ, giảm thiểu mùi hôi và dầu nhờn. Hôm nay, PETKIT by HeLiCorp sẽ mách bạn các bước an toàn để tắm cho mèo nhé! Tắm cho mèo thường xuyên là việc cần thiết. 1. Độ quan trọng của việc tắm cho mèo thường xuyên. 1.1 Vì sao phải tắm cho mèo? Tắm cho mèo giúp bé mèo sạch sẽ  Mèo vốn là loài năng động và thích phiêu lưu, khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy, việc tiết ra bã nhờn và tích tụ bụi bẩn là điều không thể tránh khỏi. Việc tắm cho mèo giúp loại bỏ lông rụng và bụi bẩn. Điều này giúp hạn chế tình trạng búi lông ở mèo và giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn lông. Từ đó duy trì bộ lông mềm mượt và chắc khỏe cho mèo. 1.2 Lợi ích khi tắm thường xuyên cho mèo. Tắm cho mèo để lấy đi lượng bụi bẩn và vi khuẩn trên da chúng Tắm cho mèo thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Bao gồm cả về mặt thẩm mỹ, sức khỏe và tinh thần như sau: Duy trì vẻ ngoài sạch sẽ: Tắm cho mèo sẽ loại bỏ được các bụi bẩn, bã nhờn giúp thú cưng có bộ lông bóng mượt và gọn gàng. Tạo cảm giác sảng khoái: Việc tắm rửa giúp mèo cảm thấy thoải mái, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức. Giảm tình trạng lông rụng: Điều này giúp giảm lượng lông rụng. Đồng thời, hạn chế được tình trạng tắc nghẽn lông và hỗ trợ bộ lông luôn khỏe mạnh. Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lông da: Tắm cho mèo thường xuyên có thể loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn và các sinh vật ký sinh như ve rận, bọ chét. Điều này giúp lông da mèo chắc khỏe và hạn chế mắc các bệnh như viêm da, nấm da, nhiễm trùng,... 2. Tắm thường xuyên cho mèo được gì? 2.1 Giữ cho lông sạch sẽ và mềm mại   Tắm cho mèo bằng các sản phẩm chuyên dụng giúp da và lông mèo mềm mại Như đã đề cập ở trên, việc tắm cho mèo sẽ giúp duy trì bộ lông mềm mại và sạch sẽ nhất. Bởi điều đó sẽ loại bỏ được các bụi bẩn, dầu nhờn trên da mèo. Tắm vào buổi sáng hoặc giữa trưa là tốt nhất. Bởi khoảng thời gian đó, nhiệt độ khá là ấm áp, tắm buổi tối mèo dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra, bạn không nên tắm cho mèo khi chúng ăn no hoặc sau bữa ăn. Điều này khiến mèo cảm thấy khó chịu và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. 2.2 Ngăn chặn các vấn đề về da và bị nấm Tắm cho mèo giúp ngăn ngừa nguy cơ bị nấm da Nấm da là căn bệnh phổ biến ở mèo và các loại động vật nhất. Mèo mắc phải sẽ có một số dấu hiệu như: Lông rụng thành từng mảng, da xuất hiện các mẩn đỏ, vàng, đen. Kèm theo các biểu hiện như liếc mắt, thường xuyên cọ xát người vào các đồ vật trong nhà. Loại bệnh này ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và tâm lý của mèo. Và có thể lây từ thú cưng sang người và ngược lại. Viêm da dị ứng cũng là loại bệnh thường gặp ở mèo. Do các tác nhân từ bên ngoài như bọ chét, chất kích thích hoặc đồ dùng, thức ăn của mèo có vấn đề. Mèo sẽ cảm thấy ngứa ngáy khắp cơ thể. Chúng sẽ cắn vào các vùng da đó để giảm cảm giác khó chịu. Điều này khiến vùng da bị tổn thương trầm trọng, rất dễ bị nhiễm trùng. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mèo. Ngoài ra, còn rất nhiều bệnh về da của mèo như khô da, nhiễm trùng nấm men, mụn trứng cá, khối u da và bệnh túi bào tử,...Vì vậy, bạn hãy chăm sóc mèo một cách kỹ lưỡng và quan sát các hành vi của mèo để phát hiện kịp thời các bệnh lý trên. 2.3 Sự thân thiết và yêu thương giữa chủ nhân với mèo Mèo và chủ nhân trở nên gắn kết với nhau hơn trong việc tắm mèo Tắm cho mèo thường xuyên không chỉ duy trì bộ lông sạch sẽ mà còn tạo nên sự thân thiết giữa mèo và chủ nhân. Đây chính là khoảng thời gian để bạn thể hiện tình cảm và sự yêu thương của mình. Chắc chắn mèo sẽ cảm nhận được và trở nên quấn quýt với bạn hơn đó! Hãy biến...

05/03/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ