Chăm Sóc Mèo

Bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào?

29/06/2024

Bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào?

Bệnh FIP ở mèo là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với loài mèo. Hiểu rõ bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của bạn. Trong bài viết dưới đây, PETKIT Việt Nam by HeLiCorp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các con đường lây nhiễm của bệnh FIP và cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo môi trường sống cho bé mèo của bạn. 1....

Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm

Mèo bị nấm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm

Bệnh nấm da là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở mèo, gây ra bởi nhiều loại nấm khác nhau. Mèo bị nấm da có triệu chứng ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống của mèo và thậm chí lây sang người nếu không được điều trị kịp thời. PETKIT VIỆT NAM by HeliCorp sẽ cung cấp kiến thức về bệnh nấm da ở mèo và cách để trị bệnh nấm hiệu quả qua bài viết dưới đây!  1. Bệnh nấm mèo là gì? Bệnh nấm mèo là tình trạng da mèo bị nhiễm nấm, thường do các loại nấm như Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton gây ra. Những vị trí thường gặp nhất khi mèo mắc loại bệnh này là ở mặt, tai, chân và đuôi . Bệnh nấm mèo là tình trạng da mèo bị nhiễm nấm do các loại vi khuẩn gây ra 2. Vì sao mèo bị nấm da? Có nhiều nguyên nhân mèo bị nấm, tuy nhiên có 3 lý do phổ biến sau: Khí hậu: Đa phần các loài nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt. Nếu người nuôi mèo không giữ bộ lông của mèo khô ráo thường xuyên thì bệnh nấm da rất dễ xuất hiện. Lây từ mèo khác: Mèo có thể lây bệnh từ những mèo bị nhiễm khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (đồ vật, thức ăn, nước uống,...). Tắm cho mèo quá nhiều: Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng quả đúng là như vậy! Tắm cho mèo quá nhiều sẽ khiến bé mèo của bạn mất đi lớp dầu tự nhiên, khiến da mèo dễ bị tổn thương và nhiễm nấm. >>> Xem thêm: Bao lâu tắm cho mèo 1 lần? Tắm thường xuyên có tốt không 3. Dấu hiệu nhận biết mèo bị nấm da Dấu hiệu mèo bị nấm da khá dễ nhận biết, bao gồm: Ngứa ngáy: Mèo bị nấm thường ngứa ngáy dữ dội, khiến mèo phải  gãi liên tục, dẫn đến việc da bị tổn thương và rụng lông. Rụng lông: Mèo bị nấm thường rụng lông thành từng mảng, tạo thành các vùng da mẩn đỏ, chảy máu. Vùng da nấm thường có hình tròn, bầu dục, kèm theo đó là sưng tấy và sẫm màu. Mùi cơ thể: Da mèo khi nhiễm nấm sẽ xuất hiện vảy, đóng thành từng mảng, có mùi hôi. Bạn nên đưa mèo đi chữa trị ngay khi có biểu hiện ngứa xảy ra để tránh tình trạng nặng hơn. Biếng ăn: Mèo bị nấm da có biểu hiện bỏ ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.  Mèo bị nấm da có biểu hiện bỏ ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần 4. Bệnh nấm mèo có lây không? Bệnh nấm mèo là một loại bệnh do nấm gây ra và có thể lây lan. Nấm mèo thường lây từ mèo sang mèo, mèo sang người hoặc các loài động vật khác. Một số đường lây nhiễm chính bao gồm: Tiếp xúc trực tiếp: Khi chạm vào mèo bị nhiễm nấm. Tiếp xúc gián tiếp: Qua các vật dụng như chăn, gối, đồ chơi, hoặc nơi mèo thường nằm. Môi trường: Nấm có thể tồn tại trong môi trường, như trên sàn nhà, và lây lan qua việc tiếp xúc. 5. Làm gì để chữa bệnh nấm da mèo hiệu quả? Chữa bệnh nấm cho mèo không khó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mèo bị nấm da phổ biến: 5.1 Cạo lông mèo Cạo lông mèo ở các vùng bị nhiễm nấm giúp giảm đáng kể sự lây lan của nấm, vì nấm có thể dễ dàng bám vào và phát triển trên các sợi lông. Khi lông bị loại bỏ, môi trường sống của nấm bị hạn chế. Từ đó giảm nguy cơ lây lan sang các khu vực khác trên cơ thể mèo bị nấm da cũng như lây nhiễm cho con người và các vật nuôi khác trong gia đình. Bên cạnh đó, cạo lông mèo giúp quá trình bôi thuốc điều trị trở nên hiệu quả hơn. Lông dày có thể cản trở việc tiếp xúc trực tiếp của thuốc với da, làm giảm hiệu quả điều trị. Khi lông được cạo sạch, thuốc chống nấm dễ dàng thẩm thấu vào da, tăng cường khả năng tiêu diệt nấm và thúc đẩy quá trình lành bệnh.  Tuy nhiên, việc cạo lông cần được thực hiện cẩn thận để tránh làm tổn thương da mèo, và tốt nhất là nên được thực hiện bởi bác sĩ thú y hoặc dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Sau khi cạo lông, cần tiếp tục duy trì vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc theo đúng chỉ dẫn để đảm bảo mèo hoàn toàn khỏi bệnh nấm. Tông Đơ Cắt Lông Chó Mèo Petkit 2in1 Pro Mới Cạo lông mèo ở các vùng bị nhiễm nấm giúp giảm sự lây lan của...

24/06/2024

Các bệnh về da ở mèo mà Sen cần biết

Các bệnh về da ở mèo mà Sen cần biết

Mèo là loài vật nuôi đáng yêu được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các bé mèo rất hay dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về da. Do đó, việc nắm bắt kiến thức về các bệnh da liễu thường gặp ở mèo là vô cùng quan trọng, giúp bé mèo luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trong bài viết này, bạn hãy cùng PETKIT tìm hiểu về các bệnh về da ở mèo mà "Sen" cần biết nhé. 1. Vì sao mèo dễ bị bệnh ngoài da? Có nhiều nguyên nhân gây các bệnh về da ở mèo, bao gồm: Đặc điểm cơ thể của mèo: Da mèo mỏng và nhạy cảm hơn nhiều so với chó và các loại động vật khác nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Ngoài ra, mèo có nhiều tuyến bã nhờn trên da và điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Hành vi và thói quen: Mèo thường xuyên liếm láp lông để vệ sinh, vô tình đưa vi khuẩn, nấm mốc từ môi trường lên da. Một số bé mèo thích leo trèo, nghịch ngợm, dễ khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Yếu tố môi trường: So với mèo trong nhà, mèo được nuôi ở ngoài trời có nhiều khả năng bị nhiễm ký sinh trùng bên ngoài như bọ chét hơn, đồng thời có nguy cơ bị thương và áp xe cao hơn khi đánh nhau với mèo hoặc động vật khác.  Căng thẳng, stress cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mèo, khiến da dễ bị tổn thương.  Chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết có thể khiến da mèo khô, dễ bong tróc, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc tấn công. Chế độ ăn uống không phù hợp hoặc dị ứng thức ăn cũng có thể dẫn đến các bệnh về da ở mèo. 2. Các bệnh về da ở mèo phổ biến  2.1 Bệnh nấm mèo Bệnh nấm là một trong các bệnh về da ở mèo phổ biến nhất, do nấm Microsporum canis gây ra. Bệnh có thể lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nhiễm bệnh hoặc qua các vật dụng chung như bàn chải, quần áo, chăn màn. Mèo mọi lứa tuổi và mọi giống mèo đều có khả năng mắc bệnh nhưng thường gặp nhất với mèo dưới 6 tháng tuổi và mèo lông dài. Triệu chứng: Vùng da bị rụng lông, hình thành các mảng tròn, hoặc bình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh. Mèo ngứa ngáy dữ dội, gãi nhiều dẫn đến da bị trầy xước, chảy máu. Nấm có thể lan rộng sang các bộ phận khác trên cơ thể như tai, mắt, mõm. Trong trường hợp mèo bị nhiễm nấm nặng và lan rộng toàn thân, bạn có thể thấy mèo bị rụng lông từng mảng lớn, da dày lên, viêm da. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và gây tử vong. Bệnh nấm ở mèo nguy hiểm vì không chỉ lây lan toàn thân mèo mà còn có thể lây sang những con mèo khác. Do đó, bạn cần thường xuyên chú ý đến thú cưng của mình để có thể phát hiện và điều trị kịp thời. >> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm? Những lưu ý khi mèo bị bệnh nấm 2.2 Bệnh rụng lông Mèo rụng lông là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, diễn ra theo chu kỳ rụng và mọc lại. Tùy thuộc vào giống mèo, mùa trong năm và chế độ dinh dưỡng, mức độ rụng lông ở mỗi con mèo sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mèo rụng lông bất thường, vượt quá mức bình thường, kèm theo các biểu hiện: Xuất hiện các mảng hói Mèo ngứa ngáy, gãi nhiều Da ửng đỏ, sưng tấy Mèo có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn Thay đổi hành vi Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn của “hoàng thượng” nhà bạn. Do đó, việc quan sát, theo dõi và đưa mèo đến bác sĩ thú y kịp thời khi có dấu hiệu bất thường là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe mèo. >>Xem thêm: Hít phải lông mèo có sao không? Cách giảm tác hại của lông mèo 2.3 Bệnh viêm da dị ứng Bệnh viêm da dị ứng ở mèo là tình trạng da bị kích ứng do phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân dị nguyên trong môi trường, bao gồm: phấn hoa, bụi nhà hoặc các hóa chất có trong sản phẩm vệ sinh nhà cửa, nước hoa, thuốc xịt...

24/06/2024

Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo mà mọi Sen cần nắm

Những điều cấm kỵ khi nuôi mèo mà mọi Sen cần nắm

Nuôi mèo đòi hỏi một quá trình chăm sóc cẩn thận và sự dạy dỗ nhẫn nại từ "Sen". Đây không chỉ là việc cung cấp thức ăn, chỗ ở mà còn phải hiểu và đáp ứng các nhu cầu về tâm lý và sức khỏe của mèo. Nếu chủ nhân không có kinh nghiệm hoặc chăm sóc không đúng cách sẽ khiến cho chúng bị bệnh, luôn trong tình trạng ốm yếu và bị căng thẳng. Hãy cùng PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp tìm hiểu những điều cấm kỵ khi nuôi mèo để biến việc chăm sóc “boss” cưng trở nên dễ dàng và an toàn hơn nhé! 1. Những điều cấm kỵ khi chăm sóc hàng ngày Dưới đây là những điều cấm kỵ khi nuôi mèo trong quá trình chăm sóc hằng ngày mà các “Sen” cần lưu ý: 1.1 Không vệ sinh sạch sẽ cho mèo Vệ sinh sạch sẽ rất cần thiết khi nuôi mèo, điều này giúp bảo vệ chúng khỏi vi khuẩn, nấm, bệnh da liễu,... Bên cạnh đó, vệ sinh cho mèo có thể ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình bạn.  Việc đầu tiên cần làm cho mèo cưng chính là chăm sóc bộ lông sao cho mượt mà và sạch sẽ. Để chăm sóc lông hiệu quả, bạn cần tắm rửa sạch sẽ và sấy khô bộ lông. Đây là bước quan trọng nhất bởi nếu lông mèo không được làm khô kĩ thì mèo sẽ bị nấm da, viêm da và rụng lông. Sấy lông tốn khá nhiều thời gian và công sức của bạn, đôi khi vì các bé mèo sợ tiếng máy sấy mà không chịu hợp tác với các “sen” chút nào.  Vệ sinh sạch sẽ cho mèo giúp phòng tránh nhiều bệnh tật Để quá trình sấy lông trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo thêm lồng sấy lông PETKIT AirSalon Max Pro. Đây là sản phẩm lồng sấy lông chó mèo cao cấp với âm thanh sấy nhỏ hơn 42 dB, thích hợp với các bé thú cưng sợ máy sấy. Đặc biệt, máy có tính năng sấy bằng công nghệ ion âm giúp lông mèo bồng bềnh và không bị rối. Ngoài ra, máy còn kết hợp với tính năng sấy 360 độ giúp sấy khô đều toàn bộ lông, hạn chế được các bệnh về da. Lồng sấy lông chó mèo PETKIT AirSalon Max Pro Để sở hữu một bộ lông gọn gàng và xinh đẹp, tất nhiên không thể bỏ qua bước cắt tỉa lông. Với những thú cưng có bộ lông dài và dày thì bị cắt tỉa lông là rất cần thiết, giúp chúng giải nhiệt và hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn bám vào. Đặc biệt là giảm thiểu việc rụng lông khắp nơi trong nhà.  Đối với các bé mèo lông ngắn, “sen” có thể sử dụng tông đơ cắt tỉa lông chó mèo PETKIT 2IN1 Pro. Sản phẩm cắt tỉa lông hoạt động với cường độ âm thanh thấp không làm thú cưng hoảng sợ. Ngoài ra, tông đơ cắt tỉa lông PETKIT có trang bị hai đầu cắt lớn nhỏ, giúp bạn dễ dàng cắt tỉa các bộ phận khác nhau.  >> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm? Những lưu ý khi mèo bị bệnh nấm 1.2 Cho mèo ăn sai cách Bạn cho rằng mèo ăn gì cũng được? Nhưng sự thật là những bé mèo khá “kén” ăn đấy. Một trong những điều cấm kỵ khi nuôi mèo là cho chúng ăn những thực phẩm như cà phê, sữa bò, socola,... Nếu mèo ăn nhiều đồ mặn, ăn hạt quá nhiều, các bé có thể sẽ bị bệnh về gan và thận. Bạn nên kết hợp giữa thức ăn khô và thức ăn tươi để mèo có đủ dinh dưỡng hơn. Vì vậy các “sen” cần lưu ý và cung cấp khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng cho “boss” nhé! Bạn nên cho mèo ăn xen kẽ giữa khô và tươi để cân bằng chế độ dinh dưỡng nhé! Bên cạnh đó, “boss” ăn không đủ bữa sẽ khiến chúng bị bệnh về đường ruột và suy dinh dưỡng. Thế nhưng không phải chủ nhân nào cũng có nhiều thời gian rảnh để chăm lo cho mèo. Vì vậy, một số “sen” ngày nay đã chọn sử dụng máy cho thú cưng ăn tự động. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là có thể cho mèo ăn đúng giờ và đủ bữa theo lịch trình đã thiết lập. Máy ăn cho chó mèo tự động phù hợp với những chủ nhân bận rộn hoặc thường vắng nhà. Điển hình như máy ăn tự động PETKIT có nhiều tính năng thông minh, như có thể cho thú cưng ăn từ xa, được trang bị thêm Camera theo dõi từ xa và đàm thoại trực tiếp...

22/06/2024

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo con chi tiết từ A đến Z

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo con chi tiết từ A đến Z

Nuôi lớn một bé mèo từ khi bé mới chập chững bước đi tới khi bé có thể chạy nhảy là một trong những trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc một bé mèo con và đảm bảo bé có thể phát triển khỏe mạnh, các chủ nhân cần trang bị thật đầy đủ kiến thức và các chuẩn bị đi kèm. Trong bài viết dưới đây, PETKIT VIỆT NAM sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từ A đến Z về cách chăm sóc mèo con, với các bước chuẩn bị, cách chăm sóc và những lưu ý quan trọng. 1. Cần chuẩn bị những gì khi nuôi mèo con? Nuôi mèo con cần gì? Để giúp bé mèo con lớn lên với tình trạng khỏe mạnh và hạnh phúc, các chủ nhân cần chuẩn bị kỹ càng để bé có thể giải quyết các nhu cầu cơ bản. Ăn, ngủ, vệ sinh và giải trí là những thứ giúp bé mèo có một đời sống khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần.  Để có thể đáp ứng các nhu cầu trên, các “Sen” cần phải chuẩn bị những vật dụng sau đây: 1.1 Chỗ vệ sinh cho mèo Là nơi để mèo con “giải quyết nỗi buồn”. Khay vệ sinh cùng cát sạch được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mèo con. Tùy vào tình hình kinh tế và sở thích của các chủ nuôi mà có thể chọn nhà vệ sinh phù hợp.  Hiện nay, để nâng cấp chất lượng đời sống của “boss", các hãng chăm sóc thú cưng đã cho ra mắt nhiều sản phẩm nhà vệ sinh tự động cực kỳ tiện lợi. Các sản phẩm này được thiết kế để tối ưu và khắc phục hầu hết các vấn đề của khay vệ sinh truyền thống như vệ sinh, mùi hôi, khả năng bảo vệ sức khỏe mèo và tiết kiệm công sức dọn dẹp của chủ nuôi.  1.2 Dụng cụ ăn uống Cần chọn dụng cụ ăn uống phù hợp với mèo con, đặc biệt về mặt kích thước như khay ăn và chỗ uống nước. Không nên chọn bát quá to hoặc quá sâu có thể gây khó khăn cho mèo con trong lúc ăn uống. Cũng giống như khay vệ sinh, hiện nay cũng đã xuất hiện các loại máy cho thú cưng ăn hoặc máy lọc nước cho chó mèo tự động dành riêng cho chó mèo, nhằm tối ưu hóa quá trình chăm sóc thú cưng cho các chủ nuôi.  1.3 Thức ăn cho mèo con Việc chọn lựa thức ăn phù hợp cho mèo con rất quan trọng để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Tùy vào giai đoạn của mèo con mà sử dụng loại thức ăn phù hợp. Ví dụ:  Sữa mẹ và sữa công thức được giữ ấm là thức ăn thiết yếu để nuôi mèo con lớn lên khỏe mạnh trong giai đoạn mới sinh. Dần dần cần chuyển sang thức ăn đặc khi mèo vào giai đoạn 1 - 3 tháng tuổi và thức ăn khô và ướt khi lên 3 tháng tuổi. Dù ở giai đoạn nào đi nữa, chế độ ăn của mèo con cần được lên kế hoạch hợp lý hiệu quả.   1.4 Dụng cụ vệ sinh chăm sóc lông Nên chuẩn bị lược chải, kìm cắt móng, máy sấy lông chó mèo, lồng sấy lông chó mèo, khăn lau mèo để mèo con luôn trong tình trạng thoải mái nhất. 1.5 Đồ chơi và chỗ ngủ Và cuối cùng, nhu cầu giải trí là nhu cầu giúp mèo con có thể phát triển sức khỏe tinh thần và trở nên đáng yêu và hoạt bát hơn. Bạn cần chuẩn bị đồ chơi và chỗ ngủ rộng rãi để mèo con có cảm giác thoải mái nhất. Cần chuẩn bị đầy đủ trước khi đón bé mèo con 2. Cách chăm sóc mèo con theo từng độ tuổi Từ khi mới đẻ cho đến khi trưởng thành, chế độ ăn uống, vệ sinh của mèo con đều cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng độ tuổi. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chăm sóc mèo con theo từng giai đoạn phát triển, để các “boss" có một sự khởi đầu tốt đẹp và phát triển toàn diện. Mèo con ở độ tuổi khác nhau cần cách chăm sóc khác nhau 2.1 Cách chăm mèo con mới đẻ Mèo con mới đẻ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Vì thế việc chăm sóc chúng trong giai đoạn này cần đặc biệt chú trọng. Ở giai đoạn chế độ dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng vì nó sẽ quyết định rất nhiều vào sự phát triển của mèo con. Nhiệt độ: Chú ý giữ ấm cho mèo con, nhiệt độ lý tưởng là khoảng...

21/06/2024

Hít phải lông mèo có sao không? Có nguy hiểm không

Hít phải lông mèo có sao không? Có nguy hiểm không

Khi nuôi mèo, bạn có thể dễ dàng bắt gặp lông mèo vương vãi khắp nơi, từ sàn nhà đến ghế sofa, thậm chí cả trong không khí. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người yêu mèo thường thắc mắc là:  Hít phải lông mèo có sao không? Để giúp bạn giải đáp câu hỏi này, PETKIT by HeLiCorp sẽ cung cấp kiến thức về tác động của việc hít phải lông mèo đối với sức khỏe cũng biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm thiểu lông rụng trong nhà.  1. Vì sao mèo hay rụng lông? Rụng lông ở mèo là hiện tượng tự nhiên và phổ biến. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bé mèo cưng của bạn bị rụng lông. 1.1 Mùa thay lông mèo Thay lông là một quá trình sinh lý tự nhiên và thường xuyên diễn ra trong suốt cuộc đời của mèo. Mỗi giống mèo có những đặc điểm khác nhau về cách thức và thời gian rụng lông. Mèo rụng lông nhiều hay ít, vào thời điểm nào và quá trình này diễn ra liên tục hay ngắt quãng đều phụ thuộc vào yếu tố di truyền của từng giống. Thông thường, mèo sẽ thay lông theo mùa với các đặc điểm cụ thể như sau: Mùa Xuân: Mèo sẽ rụng đi lớp lông dày của mùa đông để chuẩn bị cho thời tiết ấm hơn và thay thế bằng lớp lông mỏng hơn. Mùa Thu: Mèo bắt đầu mọc lớp lông dày hơn để bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông sắp tới. Mùa Hè và Đông: Mèo thường không thay lông.  1.2 Thói quen liếm lông của mèo Mèo thường xuyên liếm lông để tự chăm sóc và làm sạch cơ thể. Hành động này không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn và lông chết mà còn kích thích da và lông mới mọc lên. Tuy nhiên, việc liếm lông nhiều cũng có thể làm tăng lượng lông rụng, đặc biệt ở những mèo có bộ lông dày và dài. 1.3 Dinh dưỡng Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và chất lượng lông của mèo. Nếu mèo không được cung cấp đủ protein, omega-3 và omega-6, lông của chúng sẽ trở nên yếu và dễ rụng. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và giàu dưỡng chất sẽ giúp duy trì bộ lông khỏe mạnh và giảm thiểu tình trạng rụng lông. Máy cho thú cưng ăn tự động PETKIT Fresh Element Solo   1.4 Căng thẳng Mèo có thể rụng lông nhiều hơn khi bị căng thẳng hoặc lo lắng. Các yếu tố gây căng thẳng cho mèo có thể kể đến như thay đổi môi trường sống, sự xuất hiện của thú cưng mới, thay đổi lịch trình hàng ngày hoặc thậm chí là những tiếng ồn lớn.  1.5 Bệnh lý và ký sinh trùng Rụng lông có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh về da, dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng (bọ chét, ve). Nếu mèo rụng lông kèm theo triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ hoặc viêm, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị kịp thời. >> Xem thêm: Nguyên nhân mèo bị nấm? Những lưu ý khi mèo bị bệnh nấm 1.6 Di truyền Một số giống mèo đặc biệt có xu hướng rụng lông nhiều hơn so với các giống khác. Ví dụ, mèo Ba Tư và mèo Maine Coon thường bị rụng lông nhiều do cấu trúc lông.  1.7 Sự thay đổi nội tiết tố Mất cân bằng nội tiết tố là hiện tượng thường gặp ở các loài động vật có vú, bao gồm cả mèo. Khi mèo trong quá trình sinh nở hay triệt sản, sự thay đổi hormone có thể làm lông rụng nhiều hơn bình thường.  1.8 Tác động của thuốc điều trị Trong quá trình điều trị bệnh, mèo có thể phải tiếp xúc với một số loại thuốc gây kích ứng và dẫn đến rụng lông. Ví dụ, các loại thuốc chứa thành phần dược liệu hoặc hormone như Cortisone, được sử dụng để điều trị viêm và dị ứng, có thể gây ra tình trạng này. Sự nhạy cảm với các thành phần trong thuốc có thể khiến lông mèo yếu và dễ rụng hơn. 2. Hít lông mèo có sao không? Hít phải lông mèo có sao không đang là nỗi băn khoăn lớn của những người yêu thú cưng. Dưới đây là những trường gặp phổ biến khi tiếp xúc với lông mèo: 2.1 Gây kích ứng Lông mèo cũng như các mảnh da chết (gọi là gàu) và protein trong nước bọt của mèo, có thể gây kích ứng cho một số người, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng. Theo Tổ chức Hen Suyễn và Dị ứng...

21/06/2024

Nên nuôi giống mèo nào? Top 10 giống mèo đẹp, dễ nuôi nhất hiện nay

Nên nuôi giống mèo nào? Top 10 giống mèo đẹp, dễ nuôi nhất hiện nay

Mèo là loài thú cưng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên việc lựa chọn một giống mèo phù hợp để nuôi có thể là quyết định khó khăn đối với các “sen”. Mỗi giống mèo mang một tính cách và đặc trưng riêng biệt nên trước khi đưa ra lựa chọn nên nuôi giống mèo nào, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về người bạn bốn chân lý tưởng này. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm “boss”, PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp sẽ giới thiệu top 10 giống mèo đẹp và dễ nuôi nhất hiện nay. 1. Các tiêu chí cần cân nhắc khi chọn giống mèo Trong quá trình lựa chọn nên nuôi giống mèo nào, bạn nên cân nhắc các tiêu chí sau đây để có thể xác định được người bạn đồng hành lý tưởng nhất. 1.1 Mục đích nuôi Nếu bạn đang tìm kiếm một người bạn đồng hành cho gia đình thì hãy chọn những giống mèo thân thiện, thích gần gũi và dễ chịu. Đối với những bạn ưa thích sự năng động thì hãy tìm kiếm những giống mèo hoạt bát, chúng sẽ đem lại nhiều niềm vui cho chủ nhân. Nếu bạn đề cao tính thẩm mỹ thì hãy tìm hiểu những giống mèo có ngoại hình bắt mắt và bộ lông đẹp. Việc nuôi “boss” đem lại nhiều niềm vui và giúp bạn giảm căng thẳng hàng ngày. “Sen” hãy xác định rõ mục đích nuôi để lựa chọn giống mèo phù hợp với nhu cầu và lối sống của mình. 1.2 Sở thích Sở thích đóng vai trò quan trọng trong việc chọn nuôi mèo, nhiều người thích nuôi những giống mèo có ngoại hình và lông đẹp. Ngoài ra, màu sắc cũng là một yếu tố hấp dẫn người nuôi, có người yêu thích mèo có bộ lông một màu đơn giản hoặc những chú mèo có hoa văn độc đáo.  Bên cạnh đó, kích thước mèo cũng được nhiều chủ nuôi chú trọng, nếu không gian nơi ở chật hẹp bạn nên nuôi các giống mèo nhỏ nhắn. Hơn hết, bạn nên lựa chọn giống mèo có tính cách phù hợp với mình để giúp bạn thoải mái và hài lòng trong quá trình nuôi dưỡng, tăng sự gắn kết trong mối quan hệ giữa bạn và vật nuôi. 1.3 Ngân sách Chi phí nuôi mèo không chỉ dừng lại ở việc mua mèo ban đầu mà còn bao gồm nhiều khoản chi phí khác như: chi phí thức ăn, chăm sóc y tế, chi phí phụ kiện và đồ dùng,... Một số giống mèo có giá mua ban đầu khá cao so với các giống khác. Ngoài ra, chi phí chăm sóc ngoại hình cho các “boss” cũng nên được cân nhắc. Bạn hãy đảm bảo ngân sách phù hợp để việc nuôi mèo không trở thành gánh nặng kinh tế. 1.4 Khả năng chăm sóc Nuôi mèo là một quá trình lâu dài, đòi hỏi bạn phải dành nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Bạn cần dành thời gian cho mèo ăn, vệ sinh, chải lông và chơi đùa với chúng. Ngoài ra, việc trang bị các kiến thức và kỹ năng nuôi mèo như: chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, sức khỏe và hành vi của mèo,... cũng đóng vai trò quan trọng. Việc chăm sóc y tế cho mèo nên được chú trọng, bạn cần đảm bảo mèo được tiêm chủng đầy đủ để tránh nguy cơ mắc các loại bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên quan sát mèo để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề sức khỏe của chúng. Với tình yêu thương và sự kiên nhẫn, bạn sẽ tạo ra môi trường sống tốt nhất cho mèo cưng. >> Xem thêm: Những lợi ích khi nuôi thú cưng sẽ khiến bạn bất ngờ Chọn nuôi giống mèo phù hợp với sở thích 2. Nên nuôi giống mèo nào? Đặc tính của mỗi giống Để lựa chọn một giống mèo phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân, bạn có thể tìm hiểu và khám phá top 10 giống mèo đẹp và dễ nuôi ngay sau đây. 2.1 Mèo mướp Mèo mướp hay còn gọi là mèo tam hoàng hoặc mèo vằn, là một trong những giống mèo thích nghi nhanh với các môi trường sống khác nhau. Chúng được nhiều người yêu thích nhờ tính cách thân thiện và dễ nuôi. Mèo mướp thường có bộ lông vằn sọc hoặc đốm, màu vàng, cam và xám. Việc chăm sóc mèo mướp không đòi hỏi nhiều chi phí và công sức bởi vì chúng không kén ăn và có thể ăn nhiều loại thức ăn dành cho mèo. Bạn chỉ cần đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, vệ sinh thường xuyên và dành nhiều thời gian chơi đùa với...

20/06/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ