Chăm Sóc Mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?

04/07/2024

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn gọi là bệnh FPV, cực kỳ nguy hiểm và cướp đi mạng sống của rất nhiều bé mèo mỗi năm. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không là nỗi trăn trở của rất nhiều chủ nhân khi có mèo mắc phải. Cùng Petkit Việt Nam tìm câu trả lời trong bài viết này cũng như các phương pháp điều trị để giúp mèo cưng của bạn mau chóng bình phục nhé! 1....

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con là gì? Nguyên nhân và giai đoạn phát bệnh

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con là gì? Nguyên nhân và giai đoạn phát bệnh

Mèo còn nhỏ thường có sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Một trong những căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe các bé mèo chính là bệnh giảm bạch cầu. Nếu không được chăm sóc kịp thời và đúng cách thì tỷ lệ tử vong ở mèo con rất cao. Cùng PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp tìm hiểu bệnh giảm bạch cầu ở mèo con để bảo vệ sức khỏe của những người bạn nhỏ đáng yêu này. 1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con là gì? Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con, còn gọi là bệnh Panleukopenia, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus Parvovirus. Hệ thống miễn dịch của mèo sẽ suy yếu khi bị Parvovirus tấn công và phá hủy các tế bào bạch cầu trong máu, khiến số lượng bạch cầu suy giảm nghiêm trọng. Điều này khiến mèo con dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng khác, tăng nguy cơ tử vong. Virus tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài, làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh cho mèo. Mèo có thể nhiễm bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với phân, nước tiểu, nước bọt của mèo bệnh. Ngoài ra, virus có thể bám vào các vật dụng như chuồng, đồ chơi, bát đựng đồ ăn và nước uống,... Thậm chí, mèo mẹ nhiễm bệnh cũng có thể truyền sang cho mèo con qua nhau thai hoặc sữa mẹ. >> Xem thêm: Bệnh FIP ở mèo là gì? Bệnh giảm bạch cầu gây tử vong cao ở mèo con 2. Lý do mèo con dễ bị giảm bạch cầu? Mèo con là đối tượng dễ bị giảm bạch cầu vì những lý do chính sau đây: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Mèo còn nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là những con chưa được tiêm phòng. Chúng dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công gây suy giảm sức khỏe, bao gồm virus Parvovirus.  Môi trường sống bẩn: Mèo con rất dễ tiếp xúc với các mầm bệnh nếu nơi ở không được vệ sinh kỹ lưỡng. Đặc biệt tại các khu vực ăn uống và vệ sinh, cũng như các vật dụng mèo thường xuyên tiếp xúc. Nếu môi trường sống không sạch sẽ thì virus Parvovirus có thể lây lan rất nhanh. Mèo mẹ truyền sang mèo con: Trong quá trình mang thai và cho con bú, nếu mèo mẹ có chủng virus Parvovirus thì khả năng cao là mèo con cũng bị nhiễm bệnh. Đây là con đường lây nhiễm nguy hiểm vì cơ thể mèo con không có hệ miễn dịch đủ mạnh để chống lại virus. Mèo chưa được tiêm phòng: Việc tiêm phòng định kỳ là yếu tố quan trọng giúp mèo tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây hại. Những bé mèo chưa được tiêm phòng đầy đủ sẽ không có kháng thể, khiến virus dễ dàng xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch. Tiếp xúc với mèo khác: Khi mèo con sống trong trại mèo hoặc nơi nuôi dưỡng nhiều mèo, việc tiếp xúc gần gũi và thường xuyên với những con mèo khác là nguy cơ khiến mèo nhỏ dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt khi trong đàn có mèo mang mầm mống của virus Parvovirus, chúng sẽ nhanh chóng lây chéo thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. >> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc mèo con chi tiết từ A đến Z Mèo con dễ bị lây nhiễm bệnh giảm bạch cầu từ mèo mẹ 3. Các giai đoạn giảm bạch cầu ở mèo con Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con diễn biến qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chủ nuôi nên chú ý các dấu hiệu của từng giai đoạn để điều trị kịp thời cho mèo. 3.1 Giai đoạn đầu (ủ bệnh) Giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, mèo có thể bị lây nhiễm virus nhưng chưa xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 10 ngày sau khi mèo con tiếp xúc với Parvovirus. Trong giai đoạn này, virus xâm nhập và lan rộng trong cơ thể mèo, không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, mèo có thể có một số biểu hiện nhẹ như: mệt mỏi, chán ăn, mất năng lượng.  Giai đoạn ủ bệnh của bệnh giảm bạch cầu ở mèo con không có triệu chứng rõ ràng 3.2 Giai đoạn cấp tính Trong giai đoạn này, virus sẽ tấn công mạnh mẽ vào hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu trong máu của mèo. Những dấu hiệu rõ ràng bắt đầu xuất hiện như: sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, sụt cân, bỏ ăn, uể oải và mất nước nghiêm trọng. Mèo sẽ nhanh chóng suy...

01/07/2024

Bệnh FIP có chữa được không? Cách phòng bệnh FIP ở mèo

Bệnh FIP có chữa được không? Cách phòng bệnh FIP ở mèo

Bệnh FIP ở mèo là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và là thách thức lớn trong việc điều trị. Vậy bệnh FIP có chữa được không? Để trả lời câu hỏi này, cùng Petkit VIỆT NAM tìm hiểu rõ bản chất cũng như các phương pháp, chi phí điều trị FIP nhé! 1. Bệnh FIP ở mèo là bệnh gì? FIP là một trong các bệnh nguy hiểm ở mèo do chủng Coronavirus gây ra. Bệnh FIP ở mèo có 2 dạng chính: thể ướt và thể khô. Mèo bị bệnh sẽ có một số triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, biếng ăn, sốt, cơ thể lờ đờ, bị co giật, mất kiểm soát cơ, vàng da, sụt cân… Mèo của bạn dễ mắc bệnh khi đang ở các tình trạng sau: Bị lây nhiễm từ mèo bị bệnh khác: Tiếp xúc với chất thải mèo bị bệnh là nguyên nhân khiến mèo của bạn bị bệnh FIP. Loại virus trong phân mèo này có khả năng sinh sôi nhanh chóng. Môi trường sống chật hẹp: Nuôi quá nhiều mèo trong điều kiện sống nhỏ hẹp là điều kiện để bệnh FIP lây lan. Mèo bị stress: Mèo dễ mắc bệnh FIP khi thay đổi môi trường sống thường xuyên, đổi chủ nhân, triệt sản khiến mèo bị căng thẳng và lo lắng quá mức. Bệnh FIP ở mèo có quá trình điều trị phức tạp 2. Bệnh FIP có chữa được không? Bệnh FIP có chữa được không? Câu trả lời là hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh FIP ở mèo. Tỷ lệ tử vong khi mèo mắc bệnh FIP có thể lên tới 98%. Nhưng hiện có một số phương pháp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời kéo dài thời gian sống cho mèo. Theo thông tin từ VCA Hospitals, NDSR, International Cat Care, hiện có một số loại thuốc dùng để điều trị FIP cho mèo gồm: Thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm không Steroid như Corticosteroids, Meloxicam giúp mèo giảm đau nhức và giảm tình trạng viêm. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi chặt chẽ liều lượng dùng, bởi việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ cho mèo. Thuốc ức chế miễn dịch: Bạn có thể sử dụng thuốc Cyclosporine để ức chế miễn dịch, giảm viêm cho mèo và làm chậm sự phát triển của mầm bệnh. Thuốc kháng virus: Một số nghiên cứu đã nhận định thuốc kháng virus Remsivir và GS-441524 có khả năng chữa trị bệnh FIP cho mèo. Loại thuốc kháng này giúp kéo dài thời gian sống và giảm các triệu chứng viêm sưng đau cho pet. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn còn hạn chế ở nhiều nơi. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị bệnh FIP dứt điểm 3. Chữa bệnh FIP cho mèo hết bao nhiêu tiền? Như các bạn đã biết, FIP là một căn bệnh nguy hiểm, quá trình chữa trị phức tạp, tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì vậy, chi phí để điều trị bệnh này khá là đắt đỏ và tốn kém. Một số chi phí khi chữa bệnh FIP có thể bao gồm: Chi phí xét nghiệm và chẩn đoán: Khi bạn phát hiện bé mèo có các triệu chứng mắc bệnh FIP thì hãy đưa bé tới phòng khám thú y ngay để làm kiểm tra bằng que Test. Hoặc thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, PCR, dịch ổ bụng,... Tùy xét nghiệm mà chi phí có thể khác nhau, dao động khoảng vài trăm nghìn đồng cho một xét nghiệm. Thuốc kháng virus: Các loại thuốc kháng virus như Remsivir và GS-441524 do nhập từ nước ngoài về nên chi phí khá đắt đỏ. Chi phí có thể lên tới 800.000 - 1.000.000 đồng cho một ngày điều trị. Chi phí thuốc tiêm bệnh FIP: Trong suốt quá trình chữa trị từ 84-120 ngày, mèo cần được tiêm thuốc đều đặn mỗi ngày. Chi phí chăm sóc: Mèo mắc bệnh nên cơ thể rất yếu ớt, cần được chăm sóc đặc biệt. Bé cần được vệ sinh cơ thể thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, thực phẩm chức năng, nước uống. Chi phí di chuyển của chủ nhân: Đây cũng là một khoản chi phí đáng kể trong hành trình chữa trị bệnh FIP. Chủ nhân mèo phải chở bé mèo đi tiêm thuốc và tái khám thường xuyên. Như vậy, chi phí cho toàn bộ liệu trình chữa trị FIP cho mèo trung bình khoảng 10 - 20 triệu đồng. Chi phí này còn phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể và phác đồ điều trị riêng của từng bé mèo. Có những trường hợp nặng, chi phí có thể lên 90 triệu đồng. Chi phí điều trị bệnh...

30/06/2024

Bệnh FIP ở mèo ủ bệnh bao lâu?

Bệnh FIP ở mèo ủ bệnh bao lâu?

Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP) là một căn bệnh nguy hiểm, gieo rắc nỗi ám ảnh khi cướp đi sinh mạng nhiều bé mèo mỗi năm. Virus FIP có khả năng ẩn nấp và ủ bệnh trong thời gian dài, khiến việc phát hiện và điều trị trở nên vô cùng khó khăn. Hãy cùng PETKIT VIỆT NAM tìm hiểu bệnh FIP ở mèo ủ bệnh bao lâu, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả cho thú cưng của mình. 1. Bệnh FIP ở mèo là gì? Bệnh FIP ở mèo, hay còn gọi là Feline Infectious Peritonitis, là một căn bệnh nguy hiểm do virus Corona ở mèo (FCoV) gây ra. Virus này có thể lây truyền qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mèo bệnh hoặc mẹ truyền sang con. Tuy nhiên, không phải tất cả mèo nhiễm FCoV đều phát triển thành bệnh FIP. Chỉ một số ít mèo có hệ miễn dịch yếu hoặc có các yếu tố di truyền khiến chúng dễ mắc bệnh hơn. 2. Bệnh FIP ở mèo ủ bệnh bao lâu? Bệnh FIP ở mèo ủ bệnh bao lâu? Giai đoạn ủ bệnh FIP của mèo có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm, trung bình từ 1 đến 3 tháng. Ở từng giai đoạn, triệu chứng sẽ có sự khác nhau:  2.1 Giai đoạn ủ bệnh Trong giai đoạn này, virus FCoV tồn tại trong cơ thể mèo dưới dạng "vô hại", chưa đột biến thành dạng gây bệnh. Theo thời gian, virus FCoV có thể đột biến thành dạng gây bệnh FIP. Quá trình này cũng không thể dự đoán được và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhưng thông thường, mèo có nguy cơ mắc bệnh FIP cao nhất trong vòng 6 đến 18 tháng đầu tiên sau khi nhiễm FCoV lần đầu. Bệnh FIP ở mèo thường có thời gian ủ bệnh trung bình từ 1-3 tháng 2.2 Giai đoạn tiền lâm sàng Sau khi đột biến, virus FIP bắt đầu tấn công các cơ quan nội tạng của mèo, gây ra các tổn thương và suy giảm chức năng. Trong giai đoạn này, mèo có thể xuất hiện các triệu chứng không rõ ràng như chán ăn, sốt nhẹ, sụt cân, rụng lông.  Ở một số trường hợp, mèo có thể có biểu hiện tiêu chảy hoặc nôn mửa. Do các triệu chứng không đặc trưng, FIP dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở mèo như cúm mèo, bệnh truyền nhiễm đường ruột, hoặc các bệnh về gan, thận. 2.3 Giai đoạn lâm sàng Khi bệnh FIP tiến triển đến giai đoạn lâm sàng, các triệu chứng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng, mèo có thể bị sốt cao, chán ăn kéo dài, sụt cân nhanh chóng, bụng to do tích tụ dịch, vàng da, khó thở, đi lại khó khăn, co giật, mất thị lực. Mèo có nguy cơ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời, FIP có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy đa cơ quan, suy hô hấp, và tử vong. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ủ bệnh FIP Không phải mèo nào cũng có thời gian ủ bệnh giống nhau. Quá trình ủ bệnh kéo dài lâu hay nhanh có thể phụ thuộc vào một số yếu tố như chủng virus, sức khỏe, sức đề kháng của mèo, tuổi mèo hoặc đường lây nhiễm. 3.1 Chủng virus Virus FCoV đóng vai trò then chốt trong việc gây ra căn bệnh này, nhưng ẩn chứa bên trong nó là hai bản thể hoàn toàn khác biệt: Feline Enteric Coronavirus (FECV) và Feline Infectious Peritonitis Virus (FIPV). Mỗi chủng có đặc điểm riêng và ảnh hưởng đến thời gian ủ bệnh cũng như khả năng gây bệnh của chúng: Dạng vô hại (FECV): FECV có thể tồn tại trong cơ thể mèo mà không gây ra triệu chứng nghiêm trọng. Mèo có thể sống với virus này trong một thời gian dài và có khả năng lây lan virus qua phân mà không bị bệnh nặng. Thời gian ủ bệnh khi mèo nhiễm loại virus này không cụ thể, vì mèo có thể nhiễm FECV mà không bao giờ phát triển thành FIPV. Dạng đột biến (FIPV): Đây chính là kẻ thủ phạm thực sự gây ra FIP. Khi FECV đột biến thành FIPV, thời gian ủ bệnh của FIPV có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Mèo có thể phát triển FIP ở dạng ướt hoặc khô, mỗi dạng có các triệu chứng và tiến triển khác nhau. 3.2 Sức khỏe, đề kháng của mèo Mèo có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch mạnh thường có thời gian ủ bệnh FIP dài...

30/06/2024

Nhận biết dấu hiệu bệnh FIP ở mèo để phòng, trị đúng cách

Nhận biết dấu hiệu bệnh FIP ở mèo để phòng, trị đúng cách

Bệnh FIP (Feline Infectious Peritonitis) ở mèo là một trong những căn bệnh nghiêm trọng và khó chữa trị nhất, được ví như "án tử" đối với loài mèo. Trong bài viết này, hãy cùng PETKIT VIỆT NAM tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây bệnh FIP, các dấu hiệu bệnh FIP ở mèo, phương pháp chẩn đoán và điều trị để phòng ngừa hiệu quả. Thông qua đó, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này và biết cách bảo vệ mèo cưng của mình một cách tốt nhất. 1. Nguyên nhân mèo bị FIP? Bệnh FIP ở mèo là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do virus corona ở mèo (Feline Coronavirus – FCoV) gây ra. Mặc dù FCoV khá phổ biến và thường chỉ gây ra tiêu chảy nhẹ tự khỏi, FIP lại là một biến thể hiếm gặp của virus này với tỷ lệ tử vong cao đến 98%. FCoV thường lây truyền qua phân của mèo và phổ biến ở những nơi có mật độ mèo cao và vệ sinh kém. Có hai dạng chính của FCoV: Virus Corona đường ruột (FECV) là một loại virus gây nhiễm trùng đường ruột ở mèo. Đây là một dạng virus khá phổ biến và thường không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Khi nhiễm FECV, mèo có thể không biểu hiện triệu chứng gì hoặc chỉ gặp các triệu chứng nhẹ như tiêu chảy thoáng qua.  Virus viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIPV) là một biến thể nguy hiểm của virus corona đường ruột ở mèo (FECV). FIPV gây ra bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP) - căn bệnh nghiêm trọng với các biểu hiện lâm sàng nặng nề và tiên lượng xấu. FIPV có khả năng lây lan và tấn công nhiều cơ quan trong cơ thể mèo, bao gồm gan, phổi, ruột và đặc biệt là màng phúc mạc (lớp màng bao bọc các cơ quan trong ổ bụng). Bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mèo bệnh, đặc biệt là phân và nước bọt. Bệnh FIP ở mèo tồn tại ở hai dạng: "Khô" và "Ướt". Mèo mắc bệnh có thể biểu hiện triệu chứng của một trong hai dạng này hoặc kết hợp cả hai. Khi mèo nhiễm FIP ở cả hai dạng, các triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. 2. Dấu hiệu bệnh FIP ở mèo 2.1 Triệu chứng chung  Triệu chứng bệnh FIP ở mèo trong giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng. Trong một số trường hợp, mèo có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, nhưng những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột thông thường. Biểu hiện bệnh FIP ở mèo có thể có những triệu chứng như thờ ơ, chán ăn hoặc bỏ ăn, sụt cân và sốt.  Sau một thời gian, các triệu chứng khác bắt đầu xuất hiện, thường là sau vài ngày đến vài tuần kể từ khi mèo bị nhiễm bệnh. Lúc này, mèo sẽ phát sinh 2 dạng biểu hiện của FIP thể khô và FIP thể ướt. 2.2 Triệu chứng FIP theo thể khô Ngoài những triệu chứng chung như thờ ơ, chán ăn, FIP thể khô gây viêm mãn tính ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể mèo. Được biết đến, 30% trường hợp ảnh hưởng đến mắt, 30% ảnh hưởng đến não và 40% ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, gan, phổi,... Đặc biệt, khoảng 35% số mèo mắc FIP thể khô có các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh, bao gồm thay đổi hành vi, co giật, rối loạn vận động hoặc đi đứng không vững. FIP ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể mèo 2.3 Triệu chứng FIP theo thể ướt  Sưng bụng do dịch màng phúc mạc tích tụ: Điều này làm cho mèo khó thở và thở nhanh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do virus gây viêm mạch máu, dẫn đến dịch từ mạch máu rỉ ra vào khoang ngực và bụng. Vàng da và sốt: Mèo có thể xuất hiện da vàng, niêm mạc nhợt nhạt, thường kèm theo sốt cao. Nước tiểu có màu vàng cũng là một triệu chứng phổ biến. Chất lỏng tích tụ cho virus gây ra sẽ có màu vàng, có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như bệnh gan hoặc ung thư. 3. Làm sao để chẩn đoán chính xác mèo bị FIP? Các dấu hiệu của bệnh FIP vẫn chưa đủ để phát hiện ra chứng bệnh. Nếu mèo của bạn có những triệu chứng của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở thú y gần nhất để thực hiện các chẩn đoán kịp thời: Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ cẩn...

29/06/2024

Bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào?

Bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào?

Bệnh FIP ở mèo là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với loài mèo. Hiểu rõ bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của bạn. Trong bài viết dưới đây, PETKIT Việt Nam by HeLiCorp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các con đường lây nhiễm của bệnh FIP và cách giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo môi trường sống cho bé mèo của bạn. 1. Hiểu về bệnh FIP ở mèo 1.1 Khái niệm về bệnh FIP ở mèo Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (Feline Infectious Peritonitis - FIP) là một bệnh do coronavirus ở mèo (Feline Coronavirus - FCoV) gây ra. FCoV thường tồn tại trong ruột mèo và không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, virus này có thể biến đổi và gây ra FIP - một bệnh nghiêm trọng và thường gây tử vong. Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo hay còn gọi là FIP 1.2 Triệu chứng của bệnh FIP Triệu chứng của FIP rất đa dạng và thường phụ thuộc vào hình thức của bệnh, bao gồm: FIP ướt (Wet FIP): Đây là dạng phổ biến và nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng bao gồm tích tụ chất lỏng trong bụng hoặc ngực, dẫn đến bụng phình to, khó thở và giảm cân nhanh chóng. Mèo có thể trở nên yếu ớt, chán ăn và sốt cao. FIP khô (Dry FIP): Dạng này khó chẩn đoán hơn vì không có sự tích tụ chất lỏng rõ ràng. Triệu chứng bao gồm viêm nhiễm ở nhiều cơ quan khác nhau như gan, thận, hệ thần kinh và mắt. Mèo có thể có triệu chứng thần kinh như co giật, mất cân bằng, và hành vi bất thường. 1.3 Nguy cơ tử vong khi mèo bị mắc FIP FIP là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất ở mèo. Một khi mèo đã phát triển các triệu chứng lâm sàng của FIP, tỷ lệ sống sót là rất thấp. Hiện tại, không có phương pháp điều trị dứt điểm nào cho FIP. Các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm bớt triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho mèo. Nguy hiểm hơn, bệnh này có khả năng lây lan nếu các “sen" không biết cách phòng ngừa kịp thời.  Virus CoV có thể lây sang mèo 2. Bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào? Bệnh FIP ở mèo lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người nuôi mèo quan tâm nhất. Dưới đây là tổng hợp những đường lây bệnh ở mèo: 2.1 Tiếp xúc trực tiếp FIP ở mèo không lây trực tiếp từ mèo sang mèo. Tuy nhiên, virus Feline Coronavirus (FCoV) - nguyên nhân gây ra FIP, có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Virus này thường được truyền qua phân của mèo bị nhiễm.  Mèo dùng chung khay thức ăn cũng có khả năng lây nhiễm bệnh Mèo khỏe mạnh có thể nhiễm virus khi chúng tiếp xúc với phân hoặc các bề mặt bị ô nhiễm bởi phân của mèo bệnh, ví dụ như khay cát, dụng cụ ăn uống hoặc đồ chơi. Do đó, việc giữ vệ sinh môi trường sống của mèo và thường xuyên làm sạch khay cát là rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Một số mèo bị nhiễm FCoV có thể không bao giờ phát triển thành FIP, nhưng vẫn có thể lây truyền virus này cho các mèo khác. Vấn đề này có thể làm tăng nguy cơ bùng phát FIP trong cộng đồng mèo. 2.2 Mèo mẹ truyền cho mèo con Mèo mẹ bị nhiễm FCoV có thể truyền virus này cho mèo con, thường là qua phân trong môi trường sống chung. Mèo con có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm virus từ mẹ. Việc mèo con bị nhiễm FCoV không nhất thiết dẫn đến FIP, nhưng có nguy cơ cao hơn phát triển thành FIP nếu chúng bị nhiễm virus và virus biến đổi trong cơ thể. Mèo mẹ bị nhiễm virus FIP có thể truyền sang cho mèo con 2.3 Lây nhiễm trong không khí Virus Feline Coronavirus (FCoV) chủ yếu lây qua phân và ít có khả năng lây truyền qua không khí. Các hạt virus trong phân có thể lây lan qua bụi và dính vào lông hoặc da của mèo, nhưng việc lây nhiễm qua không khí không phải là con đường truyền nhiễm chính của FCoV. Tuy nhiên, trong môi trường có nhiều mèo và ít thông gió, việc vệ sinh kém có thể tạo điều kiện cho virus lan truyền mạnh hơn.  Lây nhiễm qua không khí không phải là đường truyền nhiễm chính, song sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh FIP 3. Mèo nào dễ...

29/06/2024

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

Bệnh FIP của mèo có lây không và lây thông qua đường nào?

Một trong những nỗi lo lắng nhất của người nuôi mèo chính là bệnh FIP - căn bệnh đe dọa đến tính mạng của mèo với tỷ lệ tử vong rất cao. Nhiều người thắc mắc bệnh FIP của mèo có lây không? Cách thức lây truyền của bệnh FIP là gì? Việc tìm kiếm câu trả lời là chìa khóa để bảo vệ mèo cưng khỏi căn bệnh nguy hiểm này. PETKIT VIỆT NAM by HeLiCorp sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên thật chi tiết qua bài viết sau. 1. Bệnh FIP ở mèo do đâu mà ra? Bệnh FIP ở mèo hay còn gọi là bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm là căn bệnh nguy hiểm, thường gây tử vong cho mèo. Nguyên nhân chính gây ra FIP là do virus họ corona (FCoV), loại virus này khá phổ biến trong quần thể mèo, đặc biệt tại nơi có nhiều mèo như trại giống, nhà nuôi dưỡng hoặc khu vực có nhiều mèo. FCoV có trong phân, nước tiểu và bọt của mèo bệnh. FCoV đột biến gây nên bệnh FIP lây lan trong quần thể mèo FIP xảy ra khi FCoV đột biến, tấn công mạnh vào các tế bào miễn dịch trong cơ thể mèo. FIP thường gây ra các triệu chứng viêm nghiêm trọng trong các mô và cơ quan nội tạng của mèo. Ngược lại, nếu mèo nhiễm FCoV không đột biến thành FIP thì chúng chỉ có những triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Chính sự đột biến của virus FCoV là yếu tố dẫn đến việc phát triển bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của mèo có chức năng quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm. Nếu mèo có hệ miễn dịch yếu hoặc bị ức chế, chúng rất dễ bị FIP. Ngoài ra, yếu tố di truyền có thể khiến một số mèo dễ nhiễm virus và phát triển thành FIP hơn những con mèo khác. Môi trường sống không vệ sinh, mật độ mèo cao cũng góp phần tăng nguy cơ mèo bị viêm phúc mạc. 2. Bệnh FIP của mèo có lây không? Bệnh viêm phúc mạc ở mèo là căn bệnh nghiêm trọng, gây nhiều hậu quả cho mèo. Nhiều người thắc mắc bệnh FIP của mèo có lây không? Cùng tìm câu trả lời ngay bên dưới. 2.1 Bệnh FIP có lây từ mèo sang mèo không? FIP hình thành do sự đột biến của virus FCoV, khi mèo nhiễm bệnh tiếp xúc với nhau, khả năng lây lan sẽ diễn ra như sau: 2.1.1 Sự lây lan của virus FCoV FCoV là một loại virus phổ biến, lây lan chủ yếu qua phân, nước tiểu và nước bọt của mèo nhiễm bệnh. Khi mèo tiếp xúc trực tiếp với khu vực vệ sinh, khu vực ăn uống và các đồ dùng bị nhiễm bẩn, chúng có thể bị lây nhiễm FCoV. Đặc biệt, trong môi trường có nhiều mèo thường xuyên tiếp xúc với nhau và qua các bề mặt chung, tạo điều kiện thuận lợi cho FCoV lây lan nhanh chóng. 2.1.2 Sự phát triển của FIP Virus FCoV có thể lây lan dễ dàng giữa mèo với mèo, tuy nhiên không phải mèo nào nhiễm virus cũng phát triển thành FIP, chỉ khi FCoV đột biến trong cơ thể mèo, bệnh FIP mới xảy ra. Do đó, FIP không lây trực tiếp từ mèo này sang mèo khác. Mỗi cá thể mèo có sự đột biến FCoV và phản ứng miễn dịch khác nhau, đó là lý do tại sao trong một nhóm mèo nhiễm FCoV chỉ có một số ít mèo phát triển thành FIP. Bệnh FIP không lây trực tiếp từ mèo sang mèo, chỉ có FCoV mới lây lan nhanh chóng 2.2 Bệnh FIP có lây từ mèo sang người không? Theo nghiên cứu, virus FCoV và FIP chỉ ảnh hưởng đối với sức khỏe của mèo, chúng không thể lây bệnh từ mèo sang người. Tuy nhiên, việc giữ vệ sinh môi trường sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa vẫn rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chủ nhân và vật nuôi. Sau khi tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh, bạn nên sát khuẩn tay chân và những vật dụng thật kỹ để tránh virus bám vào và lây lan cho những bé mèo khác. Bệnh FIP không lây từ mèo sang người 2.3 Bệnh FIP có lây từ mèo sang các loài vật khác không? Bệnh viêm phúc mạc ở mèo không có khả năng lây sang chó hay các loài động vật khác, chúng chỉ gây bệnh trong quần thể mèo. Chủ yếu do cơ chế hoạt động và cấu tạo của virus FCoV không gây bệnh và không phát triển thành FIP trên các loài vật, ngoại trừ...

28/06/2024

PETKIT by HeLiCorp

Liên hệ